+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Thánh Phêrô Canisio (Kính Ngày 21 Tháng 12)

  1. #1
    Mart.TanNguyen's Avatar
    Trạng thái :   Mart.TanNguyen đã thoát
    Tham gia : Sep 2011
    Bài gửi : 280
    Tên thật:
    Mart.TanNguyen
    Đến từ: Long Hải
    Sở thích: đọc sách, nghe nhạc, linh đạo
    Nghề nghiệp: SV năm II
    Cảm ơn
    610
    Được cảm ơn 1,398 lần
    trong 310 bài viết

    Thánh Phêrô Canisio (Kính Ngày 21 Tháng 12)






    Phêro sinh tại Hoà lan. Cha cậu muốn cậu học luật và thành hôn, nhưng sau khi tĩnh tâm với linh mục dòng Tên, cậu xin vào dòng này. Vào dòng, cậu học làm linh mục. Là một học sinh thông minh, có tài giảng và dạy học. Đầu tiên cha làm viện trưởng học viện, khi rảnh rỗi, cha đi thăm người bệnh, người tù.

    Năm 1552, nhiều xứ tại Vienna không có linh mục, trong 20 năm ở đây không có lễ truyền chức, tu viện không người tu. Cha Peter được sai tới Đức, nơi đó ngài được gọi là "Tông đồ thứ hai nước Đức" (thánh Bonifaciô là thứ nhất). Peter làm việc không mỏi mệt: dạy học, giải quyết vấn đề, đem người Công giáo về lại với giáo hội, săn sóc bệnh nhân kỳ dịch tả. Giáo dân mến ngài quá chừng, muốn ngài làm Tổng giám mục, nhưng ngài từ chối.

    Ngài viết nhiều sách bênh vực đức tin, làm cố vấn cho Đức giáo hoàng Piô 4, Piô 5, Gregory 13, dự công đồng Trentô, giúp người trung cấp và người nghèo học hỏi Phúc âm và giáo huấn của giáo hội, viết sách giáo lý, viết lịch các thánh và các ngày lễ. Sách này được dịch ra 15 thứ tiếng. Ngài coi trọng nền giáo dục Công giáo và cơ sở ấn loát Công giáo như phương thế gieo rắc đức tin.

    Sau khi đau đớn vì bệnh tê liệt, ngài tiếp tục viết sách đạo trong 6 năm tiếp theo với sự giúp đỡ của thư kí. Vì những tác phẩm này, ngài được gọi là tiến sĩ hội thánh.

    ___________________


    Giáo hội công giáo vùng Bavaria nước Đức thời kỳ giữa thế kỷ 16 gánh chịu nhiều ảnh hưởng không tốt từ Phong trào cải cách tôn giáo. Tình hình giáo hội được thuật lại cách vắn tắt như sau: “Nơi đây Thần học bị lãng quên; người ta không màng đến thánh lễ, các bí tính và lòng sùng đạo. Do đó, Giáo hội đang trên suy thoái nhanh chóng.” Công tước của xứ Bavaria khi đó là William IV hy vọng trường đại học của ông ở Ingolstadt sẽ quy tụ được nhiều ơn gọi linh mục để chuẩn bị cho công cuộc tái thiết giáo hội. Với mong muốn có được một vài linh mục thánh thiện và tài giỏi tham gia việc giảng dạy, công tước William thân hành đến Roma để gặp và trình bày thỉnh nguyện của mình với ĐTC Phaolo III và sau đó là với Cha Inhaxio Loyola, bề trên dòng Tên thời bấy giờ. Sau tám tháng thương thuyết, đến cuối năm 1549, công tước William được tin ba linh mục dòng Tên sẽ được gởi đến đại học tại Ingolstadt, lần lượt là Le Jay, Selmeron và Canisio. Tất cả họ được ĐGH Phaolo III sai đi với nhiệm vụ bảo vệ và củng cố giáo hội công giáo vùng Bavaria trước những ảnh hưởng của phong trào cải cách. Sứ mạng này thật lớn lao trong bối cảnh giáo hội lúc bấy giờ và có lẽ ít có ai khác có thể đảm đương nhiệm vụ này ngoài Canisio.

    Phêrô Canisio sinh tại Nijmegen, Hà Lan ngày 8/5/1521. Năm 15 tuổi, Canisio trúng tuyển vào đại học Cologne, nước Đức và hoàn tất luận án thạc sĩ 4 năm sau đó. Ao ước trở thành một linh mục, Canisio tiếp tục ở lại trường để học thần học. Sau khi nghe biết về một hội dòng mới thành lập mang tên Chúa Giêsu, Canisio tìm đến và gặp cha Phêrô Faber, một trong những người đầu tiên của dòng, và được chính cha Faber hướng dẫn để tìm hiểu ơn gọi. Trải qua nhiều giờ nói chuyện, nhận định và làm linh thao, Canisio thêm xác tín vào ơn gọi của mình và được nhận vào nhà tập dòng Tên năm 1543. Canisio được lãnh tác vụ linh mục năm 1546 và cho xuất bản hai cuốn sách đầu tiên của mình. Một năm sau đó, Canisio tham dự công đồng Trentô với tư cách cố vấn thần học cho Hồng Y Truchsess. Sau đó, Canisio được cha Inhã gởi đi dạy học ở Sicilia cho đến khi được Giáo Hoàng Phaolo III sai đi sứ vụ ở vùng Bavaria năm 1549.

    Sứ vụ của Cha Canisio tại Đức dường như là một chuỗi công việc dài vô tận. Tại Ingolstadt, việc đầu tiên Cha Canisio đẩy mạnh là củng cố trường dạy đức tin và đời sống đạo. Đời sống đức tin của tín hữu gặp nhiều khó khăn do ít hiểu biết về giáo lý và những vấn đề căn bản trong đạo công giáo. Vì vậy, điều cần thiết là giảng dạy cho họ về giáo lý. Cha Canisio dành nhiều thời gian cho việc củng cố đức tin ngang qua việc giảng dạy. Từ 6 giờ sáng cho đến tận chiều tối, Cha Canisio nỗ lực hết mình để tái sinh giáo hội nơi đây. Rời bụng giảng ở trường học, Cha lại bước lên bục giảng trong nhà thờ, giảng dạy về những vấn đề căn bản và thiết thực của đức tin. Với hết khả năng của mình, cha khơi lên trong lòng người nghe niềm xác tín vào giáo lý của giáo hội và lòng sùng mộ chân lý vĩnh cửu ấy. Chỉ vài tháng sau, số giáo dân đến nhà thờ tăng lên rõ rệt và từng bước một, Cha Canisio gặt hái cho giáo hội những linh hồn đạo đức nhiệt thành.

    Lòng nhiệt thành tông đồ của Cha Canisio không dừng lại trong biên giới nước Đức mà còn lan sang cả nước Áo lân cận. Năm 1552, Cha Canisio đến Vienna để thành lập trường học dòng Tên và nhóm lại niềm tin Kitô giáo của giáo hội nơi đây. Nhận thấy rằng giáo hội địa phương có ít giáo đoàn vì thiếu linh mục. Cha Canisio liền mở một chủng viện bên cạnh trường học nhằm tìm kiếm ơn gọi. Thành công nối tiếp nhau đến với Cha Canisio tại Vienna đến nỗi khi thành phố cần có giám mục mới, cả Đức Giáo hoàng lẫn vua nước Áo đều muốn Cha Canisio đảm nhận chức vụ này. Cha Canisio chỉ xin làm người phụ tá cho đến khi tìm được người thích hợp vì thông thường các Giêsu hữu không được nhận các phẩm trật trong giáo hội.
    Cũng trong thời gian ở Vienna, Cha Canisio hoàn thành cuốn sách Giáo Lý và ngay lập tức đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết cho đời sống đức tin của dân chúng. Cuốn sách viết theo lối hỏi đáp về những chủ đề căn bản trong đức tin, gần gũi và thiết thực với đời sống hàng ngày của người tín hữu. Chẳng bao lâu sau, cuốn sách đuợc dịnh sang tiếng Đức và phổ biến đến nỗi cái tên Canisio ở nước Đức đồng nghĩa với “giáo lý”. Nhịp độ làm việc của Cha Canisio tại Vienna cũng tương tự như ở các nơi khác. Hàng ngày, Cha thuyết trình về thần học tại đại học Vienna, giảng dạy cho dân chúng tại nhà thờ. Điều hành việc học tại các trường dòng Tên và nếu còn thì giờ, Cha làm tuyên úy trong các nhà tù, thăm bệnh nhân tại bệnh viện. Không những thế, Cha còn soạn cả một cẩm nang tựa đề An ủi bệnh nhân cho những ai cộng tác với Cha trong việc mục vụ tại bệnh viện.

    Nơi Cha Canisio, ngang qua lời giảng dạy, người ta dễ dàng nhận thấy nguồn suối nhiệt thành tông đồ tuôn chảy dường như vô hạn. Trên bục giảng của những nhà thờ chính tòa hay tại những nhà nguyện bé nhỏ, trên những con đường lát sỏi trong các thị trấn nước Đức, bất cứ nơi đâu Cha Canisio đều rao giảng về một “Đức Kitô nhân lành.” Bằng lời rao giảng, Cha Canisio đưa về lại Giáo Hội những tâm hồn nguội lạnh, nhưng không vì thế mà Cha đối xử khắt khe với những người chống đối. Ngược lại, trong tập hồi ký ghi lại những hướng dẫn cho những ai dấn thân trong công cuộc hòa giải, Cha Canisio viết “anh em đừng bao giờ nghĩ rằng việc hòa giải với những người chống đối chẳng bao giờ khả thi và không đem lại ích lợi gì”. Đối với Cha Canisio, tâm niệm sống và hoạt động tông đồ của Cha là “chẳng có việc gì gây nguy hại cho ta nếu việc ấy đến từ tình yêu Đức Kitô.”

    Năm 1580, Cha Canisio được sai đến Thụy Sĩ cho một sứ vụ mới. Cha tiếp tục làm những việc như Cha vẫn thường làm cho đến khi những vấn đề sức khỏe buộc Cha phải dừng lại. Căn bệnh phù nề, xung huyết phổi và viêm loét cổ họng khiến Cha không thể tiếp tục rao giảng và thậm chí là không thể dâng thánh lễ hàng ngày. Ngày 21 tháng 12 năm 1597, Cha Canisio an nghỉ trong bình an của Chúa. Giây phút cuối đời trên giường bệnh, người ta vẫn nghe Cha thầm thĩ cầu nguyện “Lạy Chúa, xin thương xót chúng con, xin Chúa nhậm lời chúng con.”

    Thánh Phêrô Canisio
    Linh mục Dòng Tên
    Sinh ngày 8.5.1521 – tại Nijmegen, Hà Lan
    Qua đời ngày 21.12.1597
    Lễ mừng ngày 27.4
    (theo lịch phụng vụ Dòng Tên)
    ĐẶNG THẾ NHÂN
    RADIO VATICAN

    ______________________

    Ở Côn Đảo ( Bà Rịa- Vũng Tàu.), nơi cha xứ nhà mình đặc trách sai đi truyền giáo tại đây,
    Cha đã hoạt động tại đây khoảng 3 năm rồi,
    Nhiều lần làm lễ " chui", đọc kinh phụng vụ " chui"...

    Côn Đảo, 1 người lạ mặt đặt chân lên hòn đảo này đều bị nhận diện tức thời,
    Gần đây Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã quyết định Cấm cha dâng lễ và củ hành hoạt động đón mừng giáng sinh tại đây,
    Họ cấm giáo dân làm hang đá, dựng cậy thông....

    Vậy mới nhận ra, chúng ta quá sung sướng khi được đón mừng Mùa Hồng Ân,
    Quá sung sướng khi dễ dàng dâng lễ hằng ngày.

    Nhờ lời cầu bầu của Thánh Phêrô Canisio
    Là đấng đã phá tan biết bao bè phái chống đối Giáo hội
    Đấng thấu hiểu nỗi khó khăn khi truyền giáo
    XIn Ngài cầu bầu cùng đồng hành với chúng con trong những việc tỏ lòng mến yêu Giáo hội.
    Amen.


    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:

    Từ Khởi Sự Cho Đến Hoàn Thành
    Đều Nhờ Bởi Ơn Chúa

  2. 4 thành viên đã cảm ơn Mart.TanNguyen vì bài viết này:

    echcon1690 (19-12-2011),Sky (19-12-2011),Teresa Nhỏ Bé (19-12-2011),tho ngoc (19-12-2011)

+ Trả Lời Ðề Tài

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình