Trạng thái :  
Tham gia : Dec 2010
Bài gửi : 147
Tên thật: Lê Hoàng Hải
Đến từ: Gx Phong Hòa, Gp Vĩnh Long
Sở thích: ăn và ngủ
Nghề nghiệp: lăng xăng
Cảm ơn 619
Được cảm ơn 908 lần
trong 147 bài viết
Giáo xứ Long Thắng - Khi hoàng hôn xuống dần...
GIÁO XỨ LONG THẮNG - KHI HOÀNG HÔN XUỐNG DẦN...
"Dù sống trong danh vọng,
Con người cũng không thể trường tồn.
Thật nó chẳng khác chi
Con vật một ngày kia phải chết."
(Lời Chúa trong thánh vịnh 49, câu 13)
Cuộc đời, gió thoảng mây bay, chẳng mấy chốc nhìn lại đã thấy mình chỉ là thân bèo bọt trong vòng xoáy vô thường vũ trụ, đời sống con người chẳng mấy chốc tan biến, hơn thua thành bại rồi cũng trở về hư không hết thảy...
Cho dù đời này có của cải chất cao như núi, tiền bạc có nhiều như nước biển, thì khi chết rồi cũng chỉ là một đống thịt hôi thối mà thôi. Cái chết của con người sẽ chẳng có giá trị gì hơn cái chết của một con vật, nếu lúc còn sống người đó không có công nghiệp gì giúp ích cho linh hồn mình. "Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì có ích gì?" (Mt 16, 26).
Ở đây chúng ta không tìm thêm triết lý hay tư tưởng cao siêu nào nữa, vì với những điều Chúa Giê-su đã mặc khải đã đủ để tin và được cứu độ rồi. Nhưng một đức tin không có việc làm là một đức tin chết, cả đời không có công phúc gì sao ước ao nước Thiên đàng cho đặng, nói theo kiểu dân dã Tây Nam Bộ là "làm biếng mà kiếm miếng cho ngon"!
Là người Ki-tô hữu, chúng ta không thể không nhớ một mệnh lệnh mà Chúa Giê-su đã truyền trong Tin Mừng thánh Mát-thêu chấp bút: "Anh em đã được cho không thế nào thì cũng hãy cho không như vậy." (Mt 10, 8). Đi kèm với mệnh lệnh này là lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự quan phòng của Thiên Chúa.
Chính vì thế, có nhiều chủ chăn đã làm việc cho không con cái qua nhiều hình thức. Ở vùng Kinh Tư nghe nói có ông Cha châm cứu trị bịnh, cho bịnh nhân lưu trú miễn phí; ở Năm Căn nghe nói có ông Cha bắc cả trăm cây cầu để xóa cầu khỉ... Đó là các Cha ở thôn quê; còn ở thành thị, ít thấy nhà thờ nào có hình thức từ thiện mà miễn 100% chi phí cho giáo dân, hình như mọi phúc lợi từ nhà Chúa đều được dịch vụ hóa, từ việc gởi chiếc xe để tham dự Thánh lễ đến việc cho học sinh lưu trú, hoặc bán rẻ, hoặc bán đúng giá... Xin nhắc lại, người viết không bày tỏ thái độ khích bác hay chê trách gì cả, mà vì việc-từ-thiện-cho-không như lời Chúa dạy quá ít thấy, đến nỗi chưa thể coi đó là nét chính của Công giáo. Chúng ta cần nhìn lại, tự vấn lương tâm mình xem, đã có nhà thờ nào là niềm tự hào của chúng ta về mặt bác ái xã hội hay chưa? Nếu có nhiều, thì đó thật sự là một sự may mắn lớn lao. Nếu chúng ta chưa thấy cái nào, thì cũng đáng buồn, nhưng hãy cố gắng tìm và giúp đỡ chút gì đó cho căn nhà thờ mà chúng ta tìm được, (một lời cầu nguyện chẳng hạn...), để sau này, lỡ có gặp người anh em đạo khác, chúng ta còn có một nơi nào đó của Công giáo để nói về, và hơn hết, để sau này còn có cái mà trình bày trước tòa Chúa...
Chúng tôi (những người viết bài này) cũng đã từng hoang mang thực sự, khi nhìn thấy có những ngôi chùa đổ ra hàng tỉ để cứu trợ Phật tử, và nhà thờ cũng đổ ngần ấy tiền, thậm chí hơn, nhưng để xây dựng nhà thờ cho hoành tráng, xây tháp chuông cao vút, mua xe xịn chỉ để làm xe tang... tất cả, với con mắt nhà quê của chúng tôi, là một sự phí phạm đáng kể và tàn nhẫn, nếu giáo dân xứ đó còn nghèo còn đói, trẻ con xứ đó còn thất học, sinh viên xứ đó còn phải đi làm nhiều hơn đi học, người bệnh xứ đó còn phải nằm chờ phép lạ để có tiền trị bệnh...
Nếu có bạn nào cảm thấy khó chịu vì cách nhìn của chúng tôi, cũng xin nhớ lại rằng, chúng tôi không phát biểu bằng cảm tính, mà đứng trên nhân sinh quan Ki-tô giáo: "Ngày Sa-bát làm ra vì con người, chứ con người không vì ngày Sa-bát." (Mc 2, 27). Ở bất cứ thời buổi nào hoặc bất cứ nơi đâu mà đề cao giá trị con người hơn giá trị vật chất, thì nơi đó xứng đáng gọi là xã hội văn minh. Trong ngữ cảnh này, ngược lại với "văn minh", ta có từ nào sát nghĩa hơn "man rợ"?
Nhưng nói như thế, không phải là hô hào làm những công cuộc bác ái vĩ đại vượt sức, mà là làm những việc vừa sức mình, mà sinh ích lợi cho kẻ khác, lại không ràng buộc người ta vì hưởng phúc lợi mình tạo ra mà phải thế này thế kia. Chỉ như thế, là đủ với tinh thần "cho không", được Chúa Giê-su dạy, và được các Thánh lưu truyền lại xưa tới nay.
Chúng tôi đã tìm và gặp, một ngôi nhà thờ nhỏ, một ông Cha nhỏ, ở vùng thôn quê hẻo lánh của tỉnh Đồng Tháp. Nơi đó, giáo dân ghi lễ không được bỏ tiền vào bao thơ, tới nhận nước đóng bình về nhà uống không phải trả tiền, mỗi chiều thứ Bảy lễ xong cả cộng đoàn cả ngàn người cùng ở lại ăn cơm nhưng không để thùng "hiệp thông" nào cả. Nơi đó, người bịnh nghèo được giới thiệu đi chữa trị, học sinh sinh viên có học bổng hàng năm, các cháu mầm non được gởi bán trú mà cha mẹ không phải đóng tiền...

Bàn ghi ý lễ tại nhà thờ Long Thắng
Thắc mắc lớn nhất đặt ra là ông Cha đó tiền ở đâu ra mà nhiều vậy, rồi ổng sống bằng gì?
Ở lại Long Thắng (xứ đạo nói trên) một ngày, ăn cơm chung với ông Cha, bạn sẽ thấy thương ổng nhiều. Vì không dặn ông bếp có khách nên bữa cơm dọn ra như thường nhật, hết sức sơ sài. Hai ba trái ớt, vài con cá rô chiên, một bát canh rau má nấu suông. Chỉ vậy thôi! Nếu là ngày bình thường có người tới làm ở nhà máy nước hoặc có người tới làm việc ở nhà thờ, thì Cha ăn chung với họ, họ ăn gì Cha ăn nấy, không có phân chia mâm riêng bàn riêng. Hỏi ông bếp, được nói rằng: "Gạo này giáo dân cho, nếu hết thì mua; đồ ăn cũng mua ở chợ gần đó, có khi giáo dân cho cá bắt được thì khỏi đi chợ!"
Đem thắc mắc "tiền ở đâu Cha có?" ra hỏi, Cha cười, trả lời "tiền của Cha các từng trời chứa còn không đủ". (Nhưng được ông Trùm kể lại, đầu tuần Cha đi Sài Gòn xin tiền, nhờ các ân nhân, các mạnh thường quân hỗ trợ. Có lần, phụng lịnh Đức Cha đi xin tiền cất một nhà thờ ở xứ khác, có cả ban Quới Chức cùng đi. Lần đó đi làm lễ và quyên góp ở nhà thờ C.K. quận I, Cha Tường và cả đoàn phải ngủ ở nhà kho của nhà thờ, không có mùng mền chi cả, ngột ngạt quá nên Cha Tường cùng các ông đi cùng ngủ luôn ngoài trời cho mát, sáng vẫn làm lễ khỏe re).
Có khi Cha cũng than: "Xin tiền bây giờ cực lắm các ông ơi, mấy ngày nay tôi đi tới Đức Trọng, vòng về Hố Nai, rồi về Sài Gòn, mà không xin được một cắc. Người ta thấy số điện thoại mình thì người ta không bắt máy, hoặc người ta nói không có nhà... Mình tới đại thì người ta than bịnh than mệt không tiếp được, có người thí cho tôi một trăm ngàn như đuổi tà. Bây giờ người ta truyền tai nhau: 'Thấy số điện thoại Cha Tường hiện lên trong máy là phát ớn rồi!' ..."
Nghĩ cũng cám cảnh, tôi nhìn quanh, trời đã tối, sân nhà thờ vắng hoe, phía sau nhà thờ là đồng ruộng đang ngập mênh mông nước...
Trong cơn giông...
Honesty
20:15, 3rd Jan 2013 #1649Cám ơn Tin Yeu Ca đã mở lại bài này, bây giờ mình mới được đọc. Thật cảm động! Xin Chúa chúc lành cho những Mục tử tốt lành của Ngài !
Honesty
20:18, 3rd Jan 2013 #1650ACE chúng mình tiếp tục cầu nguyện thật nhiều cho Cha Chánh Xứ Hải Lâm nhé !