+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 7 của 7

Chủ đề: Làm Linh Mục Sướng Hay Khổ?

  1. #1
    echcon1690's Avatar
    Trạng thái :   echcon1690 đã thoát
    Tham gia : Mar 2011
    Bài gửi : 92
    Tên Thánh:
    Teresa
    Tên thật:
    Ngô Thị Quyên
    Đến từ: Sơn Bình/BRVT
    Sở thích: khảo cố,chụp hình hoa cỏ,sửa máy tính,đọc sách.
    Nghề nghiệp: Tìm bình an
    Cảm ơn
    1,412
    Được cảm ơn 823 lần
    trong 106 bài viết

    Làm Linh Mục Sướng Hay Khổ?

    Nếu có ai hỏi: đâu là buồn vui đời linh mục? Thì trả lời thế nào cho phải? Nhóm cho rằng làm linh mục “sướng” lắm, chỉ thấy màu hồng trong suốt cuộc đời. Đây nhá, kể một vài cái sướng cho mọi người đọc chơi đỡ buồn.

    Cái sướng thứ nhất là được gọi bằng “cha”. Ôi chao! Mới hôm trước là “thầy” hôm sau lên cha. Hôm trước còn có người xưng tôi với thầy, hôm sau “biến” thành con. Đã vậy, sau lễ truyền chức, bao nhiêu người đứng xếp hàng xin ơn phép lành. Trong số các người xin ơn phép lành này, thế nào chẳng có vài bà cụ xin hôn tay cha để lấy “in-du” đời sau. Các bà cụ vẫn nổi tiếng khó tính vì có mấy cậu con trai học giỏi, mấy cô con gái xinh, nhà lại khá giả. Làm quen với các bà còn khó hơn làm quen với con cái của bà, vậy mà giờ đây, ông cha mới, chẳng cần làm quen, làm lạ gì, được bà ấy năn nỉ xin hôn tay. Mà hôn tay cũng không dễ đâu nhá. Phải xếp hàng theo thứ tự! Rõ khổ. Hôn tay cũng phải xếp hàng.

    Cái sướng thứ hai là được bài hát nào đó ca tụng rằng “Chúa chọn con lên hàng khanh tướng”. Khanh tướng tức là quan lớn. Một người làm quan cả họ được nhờ. Chẳng thế mà các cha ngày xưa được gọi là “các cụ quan triều đó ư?” Không những cha làm quan mà bố mẹ của cha cũng lên chức “ông bà cố”. Vài tháng trước, có kẻ còn gọi xách mé là “bà Tư bán hàng xén” vậy mà khi có con “đỗ cụ” thì đố “đứa nào” dám gọi như vậy.

    Cái sướng thứ ba là “nghe tội người khác.Con người ai chẳng tò mò muốn biết người khác có giống mình không? Bây giờ bỗng dưng họ “thành khẩn khai báo” thì có khác gì nắm được cái tẩy của họ? Mà thành khẩn khai báo thì còn gian lận, chứ đi xưng tội phải thành thật 100% Chúa mới tha. Ông cha có thể không biết gì, nhưng còn Chúa thì sao? Bởi vậy cho nên mới có màn xưng tội mùa đại phúc, nghĩa là mỗi năm ít nhất hai lần, Phục sinh và Giáng sinh, cha quản nhiệm thế nào cũng cố gắng mời cho bằng được cha khách đến xứ mình giúp giải tội. Lạ một điều là xưng tội với cha nhà không thiêng, cho nên các vị trong hội đồng mục vụ, tài chánh, ban chấp hành đoàn thể cứ thích xưng tội với cha khách!
    Có cha kia kể chuyện một bà trùm đến xưng tội với ngài. Bà trùm không chịu ngẩng đầu cao cho dễ nói, còn bịt mũi cho khác giọng. Cha già bị điếc, nghe không rõ, cứ nhắc đi nhắc lại hai ba lần rằng “bà ơi, bà nói to và rõ một chút, tôi chẳng nghe thấy gì”. Bà lại càng lí nhí hơn. Nghe không rõ, cha hỏi:
    - Bà đánh ông nhà mấy lần?
    - u, a...
    Ngài nói to hơn:
    - Bà đánh ông ấy mấy lần?
    - u, a, u,..
    Ngài quát lên:
    - Ba lần hay năm lần? Đánh ông ấy tới 7 lần cơ à? Sao nhiều thế?
    Bể hết. Mấy người đứng sau cứ bụm miệng mà cười. Có người cố gắng bịt hai tai mà vẫn nghe thật rõ.

    Cái sướng thứ tư là ngồi chỗ kính trọng và mọi người phải chờ cha đến rồi mới ăn uống hay khai mạc phiên họp. Đây nhé, trông thì thấy ngay. Vào những dịp lễ đông người, như vọng Giáng sinh hay Phục sinh chẳng hạn, trong khi nhiều người đến sớm kiếm chỗ ngồi, thì cha cứ từ từ tiến lên ghế đã dành riêng của mình, chẳng phải tranh dành với ai mà cũng chẳng ai dám tranh dành với cha. Đố ông nào bà nào lên ngồi “ghế của cha” hay là ngồi gần cha trên bàn thờ? Có mời cũng chẳng dám. Rồi mình đi lễ trễ mấy phút thì sợ mất lễ, còn cha “chẳng may” có trễ, mọi người đều phải chờ. Vị nào dám lên “làm lễ thay cha”. Sướng quá rồi còn gì? Đấy là chưa kể đến các bữa tiệc phải chờ cha ban phép lành mới ăn. “Ăn uống mà chưa được ban phép thì khác gì ăn kiểu ngoại đạo!”. Cha luôn được mời ngồi ở chỗ vinh dự nhất, bàn tiệc thứ nhất Trông thật oai. Có món gì ngon trước tiên phải dọn lên bàn của cha và các vị quan khách đặc biệt.

    Cái sướng thứ năm là không bị lo lay-off, nghĩa là thất nghiệp. Trong khi ngoài đời xuân thu tam tứ kỳ, mỗi lần hãng thay đổi supervisor hoặc làm ăn lên xuống thất thường là nhân viên lo són vó; còn các cha cứ yên trí làm việc, chẳng cần để ý đến óp với mẩy. Hơn thế nữa, thiên hạ càng lo càng trở nên đạo đức, cần đến cha nhiều hơn!

    Cái sướng thứ sáu là cha “nói một tiếng bằng chúng con nói mười tiếng. Đúng vậy, trong nhà thờ, nếu cha kêu gọi điều gì, xem ra toàn dân hưởng ứng dễ dàng. Còn mình có dài cổ ra mời, may ra được bà vợ và đoàn con của mình đáp ứng thôi. Bởi thế cho nên người Mỹ mới có câu truyện hài hước:
    Ba thằng nhãi con ngồi nói chuyện với nhau, khen bố mình giỏi. Thằng thứ nhất khoe: - Mọi người gọi bố tao là giáo sư. Lương tháng của bố tao hơn ba ngàn. Tính ra mỗi giờ dạy học của bố tao hơn 50$. Mai mốt tao giống bố tao. Học trò đến với bố tao phải trả tiền đó mày, vì bố tao dạy học dễ hiểu, nổi tiếng cả thành phố.
    Thằng thứ nhì nổ: - Bố tao tuyệt vời lắm. Bố tao là ca sĩ. Mỗi lần hát được trả 2000$ cho vài bài nhạc. Chưa đến nửa tiếng, hai ngàn. Thiên hạ khoái bố tao lắm, vỗ tay quá trời. Bố tao nổi tiếng cả tiểu bang.
    Thằng thứ ba có vẻ khiêm tốn: - Tao chẳng biết bố tao tài năng ra sao, nhưng mà ở trong nhà thờ, ông ấy rút ra một tờ giấy, đọc cái gì ấy, chẳng biết có ai hiểu không, sau đó 5, 6 người đứng lên cầm giỏ đi thu tiền mọi người. Bố tao chỉ lề rề đọc chừng mười phút, chẳng ai cười, chẳng ai vỗ tay, vậy mà mỗi tuần thu được hơn 10 ngàn đó mày.
    Hai thằng kia tranh nhau hỏi:
    - Thế bố mày làm nghề gì?
    - Pastor (Mục sư chánh xứ).
    Có khi thằng bé nói đúng. Bố nó trong nhà thờ, “rút ra tờ giấy, đọc cái gì ấy, chẳng biết có ai hiểu không?”. (Vậy mà sau đó vẫn có màn quyên tiền). Bởi thế cho nên, có bà cố hồi xưa đến xin cha xứ cho con mình đi tu:
    - Thưa cha! Xin cha thương nhận cho cháu nó vào nhà chung. Cháu nó khờ lắm cha ạ! Ở ngoài đời, chỉ tổ bị vợ nó bắt nạt.
    Cha nghe xong không biết là bà cố tương lai này có chửi xéo mình không?
    Hóa ra tiêu chuẩn đầu tiên theo Chúa là... khờ. Ở ngoài đời sẽ bị vợ bắt nạt, hay bon chen thì cũng chẳng nên trò trống gì! Mà cũng hay thật. Các cha xứ hình như có “hơi khờ” một chút thì cũng đỡ bị người khác ghét và ganh tị như các cha lanh lợi!
    Đúng vậy. Thầy nào hơi lanh một chút thế nào cũng có ông hay bà phán:
    - Trông tươi tỉnh khôn ngoan như vậy, chẳng biết tu suốt đời không?
    Một cha trong ngày chịu chức, nhận thiệp mừng trăm bạc kèm theo lời cầu nguyện viết nắn nót: “Con hằng đêm cầu nguyện cho cha ơn bền đỗ”. Trời đất! Sợ sắp sa ngã thì mới xin cho bền đỗ khỏi lạc đường, chứ không có gì trục trặc thì bền với đỗ cái gì? Cha nghĩ thầm “may mình biết rõ gia đình này thật lòng, chứ nếu không thì tưởng họ chửi xỏ mình”.
    Nếu tiếp tục kể về các cái “sướng”như nói về thuốc thập toàn đại bổ thì còn dài lắm, nhưng cuộc đời làm gì luôn luôn được suôn sẻ như vậy. Nếu đi tu sướng thế thì sao thiên hạ không đi tu hết cho rồi? Lại cứ để mấy vị “khờ khờ” tiến chức là sao? Thôi bây giờ bàn về cái khổ cho công bằng.



    Cái khổ đầu tiên mà các cha gặp là “muốn làm người bình thường mà không được
    .”Dĩ nhiên, được yêu mến, kính trọng, được dành chỗ đặc biệt trong nhà thờ, nhà hàng thì vui đấy; nhưng nếu thử tưởng tượng một cô ca sĩ phải cười tươi đủ 8 tiếng một ngày, 7 ngày một tuần, thì thế nào cũng có lúc mong khép nụ cười lại cho đỡ mỏi. Khổ nỗi thiên hạ không cho, cứ bắt phải… cười!!! Ngồi chỗ dành riêng mãi chẳng vui thú gì đâu. Ăn cũng giữ ý tứ, nói cũng cẩn thận, ngồi cũng nghiêm trang. Hàng trăm con mắt nhìn vào mình thì còn thích thú gì? Đấy là chưa kể đến các đám cưới, gia đình cô dâu chú rể quý mến cha quá, cho ngồi bàn đầu tiên ngay bên cạnh hệ thống âm thanh. Nói chuyện cứ như quát. Lúc đi ra khỏi tiệm mới biết rằng mình bị điếc một bên tai vì ban nhạc chơi quá tay. Giá mà ở nhà làm một bát cơm canh thì thật thú vị! Có cha than thở rằng bao giờ đi ăn tiệc cũng đói, về nhà phải làm thêm tô mì. Lý do là vì có lần nghe bà cụ kia than trong tòa giải tội “cha phó của con ăn uống cứ như người đời” thành ra “nhột” không dám ăn nhiều trước công chúng nữa.


    Cái khổ thứ hai là cái khổ của “đời tôi cô đơn”.Chẳng phải là cô đơn thiếu đời sống gia đình mà là cô đơn không có bạn, không có người hiểu và thông cảm với mình. Một vị hồng y Việt nam đã nói rất chân tình: “Vào tiểu chủng viện, tôi mất một số bạn cũ tiểu học. Rồi mỗi năm mất thêm một số bạn. Họ rời chủng viện, mình còn đi tu, đâu dám liên lạc. Lúc lên đại chủng viện, làm thầy, mất thêm mớ nữa. Sau ngày chịu chức linh mục, số bạn mà mình dám kể chuyện tâm tình cho nhau nghe, chỉ còn trên đầu ngón tay. Đến lúc làm giám mục thì coi như chẳng còn ai, vì chẳng ai muốn làm bạn với giám mục. Rồi khi lên hồng y thì coi như... hết đời. Hết bạn, hết bè, hết người nói chuyện!
    Có người thương cha quá bèn nói “cha có Chúa Thánh thần ở cùng, nên chẳng cần quen biết với bạn bè ngoài đời làm gì. Có buồn thì cầu nguyện với Chúa là xong”. Nói như vậy cũng chẳng khác gì nói “cha gần Chúa, cha sắp làm thánh rồi, đừng ăn uống nữa!”. Giá được như thiên thần, không cần ăn uống, không biết hỉ, nộ, ái, ố gì nữa thì cũng tốt. Nhưng soi gương thấy mình giống xác ướp trong phim Ai cập quá, chẳng còn cảm xúc.
    Có cha mỗi lần đi qua các bức tượng đá nơi công viên lại mỉm cười, ngẫm nghĩ, mình được kính trọng giống như tượng đá. Nhìn xa thì oai vệ, có ai biết rằng tượng phải làm tượng cả ngày lẫn đêm, lúc nắng gắt cũng như mưa gió bão bùng. Có ai muốn làm tượng đá cô đơn nơi công viên không nhỉ?

    Cái khổ thứ ba là bị “quân Giu-dêu” nó chửi mà mình lại không có quyền “chửi” lại chúng. Bá nhân, bá tánh. Làm dâu trăm họ, có cách nào chiều được mọi người không? Dễ dãi quá thì sợ sai luật giáo hội, luật địa phận, các bề trên quở trách. Đúng luật thì bị lên án là “làm phách”. Giải thích cũng chẳng ai thèm nghe. Đương nhiên sau khi phật ý, là có màn chê bai ngay. Nếu chỉ chê trách hoặc kể sự việc cho chính xác thì cũng được coi là công bằng, nhưng mà chê bai thì phải đi đôi với… nói xấu. Thế là các thói xấu của cha, những việc xảy ra cách đây chừng vài chục năm, được kể hết. Người nghe, ai mất công kiểm soát lại xem sự việc đó đúng hay sai? Có xảy ra thực như vậy hay không? Thiên hạ dễ tin cái xấu hơn cái tốt, dễ nhớ điều sai của người khác hơn cái phải của họ. Có đúng không?
    Tương tự như cái khổ thứ ba là cái khổ thứ tư. Bị thiên hạ vu vạ, cáo gian mà mình không có quyền tìm cách giải thích cho công khai. Một mặt thì trên tòa giảng, cha nói về yêu thương, tha thứ, cầu nguyện cho kẻ thù, đến lúc có người vu khống lại dãy nảy lên như đỉa phải vôi, thanh minh, thanh nga thì còn rao giảng Tin Mừng gì nữa? Rồi thiên hạ khoái nghe đồn. Một đồn mười, mười đồn trăm. Không khác gì bị lựu đạn khói, chẳng thấy đường nào mà thoát.
    Với các cha thì mấy môn học về tâm lý trong chủng viện, lúc đem ra ngoài áp dụng, trật đường ray hết. Một vài cha cũng không biết mình nên sống kiểu Âu Mỹ hay kiểu Việt Nam. Có cha kể lại, khi thực tập lớp giải tội, người đóng vai hối nhân, sau khi xưng tội, cảm xúc quá, chạy đến bên cha -khi đó làm thầy-, khóc lóc thảm thiết, gục cả đầu vào đầu gối cha. Cha gạt sang bên tránh không cho hối nhân chạm vào mình. Cuối giờ có phần chấm điểm từ cha giáo và các bạn. Mọi người cho thầy điểm giải tội thì thuộc bài, nhưng về mục vụ thì suýt rớt. Lý do tạo cho hối nhân cảm tưởng họ là người tội lỗi, nhơ bẩn, không ai cho chạm vào, nhất là khi họ vừa bày tỏ tội lỗi, ngay cả những tội thầm kín nhất. Ghi nhớ bài học mục vụ này, lúc đến nhà xứ, gặp người xin xưng tội, diện đối diện, thay vì qua tòa kín. Cảm phục lòng can đảm, sau khi giải tội xong, cha bèn đứng lên, giang tay “hug” bình an hối nhân, sau đó quên bẵng. Ai dè, vài tháng sau có tiếng đồn rằng “cha ấy giải tội cho tao xong, còn đứng lên ‘ôm’ tao nữa mày ạ!”. Trời đất! Vậy có chết người không? Bây giờ làm sao đây? Không lẽ ông cha phải đi nói cho người ta biết rằng “tôi chẳng thèm ‘ôm’ cô ta đâu?”
    Đấy là chưa kể đến các việc bàn hỏi, linh hướng liên quan đến bí tích giải tội hoặc thanh danh gia đình người khác, không được phép tiết lộ ra ngoài, đành phải im lặng, ngậm đắng, nuốt cay. Có chị kia bị chồng bạc đãi quá, chịu không nổi, chạy lên cha xin xưng tội và đồng thời vấn kế. Sau khi gặp vài lần, cha đề nghị hai vợ chồng gặp counselor phần đời. Chỉ có chị vợ đi còn anh chồng lần nào cũng bận. Bà vợ, với tâm tình phụ nữ Việt Nam, thỉnh thoảng mang biếu cha ít thức ăn, xin lễ cầu nguyện cho gia đình, như để tạ ơn cha đã giúp cho gia đình. Chẳng may, cuối cùng đôi đó tan vỡ. Ông cha bị anh chồng vu cáo “có tình ý với vợ tôi vì nhận quà của vợ tôi thường xuyên”. Để chạy lỗi, anh chồng kiếm sang chuyện khác. Ông cha lãnh đủ. Nên làm sao đây? Không lẽ đi kể chuyện nhà người ta ra, vợ chồng cãi nhau, đánh nhau, tranh giành tiền bạc, chơi bời thế nào để thanh minh cho mình? Một lần bực quá định “nói tọac móng heo” thì có người khuyên: “Thôi cha ạ! Đi tu phải hy sinh chứ! Khi xưa Chúa bị đau khổ trong vườn Giệt-si-ma-ni mà Ngài có than thở hay kể tội ai đâu?” Nghe cũng hợp lý. Đi tu mà! Nhưng “to be or not to be?”


    Cái khổ thứ năm là dễ bị phân tích theo tiêu chuẩn rất chủ quan
    . Không khác gì tại Hoa Kỳ, đảng Dân chủ phân tích đảng Cộng hòa. Dân ta thì kính trọng cha, cụ đặc biệt nhưng thích nghe chuyện xấu về cha, cụ cũng nhiều, nhất là những chuyện liên quan đến tiền bạc và người khác phái. Đương nhiên đây là những vấn đề Giáo hội dạy phải cẩn thận, thế nhưng hình như mọi hình ảnh đều được phân tích do sự chủ quan “suy bụng ta ra bụng người”, cho nên thấy chỗ nào cũng tội và cơn cám dỗ. Một ông cha ngoại quốc ôm chúc bình an thì không sao. Một cha Việt Nam thì… có sao. Sợ cha “lòng động lòng lo” dễ sa chước cám dỗ nhưng “không nói với cha, mà đi rỉ tai các người chung quanh!”. Có người đeo kiếng râm màu đen, có người đeo kiếng màu hồng và cũng theo màu đó mà phân tích cuộc đời ông cha. Người đeo kính màu hồng nhìn cha như thánh sống. Kính trọng cha quá mức đến phát ngượng. Người đeo kính màu đen lúc nào cũng chỉ thấy lỗi lầm chung quanh cha. Cho nên nếu thấy cha vui vẻ, cười cợt với người khác phái thì sợ cha dễ bị sa ngã. Thấy có người đưa tiền xin lễ hoặc biếu xén rộng rãi thì nghĩ rằng họ đang lợi dụng cha. Thấy cha thăm viếng thường xuyên một vài gia đình thì lo cha sẽ bị ảnh hưởng của họ. Thế là các điều tiếng như: chỉ chơi với nhà giầu, thân nhà cô A, cô B lắm, thích ăn ngon, mặc đẹp, đi xe sang trọng, uống rượu một cây... Cha nào muốn sống thực với chính mình thấy khó quá. Có lẽ vì vậy mà nhiều cha lựa chọn đi làm với người bản xứ cho yên thân chăng?

    Một vài người hiểu lầm hai chữ phê bình và góp ý hoặc hiểu đúng nhưng muốn gộp hai điều làm một. Thấy cha làm điều gì đó có vẻ “chướng mắt” cũng không dám nói, sợ mang tiếng chống đối, hay phê bình. Ngược lại, có người thì không góp ý bao giờ nhưng chỉ chờ dịp phê bình? Một vài vị còn sưu tầm các biến cố -đa số đều là biến cố qua cặp kính màu đen trong cuộc đời các cha để mai này sẽ có dịp mang ra dùng!!! Làm việc tông đồ mà có FBI theo dõi thì cũng hơi buồn.
    Có người nói, quan tâm đến cha thì mới đặt vấn đề với cha. Vậy thì cha có bị cám dỗ không? Đến Chúa còn bị thì huống chi là ông cha. Ai mà chẳng bị. Nhưng có lẽ điều khác biệt là tập quán chống lại cám dỗ của mỗi người khác nhau. Ngay từ hồi nhỏ, khi mới đi tu, còn trong tiểu chủng viện, rồi lên đại chủng viện, chịu chức, những người đi tu đã cố gắng luyện tập cho mình thói quen này. Cầu nguyện, hãm mình, xét mình hằng ngày, chịu các bí tích, xưng tội thường xuyên, bàn hỏi với các linh hướng... là những phương cách hữu hiệu nhất để mau giúp đạt được tập quán đó.
    Giống như người văn ôn, võ luyện thường xuyên, thì khi bị tấn công, dù bất ngờ, cũng trở tay mau chóng hơn người ít luyện tập. Cho nên, cùng cái bắt tay, cùng một hình ảnh nhưng người có tập quán chống lại cám dỗ, thì sức cám dỗ sẽ nhẹ hơn hoặc có khi chẳng là gì. Ngược lại, người quá bận rộn với các lo lắng khác, không có thời giờ phát triển tập quán chống lại cám dỗ hoặc nói cách khác đi, không phát triển tập quán mở cửa cho ân sủng, thì cơn cám dỗ đến thường xuyên và mạnh bạo hơn. Đấy là chưa kể đến người còn “enjoy” chước cám dỗ thì cơn cám dỗ càng dễ đến… Vui buồn sướng khổ trong cuộc đời đi tu thì chẳng khác gì chuyện dài nhân dân tự vệ. Có lẽ cần nhìn đến con số thống kê để biết đi tu “sướng nhiều hay khổ nhiều”.
    Theo Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ cho biết thì năm 2004, số thỉnh sinh Việt Nam chịu chức linh mục lên đến 20% tổng số toàn quốc. Mọi năm chỉ có 9%. Nếu so với tỷ lệ người Công giáo Việt Nam vào khoảng 400 ngàn trên 66 triệu người Công giáo Hoa Kỳ, tức là chưa tới 0.65%, vậy mà số tân linh mục là 20%.
    Như thế chứng tỏ rằng đi tu vẫn sướng, ít nhất là đi tu Việt Nam sướng hơn đi tu...ở MỸ!

    LM. Anthony Đào Quang Chính, OP

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:

    Thay đổi nội dung bởi: echcon1690, 14-06-2011 lúc 10:34 PM
    Chúa ơi! Từ đây con sẽ mến yêu cuộc sống này

  2. 23 thành viên đã cảm ơn echcon1690 vì bài viết này:

    3T_thanhtuyen (15-06-2011),allihavetogive (15-06-2011),An Vi (10-05-2012),Bông Hoa Nhỏ (10-05-2012),Cát Bụi (10-05-2012),Doan Quan (15-06-2011),Hạt Mầm (14-06-2011),JB. Sĩ Trọng (10-05-2012),Lan Anh (15-06-2011),lucia01992 (15-06-2011),Mai Tín (10-05-2012),maria_thtruc (10-05-2012),Padre Paolo (15-06-2011),Pere Joseph (10-05-2012),Pham Du (05-04-2012),Phù thủy nhỏ (10-05-2012),Teresa Nhỏ Bé (10-05-2012),tho ngoc (15-06-2011),thuynguyen_gk (10-05-2012),tom (15-06-2011),tranbavinh97 (10-05-2012)

  3. #2
    Trạng thái :   Duy-an đã thoát
    Tham gia : Jan 2012
    Bài gửi : 362
    Tên Thánh:
    Duy-an
    Tên thật:
    Nguyễn Duy An
    Đến từ: Giáo Xứ Thanh Đa / Sài Gòn
    Sở thích: Đọc sách, lướt web
    Nghề nghiệp: Kinh doanh
    Cảm ơn
    5
    Được cảm ơn 2,060 lần
    trong 364 bài viết
    BẠN CÓ BIẾT???

    1. Bạn có biết 'tâm trạng' của người mà mỗi sáng chiều đều phải dâng thánh lễ
    trong khi bên dưới chỉ có loe ngoe???
    2. Bạn có biết 'tâm trạng' của người phải 1 mình tất tả ra đi xức dầu
    (dù là giữa ban ngày hay đêm đen, nắng cháy hay mưa to, mùa hè hay mùa đông)???
    3. Bạn có biết 'tâm trạng' của người làm cái thùng rác, mỗi ngày, mọi người đều đến đổ rác
    (xưng tội) nhưng lại không được mang rác ấy đi chỗ khác đổ, mà phải là... tự hủy???
    4. Bạn có biết 'tâm trạng' của người khi nhìn thấy con chiên của mình ngày càng xa lìa Chúa
    dù mình đã cố hết sức, làm đủ mọi cách với tất cả sự yếu đuối mỏng dòn của mình???
    5. Bạn có biết 'tâm trạng' của một người mà trước khi giấc ngủ đến,
    chợt nhớ rằng ngôi thánh đường của mình sắp sập rồi,
    mà con chiên của mình thì nghèo quá???
    6. Bạn có biết 'tâm trạng' của người mà trước đây 7 năm có người đại diện cho cả Giáo Xứ
    đọc một cái sớ ca tụng mình trong ngày lễ 'mở tay',
    mà bây giờ cũng chính người ấy trề môi nói rằng:
    'ổng làm Sở rồi, tính tình khó ưa hẳn ra!...'???
    7. Bạn có biết 'tâm trạng' của người mà trước đây 7 năm, dâng thánh lễ đầu tiên hết sức sốt sắng
    (cho dù lật sách chưa rành, còn rất lụp chụp... phải có cha anh đứng bên lật giùm)
    Vậy mà bây giờ, cho dù đặt hết tâm hồn vào đấy, thánh lễ mỗi ngày mà mình dâng
    vẫn cứ trơ trơ và khô khan như những viên gạch nung???
    8. Bạn có biết 'tâm trạng' của người mà mỗi khi nộp báo cáo hàng năm cho Toà Giám Mục
    về Giáo Xứ mình, luôn thấy những con số có đến 3 chữ số về các tệ nạn,
    trong khi về lãnh nhận các Bí tích như Thêm Sức, Rước Lễ lần đầu, Rửa Tội, Hôn Phối...
    lại chỉ là những con số có... 2 chữ số???
    9. Bạn có biết 'tâm trạng' của người mà không chiều theo những ý hướng không tốt của người khác
    thì lập tức họ kéo vây cánh và chống đối mình ra mặt???
    10. Bạn có biết 'tâm trạng' của người mà người đời vẫn liệt vào hạng... thứ ba:
    'Khờ khờ là mấy Bà Sơ, ngơ ngơ là mấy Ông Thầy, bầy hầy là Ông Cha Sở'???
    Trong khi đó, có mấy ai biết được, một Linh Mục phải đối đầu như thế nào
    với liên tục những cơn cám dỗ cực kỳ mãnh liệt về đủ mọi phương diện???
    ... ... ...
    Và còn nữa, còn nhiều, nhiều lắm...
    Nhưng mình chỉ nêu đến con số 10, với ngụ ý là cả chục cả trăm...
    và cũng để loạn xạ chứ không sắp xếp theo tích cực hay tiêu cực, chủ quan hay khách quan...

    Nhưng cuối cùng, có lẽ bạn cũng nên biết:
    Vì người ấy tự biết mình rất yếu đuối mỏng dòn
    nên luôn sử dụng 2 thứ bửu bối cực kỳ linh nghiệm:
    Bí tích Thánh Thể và tràng chuỗi Mân Côi.

    Đó là kinh nghiệm từ bé, đặc biệt là trong 7 năm gần đây nhất
    (và sẽ còn mãi về sau, có lẽ cũng dành cho nhiều người...)

    Rất thân thương.
    Duy-an.



  4. 17 thành viên đã cảm ơn Duy-an vì bài viết này:

    allihavetogive (10-05-2012),An Vi (10-05-2012),Bông Hoa Nhỏ (10-05-2012),Cát Bụi (10-05-2012),DARK (10-05-2012),Hạt Mầm (10-05-2012),JB. Sĩ Trọng (10-05-2012),Mai Tín (10-05-2012),Pere Joseph (10-05-2012),Pham Du (10-05-2012),Phù thủy nhỏ (10-05-2012),smiles (10-05-2012),Teresa Nhỏ Bé (10-05-2012),tho ngoc (10-05-2012),tranbavinh97 (10-05-2012),vincenterkim (10-05-2012)

  5. #3
    Hạt Mầm's Avatar
    Trạng thái :   Hạt Mầm đã thoát
    Tham gia : Jul 2010
    Bài gửi : 466
    Tên thật:
    Mầm cô đơn
    Đến từ: Đến từ Kim Long city, đang ở Hàng Xanh
    Sở thích: Thích nói láo nhưng không bao giờ nói xạo
    Nghề nghiệp: Tiến sĩ Ngứa ngáy học
    Cảm ơn
    996
    Được cảm ơn 2,458 lần
    trong 457 bài viết
    Không biết là sướng hay khổ mà trong ngày lễ mở tay tại quê nhà, mẹ Margarita nói với Cha thánh Don Bosco rằng: "Con ơi, bắt đầu làm lễ là bắt đầu đau khổ. Con đừng lo gì cho Mẹ. Chỉ lo cứu rỗi linh hồn là đủ rồi". Nghe cứ như một lời dọa ấy nhỉ??? P.H.
    ~~~~*ILJ*~~~~Lộc xuân 2012~~~~*ILJ*~~~~
    "Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo"
    (Cl 3, 14)
    ~~~~Châm ngôn sống~~~~
    "Mọi âu lo trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em"
    - 1Pr 5, 7 -
    P.H.

  6. 8 thành viên đã cảm ơn Hạt Mầm vì bài viết này:

    Bông Hoa Nhỏ (10-05-2012),Cát Bụi (10-05-2012),JB. Sĩ Trọng (10-05-2012),Pere Joseph (10-05-2012),Phù thủy nhỏ (10-05-2012),Teresa Nhỏ Bé (10-05-2012),tho ngoc (10-05-2012),tranbavinh97 (10-05-2012)

  7. #4
    tranbavinh97's Avatar
    Trạng thái :   tranbavinh97 đã thoát
    Tham gia : Jan 2012
    Bài gửi : 25
    Tên thật:
    Trần Bá Vinh
    Đến từ: Giáo Xứ Gò Vấp / Tổng Giáo phận Sài Gòn
    Sở thích: đem Tin Mừng đến cho mọi người
    Nghề nghiệp: Sinh viên
    Cảm ơn
    275
    Được cảm ơn 122 lần
    trong 27 bài viết
    Dù sướng hay khổ thì đường tình đó Ngài dành cho con rồi mà hehehe !
    Lạy Chúa , Chúa muốn con làm gì ? Xin Ngài hãy phán vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe .

  8. 5 thành viên đã cảm ơn tranbavinh97 vì bài viết này:

    Bông Hoa Nhỏ (10-05-2012),Benedictus (10-05-2012),Mai Tín (10-05-2012),Pere Joseph (10-05-2012),Phù thủy nhỏ (10-05-2012)

  9. #5
    Banned
    Trạng thái :   Cát Bụi đã thoát
    Tham gia : Apr 2012
    Bài gửi : 86
    Tên Thánh:
    Stanislaus
    Tên thật:
    Thao Dinh
    Đến từ: QLD
    Sở thích: Học Hỏi
    Nghề nghiệp: Tiểu Thương
    Cảm ơn
    320
    Được cảm ơn 418 lần
    trong 96 bài viết
    Nhận định sướng khổ để đánh giá cuộc đời linh mục có lẽ chỉ là chuyện tán gẫu cho vui thôi chứ thật sự không biết có ai đã từng so sánh sướng khổ để đi đến quyết đinh đi tu làm linh mục chưa?


    Không biết người ta định nghĩa sướng khổ như thế nào chứ riêng ở Úc thì dù linh mục (triều) có được những sự ưu đãi dưới đây nhưng mỗi năm may ra chỉ có được một vài người chịu chức linh mục:

    • Mỗi linh mục được địa phận cho mượn tiền không tính lời để tậu xe ô tô riêng. Mọi chi phí liên quan đến công việc, ăn ở, xe cộ đều do địa phận tài trợ.
    • Mỗi tuần được lãnh lương riêng từ địa phận, trên $1000 AUD/Tháng.
    • Mỗi tuần được nghỉ trọn một ngày. Trong ngày này được tự do rời khỏi giáo xứ mà không bị ai làm phiền.
    • Văn phòng giáo xứ chỉ mở cửa làm việc trong giờ hành chánh mà thôi. Ngoài giờ này có chuyện gì cần thiết phải nhắn tin cho cha để cha gọi lại. Có nhiều giáo xứ chỉ mở cửa làm việc một buổi trong vài ngày mỗi tuần.
    • Mỗi năm được đi du lịch 4 tuần có lương. Mười năm được đi tu nghiệp một lần.
    • Đa số các giáo xứ chỉ có Thánh Lễ cuối tuần mà thôi. Còn nếu trong tuần có Lễ thì chỉ có vài người già tham dự và rất ngắn gọn.
    • Khi đến tuổi ấn định thì được về hưu nếu muốn và được cấp lương hưu và viện dưỡng lão cho ở.
    • Nước Úc có khoảng 26% dân số là người Công Giáo (c.6 triệu). Chỉ có 15% người Công Giáo đi Lễ hàng tuần. Người ta nói đùa rằng phần còn lại chỉ đến nhà thờ có ba lần trong đời: khi rửa tội, kết hôn, và chết.
    Thay đổi nội dung bởi: Cát Bụi, 13-05-2012 lúc 08:26 AM

  10. 3 thành viên đã cảm ơn Cát Bụi vì bài viết này:

    allihavetogive (12-05-2012),Teresa Nhỏ Bé (11-05-2012),thuynguyen_gk (11-05-2012)

  11. #6
    Banned
    Trạng thái :   Judas_Phan đã thoát
    Tham gia : May 2012
    Bài gửi : 25
    Tên thật:
    Phan Lạc Mai
    Đến từ: Tràng Châu Phủ Lý
    Sở thích: Tranh luận
    Nghề nghiệp: Sinh viên
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn 25 lần
    trong 15 bài viết
    Làm linh mục sướng hay khổ? Một câu hỏi không có câu trả lời chính xác cho các trường hợp nói chung. Sướng hay khổ về mặt tinh thần hay về mặt thể xác? Đối với mỗi cá nhân đều có cảm nhận khác nhau.

  12. Thành viên đã cảm ơn Judas_Phan vì bài viết này:

    Mai Tín (12-05-2012)

  13. #7
    Mai Cồ's Avatar
    Trạng thái :   Mai Cồ đã thoát
    Tham gia : Jul 2010
    Bài gửi : 681
    Tên Thánh:
    Micae
    Tên thật:
    Đặng Ngọc Bình An
    Đến từ: Ho Chi Minh City, Vietnam, Vietnam
    Sở thích: Nghe nhạc thánh ca
    Nghề nghiệp: Kỹ sư điện tử
    Cảm ơn
    4,307
    Được cảm ơn 6,069 lần
    trong 826 bài viết
    Làm linh mục sướng lắm, sướng nhất là mỗi ngày trong lời nguyện Thánh Lễ được dâng lời cầu nguyện cho ông bà cha mẹ của mình. Một ngày mỗi linh mục dâng ít nhất một thánh lễ, chưa tính ngày Chúa Nhật dâng đến hai, ba thánh lễ. Như vậy, ông bà cha mẹ và người thân sẽ hưởng rất nhiều ơn. (trích chia sẻ của cha ở quê Mai Cồ).

    Như vậy làm linh mục sướng cho linh mục và sướng cho người thân.

  14. 2 thành viên đã cảm ơn Mai Cồ vì bài viết này:

    Mai Tín (12-05-2012),Teresa Nhỏ Bé (12-05-2012)

+ Trả Lời Ðề Tài

Chủ đề tương tự

  1. Linh Mục, Tu Sĩ đã làm gì cho giới trẻ?
    By You Are Mine in forum Huấn từ - Sứ điệp cho người trẻ
    Trả lời: 4
    Bài mới gửi: 30-05-2012, 08:16 PM
  2. Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 29-04-2011, 07:30 PM
  3. Chúa Hiển Linh tại Việt Nam
    By halleluyah in forum Suy niệm - Bài giảng
    Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 02-01-2011, 10:48 PM
  4. Chúa Nhật - Chúa Hiển Linh
    By You Are Mine in forum Suy niệm - Bài giảng
    Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 29-12-2010, 08:19 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình