Trạng thái :  
Tham gia : Jul 2010
Bài gửi : 1,036
Tên thật: Giuse Phạm Đăng Vinh
Đến từ: Gx Hàng Xanh
Sở thích: Cafe-8-Online
Nghề nghiệp: Bảo trì
Cảm ơn 5,276
Được cảm ơn 7,494 lần
trong 952 bài viết
Một vị Thánh
Vị thánh cho mọi thời
Don Bosco vừa là một vị thánh của quá khứ vừa là lời triệu báo liên tục về những gì Thiên Chúa muốn có trong lịch sử. Phải thấu hiểu ngài trong bối cảnh lịch sử, bởi lẽ lịch sử có khả năng rọi sáng lại quá khứ đã xảy ra, mà không làm lu mờ nó. Trên quan điểm này, Don Bosco là và sẽ mãi mãi là một vị thánh tiêu biểu cho miền Piémont thuộc nước Ý thời phục hưng, giống như thánh Inhaxio Loyola là vị thánh tiêu biểu miền Basque của Tây Ban Nha thế kỷ XVI. Ngài nhạy bén trước nền văn hóa đang ló dạng cần đến một sự tô điểm của Tin mừng, nhạy bén trước những phù phiếm và những bất trắc, nhạy bén trước những sự dữ cần phải đấu tranh, ngăn ngừa và chặn đứng, và vô cùng nhạy bén trước những nhu cầu của cuọâc sống tôn giáo và Hội thánh thời ngài, mọât Hội thánh đang bị tấn công nơi người lãnh đạo và nơi các cơ chế của mình. Việc học hỏi về Don Bosco của ta phải phân tích “Don Bosco toàn diện”, nghĩa là tất cả những gì 72 năm rưỡi của cuộc đời và sự đào luyện liên lỷ của chính ngài đã tạo nên nơi ngài. Lúc đó ta sẽ thấy rõ ngài được đào tạo theo nền thần học và linh đạo của thời ngài, ta cũng sẽ thấy rõ ngài đã chia sẻ ý thức của Hội thánh về chính mình dưới thời Giáo hoàng của Đức Piô IX như thế nào, và làm sao một số thái độ của ngài phản ánh sự đào luyện giáo sĩ mà ngài đã nhận được ở thời đại phục hưng.
Tưởng nhớ mọât người không phải là khảo cổ học. Việc tưởng nhớ ấy phải được nhìn dưới ánh sáng lịch sử, cũng phải đọc lịch sử trong viễn tượng tiên tri để coi lịch sử như nơi tàng chứa những giá trị vĩnh hằng và bất biến. Nhìn Don Bosco trong viễn tượng ấy, ta dễ tìm được nơi ngài những ý tưởng thường hằng của Thiên Chúa, một tính khí và tinh thần cởi mở cách năng động trước tương lai và thực tại sống còn của sứ mệnh ngài.
Giáo hội đã rút ra những yếu tố tích cực ấy từ con người lịch sử và giới thiệu cho thời đại chúng ta và cho nền văn hóa của chúng ta.
Đức Giáo hoàng Phaolô VI nói : “Những nguyên tắc Kitô giáo và nhân bản mà Don Bosco lấy làm cơ sở cho những trực gác giáo dục của ngài chứa đựng những giá trị không bao giờ lỗi thời vì chúng là mẫu mực vô song về nền nhân bản sư phạm Kitô giáo... cắm rễ sâu trong Tin mừng”.
Những trang sách sau đây là mọât cố gắng nhằm làm nổi bật một số những yếu tố vĩnh hằng nơi sự thánh thiện của Don Bosco, trong khi nhấn mạnh đặc biệt trên sự năng động tông đồ của ngài và “ơn hợp nhất”, nhờ đó ngài biết kết hợp môt cách sinh động kinh nguyện vào lao động. Don Bosco là một vị thánh hoạt động, đó là điều không thể chối cãi.
Vị thánh hoạt động
Nhìn ngược trở lại, chắc chắn chúng ta có thể quả quyết rằng Don Bosco không những là khởi nguồn của mọât hậu duệ thiêng liêng đông đúc, mà còn là khởi nguồn của mọât nền “linh đạo” đích thực và chuyên biệt trong Giáo hội. Các cuộc nghiên cứu đều chứng minh đây là một trường phái linh đạo chân chính. Mọât linh đạo tông đồ hay linh đạo hành đọâng như người ta thích gọi thế.
Linh đạo của hành động trong bối cảnh văn hóa ngày nay có thể gặp nguy cơ bị ngộ nhận. Thực vậy, có nhiều người nghĩ rằng hoạt động là con đường duy nhất trong đó con người giải thích chính mình và tác động trên chính mình, trên kẻ khác và thế giới. Các việc thực hành và thực hành đúng đắn luôn luôn là tiêu điểm trong thần học về linh đạo, là khoa học về hoạt động của con người được Thánh Thần làm cho sống động.
Giáo hội không lạ lẫm gì trước vấn đề này như được thấy rõ nơi lịch sử của các vị Đại tông đồ trong các thế kỷ trước. Trong một thế giới đặt nặng về những từ như thực hành, lao động, hành động, hoạt đọâng, thì đời sống của Don Bosco có thể làm một khuôn mẫu cho tất cả những ai muốn dấn mình một cách tích cực để xây dựng mọât thế giới phù hợp với tầm vóc của một con người được thấm nhập bởi Thần Khí của Tin Mừng, bởi vì đường lối hoạt đọâng của người ấy được buộc chặt vào với công trình cứu chuộc của Thiên Chúa, và tùy thuọâc vào công trình ấy.
Hành động là một chiều kích sơ đẳng của đời sống, không thể định nghĩa nó mọât cách khắt khe được. Tuy nhiên, ta có thể nhìn ra nơi nó mọât cặp chuyển động: một chuyển động nội tại lý giải và điều khiển các hành đọâng và công việc ngoại tại, và mọât chuyển động trực tiếp nhắm biến đổi sự vạât. Chỉ có loại chuyển đọâng thứ nhất là thực sự hoàn thiện hóa con người và các giá trị của nó. Giá trị của Don Bosco, không chỉ ở những gì ngài làm và truyền lại, nhưng nhất là ở cái ngài là và ở cái ngài có ý hoàn thành. Đấy là đường lối đúng đắn để đánh giá ngài.
Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này: