Có lẽ nên định nghĩa lại một chút giữ hai chữ : "sống thử" và "sống chung", để thấy rõ thêm một phần quan điểm của hai bạn hoangdiatrang và Búa.
Chữ "sống thử" của hoangdiatrang là một trạng thái sống giữa đôi bạn trước khi tiến đến hôn nhân và việc sống đó giữa hai bạn : như một đôi vợ chồng. Hệ tại là : như một đôi vợ chồng, thì họ không chĩ sống chung dứơi một mái nhà với những hoạt động sống thông thường, trong đó bao gồm có cả việc quan hệ tình dục. Bởi 1 lẽ trong đời sống hôn nhân, quan hệ tình dục là một mối dây liên kết khá chặt chẽ với đời sống hôn nhân và tình cảm của 1 đôi vợ chồng. Với GHCG, việc quan hệ tình dục giữa đôi vợ chồng được đề cao, là một phần không thể thiếu trong đời sống hôn nhân, đó là một ân ban của Thiên Chúa. Tuy nhiên đó không phải là một trò chơi hay thú tiêu khiển, giữa đôi vợ chồng phải ý thức và có trách nhiệm với việc đó. Có thể lượt qua một vài điểm trong Bộ Giáo Luật 1983 để thấy tầm quan trọng của việc QHTD trong đời sống hôn nhân được GHCG công nhận :
- Ðiều 1061: (1) Hôn phối hữu hiệu giữa những người đã chịu phép rửa tội được gọi là chỉ mới thành nhận, nếu chưa có sự hoàn hợp; hôn phối là thành nhận và hoàn hợp khi đôi bạn đã giao hợp với nhau một cách hợp với nhân tính. Sự giao hợp là hành động hướng đến việc sinh con cái, tức là một mục tiêu tự nhiên của hôn nhân, và do hành động ấy, đôi bạn trở nên một xác thể.
- Ðiều 1084: (1) Bất lực để giao hợp, có trước khi kết hôn và vĩnh viễn, hoặc về phía người nam, hoặc về phía người nữ, dù tuyệt đối, dù tương đối, tự bản tính của nó khiến cho hôn phối vô hiệu.
- Ðiều 1142: Hôn phối bất hoàn hợp giữa những người đã lĩnh bí tích rửa tội, hay giữa một người đã được rửa tội với một người không được rửa tội, có thể được tháo gỡ bởi Ðức Giáo Hoàng khi có lý do chính đáng, do lời thỉnh cầu của cả hai bên hay của một bên, dù bên kia phản đối.
Vì vậy có một điều hiển nhiên là nếu không có việc QHTD thì chắc chắn sẽ không phải là "sống thử" như một đôi vợ chồng, và họ sẽ là "sống chung" như một đôi bạn. Trong 4 điều Búa nêu ra, phải bỏ đi điều thứ 4 mới có thể nói là "sống chung" được.
Tuy nhiên việc sống chung giữa hai đôi bạn nam nữ thì giới hạn dừng để không có việc QHTD xảy ra trước hôn nhân thì thật là mong manh. Có quá nhiều tác động để việc đó xảy ra một cách dễ dàng. Nếu không bàn đến lý do thứ 4 mà Búa nêu ra, thì 3 lý do đầu tiên cũng đã có những sơ hở rất lớn. Xin phân tích từng lý do một :
- Tiết kiệm được chi phí : nếu bạn là một "kẻ di trú" đến một thành phố lớn như Hà Nội hoặc Sài Gòn để học tập và làm việc thì có thể xét đến lý do này. Bởi 1 lẽ nếu bạn là dân bản xứ thì đôi bạn đều có gia đình tại nơi đó : có cần thiết rời xa gia đình trứơc khi tiến đến hôn nhân mà "ra riêng", tăng thêm một khoản chi phí vô lý sao ? Nếu bạn là một "kẻ di trú", rất thường thấy những nhà trọ nhỏ nhưng có nhiều người bạn cùng phái tính (rất nhiên là lớn hơn 2) sống chung với nhau, chi phí chia nhỏ hơn là chỉ 2 người nam nữ sống cùng. =>> Lý do này chưa hợp lý.
- Hiều về nhau hơn : chẳng phải khi yêu là người ta luôn luôn khám phá nhau đó sao ? Thời gian tìm hiểu này hình như không có giới hạn cho cả hai trứơc khi quyết định tiến đến hôn nhân mà. Hay tại vì ngày nay người ta quá hời hợt, quá vội vàng và quá vô tâm nên chẳng thấy và chẳng thể bao dung cho nhau ? Vì vậy mà cần phải gần nhau hơn nữa để khám phá sao ? Chắc bạn sẽ nói : "trong chăn mới biết chăn có rận" cho lý do này, nên àần phải sống thật gần nhau để biết xem đại khái như là : chàng ngủ có ngáy hay không ? hay tối đến có đánh răng ? hoặc nhiều thứ khác nữa sao ? Hình như đó là việc của hành động bề ngoài chứ không phải là việc của con tim ! Nếu nói xa nhau quá con tim không cảm nhận được gì, e rằng lý do này thì cần gặp một bác sĩ tim mạch gấp vì nó có quá nhiều chất xơ rồi đấy ! =>> Lý do này cũng thiếu tính thuyết phục.
_ Trút bầu tâm sự: với lý do này càng làm tôi ngạc nhiên hơn nữa, bởi vì có lẽ đôi tình nhân này : chả nói với nhau lời nào nếu xa nhau. Họ không ở chung một nhà thì có gặp nhau họ cũng chẳng nói gì cả, vì sao ư ? Vì gặp nhau họ không nói gì nên mới cần ở gần nhau mà nói, mà tâm sự. Đó chỉ là đùa một chút thôi, ai cũng biết là tâm sự thì có khi nói được với người này nhưng lại không nói được với người kia ! Vd lúc này người yêu vì lo học thi hay lo công việc nhiều quá mà xao lãng người yêu, vô tình lúc đó lại có những hành động gậy hiểu lầm cho đối phương nữa. Bạn chọn cách hỏi ngừơi yêu : "em có ngoại tình không ?" hay tâm sự với thằng bạn thân : "em yêu tao lúc này hơi khác khác hay sao đó !".
Đây là mình chỉ nói chơi 1 khía cạnh nhỏ thôi. Nói một cách toàn cục, cả 3 lý do này nó dính nhau nhiều lắm, hầu hết chỉ nói một phần nào cho các bạn trẻ xa quê. Với những bạn trẻ là dân Sài Gòn chính hiệu chẳng hạn, không nhất thiết phải sống chung dưới một mái nhà mới là "sống thử".
Bàn thêm riêng về lý do thứ 4 mà Búa đưa ra : không biết "cơ hội để ứng dụng các kiến thức về giáo dục giới tính mình đã học" của bạn là bạn ứng dụng những gì ? Mình đoán xem : cách đưa nàng lên đỉnh hay chăng ? hoặc đâu là điểm khoái cảm của đàn ông và phụ nữ ? hay là thử nghiệm các phương pháp tránh thai ? Vậy ra bạn xem người bạn của mình là một con chuột bạch để thí nghiệm sao ? Xem ra những kiến thức giúp cho người ta thay vì yêu nhau hơn lại phản tác dụng, nó làm người chú ý đến hiệu quả của nó làm cho việc yêu đương như một trò chơi thay vì là một hành động cao đẹp.
Riêng về luật Giáo Hội tôi chưa tìm hiểu kỹ nhưng cũng biết 2 điều sau : thứ nhất phá thai phạm điều răn thứ 5 : chớ giết người, QHTD bừa bãi phạm điều răn thứ 6 : chớ làm chuyện dâm dục. Do đó nếu chỉ "sống chung" mà không "sống thử" tức là không có QHTD trước hôn nhân thì việc phạm điều răn thứ 6 khó xảy ra hơn. Có lẽ là bạn quên chứ không phải là chưa nghe nói !
Vài lời chia sẻ cùng bạn