+ Trả Lời Ðề Tài
Trang 2/2 ĐầuĐầu 12
Hiện kết quả từ 11 tới 13 của 13

Chủ đề: Kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã

  1. #11
    Benedictus's Avatar
    Trạng thái :   Benedictus đã thoát
    Tham gia : Dec 2010
    Bài gửi : 147
    Tên thật:
    Lê Hoàng Hải
    Đến từ: Gx Phong Hòa, Gp Vĩnh Long
    Sở thích: ăn và ngủ
    Nghề nghiệp: lăng xăng
    Cảm ơn
    619
    Được cảm ơn 908 lần
    trong 147 bài viết
    Link hình bị die hết rồi Tom ơi, có cách nào fix lại không?
    Cảm ơn bạn đã chia sẻ cuốn sách rất hay này nha!

  2. #12
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    BƠI VÀO BỜ

    Nếu các bạn có thể định hướng hay nhìn thấy bờ và có khả năng hoặc tình thế buộc phải bơi vào bờ, các bạn hãy:


    - Cố gắng tìm một cái phao hay vật nổi để bám vào.

    - Tận dụng hướng gió hay dòng chảy của hải lưu.

    - Dùng phương pháp bơi ếch nhẹ nhàng thoải mái để tiết kiệm năng lượng.

    Nếu gặp những cơn sóng bình thường.

    - Bơi sau lưng những ngọn sóng.

    - Khi sóng vỡ ra, nếu cần thì lặn xuống để vượt qua.

    Nếu gặp sóng lớn.

    - Bơi vào giữa hai ngọn sóng.

    - Cố gắng bơi sát ngọn sóng.

    - Nếu ngọn sóng từ hướng biển tiến nhanh vào gần (sau lưng các bạn), hãy nín hơi lặn xuống chờ qua khỏi thì trồi lên giữa hai ngọn sóng và bơi tiếp. Nếu không, khi ngọn sóng vỗ vào lưng các bạn, sẽ làm cho các bạn lộn nhào.

    THẢ NỔI


    Để bảo toàn sinh lực trong khi bơi, các bạn phải biết thư giãn nghỉ ngơi bằng cách thả nổi. Tất cả mọi người trong chúng ta đều có thể thả nổi, ngay cả những người không biết bơi, vì nó không đòi hỏi sức khỏe cũng như sự luyện tập nhiều.


    Trong vùng nước tĩnh lặng, các bạn có thể thả ngửa nhẹ nhàng để nghỉ ngơi, giúp bạn lấy lại sức lực hay tiết kiệm năng lượng. Nhưng nếu trong những dòng hải lưu hay sóng lớn ở giữa biển, các bạn không thể thả ngửa mà chỉ có thể thả nổi theo thế bơi đứng nhẹ nhàng.

    Các bạn cần thả nổi khi bị lật thuyền trong đêm tối, không thể định hướng để bơi vào bờ hoặc các bạn thả nổi để nghỉ ngơi hồi sức sau khi bơi một chặng đường dài. Thả nổi cũng giúp bạn bảo tồn sinh lực để có thể ở lâu dưới nước trong khi chờ người đến cứu hay tình thế cải thiện hơn.

    Sẽ dễ dàng hơn trong việc thả nổi nếu các bạn có một cái phao hay các trang thiết bị, vật liệu nổi... Nếu không, các bạn có thể dùng quần dài của mình để làm tạm một cái phao (theo hình minh họa) để tạm nghỉ.



    Sự giảm nhiệt


    Các bạn chỉ có thể ở lâu trong nước nếu nhiệt độ nước không dưới 70oF, tức tương đương với 21,5oC, nhưng nếu nhiệt độ dưới 68oF (# 20oC) sẽ dẫn đến tình trạng giảm nhiệt rất nguy hiểm nếu cơ thể không được bảo vệ. Nếu có áo quần, những triệu chứng xấu sẽ xuất hiện sau 8 giờ ở trong nước, nếu không có áo quần thì chỉ sau 4 giờ. Nếu nhiệt độ xuống mức 57oF (#15oC) thì thời gian tồn tại không quá 2 giờ.

    Khi các bạn ở trong nước lạnh, hãy giữ cho đầu nổi lên mặt nước, cố gắng bảo vệ cổ, ngực, nách, háng (là những phần cơ thể dễ bị cái lạnh xâm nhập) bằng quần áo dày. Nếu chỉ có một mình thì co đầu gối lên, khoanh hai tay trước ngực và bất động cơ thể để giữ thân nhiệt. Nếu có 2 - 3 người, hãy ôm nhau cho đỡ lạnh (dĩ nhiên là các bạn cần có phao hay các trang thiết bị làm nổi).


    TỒN TẠI TRÊN BÈ


    Có thể do đắm tàu, do tai nạn, do phi cơ phải đáp khẩn cấp xuống biển hoặc vì một lý do nào đó mà các bạn đang bị trôi dạt trên biển với một chiếc bè, thì xin các bạn hãy làm theo những hướng dẫn sau đây:


    - Cột chặt các vật dụng mà các bạn đang có trên bè, để khỏi bị sóng đánh hay lật bè làm rơi mất.

    - Giữ khô quần áo, mang vớ và găng tay, che tất cả những nơi cơ thể tiếp xúc với ánh nắng nếu có thể, vì sức nóng của mặt trời có thể đốt phồng da các bạn.
    - Áo quần khô ráo cũng là điều cần thiết giúp chúng ta chống lại với cái lạnh, nhất là về ban đêm.

    - Tận dụng bóng mát của buồm hay các vật liệu khác để che nắng, cố gắng làm giảm tối thiểu việc tiếp xúc với ánh nắng, vì rất dễ làm cơ thể các bạn mất nước.
    - Kiểm kê toàn bộ lương thực và nước uống, cất giữ một nơi an toàn và thoáng mát, hạn chế ăn uống trong 24 giờ đầu.

    - Các bạn có thể lênh đênh trên biển nhiều ngày, cho nên cần phải giữ gìn sinh lực, tránh những hoạt động làm đổ mồ hôi và tiêu hao năng lượng.

    - Chuẩn bị một số vật dụng để làm dấu hiệu cho phi cơ hay tàu thuyền (như đã đề cập phần trước).

  3. Thành viên đã cảm ơn tom vì bài viết này:

    sonlamkp (06-06-2011)

  4. #13
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    DI CHUYỂN BẰNG BÈ (HAY XUỒNG CỨU SINH)

    Khi di chuyền bằng bè, các bạn cần phải chọn lựa một trong hai phương pháp di chuyển: Hoặc là xuôi theo chiều gió, hoặc là nương theo các dòng hải lưu.

    Gió và hải lưu ít khi nào chuyển động theo cùng một hướng, thường thì một thuận và một thì ngược lại. Các bạn cần có một số kiến thức về gió và hải lưu, biết vị trí (tương đối) của mình, biết hướng mình cần đi, biết gió hay hải lưu sẽ đưa mình đến đâu.

    Vận dụng các dòng hải lưu
    Một chiếc bè không buồm buộc phải bị chi phối bởi các dòng hải lưu, vì vậy các bạn phải biết cách vận dụng nó để nó giúp các bạn trong chuyến hải hành.

    Để vận dụng dòng hải lưu, người ta thường sử dụng một cái túi bằng vải dày gọi là “buồm gàu” hay “neo gàu” (sea anchor) để thả xuống nước, luồng nước sẽ làm cho gàu bung ra và đẩy nó đi kéo theo chiếc bè. Khi luồng nước mạnh, kéo bè đi quá nhanh, thì người ta thâu bớt “buồm gàu” lại. Khi luồng nước yếu làm bè đi chậm hay bất động thì người ta mở rộng “buồm gàu” ra.



    Nếu không có “buồn gàu”, các bạn cũng có thể vận dụng các dòng hải lưu bằng cách làm cho bè ngập một phần trong nước (như xì bớt hơi nếu là bè cao su), cột một số đồ vật cho chìm trong nước để chịu sự tác động của dòng hải lưu nhiều hơn. Nếu may mắn, dòng chảy sẽ đưa các bạn đi qua các tuyến hải hành của tàu thuyền hoặc mang các bạn vào đất liền.

    Các dòng hải lưu:

    Là những sự trao đổi nước giữa biển này và biển kia, hình thành nên các dòng hoàn lưu như những dòng sông trên biển.

    Các dòng hải lưu thay đổi theo từng mùa và từng vùng biển khác nhau. Dưới đây là sơ đồ các dòng hải lưu ở Biển Đông.


    Vận dụng sức gió

    Tuy gió là bạn đồng hành của các nhà hàng hải từ ngàn xưa, nhưng nếu chúng ta không nắm vững qui luật của gió thì thay vì đưa chúng ta vào đất liền, gió cũng có thể đưa chúng ta ra xa hơn.

    Vùng Biển Đông nước ta nằm trọn trong vùng Đông Nam Á Gió Mùa với hai loại gió chính: Gió mùa Đông Bắc và Gió mùa Tây Nam.

    Về cường độ, hai loại gió này thay đổi rất nhiều ở các tháng giao thời (tháng Tư, Năm và tháng Chín, Mười) hướng gió không ổn định.

    Gió mùa Đông Bắc hoạt động kéo dài từ tháng Mười đến tháng Tư năm sau.

    Gió mùa Tây Nam kéo dài từ tháng Năm đến tháng Mười và do có nguồn gốc đại dương nên trong thời kỳ này có mưa lớn.

    Để vận dụng tối đa sức gió:


    - Không sử dụng “buồm gàu”

    - Thổi bè thật phồng (nếu là bè cao su) làm cho bè càng nhẹ càng nổi cao càng tốt.

    - “Hành khách” ngồi thật cao trên bè, để cơ thể có thể hứng gió tối đa.

    - Dựng buồm (hoặc các vật liệu khác dùng để bắt gió như buồm). Đây cũng là vật dùng làm dấu hiệu cho các tàu thuyền khác dễ dàng trông thấy.

    Trường hợp các bạn đang ở trong tình thế khó khăn, bè không thể nương theo gió hay dòng hải lưu để di chuyển, hãy cố gắng bảo quản và hạn chế khẩu phần lương thực cũng như nước uống, để duy trì sự sống càng lâu càng tốt.

  5. Thành viên đã cảm ơn tom vì bài viết này:

    sonlamkp (06-06-2011)

+ Trả Lời Ðề Tài
Trang 2/2 ĐầuĐầu 12

Chủ đề tương tự

  1. Tiếng kêu trong hoang địa hay là cây sậy bị gió rung ?
    By JB. Sĩ Trọng in forum Tình Chúa trong con
    JB. Sĩ Trọng
    Trả lời: 4
    Bài mới gửi: 24-06-2014, 06:34 AM
  2. Kĩ năng quản trò
    By halleluyah in forum Kỹ năng sinh hoạt
    Trả lời: 5
    Bài mới gửi: 02-01-2012, 05:06 PM
  3. Trả lời: 2
    Bài mới gửi: 08-10-2011, 10:44 PM
  4. Bài 19: Kĩ năng lều trại
    By halleluyah in forum Phong trào TNTT
    Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 13-11-2010, 11:35 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình