+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 9 của 9

Chủ đề: Tìm hiểu về Nhân bản Kitô Giáo

  1. #1
    halleluyah's Avatar
    Trạng thái :   halleluyah đã thoát
    Tham gia : Aug 2010
    Bài gửi : 145
    Tên thật:
    JMAG NQĐ
    Đến từ: HX- Đất lành chim đậu!
    Sở thích: nhiều quá, chả nhớ nổi....:)
    Nghề nghiệp: lại đi học gồi...:)
    Cảm ơn
    126
    Được cảm ơn 293 lần
    trong 82 bài viết

    Tìm hiểu về Nhân bản Kitô Giáo

    Chào anh chị em rất iu vấu của 4rum GTCG ^^
    Nói về Nhân Bản thì chắc nhiều ACE trong 4rum còn rành hơn cả Hall (nhất là mấy AC Huynh Trưởng-GLV, những người chắc đã nhiều lần lên lớp với bài học Nhân Bản cho các em Thiếu Nhi). Tài liệu sau không nhắm đến việc giảng dạy cho các em Thiếu nhi, mà nhằm mục đích để các AE tìm hiểu chính mình, như kiểu cha Pet. Nguyễn Văn Hiền đã từng nói: "Cái cốt yếu khi học Nhân Bản là để sửa cái gốc, chứ không phải là chắp vá cái ngọn". Có nhiều tài liệu khi sử dụng ở đây không còn thấy xuất hiện trên thị trường nữa,nếu em tìm được trên gú gồ thì sẽ "sang " lại cho nhanh. Cũng xin noí thêm đây là tài liệu cha Hiền, e tóm lại những điểm chính yếu mà em kịp ghi chép lại....

    GIẢNG KHÓA NHÂN BẢN
    I.Nội dung:
    Giúp GLV biết mình để tu than, bảo tồn và phát huy cũng như làm chủ bản than và cuộc sống của mình, biết người để cảm thông, nâng đỡ và hợp tác cũng như làm chủ các mối quan hệ của mình với người khác
    II.Mục đích:
    Theo học giảng khóa này, GLV ý thức rõ hơn bản than mình và sự cần thiết phải tổ chức và thống nhất đời sống mình, đồng thời mở ra cho đối thoại và hợp tác
    III.Những điều căn bản
    1.Nhân bản (Nhân: người – bản: gốc) là bản chất cốt yếu của con người
    2.Xét về khía cạnh con người cũng đã có nhiều học thuyết, chủ nghĩa đưa ra cách giải thích khác nhau:
    -Thuyết duy lý: Con người là con vật có lý trí (phát huy sự hiểu biết)
    -Thuyết duy xã hội: Con người là sản phẩm do xã hội làm ra (nên chịu ảnh hưởng của xã hội:”trong bầu thì tròn, trong ống thì dài”)
    -Thuyết hiện sinh: Con người là loài biết mình sẽ chết (đề cao tình cảm, con người có khả năng vượt lên chính mình =>chiều kích hướng thượng)
    …………….
    Tuy nhiên, những định nghĩa đó chỉ đưa ra một khía cạnh trong định nghĩa về con người, nên nó chưa hoàn toàn đầy đủ. Giáo lý Công giáo dạy chúng ta rằng: “Con người là hình ảnh của Thiên Chúa” (nên có tính linh thiêng và độc đáo, độc nhất)
    -Con người không chỉ là vật chất mà còn mang tính linh thiêng, không chỉ có thể lý mà còn biết yêu mến, nên vì thế phải tôn trọng sự linh thiêng của con người.
    -Thiên Chúa là Đấng duy nhất, nhưng không đơn độc, là 1 Chúa nhưng lại có Ba Ngôi => mỗi người là duy nhất, độc đáo nên cần có người khác bổ sung, nên phải sống với, sống cùng, sống vì, sống cho…..thì mới có thể làm người. Vì thế, bản chất của Thiên Chúa và của con người là Tình Yêu
    3. Rèn luyện nhân bản: là phát huy tính người, thực hiện qua cách ứng xử trước một hoàn cảnh nào đó làm nên tính cách riêng của mình (nhân cách). Người có nhân cách là người thống nhất, có lý trí, trong sáng trong mọi hoàn cảnh,kiên định với con đường đã đề ra.

    =>Nhân bản Kitô Giáo đã cống hiến cho nhân loai 1 cái nhìn hoàn hảo về con người với đủ các chiều kích thể xác, tinh thần,xã hội và tôn giáo. Nhân bản KTG có khả năng giúp cho con người nhận biết và thể hiện mình một cách toàn diện: một tình yêu rộng mở và trao ban.

    (Còn tiếp)

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:

    *.* ...Còn chờ chi nữa chưa cùng song hành
    Dẹp mọi chuyện xung khắc rồi gánh vác nhau
    Vì đời đen tối nay đã không còn
    Vì Chúa đến nơi rồi...!!
    *.*





  2. 9 thành viên đã cảm ơn halleluyah vì bài viết này:

    3T_thanhtuyen (27-10-2011),allihavetogive (27-10-2011),An Vi (15-08-2012),Bông Hoa Nhỏ (01-11-2011),dawnbui (07-11-2011),duongga17 (22-10-2012),Pere Joseph (02-11-2011),Phero_Hau (14-08-2012),smiles (26-10-2011)

  3. #2
    halleluyah's Avatar
    Trạng thái :   halleluyah đã thoát
    Tham gia : Aug 2010
    Bài gửi : 145
    Tên thật:
    JMAG NQĐ
    Đến từ: HX- Đất lành chim đậu!
    Sở thích: nhiều quá, chả nhớ nổi....:)
    Nghề nghiệp: lại đi học gồi...:)
    Cảm ơn
    126
    Được cảm ơn 293 lần
    trong 82 bài viết
    Tìm hiểu Nhân Bản trước tiên là tìm hiểu về chính mình để biết rõ con người của mình:những mặt sáng nào cần được phát huy, những mặt tối nào cần được khắc phục?
    Để "Biết mình", chúng ta có thể sử dụng những cách sau:
    -Tự khám phá bản thân (Soi gương)
    -Nhờ người khác nói cho mình biết mình là ai
    -Nhờ khoa học tâm lý
    .................
    Một trong những phương pháp khá chính xác và thông dụng hiện nay là bản trắc nghiệm số cá tính RHETI. Tuy nhiên, khi search trên Google thì Hall thấy ít có trang web hay blog nào làm đầy đủ về phần này. Vì thế, để tiện cho ACE sử dụng, Hall sẽ post hết phần trắc nghiệm này kèm theo những chỉ dẫn trong phần "Tìm hiểu cửu loại tính" cũng như phần hướng dẫn để áp dụng nó sao cho đúng với tinh thần Kitô giáo.
    Hướng dẫn làm bản trắc nghiệm RHETI: Có tất cả 144 câu, mỗi câu có 2 trường hợp được đặt ra. Các bạn sẽ chọn câu nào giống hoặc gần giống nhất với cá tính của mình, không chọn câu đúng nhất. Cố gắng làm hết 144 câu. Nhớ đánh dấu câu mình chọn ra một tờ giấy. Sau khi chọn xong, tổng kết số phương án mà bạn chọn, hướng dẫn tổng kết sẽ cho ở cuối bài.
    Nào, bây giờ mời ACE bắt đầu........^^


    1. a. Tôi là người lãng mạn và giàu tưởng tượng (E)
    b. Tôi là người có óc thực tế (B)
    2. a. Tôi thích đương đầu với những chống đối (G)
    b. Tôi thích tránh né những chống đối (A)
    3. a. Tôi là người hấp dẫn, có tham vọng và tài ngoại giao (C)
    b. Tôi là người ngay thẳng, trọng hình thức và lý tưởng (D)
    4. a. Tôi thích được chú ý và có cảm xúc mạnh (H)
    b. Tôi thích tự phát và ham vui (I)
    5. a. Tôi là một người hiếu khách và thích có những bạn mới (F)
    b. Tôi là người kín đáo và không mấy hòa đồng với người khác (E)
    6. a. Tôi thường dễ phát khùng lên với mình (B)
    b. Tôi không dễ phát khùng lên với mình (A)
    7. a. Tôi là người thích ứng trong mọi hoàn cảnh (G)
    b. Tôi là người có lý tưởng cao, thích mọi việc diễn ra trong trật tự (D)
    8. a. Tôi cần bày tỏ cảm tình âu yếm cho người khác (F)
    b. Tôi thích duy trì một khoảng cách nào đó với người khác (H)
    9. a. Trước một kinh nghiệm mới tôi thường tự hỏi xem điều đó có hữu ích cho tôi không (C)
    b. Trước một kinh nghiệm mới tôi thường tự hỏi xem điều đó có thú vị không (I)
    10. a. Tôi có khuynh hướng tập trung quá nhiều vào mình (E)
    b. Tôi có khuynh hướng tập trung quá nhiều vào người khác (A)
    11. a. Người khác cậy dựa vào sự hiểu biết và kiến thức của tôi (H)
    b. Người khác cậy dựa vào sức mạnh và tính kiên quyết của tôi (G)
    12. a. Tôi thấy mình thiếu tự tin (B)
    b. Tôi thấy mình rất tự tin (D)
    13. a. Quan hệ của tôi thường hướng về tình cảm hơn về mục đích công việc (F)
    b. Quan hệ của tôi thường hướng về công việc hơn tình cảm (C)
    14. a. Tôi khó nói to cho người khac nghe những điều mình cảm nghĩ (E)
    b. Tôi bộc trực – tôi đã nói những gì người khác ước ao có can đảm để nói (I)
    15. a. Tôi thường cân nhắc và khó chọn lựa dứt khoát (H)
    b. Tôi thích chọn lựa dứt khoát và không dễ thay đổi (D)
    16. a. Tôi có khuynh hướng hay do dự và chần chừ (B)
    b. Tôi có khuynh hướng táo bạo và độc đoán (G)
    17. a. Tôi miễn cưỡng phải pha mình vào những rắc rối của người khác (A)
    b. Tôi pha mình vào những rắc rối của người khác chỉ vì tôi muốn họ cần đến tôi (F)
    18. a. Tôi thường gác lại tình cảm một bên để công việc được tiến hành (C)
    b. Tôi thường dựa vào tình cảm của mình trước khi có thể hành động (E)
    19. a. Nói chung, tôi là người có phương pháp và thận trọng (B)
    b. Nói chung, tôi ưa mạo hiểm và liều lĩnh (I)
    20. a. Tôi là người thích nâng đỡ và trao ban, thích đồng hành với người khác (F)
    b. Tôi là người nghiêm túc, khép kín, thích tranh cãi vấn đề (D)
    21. a. Tôi cảm thấy mình cần được coi là một “cột trụ sức mạnh” (G)
    b. Tôi cảm thấy cần thực hiện công việc cách hoàn hảo (C)
    22. a. Nét đặc trưng của tôi là thích những vấn đề khó khăn và duy trì tính độc lập (H)
    b. Nét đặc trưng của tôi là thích duy trì sự ổn định và bình an trong tâm hồn (A)
    23. a Tôi quá cứng cỏi và hay hoài nghi (B)
    b. Tôi thường quá mủi lòng và dễ cảm động (F)
    24. a. Tôi thường lo sợ mình mất dịp may để tận hưởng cuộc đời (I)
    b. Tôi thường lo rằng nếu tôi thiếu đề phòng thì ai đó sẽ chiếm mất phần ưu thế của tôi (G)
    25. a. Thói quen thiếu cởi mở của tôi đã làm cho người khác bực mình (E)
    b. Thói quen sai khiến người khác của tôi đã làm họ khó chịu (D)
    26. a. Khi những khó khăn xảy ra cho tôi, tôi có thể giải quyết chúng (A)
    b. Khi những khó khăn xảy ra cho tôi, tôi giải khuây bằng những gì làm tôi thích thú (I)
    27. a Tôi cậy dựa vào bạn bè và họ biết rằng họ có thể nương tựa vào tôi (B)
    b. Tôi không cậy dựa vào người khác, tôi tự làm mọi việc (C)
    28. a. Tôi có khuynh hướng không bị lệ thuộc và không bị người khác thu hút (H)
    b. Tôi hay thay đổi và hay nghĩ đến bản thân (E)
    29. a. Tôi thích thử thách người khác và làm cho họ nổi sung lên (G)
    b. Tôi thích an ủi người khác và làm họ dịu xuống (F)
    30. a. Nói chung, tôi là người thích giao du, thân thiện và hòa đồng (I)
    b. Nói chung, tôi là người đứng đắn và kỷ luật tự giác (D)
    31. a. Tôi thường mắc cở khi phải tỏ khả năng của mình ra (A)
    b. Tôi thường thích cho người khác biết điều gì tôi có thể làm và làm khá tốt (C)
    32. a. Đối với tôi, theo đuổi những lợi ích cá nhân thì quan trọng hơn là được an ủi và an toàn (H)
    b. Đối với tôi, được an ủi và an toàn thì quan trọng hơn là theo đuổi những lợi ích cá nhân (B)
    33. a. Khi có xung đột với người khác, tôi có khuynh hướng rút lui (E)
    b. Khi có xung đột với người khác, rất ít khi tôi nhường nhịn (G)
    34. a. Tôi quá dễ dàng nhượng bộ và để người khác đẩy tôi đi (A)
    b. Tôi quá cương quyết và đòi hỏi cao ở người khác (D)
    35. a. Tôi được đánh giá cao vì tinh thần bất khuất và tính hay khôi hài (I)
    b. Tôi được đánh giá cao vì sức mạnh trầm lặng và tính quảng đại hiếm có (F)
    36. a. Phần lớn thành công của tôi là nhờ tài gây được ấn tượng tốt nơi người khác (C)
    b. Tôi đã đạt được khá nhiều thành công mặc dù tôi thiếu quan tâm đến việc phát triển những kỹ năng tương giao giữa người với người (H)
    37. a Tôi hãnh diện về sự kiên nhẫn và hiểu biết lẽ phải của mình (B)
    b. Tôi hãnh diện về sự độc đáo và óc sang tạo của mình (E)
    38. a. Tôi là người dễ tính và được người khác chấp nhận (A)
    b. Tôi là người khó lay chuyển và độc đoán (G)
    39. a. tôi cố hết sức để được chấp nhận và được yêu thích (C)
    b. Được chấp nhận và yêu thích không phải là ưu tiên hang đầu đối với tôi (D)
    40. a. Trong khi phản ứng lại áp lực từ người khác, tôi càng trở thành người co cụm hơn (H)
    b. Trong khi phản ứng lại áp lực từ người khác, tôi càng trở nên người hiếu chiến hơn (I)
    41. a. Người ta lưu ý đến tôi bởi vì tôi thân thiện, hòa đồng, hấp dẫn và quan tâm đến họ (F)
    b. Người ta lưu ý đến tôi bởi vì tôi trầm lặng, lạ lùng và sâu sắc(E)
    42. a. Bổn phận vá trách nhiệm là những giá trị quan trọng đối với tôi (B)
    b. Hòa hợp và được chấp nhận là những giá trị quan trọng đối với tôi (A)
    43. a. Tôi cố gắng thúc đẩy người khác bằng cách tạo nên những chương trình lớn lao và hứa hẹn tốt đẹp (G)
    b. Tôi cố gắng thúc đẩy người khác bằng cách cho thấy những hậu quả của sự không làm theo lời khuyên của tôi (D)
    44. a. Ít khi tôi bày tỏ cảm xúc của mình ra bên ngoài (H)
    b. Tôi hay bày tỏ cảm xúc của mình ra bên ngoài (F)
    45. a. Để ý tới chi tiết không phải là một trong những sở trường của tôi (I)
    b. Tôi rất thích để ý đến những chi tiết (C)
    46. a. Tôi thường hay nhấn mạnh đến việc tôi khác với bạn bè ra sao (E)
    b. Tôi thường hay nhấn mạnh đến những cái tôi giống với bạn bè (A)
    47. a. Khi tình huống trổ nên sôi nổi, tôi có khuynh hướng đứng ngoài lề (H)
    b. Khi tình huống trổ nên sôi nổi, tôi có khuynh hướng nhập cuộc (G)
    48. a. Tôi bênh vực bạn bè ngay cả khi họ sai lầm (B)
    b. Tôi không muốn bao che khi bạn tôi sai lầm(D)
    49. a. Tôi luôn ủng hộ người khác (F)
    b. Tôi là người dám nghĩ dám làm khi có người thúc đẩy mạnh(C)
    50. a. Khi gặp rắc rối, tôi có khuynh hướng nghiền ngẫm những khó khăn của mình (E)
    b. Khi gặp rắc rối, tôi hay tìm cách để giải khuây (I)
    51. a. Tôi thường có xác tín mạnh và nhận thức rõ về các sự việc phải như thế nào (D)
    b. Tôi thường hay có những ngờ vực nghiêm trọng và hay tự hỏi sự việc phải như thế nào (H)
    52. a. Tôi đã tạo ra khó khăn cho người khác bằng cách quá bi quan và hay phàn nàn (B)
    b. Tôi đã tạo ra khó khăn cho người khác bằng cách quá hống hách và ưa điều khiển (G)
    53. a. Tôi có khuynh hướng hành xử theo cảm tính và để cho công việc muốn đến đâu thì đến (F)
    b. Tôi không thích hành xử theo cảm tính kẻo vấn đề càng trở nên phức tạp hơn (A)
    54. a. Tôi thích được mọi người chú ý (C)
    b. Tôi không thích được mọi người chú ý (E)
    55. a. Tôi đã cẩn thận và cố gắng chuẩn bị cho những khó khăn bất ngờ (B)
    b. Tôi ưa bộc phát và khi những khó khăn xảy ra tôi thích ứng biến hơn (I)
    56. a. Tôi tức giận khi người khác không tỏ ra đánh giá đúng những gì tôi đã làm cho họ (F)
    b. Tôi tức giận khi người khác không lắng nghe những gì tôi nói với họ (D)
    57. a. Đối với tôi, độc lập và tự lực là các yếu tố rất quan trọng (G)
    b. Đối với tôi, được coi trọng và khâm phục là những yếu tố rất quan trọng (C)
    58. a. Khi tranh luận với bạn bè, tôi có khuynh hướng thúc bách người khác theo ý mình (H)
    b. Khi tranh luận với bạn bè, tôi có khuynh hướng để cho sự việc tiến hành tự do (A)
    59. a. Tôi thường muốn những người thân phải yêu thương tôi nhất (F)
    b. Tôi thường “thử thách” những người thân để xem họ có thực lòng với tôi không (B)
    60. a. Tạo nên của cải và tiến hành công việc là một trong những mặt mạnh của tôi (G)
    b. Đề cập đến những ý tưởng mới và làm cho người khác hồ hởi về chúng là một trong những mặt mạnh của tôi (I)
    61. a. Tôi có khuynh hướng thích giữ kỉ luật và rất nghiêm khắc với mình (D)
    b. Tôi có khuynh hướng rất hay cảm xúc và không thích kỉ luật (E)
    62. a. Tôi cố gắng giữ cho đời mình luôn tiến nhanh, co cảm xúc mạnh và đầy hứng thú (I)
    b. Tôi cố gắng giữ cho đời mình đều đặn, ổn định và bình an (A)
    63. a. Tôi cảm thấy không thoải mái khi phải bở những điều cam kết trong quá khứ, vì thế tôi đã gặp khó khăn khi có những thay đổi lớn trong cuộc đời (B)
    b. Tôi không thích những cam kết dài hạn, vì thế tôi đã có những thay đổi lớn trong đời tương đối dễ dàng (C)
    64. a. Tôi có khuynh hướng khuyếch đại những cảm xúc của mình và để ý tới chúng trong thời gian dài (E)
    b. Tôi có khuynh hướng giảm thiểu những cảm xúc của mình và không chú ý nhiều tới chúng (H)
    65. a. Tôi đã lưu tâm và chăm sóc nhiều người (F)
    b. Tôi đã hướng dẫn và thúc đẩy nhiều người (G)
    66. a. Tôi quá nghiêm túc và khắt khe với chính mình (D)
    b. Tôi quá tự do thoải mái và dễ dãi với chính mình (I)
    67. a. Tôi tự khẳng định và buộc mình phải vượt lên trên (C)
    b. Tôi khiêm tốn và hạnh phúc bước đi bằng chính đôi chân của mình (A)
    68. a. Tôi hãnh diện về sự trong sáng và tính khách quan của tôi (H)
    b. Tôi hãnh diện về sự đáng tin cậy và dấn thân của tôi (B)
    69. a. Tôi mất nhiều thời giở nhìn vào nội tâm – hiểu rõ những tình cảm của mình quan trọng thế nào đối với tôi (E)
    b. Tôi không mất nhiều thời giở nhìn vào nội tâm – hoàn thành công việc là điều quan trọng đối với tôi (G)
    70. a. Tôi nghĩ mình là một người lạc quan và thờ ơ (A)
    b. Tôi nghĩ mình là một người nghiêm túc và có phẩm chất (D)
    71. a. Tôi có một trí khôn lanh lẹ và một nghị lực vô hạn (I)
    b. Tôi có một trái tim hay quan tâm và sự hiến dâng sâu xa (F)
    72. a. Tôi theo đuổi những hoạt động nào có hy vọng được khen thưởng và bản thân được công nhận (C)
    b. Tôi sẵn sàng từ bỏ phần thưởng và sự công nhận để được làm điều tôi thực sự ưa thích (H)
    73. a. Tôi không chú ý chu toàn những nghĩa vụ có tính chất xã hội (E)
    b. Tôi thường thi hành những nghĩa vụ có tính chất xã hội một cách rất nghiêm túc (B)
    74. a. Trong hầu hết các tình huống, tôi thích chỉ huy hơn (G)
    b. Trong hầu hết các tình huống, tôi thích để cho người khác chỉ huy (A)
    75. a. Qua năm tháng, những giá trị và lối sống của tôi đã đôi lần thay đổi (C)
    b. Qua năm tháng, những giá trị và lối sống của tôi vẫn không thay đổi (D)
    76. a. Nói chung, tôi không có nhiều kỷ luật tự giác (I)
    b. Nói chung, tôi không có nhiều mối quan hệ với người khác (H)
    77. a. Tôi thường cảm thấy rất dễ bị tổn thương trong tương quan với người khác (E)
    b. Tôi thường cảm thấy rằng những hy sinh của tôi bị người khác không đánh giá cao (F)
    78. a. Tôi có khuynh hướng nghĩ đến những tình huống tồi tệ nhất (B)
    b. Tôi có khuynh hướng nghĩ rằng mọi sự sẽ tiến triển cách tốt nhất (A)
    79. a. Người ta tin tưởng tôi vì tôi tự tin và có thể để ý đến họ (G)
    b. Người ta tin tưởng tôi vì tôi công bình và sẽ làm cái gì đúng (D)
    80. a. Thông thường, tôi đã bị lôi kéo vào những kế hoạch của tôi đến nỗi trở nên tách rời khỏi người khác (H)
    b. Thông thường, tôi rất thích xía vô chuyện của người khác đến nỗi xao lãng những kế hoạch của mình (F)
    81. a. Khi gặp người lạ, tôi thường bình tĩnh và dè dặt (C)
    b. Khi gặp người lạ, tôi thường ưa nói chuyện phiếm và vui nhộn (I)
    82. a. Nói chung, tôi có khuynh hướng bi quan (E)
    b. Nói chung, tôi có khuynh hướng lạc quan (A)
    83. a. Tôi thích sống trong thế giới nhỏ bé của riêng tôi hơn (H)
    b. Tôi thích để cho thế giới biết tôi đang có mặt ở đây (G)
    84. a. Tôi thường bị rối loạn bởi trạng thái hốt hoảng, bất an và ngờ vực (B)
    b. Tôi thường bị rối loạn bởi sự giận dữ, thái độ cầu toàn và bất nhẫn (D)
    85. a. Tôi nhận ra rằng tôi thường quá riêng tư và thân mật (F)
    b. Tôi nhận ra rằng tôi thường quá lạnh lùng và xa cách (C)
    86. a. Tôi đã thua thiệt bởi vì tôi không tỉnh táo đủ để nắm lấy cơ hội (E)
    b. Tôi đã thua thiệt bởi vì tôi theo đuổi quá nhiều cơ hội (I)
    87. a. Tôi thường mất nhiều thời gian để bắt đầu công việc (H)
    b. Tôi thường bắt đầu công việc mau lẹ (D)
    88. a. Tôi thường gặp khó khăn khi quyết định (B)
    b. Tôi ít gặp khó khăn khi phải quyết định (G)
    89. a. Khi có chút thời gian rảnh rỗi tôi thường dung để giúp đỡ người khác (F)
    b. Đối với người khác, tôi không coi mình là quan trọng (A)
    90. a. Thường thường, tôi thích gặp gỡ người khác và tạo nên những mối quan hệ (C)
    b. Thường thường, tôi không thích gặp gỡ người khác và tạo nên những mối quan hệ (E)
    91. a. Khi không biết chắc chắn phải làm gì, tôi thường tìm lời khuyên của người khác (B)
    b. Khi không biết chắc chắn phải làm gì, tôi thử nhiều cách khác nhau để xem cách nào tốt nhất cho tôi (I)
    92. a. Tôi lo rằng tôi sẽ bị tách ra khỏi những hoạt động của người khác (F)
    b. Tôi lo rằng những hoạt động của người khác sẽ làm tôi xao lãng với những gì tôi phải làm (D)
    93. a. Khi tức giận, tôi thường hay trách móc người khác (G)
    b. Khi tức giận, tôi thường trở nên lạnh lùng xa cách (C)
    94. a. Tôi thường hay khó ngủ (H)
    b. Tôi thường ngủ rất dễ dàng (A)
    95. a. Tôi thường cố gắng tìm hiểu làm cách nào tôi có thể gần gũi hơn với người khác (F)
    b. Tôi thường cố gắng tìm ra những gì người khác muốn nơi tôi (B)
    96. a. Tôi thường cân nhắc, nói thẳng và thận trọng (G)
    b. Tôi thường dễ bị kích động, nói nhanh và dí dỏm (I)
    97. a. Thông thường, tôi không nói lớn lên khi tôi thấy người khác làm lỗi (E)
    b. Thông thường, tôi giúp người khác cho họ thấy rằng họ đang phạm một lỗi lầm (D)
    98. a. Trong phần lớn cuộc đời, tôi là một người sôi nổi và có nhiều cảm xúc thay đổi đột ngột (I)
    b. Trong phần lớn cuộc đời, tôi là một người điềm tĩnh và là người “bằng chân như vại” (A)
    99. a. Khi không thích ai, tôi thường cố gắng giũ sự thân mật – bất kể cảm xúc của tôi như thế nào (C)
    b. Khi không thích ai, tôi thường để cho họ biết điều đó – bằng cách này hay cách khác (B)
    100. a. Đa số những khó khăn của tôi với người khác đều xuất phát từ tính đa cảm và quy mọi sự vào mình (E)
    b. Đa số những khó khăn của tôi với người khác đều xuất phát từ việc tôi không quan tâm đến những quy ước thông thường trong xã hội (H)
    *.* ...Còn chờ chi nữa chưa cùng song hành
    Dẹp mọi chuyện xung khắc rồi gánh vác nhau
    Vì đời đen tối nay đã không còn
    Vì Chúa đến nơi rồi...!!
    *.*





  4. 8 thành viên đã cảm ơn halleluyah vì bài viết này:

    allihavetogive (29-10-2011),An Vi (15-08-2012),Bông Hoa Nhỏ (01-11-2011),dawnbui (07-11-2011),duongga17 (22-10-2012),Pere Joseph (02-11-2011),Phero_Hau (14-08-2012),smiles (01-11-2011)

  5. #3
    halleluyah's Avatar
    Trạng thái :   halleluyah đã thoát
    Tham gia : Aug 2010
    Bài gửi : 145
    Tên thật:
    JMAG NQĐ
    Đến từ: HX- Đất lành chim đậu!
    Sở thích: nhiều quá, chả nhớ nổi....:)
    Nghề nghiệp: lại đi học gồi...:)
    Cảm ơn
    126
    Được cảm ơn 293 lần
    trong 82 bài viết
    101. a. Phương pháp của tôi là nhảy vào để cứu sống người (F)
    b. Phương pháp của tôi là chỉ cho người ta biết làm thế nào để cứu giúp họ (G)
    102. a. Thường thường, tôi thích “xả láng” và đẩy lui giới hạn (I)
    b. Thường thường, tôi không thích sự mất tự chủ (D)
    103. a. Tôi quan tâm quá mức trong việc muốn làm làm tốt hơn người khác (C)
    b. Tôi quan tâm quá mức đến việc tạo nên sự tốt đẹp cho người khác (A)
    104. a. Tư tưởng của tôi thường là lý thuyết chứ không phải sự kiện – bao gồm sự tưởng tượng và tính tò mò (H)
    b. Tư tưởng của tôi thường thực tiễn – chỉ cốt giữ cho công việc trôi chảy (B)
    105. a. Một trong những tài năng chính của tôi là khả năng chịu trách nhiệm về các tình huống (G)
    b. Một trong những tài năng chính của tôi là khả năng mô tả những trạng thái nội tâm (E)
    106. a. Tôi đã thúc đẩy cho công việc được thực hiện đúng, dù điều đó làm cho người khác không thoải mái (D)
    b. Tôi không thích cảm giác bị áp đặt, vì thế tôi không thích áp đặt người khác (A)
    107. a. Tôi thường hãnh diện về sự quan trọng của tôi trong cuộc đời người khác (F)
    b. Tôi thường hãnh diện về nhiệt tình và dễ chấp nhận những điều mới lạ (I)
    108. a. Tôi nhận thức được rằng tôi thường gây ấn tượng cho người khác vì mình chỉnh tề, thậm chí đáng khâm phục (C)
    b. Tôi nhận thức được rằng tôi thường gây ấn tượng cho người khác vì mình khác thường và thậm chí kì quặc nữa (H)
    109. a. Hầu như tôi đã làm những gì tôi phải làm (B)
    b. Hầu như tôi đã làm những gì tôi muốn làm (E)
    110. a. Tôi thường thích những công việc đòi hỏi nỗ lực cao, kể cả những tình huống khó khăn (G)
    b. Tôi thường không thích bị sức ép mạnh, kể cả những tình huống khó khăn (A)
    111. a. Tôi hãnh diện về khả năng thích nghi – vì những gì thích hợp và quan trọng thường hay thay đổi (C)
    b. Tôi hãnh diện về khả năng giữ vững lập trường – tôi không lay chuyển về những gì mình đã tin (D)
    112. a. Phong cách của tôi hướng về sự dự phòng và những điều kiện khắc khổ (H)
    b. Phong cách của tôi hướng về sự thái quá và làm những gì quá trớn (I)
    113. a. Sức khỏe và hạnh phúc của tôi đã trở nên tệ hơn vì ước muốn mãnh liệt giúp đỡ người khác (F)
    b. Những mối lien hệ của tôi đã trở nên tồi tệ hơn vì ước muốn mãnh liệt chú trọng đến những nhu cầu cá nhân của tôi (E)
    114. a. Nói chung, tôi quá cởi mở và khờ khạo (A)
    b. Nói chung, tôi quá thận trọng và cẩn thận (B)
    115. a. Đôi khi tôi làm người khác khó chịu vì tôi quá năng nổ (G)
    b. Đôi khi tôi làm người khác khó chịu vì tôi quá cứng ngắc (D)
    116. a. Phục vụ và lưu tâm đến nhu cầu của người khác là ưu tiên hang đầu đối với tôi (F)
    b. Tìm ra những phương thế khác để nhìn xem và hành động là một ưu tiên đối với tôi (H)
    117. a. Tôi thường là người bình thản (C)
    b. Tôi thường có những thay đổi mạnh mẽ về trạng thái (I)
    118. a. Những tình huống khích động sâu xa, những cảm xúc mạnh đã hấp dẫn tôi (E)
    b. Những tình huống làm cho tôi cảm thấy bình tĩnh và thoải mái đã hấp dẫn tôi (H)
    119. a. Tôi ít quan tâm đến những kết quả thực tiễn hơn là theo đuổi những sở thích của tôi (H)
    b. Tôi có tính thực dụng và chờ mong công việc có kết quả cụ thể (G)
    120. a. Tôi có nhu cầu sâu xa được thuộc về (B)
    b. Tôi có nhu cầu sâu xa cảm thấy giữ được quân bình (D)
    121. a. Trong quá khứ, có lẽ tôi quá chú trọng đến sự gần gũi trong tình bạn (F)
    b. Trong quá khứ, có lẽ tôi giữ khoảng cách quá xa trong tình bạn (C)
    122. a. Tôi có khuynh hướng nghĩ mãi về những gì trong quá khứ (E)
    b. Tôi có khuynh hướng hay phác họa trước những gì sắp làm (I)
    123. a. Tôi thường coi người khác là đường đột và đòi hỏi cao (H)
    b. Tôi thường coi người khác là thiếu óc tổ chức và không có tinh thần trách nhiệm (D)
    124. a. Thường thường, tôi không quá tin vào mình (B)
    b. Thường thường, tôi chỉ tin vào mình (G)
    125. a. Có lẽ tôi quá thụ động và không nhập cuộc (A)
    b. Có lẽ tôi quá ưa thích điều khiển và thủ đoạn, mánh khóe (F)
    126. a. Tôi có thói quen dừng lại vì nghi ngờ chính bản thân mình (E)
    b. Hiếm khi tôi để cho sự ngờ vực chính mình cản lối (C)
    127. a. Được lựa chọn giữa một điều quen thuộc và một điều mới lạ, tôi thường chọn cái mới lạ (I)
    b. Tôi thường chọn những gì tôi biết tôi thích: tại sao lại phải thất vọng với những gì tôi có thể không thích chứ? (B)
    128. a. Tôi hay có những tiếp xúc thể lý như vỗ vai, cầm tay… để làm người khác yên lòng (F)
    b. Tôi hay cảm thấy rằng tình yêu đích thực không tùy thuộc vào những tương quan thể lý (D)
    129. a. Khi cần đối chất với người nào đó, tôi thường quá khắt khe và đi thẳng vào vấn đề (G)
    b. Khi cần đối chất với người nào đó, tôi thường nói vòng vo nhiều quá (C)
    130. a. Tôi bị lôi cuốn vào những vấn đề mà người khác có lẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí sợ hãi (H)
    b. Tôi thích không mất thời giờ nói hoài về những vấn đề làm cho người khác khó chịu, sợ hãi (A)
    131. a. Tôi gặp khó khăn vì tôi quá đường đột và thích can thiệp vào chuyện người khác (F)
    b. Tôi thích mất thời giờ nói hoài về những vấn đề làm cho người khác khó chịu, sợ hãi (B)
    132. a. Tôi lo lắng vì không có nguồn tài trợ để hoàn tất nhiệm vụ của mình (G)
    b. Tôi lo lắng vì tôi không có kỉ luật tự giác để tập trung vào nhữn gì cần thiết cho công việc của tôi (I)
    133. a. Nói chung, tôi là một người trực giác và độc đáo (E)
    b. Nói chung, tôi là một người có óc tổ chức và có tinh thần trách nhiệm cao (D)
    134. a. Khắc phục tính chậm chạp là một trong những khó khăn chính của tôi (A)
    b. Không thể làm chậm lại đã là một trong những khó khăn chính của tôi (D)
    135. a. Khi cảm thấy không an toàn, tôi phản ứng bằng cách ngạo mạn và thô bạo (C)
    b. Khi cảm thấy không an toàn, tôi phản ứng bằng cách phòng thủ và tranh cãi (B)
    136. a. Tôi thường có đầu óc cởi mở và sẵn sang thử những phương pháp mới (H)
    b. Tôi thường tự bộc bạch và sẵn sàng chia sẻ những cảm tình của mình cho người khác (D)
    137. a. Tôi cố tỏ cho người khác thấy mình cứng rắn hơn là tôi thực sự như thế (G)
    b. Tôi thường tỏ cho người khác thấy mình là người quan trọng hơn là tôi thực sự như thế (F)
    138. a. Tôi thường hành cử theo lương tâm và lý trí của mình (D)
    b. Tôi thường hành xử theo cảm tính và xung động của mình (I)
    139. a. Khi gặp nghịch cảnh, tôi thường cảm thấy cứng rắn và quyết đoán (C)
    b. Khi gặp nghịch cảnh, tôi thường cảm thấy nhụt chí và cam chịu (A)
    140. a. Tôi thường tin chắc rằng tôi có một loại “mạng lưới an toàn” nào đó để che chở (B)
    b. Tôi thường chọn để lệ thuộc vào người khác cáng ít càng tốt (H)
    141. a. Tôi phải mạnh mẽ để phục vụ người khác, vì thế tôi không có thời giờ để đối phó với những cảm xúc và sợ sệt của mình (G)
    b. Tôi gặp khó khăn khi đương đầu với những cảm xúc và sợ hãi của mình, vì thế thật khó cho tôi phải tỏ ra mạnh mẽ khi phục vụ tha nhân (E)
    142. a. Tôi thường tự hỏi tại sao người ta lưu ý đến cái tiêu cực khi cuộc sống có rất nhiều điều thú vị như thế (A)
    b. Tôi thường tự hỏi tại sao người ta quá hồ hởi khi có quá nhiều cái trong đời rối loạn như thế (D)
    143. a. Tôi đã cố gắng hết sức để không bị coi như một người ích kỉ (F)
    b. Tôi đã cố gắng hết sức để không bị coi như một người buồn chán (I)
    144. a. Tôi tránh sự thân mật vì sợ mình bị áp đảo bởi những nhu cầu và đòi hỏi của người khác (H)
    b. Tôi tránh sự thân mật vì sợ tôi không thể sống đúng với những gì người khác kỳ vọng nơi tôi (C)

    THE END

    Tổng kết

    -Bạn tổng kết xem mình chọn bao nhiêu đáp án A,B,C,D,E,F,G,H,I =>đó chính là số điểm của bạn. Số điểm nào cao nhất, bạn thuộc loại cá tính đó.
    -Nhớ kiểm tra cho đủ 144 điểm, nếu thiếu hoặc dư bạn nên kiểm tra lại.
    -Mức điểm an toàn là trên 8 điểm và dưới 24 điểm

    Đáp án

    (Bạn chọn số cá tính mà ở đáp án đó, số điểm của bạn cao nhất)

    (A):…………………. # loại tính cách số chín - Người An Hòa
    (B): ………………….# loại tính cách số sáu - Người Trung Thành
    (C): ………………….# loại tính cách số ba - Người Thành Công
    (D): …………………# loại tính cách số một - Người Cầu Toàn
    (E) : ………………...# loại tính cách số bốn - Người Độc Đáo
    (F) :…………………..# loại tính cách số hai - Người Phục Vụ
    (G):………………….# loại tính cách số tám - Người Hùng Mạnh
    (H): …………………# loại tính cách số năm - Người Hiếu Học
    (I):…………………..# loại tính cách số bảy - Người Lạc Quan

    -Phần giải thích sẽ được tiếp tục ở kì sau :)
    Thay đổi nội dung bởi: halleluyah, 29-10-2011 lúc 10:20 PM
    *.* ...Còn chờ chi nữa chưa cùng song hành
    Dẹp mọi chuyện xung khắc rồi gánh vác nhau
    Vì đời đen tối nay đã không còn
    Vì Chúa đến nơi rồi...!!
    *.*





  6. 8 thành viên đã cảm ơn halleluyah vì bài viết này:

    allihavetogive (29-10-2011),An Vi (15-08-2012),Bông Hoa Nhỏ (01-11-2011),dawnbui (07-11-2011),Hạt Mầm (13-08-2012),Pere Joseph (02-11-2011),Phero_Hau (14-08-2012),smiles (01-11-2011)

  7. #4
    Bông Hoa Nhỏ's Avatar
    Trạng thái :   Bông Hoa Nhỏ đã thoát
    Tham gia : Mar 2011
    Bài gửi : 335
    Tên Thánh:
    Teresa
    Tên thật:
    Hồng Trang
    Đến từ: Gx Bùi Phát
    Sở thích: Hát,Đọc sách,Đi chơi
    Nghề nghiệp: Nghe nhạc
    Cảm ơn
    1,043
    Được cảm ơn 3,205 lần
    trong 493 bài viết
    Chào Halleluyah nhé ! Cám ơn em về những bài viết này,rất hay,chị muốn có tài liệu này để tham khảo thêm,em có biết nhà sách nào bán không chỉ dùm cho chị với nhé.Cám ơn em nhiều
    "Con muốn làm một Bông Hoa Nhỏ dưới chân bàn thờ ngày lễ thường"

  8. 3 thành viên đã cảm ơn Bông Hoa Nhỏ vì bài viết này:

    Pere Joseph (02-11-2011),Phero_Hau (14-08-2012),smiles (01-11-2011)

  9. #5
    halleluyah's Avatar
    Trạng thái :   halleluyah đã thoát
    Tham gia : Aug 2010
    Bài gửi : 145
    Tên thật:
    JMAG NQĐ
    Đến từ: HX- Đất lành chim đậu!
    Sở thích: nhiều quá, chả nhớ nổi....:)
    Nghề nghiệp: lại đi học gồi...:)
    Cảm ơn
    126
    Được cảm ơn 293 lần
    trong 82 bài viết
    @Therese Trang: Một số loại sách bây giờ ít thấy bán trên thị trường, nên tài liệu em đang sử dụng là photo từ sách của Cha mà ra. Còn một số sách khác chị có thể tìm thấy ở nhà sách của TTMV TGP Sài Gòn.

    TIẾP THEO- PHẦN GIẢI THÍCH CÁC LOẠI CÁ TÍNH

    1. Loại 1: Khuynh hướng cầu toàn
    Tổng quan
    - Người hay lý tưởng hoá, mơ tưởng viễn vông. Khao khát một thế giới của sự thật, công lý và trật tự luân lý - Trung thực và thẳng thắn. Thường có năng khiếu lãnh đạo - Là con cái của cha mẹ thích dạy đời, cầu toàn và bất mãn - Là một đứa trẻ mẫu mực, “sạch sẽ” quá sớm, không chịu đại tiện nên bị táo bón - Đáp ứng kỳ vọng của cha mẹ - Nổ lực trở nên tốt để không bị trừng phạt. Ngăn chặn bằng mọi giá tiếng nói nội tâm để không bị kết án - Trẻ thuộc loại 1 phủ nhận bản thân đích thật của mình để làm vừa lòng kẻ khác và giành cho được tình thương của họ. Hành động như người lớn, nhận trách nhiệm sớm - Hầu hết mọi người đều có một chút khuynh hướng lý tưởng hoá, dạy đời và cầu toàn, nhưng khuynh hướng đó đặc biệt nổi bật nơi những người được huấn luyện trong các tôn giáo nghiêm khắc.

    Vấn nạn
    Khuynh hướng cầu toàn chi phối đời sống chúng ta và cũng là cám dỗ đối với chúng ta. Luôn luôn thất đoạt vì cuộc sống và con người không như mình nghĩ. Thất vọng vì sự bất toàn. Các tu sĩ bị thu hút mạnh mẽ bởi khuynh hướng này - Ý thức nhiệm vụ và trách nhiệm. Đúng giờ một cách cứng nhắc - Nghiêm nghị. Không bao giờ đùa giỡn - Chỉ xả hơi và giải trí khi đã hoàn tất bổn phận - Có khuynh hướng từ khước và trừng phạt bản thân, và kìm hãm, thậm chí, loại trừ các nhu cầu và cảm xúc của mình - Người loại 1 tức mình. Tức giận là mối tội đầu.
    Lẫn tránh: sự tức giậnthúc đẩy chúng ta, nhưng chúng ta không thừa nhận mình tức giận với mình hay với người khác.
    Cơ chế tự vệ: phản ứng tự vệ (reaction formation). Cuộc sống hai mặt.
    Hoa trái của Thánh Thần: “Quà tặng đặc biệt hay hoa trái của Thánh thần của những người trưởng thành thuộc bất cứ loại tính tình nào luôn luôn là điều trái ngược với mối tội đầu. Hoa trái của loại 1 là sự thanh thản vui tươi.” “Nếu không tiếp xúc với thiên nhiên, tình yêu và Thiên Chúa, tính tình loại 1 chúng ta khó có thể tìm thấy không gian thanh thản vui tươi và kiên nhẫn, nhưng luôn là người rất lý tưởng hoá và là nhà lý thuyết lên án người khác và đòi hỏi họ phải hoàn thiện bản thân và trở nên hoàn hảo dưới sự soi sáng của chúng ta. “Một khi đạt tới một mức độ trưởng thành nội tâm nào đó, người loại 1 sẽ trở nên chừng mực, công chính và quân bình.” Họ là những thầy giáo và thủ thư tốt - Nếu phát triển kém, tinh tình loại 1 thường trở nên một luân lý giả hình và phô trương, không ngớt chỉ trích và phê bình mọi người - Tính tình loại 1 khó lấy những quyết định quan trọng, bởi vì họ sợ có thể sai lầm.”
    Cạm bẫy: Chỉ trích quá đáng
    Trong tương giao, tính tình loại 1 có thể gây nhiều phiền phức… sẵn sàng tha thứ, nhưng sự tha thứ ít khi hoàn toàn vô điều kiện.”
    Biểu tượng và ví dụ
    Thú vật: chó hung hăng và kêu ăng ẳng. Kiến và Ong (cần cù) - Quốc gia: Người Nga không tưởng và cách mạng - Màu sắc: bạc (lạnh lẽo, nghiêm trang, trong sáng). Tính tình loại 1 khao khát tình yêu, nhưng không tin khi tình yêu đến.”
    Hoán cải và cứu chữa
    Họ phải làm quen và thừa nhận cảm xúc tức giận, trước khi phê phán mình hay người khác - Tương đối hoá bản thân và giải thoát bản thân khỏi những độc đoán sai lạc. Sự tự do lớn nhất là khi mình có thể cười nhạo chính mình - Với phương pháp này, điều chính yếu là gọi đúng tên và vạch mặt các ảo tưởng, để dành chỗ cho cuộc sống thực tiễn thay vì sự lừa gạt bản thân - Tính tình loại 1 phải chấm dứt thái độ “tất cả hoặc không gì hết”.
    Mời gọi: Lớn lên. Nhiệm vụ suốt đời của loại 1 là thỉnh thoảng biết quên đi bổn phận, trật tự và việc canh tân thế giới. Thay vào đó, hãy vui đùa, vui hưởng cuộc sống.
    2. Loại 2: Khuynh hướng muốn người khác cần đến mình
    Tổng quan
    Tính tình loại 2 sử dụng các tài năng mình để đáp ứng các nhu cầu của người khác, chăm sóc sức khoẻ, nuôi dưỡng, giáo dục mang hạnh phúc đến cho họ. Quảng đại chia sẻ. Đứng cạnh những người gặp đau khổ, xung đột. Yêu thương tha nhân.
    Mặt trái: làm đỏm, có nhu cầu muốn được nhìn nhận.
    Tuổi thơ ảm đạm, buồn. Thiếu vắng sự an toàn thật sự. Chỉ cảm nghiệm một tình yêu có điều kiện. Làm cho mình trở nên hữu ích nhằm lôi kéo sự chú ý và tình yêu của kẻ khác - Tính tình loại 2 hăm hở tìm kiếm người khác, dù không được yêu cầu. Nếu điều đó trở nên phiền toái, khiến người khác xa lánh, thay vì đáp lại tình yêu của người loại 2, tính tình loại 2 cảm thấy bị phản bội và khai thác - Dễ bị lợi dụng. Tính tình loại 2 có nhu cầu cần được sử dụng - Dễ dàng khóc vì nhạy cảm và dễ xúc động. Thích gấu nhồi bông, vuốt ve súc vật. Thích nói về tương giao, tình yêu. Họ là những ân nhân, những nhà hảo tâm - Tính tình loại 2 gặp khó khăn trong vấn đề căn tính. Thay đổi căn tính luôn luôn để đáp ứng các nhu cầu của bất cứ ai hiện diện bên họ. “Đa nhân cách.” Giao tiếp rộng và dễ dàng coi người khác là bạn. Bảo vệ mối tương giao với thái độ ghen tuông. Hãnh diện. Dễ dàng ban lời khuyên và các giải pháp đầy triển vọng. Thích tâng bốc và khẳng định người khác.
    Vấn nạn
    Cám dỗ lớn nhất là tránh né bản thân. Căn tính người loại 2 nằm nơi ước muốn và nhu cầu của người khác. Bởi thế đời sống cảm xúc trở nên hỗn loạn. Tính tình loại 2 chưa trưởng thành khó tập trung vào nội tâm. Khó suy niệm và cầu nguyện. Khuynh hướng lôi cuốn người khác. Sự yếu đuối và túng thiếu của trẻ em thu hút người loại 2 . Đó là ân huệ và cũng là vấn nạn: họ trao ban cho người khác điều họ đang cần - Người loại 2 khao khát hoà tan với người khác… ngay khi hai người trong nhóm bạn bè nhận thấy có thiện cảm với nhau, họ liền quyết định tiến đến việc tiếp xúc - Người loại 2 đã được cứu chữa phải học yêu thương cách vô điều kiện, không lợi dụng - Với đối tác, người loại hai có khuynh hướng chiếm hữu. Thỉnh thoảng tìm những đối tác yếu đuối và lệ thuộc …Trong nhiều nền văn hoá, phần lớn phụ phữ thuộc loại 2 - Khi người loại 2 thiếu trưởng thành bị tổn thương, họ bỗng nhiên trở nên cứng cỏi, không còn dịu dàng và mềm dẻo, nhưng gương móng vuốt ra - Người loại 2 chưa thuần thục xem tình yêu chỉ là sự ấm áp, dịu dàng, hiền lành - Quan tâm đến vấn đề của người khác và chờ đợi người khác tin tưởng cách quang đại. Xấu hổ khi bộc lộ nhu cầu, sợ bị từ chối - Nhiều phụ nữ thuộc loại 2 hơn đàn ông.
    Mối tội đầu
    - Tự cao, một hình thức “thổi phồng bản thân,” “lạm dụng cái tôi”. Tự cao khiến người loại 2 khó tiếp cận với bản thân và Thiên Chúa. Nhận biết bản thật đích thật, ý thức sự quan tâm của mình quả là điều khó khăn - Loại 2 cũng khó thiết lập một tương giao chân thành với Thiên Chúa. Tận đáy lòng, họ không cần Thiên Chúa.
    Kế hoạch tránh né: Kìm nén các nhu cầu và phóng chiếu sang người khác. Các nhu cầu phần lớn thuộc loại cảm giác: dịu dàng, tính dục, quyến luyến.
    Cơ chế phòng thủ: Ức chế các thôi thúc và cảm xúc tiêu cực, nhất là trong lãnh vực gây hấn và tính dục.
    Cạm bẫy: sự ân cần hay khoe khoang. Từ chối bản thân để làm vừa lòng người khác. Có nhiều vấn đề xuất hiện, vì họ không thể nói ‘không’, và hứa hẹn nhiều điều vượt ngoài khả năng và không thể giữ lời hứa.
    Hoa trái của Thánh thần: lòng khiêm hạ. Khi đạt đến mức độ nhận ra các động cơ thật sự đang thúc đẩy mình, người loại 2 có một sự chừng mực chín chắn ngoài sức tưởng tượng.
    Biểu tượng và ví dụ
    Thú vật: mèo, lừa và chó con hay liếm - Quốc gia: Ý. Người Ý cố sức tỏ ra ấm áp, dễ thương, và quyến rũ - Màu sắc: đỏ. Mầu của sự sống, quyền lực, đam mê, và hùng tráng. Maria Madalena, Matta, Gioan.
    Hoán cải và cứu chữa
    * Mời gọi: tự do. Chấm dứt trò chơi lèo lái và tình yêu giả tạo, lệ thuộc và bạo động, để được tự do. Chỉ có thể tìm thấy con đường tự do khi họ thủ đắc và chấp nhận kinh nghiệm một tình yêu vô điều kiện.
    * Nhiệm vụ suốt đời: đạt tới một mức độ khách quan nào đó và giải thoát mình khỏi chuyện ngồi lê đôi mách, khoe khoang, một sự thân mật giả tạo, tính đa cảm và không ngừng tìm kiếm sự nâng đỡ. Là loại tính tình của con tim, cần một nơi yên tĩnh và tính khách quan. Sự nhạy cảm của người loại 2 đối với tính khí và cảm xúc có một mặt trái rất tích cực: có thể đọc thấy ‘thời tiết’ như thế nào qua việc nhíu lông mày của người đối tác. Người loại 2 phải tìm hai dấu hiệu cảnh báo. Khi mắc cở vì nhu cầu của mình, họ gặp nguy hiểm về mạt cảm xúc và khi họ bắt dầu than phiền. Phải biết nói không và nói lên nhu cầu của minh cách rõ ràng. Phải ở trong tình trạng tốt nhất khi yêu và phục vụ. Khi phục vụ và trao ban, cả khía cạnh lèo lái lẫn khía cạnh tốt đều xuất hiện. Hội chứng giúp đỡ, mặc cảm Mê-si-a, ảo tưởng tử đạo, thói nghiện tiếp xúc. Người loại 2 đã được cứu chữa có khả năng yêu thương mạnh mẽ. Mẹ Tê-rê-xa Cal-cu-ta.
    3. Loại 3: Khuynh hướng tìm thành công
    Tổng quan
    - Nhiều khả năng đặc biệt của tính tình loại 3 giúp toả ra một sự thoải mái và tự tin, và bầu khí tin tưởng. Điều này cho phép người loại 3 tạo bầu khí tốt chung quanh mình - Loại 3 có ‘giác quan thứ sáu,’ trong việc đánh giá nhiệm vụ và năng động nhóm - Loại 3 là loại tính tình chính trong nhóm ‘con tim’ (heart group: 2, 3, 4) - Khi còn nhỏ, loại 3 thường được yêu thương không phải vì bản thân chúng, nhưng chúng được khen ngợi và ban thưởng khi chúng thành công và thực hiện được điều đặc biệt… Chúng dần dà lý tưởng hoá chiến thắng và phát huy một châm ngôn chỉ đạo: tôi tốt khi tôi chiến thắng - Loại 3 kín múc năng lực cho cuộc sống từ các thành công. Họ là người biểu diễn, thành tựu, tham danh vọng, tìm địa vị, và ứng xử với vai trò của mình tốt hơn cái tôi đích thật mà ít khi biết đến… Vai trò bảo vệ và thúc đẩy họ. Cuộc sống loại 3 là một cuộc tranh đấu - Tính tình loại 3 có thể làm việc chăm chỉ và dồn mọi năng lực cho một dự phóng. Phần lớn tỏ ra lạc quan, trẻ trung, thông minh, năng động và làm việc có năng suất - Nghề nghiệp: nhân viên, bán hàng, quản lý, thiết kế và những nghề liên hệ đến truyền thông và quảng cáo - Họ là loại người ‘điềm tĩnh,’ thành công. Sống trong đời với nụ cười trên môi và mọi sự họ muốn có vẻ may mắn - Họ làm mọi việc để được tán thưởng. Tán thưởng là nhiên liệu giúp động cơ của họ hoạt động. Tính tình loại 3 lệ thuộc vào phản ứng của người khác hơn loại 2.
    Vấn nạn
    Cám dỗ lớn nhất là hiệu năng. Xã hội Hoa kỳ là tiêu biểu cho thái độ này. Tôn giáo dần dần trở thành một thứ tiêu thụ trên bình diện tâm linh. Điều này phản ánh qua sự thành công của các nhà rao giảng Tin Mừng trên truyền hình.
    Cơ chế phòng thủ: gắn bó chặt chẽ và đồng hoá với vai trò. Loại 3 bảo vệ bản thân khỏi mối đe doạ bằng cách để hết tâm trí vào các dự phóng, và khó chấp nhận sự chỉ trích của nhóm hay công ty.
    Lẫn tránh: thất bại. Người loại 3 chưa được cứu chữa lẫn tránh, sợ, và ghét thất bại như một bệnh dịch. Nhưng khi bị thất bại, họ có ít nhất 3 phương thế thông thường để giải thoát mình khỏi cảm xúc thất bại: đánh bóng sự thất bại của họ, trút trách nhiệm cho người khác, nhanh chóng rời khỏi hiện trường đổ vỡ.
    Mối tội đầu: Áp lực thành công khiến họ thiếu thành thật, lừa dối và khoe khoang. Người loại 3 tiên vàn lừa dối chính mình. Do đó, họ không dễ nhận thấy lời nói dối của họ. Người loại 3 chưa được cứu chữa không khao khát những điều sâu sắc. Họ giống như châm ngôn mà các người bán xe hơi thường sử dụng: mọi sự đều bóng láng và chiếu sáng.
    Cạm bẫy: sự phù phiếm. Những điều phụ tuỳ và bên ngoài quan trọng hơn điều cốt tuỷ. Bẩm sinh là diễn viên. Họ biết sử dụng đám đông. Trong trao đổi riêng tư, một người với một người, loại 3 cảm thấy thiếu tự tin, bởi vì trao đổi như thế đòi sự chân thật, chấp nhận bị tổn thương và sự sâu sắc.
    Hoa trái của thánh thần: chân thật và trung thực.
    Biểu tượng và ví dụ
    Thú vật: tắc kè hoa (khôn khéo thích nghi với môi trường chung quanh). Điều nguy hiểm là thay đổi nhiều vai trò và mặt nạ. Công trống: Tất cả các người thuộc loại ‘tâm’ đều có cái gì đó giống con công trống. Đại bàng: biểu tượng của loại 3 đã được cứu chữa. Nhanh nhẹn, có năng lực, bền bỉ, đổi mới - Quốc gia: Mỹ. Trong đất nước này, người loại 3 trở thành giám đốc, giám mục, tổng thống. Reagan - Màu sắc: màu vàng của biển giao thông (khẩn cấp, năng động, lập dị) - Trong Kinh thánh: Gia-cóp, Giu-đa, Phi-la-tô là loại 3 chưa được cứu chữa.
    Hoán cải và cứu chữa
    Mời gọi: hy vọng. Loại 3 cần đào sâu nội tâm. Học cách ở một mình trong nơi yên tĩnh và hẻo lánh, nơi không có sự phản hồi của công chúng, không tiếng vỗ tay tán thưởng, không lời ngưỡng mộ. Cần cầu nguyện trong chiêm ngưỡng. Tiên vàn phải nhai và tiêu hoá các mặt tối của mình, các thất bại. Không chỉ khao khát lời tán dương và công nhận, nhưng một tình yêu chân thật. Loại 3 ít khi khóc, nhưng từ nay trở đi, họ có thể khóc sướt mướt… Cuối cùng khía cạnh kém phát triển của cảm xúc có thể tìm thấy làn gió mát khi khóc. Lo sợ bệnh tật và tuổi già. Một trong những nhiệm vụ trong đời là đón nhận bệnh tật như một dấu hiệu, một cơ hội biến đổi. Hãy thường xuyên và cẩn thận lắng nghe tiếng nói của cảm xúc nhiều hơn. Hãy làm cho lương tâm trở nên sắc bén. Thận trọng với trí tưởng tượng quá náo động. Phải đối diện với huyền nhiệm Thánh Giá. Người loại 3 đã được cứu chuộc: Dorothy Day.
    4. Loại 4. Khuynh hướng trở nên người đặc biệt
    Tổng quan
    Loại 4 dùng các quà tặng của việc làm để làm cho những người chung quanh nhận ra vẻ đẹp và sự hài hoà - Rất nhạy cảm và phần lớn là những nghệ nhân tài năng - Hiểu tính khí và cảm xúc người khác, và bầu khí của những nơi và biến cố một cách rất chính xác - Hướng về đại kết. Loại trừ việc phân chia thế giới thành ‘linh thánh’ và ‘trần tục.’- Cảm thấy thoải mái hơn trong lãnh địa vô thức, biểu tượng và mơ mộng, hơn là trong thế giới thực tế - Kín múc năng lực sống còn từ những người khác… Nổ lực thu hút người khác qua óc thẩm mỹ, trở nên đặc biệt, sáng tạo, và trong vài trường hợp, tỏ vẻ bí ẩn, lập dị, thái quá và khác lạ - Tác phong và ‘tính bộc phát’ của loại 4 chưa được cứu chữa có điều gì đó giả tạo về mình - Đời sống tiên vàn khuôn theo lòng khao khát vẻ đẹp và hài hoà - Tuổi thơ thường cảm nghiệm một sự hiện diện không thể chịu nỗi và vô nghĩa. Cảm nghiệm đó rất thường nối kết với kinh nghiệm rất đau đớn về mất mát, sự tức giận đôi khi rất mãnh liệt không thể chịu được. Loại 4 tin rằng vì một lý do nào đó họ đáng khiển trách vì đã kinh nghiệm sự ruồng rẫy và thiếu thốn - Loại 4 bị mắc bẫy trong chính mình sẽ không ngừng lặp lại những ‘điều tồi tệ’ và tạo ra những tình huống trong đó họ bị ruồng rẫy và bị bỏ rơi. Hành vi gây tai tiếng lôi cuốn họ, điều đen tối và bị cấm đoán có sức thu hút mãnh liệt - Loại 4 dễ nhận diện. Thích mặc áo quần khác lạ - Của cải ít đem lại cho họ niềm vui. Thèm khát thì quan trọng hơn chiếm hữu… khiến họ trở nên bạn tình rất phức tạp - Kính trọng những người nhiều uy tín: các nhà thơ, nhạc sĩ, các bậc thầy, các nhà tư vấn quan trọng - Tất cả các loại thuộc nhóm này có con mắt thẫm mỹ… Trong Giáo hội họ có khả năng thưởng thức phụng vụ, nghi lễ, tạo khung cảnh - Có xu hướng thổi phồng các tài năng của họ.
    Vấn nạn
    - Cám dỗ: tranh đấu cách điên cuồng cho sự chân thực. Trẻ em, thiên nhiên và mọi sự toả chiếu sự độc đáo khơi dậy trong lòng họ nỗi khao khát sự đơn sơ và hồn nhiên mà vào một thời điểm nào đó họ đã đánh mất - Cơ chế tự vệ: thăng hoa cách giả tạo. Không trực tiếp diễn tả cảm xúc, nhưng cách gián tiếp qua các biểu tượng, nghi thức và dáng vẻ ấn tượng. Cảm thấy thoải mái trong nghệ thuật hơn là tiếp xúc với người khác - Mối tội đầu: Thèm muốn. Thèm muốn cũng được biểu lộ qua sự ghen tị, ngay khi bắt đầu các mối tương quan. Sợ một ai đó có thể lôi cuốn hơn mình, độc đáo và thú vị hơn. Trong thâm tâm có một đứa trẻ tranh đấu chống lại mặc cảm tự ti - Tránh né sự bình thường. Không thay đổi. Trong quá khứ, họ thường bị đào thải khỏi cộng đoàn tu trì.
    - Cạm bẫy: U sầu, buồn êm ái. Lãng mạn thảm thương. Cuốn hút bởi sự chết. Chĩa sự gây hấn vào chính mình. Khuynh hướng biếng ăn. Chao đảo giữa giai đoạn hoạt động thái quá và những lúc rút lui vào vỏ sò và hầu như tê liệt. Sự chán nản của loại 4 chưa được cứu chữa khác với nỗi sầu khổ bình thường. Nó liên hệ với cảm nghĩ về sự độc nhất và vô bờ của sự đau khổ của họ và không muốn chấp nhận. Nhẹ dạ và thích liều lĩnh.
    Hoa trái Thánh Thần
    Hài hoà và điềm đạm. Vĩ nhân loại 4 tập chú và rèn luyện cảm xúc, họ có thể giữ khoảng cách với chúng và làm sáng tỏ chúng. Loại 4 đã được thanh luyện có thể ứng xử cách bén nhạy với cuộc sống cụ thể. Người loại 4 lành mạnh có một cảm xúc sâu xa mà phần lớn chúng ta không cảm nhận được. Loại 4 đã được cứu chữa giỏi hơn những người khác trong việc hiểu biết và hướng dẫn người đau khổ tâm thần.
    Biểu tượng và ví dụ
    - Thú vật: Chim bồ câu rù rì (muốn than phiền và rên rỉ). Chó săn Basset (u buồn man mác). Loại 4 đã được cứu chữa (con hàu) - Quốc gia: Pháp - Màu sắc: Tím sáng hay tím hoa cà- Các ngôn sứ lớn.
    Hoán cải và cứu chữa
    - Mời gọi: sự độc đáo và tìm sự hồn nhiên trong việc kết hiệp với Thiên Chúa- Nhiệm vụ suốt đời: phát huymột tinh thần duy thực lành mạnh và hướng lòng khao khát về các mục tiêu có thể đạt được. Chấp nhận thực tế, ngay cả khi nó xấu xí và dơ bẩn, hầu dấn thân trong việc cổ võ hoà bình và công lý xã hội. Cầnđối diện với kinh nghiệm mất mát trong cuộc đời. Nghiêm khắc nhìn lại tính trưởng giả và các suy nghĩ ẩn kín. Ý thức về kho tàng nội tâm và chia sẻ với người khác. Hợp tác với người khác. - Daniel Berrigan and Thomas Merton.
    5. Loại 5: Cần nhận thức
    Tổng quan
    5, 6, 7 là loại người của đầu óc, có cái nhìn khách quan trước khi hành động - Cởi mở và tiếp nhận các sự thật và ấn tượng mới. Là những nhà khám phá ra các ý tưởng mới, nghiên cứu và phát minh. Khách quan, tra cứu và say mê khám phá các chi tiết của sự vật - Trí tuệ độc đáo, gợi mở, gây sửng sốt, không chính thống và sâu sắc - Có khả năng lắng nghe và chiêm niệm - Loại 5 đã được cứu chữa liên kết kiến thức với tìm kiếm sự khôn ngoan và nổ lực tiến tới một sự am hiểu đầy cảm thông của con tim. Có sức mạnh nội tâm, dịu dàng, lịch thiệp - Kinh nghiệm đầu tiên: sự trống rỗng. Có cha mẹ là những người đột nhập về mặt thể lý và tâm lý - Thời thơ ấu ít đón nhận được sự dịu dàng và gần gũi. Khả năng biểu lộ cảm xúc kém phát triển. Cảm nhận một sự trống vắng bao la, không thoải mái và cô đơn. Thiếu an toàn - Hy vọng lấp đầy sự trống vắng nội tâm - Say mê sưu tầm: các ý tưởng, suy tư, kiến thức, thinh lặng, khoảng trống, sách, tem, báo cũ…. Tham lam - Muốn tách biệt và bảo vệ phạm vi riêng tư. Người hướng tâm (đan sĩ, tu sĩ khổ hạnh, mọt sách, thủ thư, kỷ thuật viên tỉ mỉ) - Thường mang kính. Tất cả năng lực tập trung vào việc khao khát nhìn thấy mọi sự, nắm bắt mọi sự. Thích chụp hình - Đa số có một đời sống cảm xúc mãnh liệt - Loại cây biểu tượng: rau diếp xanh (tim ở phía trên đầu) - Cảm thấy có nhiều liên hệ với người vắng mặt hơn người đang có mặt. Ít khi biểu lộ cảm xúc ấm áp trước mặt bạn bè. Là người bạn đồng hành đích thật, kiên nhẫn lắng nghe, nhà tư vấn ngay thẳng. Nhiều triết gia thuộc loại 5 - Làm mọi việc để thu hút sự chú ý. ‘hành vi diễn tập.’ Ghét chia sẻ. Không muốn từ bỏ bản thân và phô bày nội tâm thầm kín. Biết lắng nghe - Gặp khó khăn trong vai trò làm cha mẹ - Ghét người khác xâm nhập cách đột xuất. Bảo vệ lãnh vực riêng tư - Nhiều người loại 5 là đan sĩ chiêm niệm.
    Vấn nạn
    Cám dỗ: kiến thức là sức mạnh. Lôi cuốn bởi các hệ thống tri thức. Cố làm cho cuộc đời toả sáng với sự trổi vượt về mặt trí thức. Thích du lịch, học sinh ngữ, văn hoá, phong tục, tập quán. Sưu tầm ‘vật tổ’ - Cơ chế tự vệ: thu mình lại. Không sợ gì hơn là sự ràng buộc cảm xúc. E ngại đối với cảm xúc, tính dục, tương giao có thể làm cho mình lệ thuộc - Sợ dấn thân cách cụ thể. Thích sống trong thế giới trừu tượng của lý thuyết và ý tưởng. Có khuynh hướng bảo thủ - Ở lớp, loại 5 ngồi ở bàn cuối cùng để không ai chú ý - Chia cuộc sống thành ngăn. Giới hạn. Cảm thấy bị đe doạ vì những cuộc thăm viếng bất ngờ và đột kích thình lình - Mối tội đầu: tham lam - Cạm bẫy: hám lợi danh. Keo kiệt với chính bản thân. Sợ chia sẻ bản thân. Phần lớn rất giản dị, ít đòi hỏi và có khuynh hướng khổ chế - Quà tặng lớn nhất: là ân ban cho thời đại, hiểu các sự liên kết, phát minh các hệ thống tư tưởng, người biết lắng nghe, cố vấn tốt và học giả nghiên cứu miệt mài - Tránh né: sự trống vắng.
    Hoa trái Thánh Thần: tính khách quan là một giá trị lớn cho mọi cộng đoàn. Sự tách rời vừa là quà tặng vừa là tội của loại 5.
    Biểu tượng và ví dụ
    - Thú vật: Cú, cáo, chuột đồng . Cú: giỏi lắng nghe. Cáo: cô đơn. Khứu giác và thính giác bén nhạy. Ranh mãnh và mánh khoé. Trong Ki-tô giáo, cáo là biểu tượng của lừa dối, tham lam và thất vọng. Chuột đồng: tham ăn, tích trữ thức ăn - Quốc gia: Anh quốc. Bảo thủ, lịch thiệp, dè dặt, xa cách - Màu sắc: xanh da trời. Màu của hướng nội, yên tĩnh, xa cách, tiếp nhận hơn chiếu toả - Kinh Thánh: Maria: thụ động, tiếp nhận, chiêm niệm- giao nhiệm. Tô-ma: nghi ngờ, lãnh đạm.
    Hoán cải và cứu chữa
    Mời gọi: khôn ngoan (một nhận thức sâu xa về mối liên hệ giữa thế giới và cuộc sống không chỉ qua suy tưởng, nhưng qua kinh nghiệm sống đích thực - Nhiệm vụ trong đời: Học cách dấn thân và hành động. Phải yêu một cách say đắm. Suy niệm và cầu nguyện: nguồn mạch của sức mạnh. Dám vươn ra ngoài. Làm việc tay chân rất hữu ích. Biểu lộ nôi tâm ra bên ngoài. Cần kinh nghiệm tình yêu trong nội tâm. Đề phòng tính kiêu căng tự phụ. Thánh nhân: Hildegard of Bingen (1089-1179), Dietrich Bonhoeffer (1906-1945)


    (CÒN TIẾP)
    *.* ...Còn chờ chi nữa chưa cùng song hành
    Dẹp mọi chuyện xung khắc rồi gánh vác nhau
    Vì đời đen tối nay đã không còn
    Vì Chúa đến nơi rồi...!!
    *.*





  10. 6 thành viên đã cảm ơn halleluyah vì bài viết này:

    allihavetogive (07-11-2011),An Vi (15-08-2012),dawnbui (07-11-2011),Pere Joseph (14-08-2012),Phero_Hau (14-08-2012),smiles (08-11-2011)

  11. #6
    dawnbui's Avatar
    Trạng thái :   dawnbui đã thoát
    Tham gia : Aug 2011
    Bài gửi : 13
    Tên thật:
    Bùi Bình Minh
    Đến từ: Gx.Chợ Cầu Q.12
    Sở thích: Ko xác định
    Nghề nghiệp: Sinh viên
    Cảm ơn
    15
    Được cảm ơn 80 lần
    trong 13 bài viết
    Thanks halleluyah, Hôm bữa kiếm cái này ko ra, vì koo nhớ tên của nó. Hồi trước học nhân bản cũng có 1 quyển, bi giờ tìm lại ko thấy nữa. Lên mạng thì ko nhớ tên. Nếu dc thì cho mình biết halleluyah ở đâu, hôm nào nếu mình đi ngang qua thì cho mình mượn cuốn này photo dc ko. Vì cách trình bày và sắp xếp nó khác nên mình muốn có bản bằng giấy hơn.

    Thanks trước nha !!

  12. 4 thành viên đã cảm ơn dawnbui vì bài viết này:

    MrTin (08-06-2012),Pere Joseph (14-08-2012),Phero_Hau (14-08-2012),smiles (08-11-2011)

  13. #7
    Hạt Mầm's Avatar
    Trạng thái :   Hạt Mầm đã thoát
    Tham gia : Jul 2010
    Bài gửi : 466
    Tên thật:
    Mầm cô đơn
    Đến từ: Đến từ Kim Long city, đang ở Hàng Xanh
    Sở thích: Thích nói láo nhưng không bao giờ nói xạo
    Nghề nghiệp: Tiến sĩ Ngứa ngáy học
    Cảm ơn
    996
    Được cảm ơn 2,458 lần
    trong 457 bài viết
    @TheresaTrang: em qua nhà sách Đức bà Hòa Bình (ngay nhà thờ Đức bà á) hya qua 38 Kỳ Đồng tìm mua cuốn "Kitô hữu Trưởng thành tâm lý, tăng trưởng tâm linh" của tác giả Vương Thị Thanh Thanh Huyền nhé! Trong cuốn này bàn rất rõ về Cửu loại tính cách nhưng không có trắc nghiệm, hiện anh đang hoàn thành để có thể làm được trên máy tính! Dự tính 3 ngày nữa sẽ có, nếu em có thể đợi được!
    Cám ơn Halleluyah nha!!! Hiện anh đang cần để làm trắc nghiệm này, đỡ tốn công đánh máy, hihi!!!
    P.H.

    Bông Hoa Nhỏ's Avatar

    Bông Hoa Nhỏ

     11:30, 14th Aug 2012 #362 

    Cam on hatmam nhieu nhe.Minh da tham khao tu lieu ve Nhan Ban Kito Giao cua Lm Giuse DInh Quang Thinh,sorry minh danh tam muon may khac vao dien dan nen khong danh duoc dau tieng viet


    ~~~~*ILJ*~~~~Lộc xuân 2012~~~~*ILJ*~~~~
    "Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo"
    (Cl 3, 14)
    ~~~~Châm ngôn sống~~~~
    "Mọi âu lo trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em"
    - 1Pr 5, 7 -
    P.H.

  14. 3 thành viên đã cảm ơn Hạt Mầm vì bài viết này:

    Bông Hoa Nhỏ (24-08-2012),Pere Joseph (14-08-2012),Phero_Hau (14-08-2012)

  15. #8
    Bông Hoa Nhỏ's Avatar
    Trạng thái :   Bông Hoa Nhỏ đã thoát
    Tham gia : Mar 2011
    Bài gửi : 335
    Tên Thánh:
    Teresa
    Tên thật:
    Hồng Trang
    Đến từ: Gx Bùi Phát
    Sở thích: Hát,Đọc sách,Đi chơi
    Nghề nghiệp: Nghe nhạc
    Cảm ơn
    1,043
    Được cảm ơn 3,205 lần
    trong 493 bài viết
    Mình đã mua cuốn Kitô Hữu trưởng thành tâm lý,tăng trưởng tâm linh của Tác Giả Vương Thị Thanh Thanh Huyền
    Theo như lời của bạn Chồi Non giới thiệu,đúng là cuốn này không có trắc nghiệm lục lại bài viết này có trắc nghiệm rồi mình sẽ tận dụng ngồi làm đây,đọc trong sách 9 cửu loại càng đi sâu vào trong càng khó càng phải đọc thật kỹ.Cám ơn Chồi non rất nhiều.
    "Con muốn làm một Bông Hoa Nhỏ dưới chân bàn thờ ngày lễ thường"

  16. #9
    duongga17's Avatar
    Trạng thái :   duongga17 đã thoát
    Tham gia : Apr 2012
    Bài gửi : 20
    Tên Thánh:
    Phero
    Tên thật:
    ĐOÀN MINH DƯƠNG
    Đến từ: VINH CHÂU.Bà Rịa-Vũng Tàu.
    Sở thích: choi game, đọc sách
    Nghề nghiệp: Sinh viên
    Cảm ơn
    112
    Được cảm ơn 106 lần
    trong 32 bài viết
    Chị Bông Hồng Nhỏ ơi. Chị có thể vào đây tải về nè https://muoichodoi.info/tapsan/SACHCATINH.pdf. Cái này cũng là sách nói về 9 Loại nhân cách do L.M. Giuse Trần Đình Long dịch ra. Em đọc thấy rất hay. Nay xin chia sẻ cho chị và mọi người cùng đọc.

    Bông Hoa Nhỏ's Avatar

    Bông Hoa Nhỏ

     10:02, 23rd Oct 2012 #1030 

    Cám ơn em chị sẽ tham khảo thêm,hiện tại chị đang đọc Kitô Hữu trưởng thành tâm lý tăng trưởng tâm linh,cuốn này tác giả viết rất hay rất chiều sâu cũng nói 9 cửu loại,hơi khó nhưng chị từ từ

    Bông Hoa Nhỏ's Avatar

    Bông Hoa Nhỏ

     10:02, 23rd Oct 2012 #1031 

    Cám ơn em chị sẽ tham khảo thêm,hiện tại chị đang đọc Kitô Hữu trưởng thành tâm lý tăng trưởng tâm linh,cuốn này tác giả viết rất hay rất chiều sâu cũng nói 9 cửu loại,hơi khó nhưng chị từ từ


    Khi ta sinh ra,mọi người xung quanh ta đều cười,còn ta thì khóc.Hãy sống làm sao để khi chết đi,mọi người xung quanh ta đều khóc,còn ta thì cười.

+ Trả Lời Ðề Tài

Chủ đề tương tự

  1. Thập Giá Đức Kitô
    By Bông Hoa Nhỏ in forum Thánh ca
    Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 01-03-2012, 03:03 PM
  2. Giờ này, với tôi Đức Giêsu Kitô là ai?
    By migoi_sg in forum Suy niệm - Bài giảng
    Trả lời: 3
    Bài mới gửi: 13-03-2011, 10:52 PM
  3. Vương quốc đức kitô
    By Forever in forum Suy niệm - Bài giảng
    Trả lời: 1
    Bài mới gửi: 21-11-2010, 10:51 AM
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 27-10-2010, 11:50 PM
  5. Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 02-08-2010, 04:39 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình