+ Trả Lời Ðề Tài
Trang 1/6 123 ... cuốicuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 51

Chủ đề: Vị thánh trong ngày!

  1. #1
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết

    Vị thánh trong ngày!

    Hôm nay Teresa xin post những hạnh tích và lời suy niệm theo cuộc đời các thánh. Mỗi ngày sẽ là 1 bài viết giới thiệu về các thánh cùng ngày lễ kính của các ngài. Mong cả nhà ủng hộ và cùng góp ý cho Teresa. Cám ơn mọi người!
    Nguồn hạnh tích từ: https://tongdosongdaovt.blogspot.com/

    Ngày 09-02


    Thánh Giles Mary của Thánh Giuse





    (1729-1812)

    Lược sử:

    Chính trong năm Napoleon Bonaparte dẫn quân vào Nga thì Giles Mary của Thánh Giuse chấm dứt cuộc đời khiêm hạ phục vụ cộng đồng Phanxicô và người dân thành Naples.

    Tên thật của ngài là Francesco, sinh ở Taranto trong gia đình rất nghèo, và mồi côi cha khi 18 tuổi. Để đảm bảo tương lai, ngài gia nhập dòng Phanxicô Khất Thực (Anh Em Hèn Mọn) ở Galatone năm 1754. Trong 53 năm, ngài phục vụ ở Nhà Tế Bần Thánh Paschal ở Naples trong nhiều vai trò, như nấu nướng, gác cửa hoặc thường xuyên nhất là đi khất thực cho cộng đồng.

    "Mến yêu Chúa" là đặc tính của ngài trong khi góp nhặt thực phẩm cho các tu sĩ dòng và chia sẻ lòng quảng đại với người nghèo -- đồng thời an ủi người gặp khó khăn và khuyến khích mọi người sám hối. Đức tính mà ngài thể hiện trên đường phố ở Naples được phát sinh từ sự cầu nguyện và được nuôi dưỡng trong đời sống cộng đồng của anh em hèn mọn. Những người gặp ngài đi xin ăn thường gọi ngài là "Người an ủi của Naples". Ngài được phong thánh năm 1996.

    Lờ
    i Bàn

    Người ta thường trở nên kiêu ngạo và thèm khát quyền lực khi họ không thành thật trong lối sống, tỉ như, khi họ quên đi tội lỗi của mình và làm như không biết đến các ơn sủng mà Thiên Chúa ban cho người khác. Thánh Giles có một nhận thức lành mạnh về tội lỗi của chính mình -- không làm tê liệt cũng không quá hời hợt. Ngài mời gọi mọi người nhận ra ơn sủng của mình, và sống xứng đáng với phẩm giá của chúng ta là những người được tạo dựng trong hình ảnh của Thiên Chúa.

    Lờ
    i Trích

    Trong bài giảng nhân dịp lễ phong thánh, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói rằng hành trình tâm linh của Thánh Giles phản ảnh "đức khiêm hạ của sự Nhập Thể và sự độ lượng của Thánh Thể" (L'Observatore Romano 1996, tập 23, số 1).

    __________

    Suy niệm hạnh thánh (của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)

    Suy niệm 1: Phục vụ

    Trong 53 năm, Giles Mary của Thánh Giuse phục vụ ở Nhà Tế Bần Thánh Paschal ở Naples trong nhiều vai trò, như nấu nướng, gác cửa hoặc thường xuyên nhất là đi khất thực cho cộng đồng.


    Một người có tinh thần phục vụ thì không bao giờ chú trọng đến tính chất trọng hèn của công việc, mà chủ yếu là có việc để phục vụ, cho dầu đó là nấu nướng, gác cửa hoặc đi khất thực cho cộng đồng.

    Để được thế, người phục vụ phải có đức khiêm tốn thẳm sâu, để sẵn sàng nhận việc chứ không chọn việc, nhất là không so đo tính toán việc trọng hèn. Việc hèn mà chu toàn thì còn có giá hơn là việc trọng mà không làm.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn khiêm tốn tìm vui trong công việc phục vụ.

    Suy niệm 2: Đi khất thực


    Trong 53 năm, Giles Mary của Thánh Giuse phục vụ ở Nhà Tế Bần Thánh Paschal ở Naples trong nhiều vai trò, như nấu nướng, gác cửa hoặc thường xuyên nhất là đi khất thực cho cộng đồng.


    Thái độ của người bố thí thường thế nào? Thường lo nghĩ là bị lừa dối. Đã tốn của lại bị cười chê. Thế nhưng người có căn bản đạo đức phải vượt qua cản trở đó, nghĩa là phải xem đối tượng đang xin không phải là người thụ ân mà là ân nhân giúp ta thực thi được tình bác ái, được tích lũy phần thưởng giá trị và lớn lao hơn (Mt 10,42).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con thà bố thí mà bị lừa còn hơn là vì sợ bị lừa mà không bố thí.

    Suy niệm 3: Quảng đại


    "Mến yêu Thiên Chúa" là đặc tính của Giles Mary trong khi góp nhặt thực phẩm cho các tu sĩ dòng và chia sẻ lòng quảng đại với người nghèo.

    Lòng quảng đại được thể hiện rõ nét trong hành vi chia sẻ của cải vật chất với tha nhân, đặc biệt với người nghèo khổ thiếu thốn, chứ không dừng lại ở đầu môi chót lưỡi (Gc 2,15-16; 1Ga 3,18).


    Lòng quảng đại không chỉ được thể hiện ở việc chia sẻ của cải vật chất mà còn ở mặt tinh thần, đặc biệt ở tấm lòng bao dung độ lượng sẳn sàng thứ lỗi cho tha nhân, điều mà tiền của không thể mua lấy được.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con thực thi lòng quảng đại cả về mặt tinh thần cũng như vật chấThánh

    Suy niệm 4: Sám hối


    Giles Mary an ủi những người gặp khó khăn và khuyến khích mọi người sám hối.

    Người ta thường trở nên kiêu ngạo và thèm khát quyền lực khi họ không thành thật trong lối sống, tỉ như, khi họ quên đi tội lỗi mình và làm như không biết đến các ơn sủng mà Thiên Chúa ban cho người khác.

    Thánh Giles có một nhận thức lành mạnh về tội lỗi của chính mình -- không làm tê liệt cũng không quá hời hợThánh Ngài mời gọi mọi người nhận ra ơn sủng của mình để rồi sám hối ăn năn, và sống xứng đáng với phẩm giá của chúng ta là những người đã được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn sống tinh thần sám hối về các lầm lỗi mình, hầu càng ngày càng tỏ ra xứng đáng với các hồng ân Chúa ban.

    Suy niệm 5: Cầu nguyện


    Đức tính mà ngài thể hiện trên đường phố ở Naples được phát sinh từ sự cầu nguyện và được nuôi dưỡng trong đời sống cộng đồng của anh em hèn mọn.


    Để sống, thân xác con người cần phải thở. Còn hơi thở của đời sống tâm linh lại là sự cầu nguyện. Càng cầu nguyện, con người càng hấp thụ được Thần Khí Thiên Chúa, để có thể chiến thắng ma quỷ và không sa vào chước cám dỗ (Mc 9,29; Lc 22,46).

    Như thế một tâm hồn xa rời đời sống cầu nguyện để sống theo tính xác thịt, thì sớm muộn gì cũng lìa xa Thiên Chúa là nguồn sống, vì tử thần vốn đã ngự trị bản thân đương sự rồi (Rm 8,13), vì họ vốn là một người đã chết rồi (Dt 11,12).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con chuyên lo cầu nguyện để được sống nhờ Thần Khí (Gl 5,25).

    Suy niệm 6: Cộng đồng


    Đức tính mà ngài thể hiện trên đường phố ở Naples được phát sinh từ sự cầu nguyện và được nuôi dưỡng trong đời sống cộng đồng của anh em hèn mọn.

    Đời sống cộng đồng có mặt tích cực là giải tỏa được nỗi cơ đơn hiu quạnh, và hâm nóng sinh lực nhờ niềm vui đoàn tụ, cũng như những lời động viên và cảm thông chia sẻ về cuộc sống.


    Nhưng mặt tiêu cực cũng vẫn hằng tồn tại do bá nhân bá tánh. Vấn đề quyền bính lớn nhỏ cũng thường cám dỗ không ngừng những người cùng sống chung. Các tông đồ dầu sống kề cận Chúa cũng đã từng không tránh khỏi tệ nạn này (Lc 9,46; 22,24).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con theo gương Thánh Giles, để phản ảnh "đức khiêm hạ của sự Nhập Thể và sự độ lượng của Thánh Thể", hầu sống tốt nếp sống cộng đồng.


    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:

    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  2. 11 thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    duongga17 (21-04-2012),Duy Nguyen (18-03-2014),Mart.TanNguyen (12-02-2012),muahue (09-02-2012),pettruong_gothi (09-02-2012),Pham Du (15-02-2012),Phù thủy nhỏ (14-02-2012),Phero_Hau (11-02-2012),Sky (12-02-2012),smiles (09-02-2012),Thánh Thư (10-02-2012)

  3. #2
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết
    Ngày 10-02

    Thánh SCHOLASTICA





    (480-542?)






    Lược sử:

    Anh em sinh đôi thường giống nhau về tính nết và tư tưởng cũng như nhiệt huyết. Do đó, người ta không ngạc nhiên khi Thánh Scholastica và người anh sinh đôi là Thánh Biển Đức (Benedict), đều sáng lập các tu hội chỉ cách nhau có vài dặm.

    Sinh trong một gia đình giầu có, Scholastica và Benedict cùng lớn lên cho đến khi Benedict xa nhà đi học ở Rôma. Chúng ta không biết nhiều về thời niên thiếu của Thánh Scholastica. Sau này, ngài sáng lập dòng nữ tu ở Ý gần rặng Cassino, thuộc Plombariola, cách tu viện của anh ngài chỉ có năm dặm.


    Mỗi năm hai anh em chỉ gặp nhau có một lần, trong một nông trại, vì Scholastica không được phép vào tu viện. Cả hai dành thời giờ để thảo luận về các vấn đề tinh thần.


    Theo cuốn Đối Thoại của Thánh Grêgôriô Cả, trong lần sau cùng hai anh em gặp nhau để cầu nguyện và chuyện trò, Thánh Scholastica cảm thấy cái chết của mình gần kề nên nài xin anh Benedict ở với ngài cho đến ngày hôm sau.


    Thánh Benedict từ chối lời yêu cầu ấy vì ngài không muốn ở đêm bên ngoài tu viện, vì như thế chính ngài sẽ phá vỡ quy luật do ngài đặt ra. Thánh Scholastica xin Thiên Chúa cho phép anh mình ở lại, và một trận mưa lớn đổ xuống như thác khiến Benedict và các tu sĩ đi theo ngài không thể trở về tu viện.


    Thánh Benedict kêu lên, "Xin Chúa tha tội cho em. Em làm cái gì vậy?" Thánh Scholastica trả lời, "Em xin anh một ơn huệ và anh từ chối. Em xin Chúa, và Chúa nhận lời."


    Ba ngày sau, khi Thánh Benedict cầu nguyện trong tu viện thì ngài nhìn thấy linh hồn của em mình bay lên trời trong dạng chim bồ câu trắng. Thánh Benedict sai các tu sĩ đem xác của em mình về dòng và chôn trong ngôi mộ mà ngài đã chuẩn bị cho mình.


    Thánh Scholastica từ trần vào khoảng năm 543, và sau đó không lâu Thánh Benedict cũng lìa trần.


    Lời Bàn

    Thánh Scholastica và Benedict đã hiến mình trọn vẹn cho Thiên Chúa, và coi trọng việc kết giao bằng hữu với Chúa qua sự cầu nguyện. Các ngài đã hy sinh một số cơ hội sẵn có để cùng nhau thực hiện ơn gọi tu trì. Tuy nhiên, khi càng gần gũi với Ðức Kitô bao nhiêu, họ càng cảm thấy gần nhau hơn. Khi gia nhập cộng đồng tu sĩ, họ đã không quên và cũng không bỏ rơi gia đình mà trái lại họ có thêm các anh chị em mới.

    Lời Trích

    "Mọi tu sĩ đều có bổn phận, tùy theo ơn gọi thích hợp, để cộng tác cách nhiệt thành và siêng năng trong việc xây dựng và gia tăng Nhiệm Thể Ðức Kitô, và vì lợi ích tốt lành riêng của các cộng đồng… Họ có nhiệm vụ ấp ủ các mục tiêu này một cách chính yếu qua sự cầu nguyện, việc đền tội và sống gương mẫu" (Sắc Lệnh về các Giám Mục, 33).

    __________


    Suy niệm hạnh thánh (của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)



    Suy niệm 1: Giống nhau

    Anh em sinh đôi thường giống nhau về tính nết và tư tưởng cũng như nhiệt huyết. Do đó, người ta không ngạc nhiên khi Thánh Scholastica và người anh sinh đôi là Thánh Biển Đức (Benedict), đều sáng lập các tu hội chỉ cách nhau có vài dặm.

    Điểm giống nhau nổi bật cần phải được nêu lên ở hai anh em sinh đôi này, đó là lòng yêu mến Thiên Chúa, nguồn của mọi điều thiện hảo, khiến giúp họ gần nhau và cùng sáng lập các tu hội.

    Không như hai anh em sinh đôi Exau và Giacóp, ngay từ trong lòng mẹ đã chống đối nhau, để rồi lớn lên thì đành phải lìa xa nhau để tránh họa sát thân (St 25,22-23; 27,41-44).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con đào sâu lòng mến Chúa, như là mối giây liên kết tình huynh đệ giữa chúng con với nhau, vì có cùng Cha chung trên trời


    Suy niệm 2: Gặp gỡ


    Mỗi năm hai anh em chỉ gặp nhau có một lần, trong một nông trại, vì Scholastica không được phép vào tu viện. Cả hai dành thời giờ để thảo luận về các vấn đề tinh thần.

    Mục tiêu gặp gỡ có thể nhiều, nhưng đâu là mục tiêu cao cả nhất. Hai anh em sinh đôi Benedict và Scholastica đã chọn phần trọn hảo là thảo luận về các vấn đề tinh thần, hầu giúp tu hội cách hữu hiệu hơn.


    Nicôđêmô cũng từng xin gặp gỡ Đức Giêsu ban đêm để thảo luận về vấn đề tinh thần, cụ thể vấn đề tái sinh để được vào Nước Trời (Ga 3,3). Nhờ tiếp thu, Nicôđêmô đã can đảm bênh vực Đức Giêsu (Ga 7,50-51) và nhất là lo việc táng xác Đức Giêsu (Ga 19,39).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con can đảm tránh những cuộc gặp gỡ vô bổ và tai hại, để chỉ chọn những cuộc gặp gỡ hướng thượng.


    Suy niệm 3: Cầu nguyện


    Theo cuốn Đối Thoại của Thánh Grêgôriô Cả, trong lần sau cùng hai anh em gặp nhau để cầu nguyện và truyện trò, Thánh Scholastica cảm thấy cái chết của mình gần kề nên nài xin anh Benedict ở với ngài.

    Thánh Scholastica và Benedict đã hiến mình trọn vẹn cho Thiên Chúa, và coi trọng việc kết giao bằng hữu với Chúa qua sự cầu nguyện. Các ngài đã hy sinh một số cơ hội sẵn có để cùng nhau thực hiện ơn gọi tu trì. Tuy nhiên, khi càng gần gũi với Đức Kitô bao nhiêu, họ càng cảm thấy gần nhau hơn. Khi gia nhập cộng đồng tu sĩ, họ đã không quên và cũng không bỏ rơi gia đình mà trái lại họ có thêm các anh chị em mới.


    "Mọi tu sĩ đều có bổn phận, tùy theo ơn gọi thích hợp, để cộng tác cách nhiệt thành và siêng năng trong việc xây dựng và gia tăng Nhiệm Thể Đức Kitô, và vì lợi ích tốt lành riêng của các cộng đồng… Họ có nhiệm vụ ấp ủ các mục tiêu này một cách chính yếu qua sự cầu nguyện, việc đền tội và sống gương mẫu" (Sắc Lệnh về các Giám Mục, 33).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con tha thiết với việc cầu nguyện, để nhờ đó được gần gũi với Đức Kitô và với mọi người.


    Suy niệm 4: Quy luật


    Thánh Benedict không muốn ở đêm bên ngoài tu viện, vì như thế chính ngài sẽ phá vỡ quy luật do ngài đặt ra.

    Đặt ra luật là một nỗ lực lớn nhưng giữ được luật mới là kỳ công, nhất là phải giữ luật như một tấm gương soi sáng người khác. Thà phế bỏ luật mình đặt ra còn hơn là vi phạm luật đã đặt.


    Ý thức được thế nên Thánh Benedict nén lòng hy sinh tình anh em ruột thịt, để phục vụ tình huynh đệ thiêng liêng trong cộng đoàn tu hội.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con có giải thích luật, thì luôn giải thích rộng cho người, và thật khắt khe cho chính mình.


    Suy niệm 5: Chúa và người


    Thánh Benedict kêu lên, "Xin Chúa tha tội cho em. Em làm cái gì vậy?" Thánh Scholastica trả lời, "Em xin anh một ơn huệ và anh từ chối. Em xin Chúa, và Chúa nhận lời".

    Tư tưởng Thiên Chúa vốn khác tư tưởng con người (Is 55,8), vì tâm khảm con người đã khôn dò, suy tưởng con người đã khôn thấu, nhưng Thiên Chúa lại càng siêu việt không lường (Gđt 8,14), rộng hơn đại dương, sâu hơn vực thẳm (Hc 24,29). Trời cao hơn đất chừng nào thì tư tưởng của Thiên Chúa cũng cao hơn tư tưởng con người chừng ấy (Is 55,9).

    Tư tưởng đã khác, lối hành xử càng quảng đại và dễ dãi bao la. Người tha bảy lần, còn Chúa tha không tính lần (Mt 18,21-22). Thánh Scholastica xin anh chỉ một ơn huệ thì không được, nhưng Chúa lại nhận lời.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con tập sống khó cho mình, còn luôn dễ với người.


    Suy niệm 6: Bồ câu


    Ba ngày sau, khi Thánh Benedict cầu nguyện trong tu viện thì ngài nhìn thấy linh hồn của em mình bay lên trời trong dạng chim bồ câu trắng.

    Bồ câu biểu hiện sự hòa bình, ngoài ra còn biểu hiện sự trong trắng nữa. Chính vì ý nghĩa này mà chim bồ câu thường được dùng làm lễ vật toàn thiêu (Lv 1,14), lễ vật đền tội (Lv 5,7), lễ vật tạ tội (Lv 12,6), lễ vật xá tội (Lv 12,8), để mang lại sự thanh sạch cho đương sự.


    Vẻ đẹp bên ngoài làm sao sánh được với nét đẹp tinh thần như người đời thường đánh giá “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Một cái nết tuyệt đẹp bên trong thường được biểu hiện bằng lòng trong trắng, nên bồ câu cũng được nhân cách hóa thành một nữ tình nhân tuyệt mỹ (Dc 4,1; 5,2; 6,9).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn quý trọng sự trong sạch tâm hồn, đến mức dầu phải chết cũng quyết bảo vệ, như các thánh trinh nữ tử đạo Anê và Agatha.
    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  4. 8 thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    3T_thanhtuyen (10-02-2012),Mart.TanNguyen (12-02-2012),Pham Du (15-02-2012),Phù thủy nhỏ (14-02-2012),Phero_Hau (11-02-2012),Sky (12-02-2012),smiles (13-02-2012),Thánh Thư (10-02-2012)

  5. #3
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết
    Ngày 11-02

    ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC





    Lược sử:

    Vào ngày 8 tháng Mười Hai 1854, Đức Giáo Hoàng Piô IX tuyên bố tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội trong Hiến Chế Ineffabilis Deus. Khoảng hơn ba năm sau, vào ngày 11 tháng Hai 1858, một trinh nữ đã hiện ra với Bernadette Soubirous, mở đầu cho một chuỗi thị khải. Trong lần hiện ra ngày 24 tháng Ba, trinh nữ này tự xưng là: "Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội."

    Bernadette là một thiếu nữ yếu ớt, con của hai ông bà người nghèo và không có tham vọng. Việc sống đạo của họ cũng không có gì đáng nói. Bernadette chỉ biết đọc kinh Lạy Cha, Kính Mừng và kinh Tin Kính. Cô còn biết đọc kinh cầu Linh Anh (ảnh tượng Đức Mẹ làm phép lạ): "Ôi Đức Maria được thụ thai mà không mắc tội."

    Trong những lần phỏng vấn, Bernadette cho biết những gì cô được nhìn thấy. Cô cho biết "cái gì đó mầu trắng trong hình dạng một thiếu nữ." Cô dùng chữ "Aquero," tiếng địa phương có nghĩa "cái này." Đó là "một thiếu nữ xinh đẹp với chuỗi tràng hạt trên tay." Áo choàng trắng của ngài có viền xanh. Ngài đội khăn trắng. Trên mỗi bàn chân đều có hoa hồng màu vàng. Bernadette cũng ngạc nhiên ở sự kiện là trinh nữ này không gọi cô với danh xưng bình dân "tu", nhưng với ngôn từ rất lịch thiệp "vous". Người trinh nữ khiêm tốn ấy hiện ra với một cô gái bình dân và đã đối xử với cô như một người có phẩm giá.

    Qua một cô gái bình dân, Đức Maria đã làm hồi sinh và tiếp tục làm sống dậy đức tin của hàng triệu người. Dân chúng bắt đầu đổ về Lộ Đức từ khắp nơi trong nước Pháp cũng như toàn thế giới. Vào năm 1862, giới thẩm quyền Giáo Hội công nhận tính cách xác thực của những lần hiện ra và cho phép sùng kính Đức Mẹ Lộ Đức. Năm 1907, lễ Đức Mẹ Lộ Đức được cử mừng khắp hoàn vũ.

    __________


    Suy niệm hạnh thánh (của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)




    Suy niệm 1: Thị khải

    Khoảng hơn ba năm sau, vào ngày 11 tháng Hai 1858, một trinh nữ đã hiện ra với Bernadette Soubirous, mở đầu cho một chuỗi thị khải.

    Thị khải vốn là một đặc ân. Đã là một đặc ân thì thường được hiểu là không nhiều, thế nhưng Bernadette Soubirous lại nhận được cả một chuỗi thị khải, nghĩa là khá nhiều. Thật là một diễm phúc cho Bernadette.

    Tuy nhiên cũng thật xứng đáng, vì Bernadette Soubirous đã gánh chịu rất nhiều đắng cay và khổ đau, trong suốt quá trình được thị khải. Đúng như câu nói: càng cao danh dự càng nhiều gian nan.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con sẵn lòng đón nhận con đường thập giá để qua đó hưởng được quang vinh.

    Suy niệm 2: Đọc kinh


    Bernadette chỉ biết đọc kinh Lạy Cha, Kính Mừng và Tin Kính. Cô còn biết đọc kinh cầu Linh Anh.

    Đọc kinh là một việc đạo đức rất có giá trị theo truyền thống xưa nay, và dồng thời lại rất vừa tầm với mọi hạng người, không phân biệt tuổi tác, kể cả những người chẳng những ít học vấn mà còn vô học nữa.

    Số lượng kinh được đọc không quan trọng bằng cách đọc là miệng đọc mà tâm suy, lòng quy hướng về Đấng tôn thờ để sống hết mình cho Người. Chính đó là mẫu gương mà Bernadette để lại, và như thế thật là xứng đáng để nhận được đặc ân thị khải.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết sử dụng phương cách đọc kinh để xây dựng nếp sống đạo đức mỗi ngày một vươn cao.


    Suy niệm 3: Chuỗi tràng hạt


    Đó là "một thiếu nữ xinh đẹp với chuỗi tràng hạt trên tay." Áo choàng trắng của ngài có viền xanh. Ngài đội khăn trắng. Trên mỗi bàn chân đều có hoa hồng màu vàng.

    Chuỗi tràng hạt là một kinh nguyện Thánh Mẫu tuy cổ kính, nhưng có giá trị vượt thời gian và không gian, vì nếu con đường ngắn nhất để đến với Đức Giêsu là Đức Maria, thì con đường ngắn nhất để đến với Đức Maria là chuỗi tràng hạt Thánh

    Thật vậy chuỗi tràng hạt nắm giữ một địa vị rất quan trọng đối với Giáo Hội và dĩ nhiên với hết mọi người, ngay cả đối với chính Đức Maria, vì không những Mẹ hiện ra nhiều lần với chuỗi tràng hạt trên tay mà còn lần hạt với nhân vật được thị khải nữa.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con siêng năng lần chuỗi tràng hạt theo như lời Mẹ dạy lúc Mẹ hiện ra ở Phatima vào ngày 13 tháng 10 năm 1917.

    Suy niệm 4: Chuỗi tràng hạt


    Đó là "một thiếu nữ xinh đẹp với chuỗi tràng hạt trên tay." Áo choàng trắng của ngài có viền xanh. Ngài đội khăn trắng. Trên mỗi bàn chân đều có hoa hồng màu vàng.

    Chuỗi tràng hạt gồm có 150 kinh Kính Mừng được xen kẻ với việc suy ngắm 15 Mầu Nhiệm Vui Thương Mừng. Và sau này chuỗi tràng hạt được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thêm vào 5 Mầu Nhiệm Sáng nữa.

    Lần chuỗi tràng hạt giúp chúng ta học cách ngắm nhìn và yêu mến Đức Giêsu với đôi mắt và quả tim của Đức Maria, để rồi sống như Đức Maria đã sống. Lần chuỗi tràng hạt không những giúp chúng ta gia tăng lòng sùng kính Mẹ mà còn được hưởng nhờ nhiều ơn ích qua bàn tay từ ái của Mẹ nữa.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con tận dụng việc lần chuỗi tràng hạt để mỗi ngày được gia tăng lòng yêu mến Chúa và Đức Maria Mẹ Chúa hơn.
    Suy niệm 5: Lịch thiệp

    Bernadette cũng ngạc nhiên ở sự kiện là trinh nữ này không gọi cô với danh xưng bình dân "tu", nhưng với ngôn từ rất
    lịch thiệp "vous". Người trinh nữ khiêm tốn ấy hiện ra với một cô gái bình dân và đã đối xử với cô như một người có phẩm giá.

    Lịch thiệp là nét đặc trưng của một người có lòng đạo đức cao độ, đến mức nhận ra nơi tha nhân không chỉ là hình ảnh mà thật sự là chính Thiên Chúa, vì thế đâu có thể xử đối cách khác được, ngoài việc tôn kính.

    Sứ thần từ trời xuống cũng mở lời kính chào Đức Maria vốn là một phàm nhân để rồi sẵn lòng chờ đợi câu trả lời tự do của Mẹ chứ không cưỡng bước. Đức Giêsu là Thầy là Chúa nhưng vẫn kính trọng các tông đồ như là bạn hữu.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con nhận ra thân phận chúng con chẳng qua chỉ là bụi tro, để đừng bao giờ vênh vang lên mặt coi khinh người khác.


    Suy niệm 6: Đức tin


    Qua một cô gái bình dân, Đức Maria đã làm hồi sinh và tiếp tục làm sống dậy đức tin của hàng triệu người. Dân chúng bắt
    đầu đổ về Lộ Đức từ khắp nơi trong nước Pháp cũng như toàn thế giới.

    Lộ Đức đã trở nên trung tâm hành hương và chữa lành, nhưng nhất là đức tin. Giới thẩm quyền của Giáo Hội công nhận 64 phép lạ chữa lành, mặc dù trên thực tế có lẽ nhiều hơn thế. Đối với những người có đức tin thì không có gì ngạc nhiên.
    Đó là sứ vụ chữa lành của Chúa Giêsu được tiếp tục thể hiện qua sự can thiệp của mẹ Người.

    Nhiều người cho rằng các phép lạ lớn lao hơn thì rất bàng bạc. Nhiều người đến Lộ Đức và trở về với một đức tin được đổi mới, sẵn sàng phục vụ Thiên Chúa trong các nhu cầu của tha nhân. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người nghi ngờ việc hiện ra ở Lộ Đức. Để nói với họ, có lẽ tốt hơn là dùng những lời mở đầu của cuốn phim "Song of Bernadette": "Với những ai tin vào Chúa thì không cần giải thích. Với những người không tin, thì chẳng sự giải thích nào đầy đủ."

    * Lạy Chúa Giêsu, xin gia tăng lòng tin cho chúng con, để chúng con không dừng lại ở phép lạ, mà qua phép lạ tìm đến với Đấng ban cho phép lạ.
    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  6. 8 thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    haiuy (17-02-2012),Mart.TanNguyen (12-02-2012),Pham Du (15-02-2012),Phù thủy nhỏ (14-02-2012),Phero_Hau (11-02-2012),Sky (12-02-2012),smiles (13-02-2012),Tâm Nhiên (11-02-2012)

  7. #4
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết
    Ngày 12-02

    THÁNH PHÊRÔ BAPTIST VÀ CÁC BẠN





    (c. 1597)


    Lược sử:

    Nagasaki nổi tiếng đối với chúng ta vì một trái bom nguyên tử đã thả xuống đây năm 1945. Thành phố ấy cũng nổi tiếng đối với dòng Phanxicô vì một số tu sĩ và anh chị em dòng ba đã được tử đạo ở đây năm 1597.

    Cha Phêrô Baptist Blasquez sinh năm 1542 trong một gia đình quyền quý ở Tây Ban Nha; ngài gia nhập dòng Phanxicô ở quê nhà. Ngài làm việc vài năm ở quần đảo Phi Luật Tân, và năm 1592 ngài được cử làm đại diện cho Vua Philip II của Tây Ban Nha để thương thảo hòa bình với Hideyoshi, đang nắm quyền ở Nhật.

    Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Cha Phêrô Baptist và một vài tu sĩ ở lại Nhật để truyền bá tin mừng. Sự thành công của họ trong công cuộc truyền giáo, qua việc thành lập các tu viện, nhà thờ cũng như bệnh viện khiến Hideyoshi lo sợ. Vào tháng Mười Hai 1596, ông ra lệnh bắt giam Cha Phêrô Baptist, hai vị linh mục Phanxicô khác, hai thầy, một giáo sĩ, 17 người Nhật thuộc dòng Ba Phanxicô và ba vị linh mục dòng Tên.

    Tất cả bị kết án tử hình vào đầu tháng Giêng ở Miyako, họ bị đưa về Nagasaki trong chuyến hành trình bằng đường thủy lâu đến 4 tuần lễ. Vào ngày 5 tháng Hai 1597, tất cả bị treo trên thập giá và bị đâm thâu qua bằng giáo. Tất cả được phong thánh năm 1862.

    Lời Bàn


    Sự "hy sinh" mà Thánh Phêrô Baptist đề cập đến đã sinh kết quả (xem Lời Trích bên dưới). Trong thập niên 1860, các nhà truyền giáo lại đến Nagasaki và họ tìm thấy một cộng đoàn Kitô Giáo tuy nhỏ nhưng thật vững mạnh, được khai sinh vào lúc các vị chịu tửđạo. Những người Công Giáo này, thường xuyên đến với nhau, đọc Sách Thánh và lần chuỗi mai khôi để giữ vững đức tin. Các nhà truyền giáo luôn tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ hoàn tất công trình của họ. Một công việc tốt lành - trong sứ vụ truyền giáo hoặc bất cứ nơi đâu - thì không bao giờ uổng phí.

    Lời Trích


    Ba ngày trước khi bị tử hình, Thánh Phêrô Baptist viết cho các bạn ở ngoài nước Nhật: "Vì tình yêu Thiên Chúa, ước mong sao nhân đức của các bạn sẽ phó thác chúng tôi cho Thiên Chúa, để Ngài chấp nhận hy lễ cuộc đời chúng tôi. Qua những gì tôi nghe được ởđây, tôi nghĩ chúng tôi sẽ bị treo trên thập giá vào thứ Sáu này, vì chính vào ngày thứ Sáu mà họ cắt tai mỗi người ở Miyako, là một biến cố chúng tôi chấp nhận như món quà của Thiên Chúa. Do đó, vì tình yêu Thiên Chúa, chúng tôi xin các bạn hãy tha thiết cầu nguyện cho chúng tôi."
    __________


    Suy niệm hạnh thánh (của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)


    Suy niệm 1: Nổi tiếng

    Nagasaki nổi tiếng đối với dòng Phanxicô vì một số tu sĩ và anh chị em dòng ba đã được tử đạo ở đây năm 1597.

    Nổi tiếng là một chước cám dỗ thông thường của mọi người ở mọi thời, mọi đời và mọi nơi. Tuy nhiên người khôn ngoan phải biết chọn lựa tiếng tốt hay là tiếng xấu khi được nổi tiếng.

    Cụ lão Elada 90 tuổi đã chấp nhận thà chết vinh hơn là sống nhục. Bằng cái chết tử đạo, cụ đã lưu danh muôn thuở như là một tấm gương sáng cho giới trẻ và cho cả hậu thế (2Mcb 6,31).

    Ngược lại thượng tế Mêlênaô tham sống sợ chết nên chẳng những dùng vàng bạc mua chuộc chức tước, mà còn phản bội Lề Luật và dân tộc. Ông đã chuốc lấy cái chết ô danh ngàn đời, và ngay cả một tấc đất để chôn cũng không có (2Mcb 4,24; 13,7).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con can đảm chọn sống theo tiếng tốt chứ đừng tìm hư danh, cho dầu phải đón nhận cái chết, nhưng là một cái chết anh dũng và vinh quang vì Chúa và vì Giáo Hội.

    Suy niệm 2: Tử đạo


    Nagasaki nổi tiếng đối với chúng ta vì một trái bom nguyên tử đã thả xuống đây năm 1945. Thành phố ấy cũng nổi tiếng đối với dòng Phanxicô vì một số tu sĩ và anh chị em dòng ba đã được tử đạo ở đây năm 1597.

    Ba ngày trước khi bị tử hình, Thánh Phêrô Baptist viết cho các bạn ở ngoài nước Nhật: "Vì tình yêu Thiên Chúa, ước mong sao nhân đức của các bạn sẽ phó thác chúng tôi cho Thiên Chúa, để Ngài chấp nhận hy lễ cuộc đời chúng tôi.

    Qua những gì tôi nghe được ở đây, tôi nghĩ chúng tôi sẽ bị treo trên thập giá vào thứ Sáu này, vì chính vào ngày thứ Sáu mà họ cắt tai mỗi người ở Miyako, là một biến cố chúng tôi chấp nhận như món quà của Thiên Chúa.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con đón nhận những thánh giá lớn nhỏ hằng ngày như là món quà Chúa gởi đến để thanh luyện chúng con.

    Suy niệm 3: Hòa bình


    Năm 1592 Thánh Phêrô Baptist được cử làm đại diện cho Vua Philip II của Tây Ban Nha để thương thảo hòa bình với Hideyoshi, đang nắm quyền ở Nhật Bản.

    Theo sứ điệp hòa bình ngày 01/01/1991 của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, chỉ nơi lương tâm mà vấn đề bảo đảm một nền hòa bình vững chắc và lâu bền được đặt ra, vì không tôn trọng lương tâm người khác là một trong những nguồn mạch gây xáo trộn thế giới.

    Như thế hòa bình xã hội, đất nước và ngay cả thế giới phải được xây dựng tự căn bản nội tâm. Dĩ nhiên người thương thảo hòa bình chẳng những phải có một tâm hồn hiếu hòa, và còn phải dẹp bỏ được nơi hai đối phương tinh thần hiếu chiến và hiếu thắng nữa.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con có hiếu chiến và hiếu thắng, thì hiếu chiến đối với ma quỷ và tội lỗi cũng như hiếu thắng đối với các tính mê tật xấu, còn đối với tha nhân thì luôn hiếu hòa.


    Suy niệm 4: Truyền bá tin mừng


    Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Cha Phêrô Baptist và một vài tu sĩ ở lại Nhật để truyền bá tin mừng. Sự thành công của họ trong công cuộc truyền giáo, qua việc thành lập các tu viện, nhà thờ cũng như bệnh viện.

    Để ủy lạo tinh thần truyền bá tin mừng, Chúa vẫn thường ban cho công cuộc rao giảng được gặt hái thành công, như xưa Chúa cũng cho các tông đồ được chứng kiến cuộc biến hình vinh quang của Ngài, để chuẩn bị cho họ đi vào mầu nhiệm Tử Nạn.

    Sự thành công chỉ mang ý nghĩa đó, vì thế đừng dừng lại đó để tự hào hay ỷ lại, mà phải nhìn xa hơn, như có lần chính Chúa đã nhắc nhở: “Anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em, nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời" (Lc 10,20).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con kiên trì truyền bá tin mừng cho dầu thành công hay thất bại.

    Suy niệm 5: Thành công


    Sự thành công của họ trong công cuộc truyền giáo, qua việc thành lập các tu viện, nhà thờ cũng như bệnh viện khiến Hideyoshi lo sợ.

    Sự "hy sinh" mà Thánh Phêrô Baptist đề cập đến đã sinh kết quả. Trong thập niên 1860, các nhà truyền giáo lại đến Nagasaki và họ tìm thấy một công đoàn Kitô Giáo tuy nhỏ nhưng thật vững mạnh, được khai sinh vào lúc các vị chịu tử đạo.

    Các nhà truyền giáo luôn tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ hoàn tất công trình của họ. Một công việc tốt lành - trong sứ vụ truyền giáo hoặc bất cứ nơi đâu - thì không bao giờ uổng phí.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn miệt mài làm việc theo chí hướng của Chúa: “Kẻ trồng người tưới đều như nhau, nhưng ai nấy sẽ được thù lao theo công khó của mình” (1Cr 3,8).


    Suy niệm 6: Thập giá


    Vào ngày 5 tháng Hai 1597, tất cả bị treo trên thập giá và bị đâm thâu qua bằng giáo.

    Thập giá là điều ô nhục đối với người Do thái và là điên rồ đối với người Hy lạp (1Cr 1,23) cũng như là một bản án nặng nề nhất đối với người bách hại. Nhưng thập giá lại là niềm vinh dự cho các vị tử đạo, vì được giống với cách chết của Đức Kitô nhiều hơn cả.

    Thánh Phêrô cũng đồng quan điểm đó khi bị án phải chết treo trên thập giá, nhưng vì cảm thấy bất xứng với Thầy chí thánh, nên xin được chết theo cách bị treo ngược, đầu ngài ở vị trí phía dưới chân cây thập tự giá.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con học cách trở nên giống Đức Kitô chịu tử nạn, ít ra là bằng cách vui lòng vác lấy thập giá hằng ngày của mình.

    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  8. 6 thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    Mart.TanNguyen (12-02-2012),muahue (12-02-2012),nanghue (12-02-2012),Pham Du (15-02-2012),Phù thủy nhỏ (14-02-2012),Sky (12-02-2012)

  9. #5
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết
    Ngày 13-02

    THÁNH CIRYL VÀ THÁNH METHODIUS




    (c. 869, c. 884)


    Lược sử:

    Vì thân phụ của hai thánh nhân là một sĩ quan trong phần đất của Hy Lạp nhưng có nhiều người Slav chiếm ngụ, do đó hai anh em thánh nhân đã trở nên nhà truyền giáo, thầy dạy và quan thầy của người Slav.

    Sau thời gian học tập, Cyril (thường được gọi là Constantine cho đến khi ngài trở thành tu sĩ ít lâu trước khi từ trần) đã từ chối địa vị trong chính quyền mà anh ngài đã chấp nhận làm việc cho những người nói tiếng Slav. Ngài gia nhập một đan viện là nơi anh ngài, Methodius, đã là một đan sĩ sau thời gian giữ chức vụ trong chính quyền.


    Một quyết định đã thay đổi cuộc đời của các ngài khi Công Tước của Moravia xin Hoàng Đế Micae của Đông Phương cho được độc lập về chính trị với nhà cầm quyền Đức, và được tự trị về phương diện tổ chức giáo hội (có giáo sĩ và phụng vụ riêng). Cyril và Methodius đã lãnh nhận công việc truyền giáo này.


    Công việc đầu tiên của Cyril là sáng chế ra bản mẫu tự, giống như mẫu tự vẫn được dùng trong phụng vụ ở các phần của Nam Tư cũ. Những người theo ngài có lẽ đã hình thành mẫu tự Cyrillic từ các chữ cái của Hy Lạp. Ngày nay, họ dịch Phúc Âm, Thánh Thi, Thánh Thư và các sách phụng vụ sang tiếng Slav, và sáng tác phần phụng vụ bằng tiếng Slav rất đặc biệt.

    Vì lý do đó và vì việc sử dụng tiếng mẹ đẻ đã dẫn đến việc chống đối của hàng giáo sĩ Đức. Các giám mục Đức từ chối việc tấn phong các giám mục và linh mục Slav, và Cyril buộc phải thỉnh cầu lên Rôma. Trong chuyến viếng thăm Rôma, hai anh em thánh nhân đã vui sướng khi thấy bản văn phụng vụ mới của họ được Đức Giáo Hoàng Adrian II chấp thuận. Nhưng Cyril không bao giờ trở lại Moravia nữa, ngài từ trần ở Rôma sau 50 ngày nhận áo dòng.

    Methodius tiếp tục công cuộc truyền giáo trên 16 năm nữa. Ngài là đại diện giáo hoàng đối với toàn thể người dân Slav, được tấn phong giám mục và được giao cho trông coi một giáo phận cũ (thuộc Nam Tư). Khi lãnh thổ trước đây thuộc về họ nay bị tước khỏi quyền tài phán, vị giám mục Bavaria đã trả thù với hàng loạt điều cáo buộc Đức Methodius. Kết quả là Hoàng Đế Louis của Đức đã lưu đầy Đức Methodius trong ba năm. Sau đó Đức Giáo Hoàng Gioan VIII đã đảm bảo sự tự do cho ngài.


    Hàng giáo sĩ người Frank vẫn còn ấm ức nên họ tiếp tục chụp mũ, và Đức Methodius phải sang Rôma để bảo vệ ngài khỏi điều cáo buộc về tội lạc giáo và xin duy trì việc dùng bản văn phụng vụ Slav. Một lần nữa ngài lại thành công.


    Truyền thuyết nói: trong một giai đoạn cực kỳ hăng say, Đức Methodius đã chuyển dịch toàn bộ Phúc Âm sang tiếng Salv chỉ trong vòng 8 tháng. Ngài từ trần vào ngày thứ Ba Tuần Thánh, với các môn đệ tụ tập chung quanh. Sau khi ngài chết sự chống đối vẫn chưa dứt, và công trình của 2 anh em thánh nhân ở Moravia đã đi vào chỗ tận tuyệt, các môn đệ của 2 ngài phải phân tán khắp nơi. Nhưng sự trục xuất ấy đã có ảnh hưởng tốt đẹp trong việc phổ biến các công trình về phụng vụ, về tâm linh và văn hóa của 2 anh em thánh nhân đến các vùng Bulgaria, Bohemia và nam Ba Lan.


    Là quan thầy của Moravia, và được đặc biệt sùng kính bởi người Công Giáo Czech, Slovak, Croatia, Chính Thống Giáo Serb và người Bulgaria, Thánh Cyril và Methodius thật xứng đáng là người bảo vệ sự hiệp nhất Đông và Tây, là điều được mọi người khao khát.


    Lời Bàn


    Thánh thiện có nghĩa dùng tình yêu Thiên Chúa để đối xử với thói đời: đời sống con người lúc nào cũng vậy, luôn chằng chịt những vấn đề chính trị và văn hóa, sự mỹ miều cũng như sự xấu xa, sự ích kỷ cũng như sự thánh thiện. Với Thánh Cyril và Methodius, hầu như thập giá hàng ngày của các ngài là phải đương đầu với những khó khăn giống như của chúng ta ngày nay: vấn đề ngôn ngữ trong phụng vụ. Các ngài là thánh không phải vì đã đưa phụng vụ vào tiếng Slav, nhưng vì các ngài đã thi hành điều ấy với sự can đảm và khiêm tốn của Ðức Kitô.


    Lời Trích


    "Ngay cả
    trong phng v, Giáo Hi không mun áp đt mt s đng nht cng rn nào trong các vn đ không liên h đến đc tin hay không có li cho toàn th cng đoàn. Ðúng hơn, Giáo Hội tôn trng và khuyến khích những tinh hoa và nhng đc tính riêng ca các chng tc và dòng ging... Min sao s hp nht ct yếu ca nghi l Rôma vn được duy trì, vic tu chnh các sách phng v phi được phép thay đi và thích nghi vi các t chc khác nhau, s sùng bái và các dân tộc khác nhau, nht là trong x truyn giáo" (Hiến Chế về Phụng Vụ, 37, 38).

    __________


    Suy niệm hạnh thánh (của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)





    Suy niệm 1: Truyền giáo

    Vì thân phụ của hai thánh nhân là một sĩ quan trong phần đất của Hy Lạp nhưng có nhiều người Slav chiếm ngụ, do đó hai anh em thánh nhân đã trở nên nhà truyền giáo, thầy dạy và quan thầy của người Slav.


    Nhà truyền giáo chủ yếu là mang Tin Mừng Đức Kitô đến cho tha nhân, chứ không hẳn là tập tục và văn hóa của mình. Vì thế nhà truyền giáo hãy có cái nhìn sáng suốt để phân biệt đâu là nội dung Tin Mừng và đâu là những điều phụ tùy không chính yếu.


    Do đó nhà truyền giáo chẳng những phải tôn trọng những điều hay lẽ phải trong truyền thống văn hóa của người dân bản xứ mà không phương hại đến đức tin chính thống. Nghĩa là nhà truyền giáo cần phải có tinh thần hội nhập văn hóa nữa.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con học lấy tinh thần các tông đồ xưa kia, khi cho phép dân ngoại chỉ cần được Rửa Tội là điều chủ yếu, chứ không cần phải chịu phép cắt bì như người Dothái (Cv 15tt; Gl 5,6; Cl 3,11).

    Suy niệm 2: Địa vị


    Cyril đã từ chối địa vị trong chính quyền mà anh ngài đã chấp nhận làm việc cho những người nói tiếng Slav. Ngài gia nhập một đan viện.


    Danh vọng và quyền lợi thường là chước cám dỗ mãnh liệt đối với người đời mọi thời. Thấu hiểu điều đó nên ma quỷ cũng không ngần ngại dùng thủ đoạn này để tấn công Đức Giêsu (Mt 4,8-10).


    Thắng vượt được chước cám dỗ này quả là một bước tối quan trọng, vì không thiếu người đã bị ngã gục trước mồi nhử đó. Theo gương Đức Giêsu, Cyril và Methodius đã làm được điều này cũng như tông đồ Matthêu (Mt 9,9).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con đừng sa vào chước cám dỗ danh lợi và địa vị trần thế này.

    Suy niệm 3: Mẫu tự


    Công việc đầu tiên của Cyril là sáng chế ra bản mẫu tự, giống như mẫu tự vẫn được dùng trong phụng vụ ở các phần của Nam Tư cũ.


    Thiên Chúa nhập thể làm người ở địa danh Ítraen, nhưng Thiên Chúa không phải chỉ là Thiên Chúa của Ítraen mà là của mọi người ở mọi dân mọi nước (2V 19,15; Et 4,17b; Ml 1,5).


    Do đó việc dùng tiếng mẹ đẻ sẽ giúp người bản xứ tiếp thu dể dàng hơn các mặc khải của Thiên Chúa, cũng như cảm thấy gần gũi với Đấng mình tôn thờ hơn. Đó cũng là một thành quả của Công Đồng Vaticanô II.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con tận dụng phương cách mẫu tự này, để đào sâu lòng hiểu biết và lòng yêu mến Thiên Chúa.

    Suy niệm 4: Cáo buộc


    Khi lãnh thổ trước đây thuộc về họ nay bị tước khỏi quyền tài phán, vị giám mục Bavaria đã trả thù với hàng loạt điều cáo buộc Đức Methodius. Kết quả là Hoàng Đế Louis của Đức đã lưu đầy Đức Methodius trong ba năm. Sau đó Đức Giáo Hoàng Gioan VIII đã đảm bảo sự tự do cho ngài.


    Một thánh giá thường gặp là bị biểu lầm, bị cáo buộc cách bất công do lòng ganh ghét. Đức Giêsu đã từng bị các đầu mục người Do thái cáo buộc và kết án bất công, thậm chí phải bị xử án tử hình thập giá.


    Cha thánh Gioan Maria Vianê cũng bị các địch thủ ngài gán cho cái tội là tác giả của một đứa con do một phụ nữ trắc nết ở gần nhà xứ Ars đi hoang sinh ra. Thật là một oan trái quá nặng đè lên thanh danh ngài.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con kiên tâm chịu đựng lúc bị hiểu lầm, chờ thời gian trả lời, vì thanh dã tự thanh. Và chớ bao giờ cáo oan người khác.

    Suy niệm 5: Phụng vụ


    Sự trục xuất ấy đã có ảnh hưởng tốt đẹp trong việc phổ biến các công trình về phụng vụ, về tâm linh và văn hóa của hai anh em thánh nhân đến các vùng Bulgaria, Bohemia và nam Ba Lan.


    "Ngay cả trong phụng vụ, Giáo Hội không muốn áp đặt một sự đồng nhất cứng rắn nào trong các vấn đề không liên hệ đến đức tin hay không có lợi cho toàn thể cộng đoàn. Đúng hơn, Giáo Hội tôn trọng và khuyến khích những tinh hoa và những đặc tính riêng của các chủng tộc và dòng giống...


    Miễn sao sự hợp nhất cốt yếu của nghi lễ Rôma vẫn được duy trì, việc tu chỉnh các sách phụng vụ phải được phép thay đổi và thích nghi với các tổ chức khác nhau, sự sùng bái và các dân tộc khác nhau, nhất là trong xứ truyền giáo
    " (Hiến Chế về Phụng Vụ, 37, 38).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con có tâm hồn quảng đại và tôn trọng chân lý, để sống được tinh thần đại kết theo hướng của Công Đồng Vaticanô II.

    Suy niệm 6: Hiệp nhất


    Là quan thầy của Moravia, và được đặc biệt sùng kính bởi người Công Giáo Czech, Slovak, Croatia, Chính Thống Giáo Serb và người Bulgaria, Thánh Cyril và Methodius thật xứng đáng là người bảo vệ sự hiệp nhất Đông và Tây, là điều được mọi người khao khát.


    Hiệp nhất theo mẫu gương Thiên Chúa Ba Ngôi có thể nói là ước mơ lớn nhất trong đời Đức Giêsu, để trở thành di chúc quan trọng của Ngài (Ga 17,11.21-23). Vì thế Ngài chấp nhận cái chết bị treo cao, để lôi kéo mọi người lên cùng Ngài, và qua Ngài đến cùng Thiên Chúa (Ga 12,32).


    Một hỗ trợ và cũng là một nhắc nhở tiên khởi cho các tông đồ khi tiếp nối sứ vụ của Đức Giêsu, đó là sự hiệp nhất các dân tộc trên toàn thế giới (Cv 2,1-46). Tông đồ Phaolô hiểu ý nên không ngừng rao giảng và kêu mời mọi người thực hiện di chúc ấy (Ep 4,1-16).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn hiệp nhất và đoàn kết với nhau để được sống, chứ đừng chia rẽ kẻo bị chết.
    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  10. 4 thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    Mart.TanNguyen (13-02-2012),Pham Du (15-02-2012),Phù thủy nhỏ (14-02-2012),Sky (14-02-2012)

  11. #6
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết
    Ngày 14-02

    Thánh VALENTINE






    (c. 269)



    Lược sử:


    Người ta nghĩ rằng Thánh Valentine đã từng là linh mục ở Rôma cũng như là một y sĩ. Vì không chịu từ bỏ đức tin, ngài được tử đạo vào ngày 14 tháng Hai. Chúng ta không biết gì nhiều về ngài, nhưng ngay vào khoảng năm 350, một nhà thờ đã được xây cất nơi ngài tử đạo.

    Truyền thuyết nói rằng ngài là một linh mục thánh thiện đã cùng với Thánh Marius giúp đỡ các vị tử đạo trong thời Claudius II. Ngài bị bắt, và bị gửi cho tổng trấn Rôma xét xử. Sau khi dụ dỗ mọi cách nhưng đều vô hiệu, quan tổng trấn đã ra lệnh cho lính dùng gậy đánh đập ngài, sau đó đưa đi chém đầu vào ngày 14 tháng Hai, khoảng năm 269. Người ta nói rằng Đức Giáo Hoàng Julius I đã cho xây một nhà thờ gần Ponte Mole để kính nhớ ngài.

    Nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc việc cử hành ngày Valentine. Một số cho rằng người Rôma có một tập tục vào giữa tháng Hai, trong ngày ấy các con trai tô điểm tên các cô con gái để tỏ lòng tôn kính nữ thần dâm dục là Februata Juno. Các tu sĩ thời ấy muốn dẹp bỏ tập tục này nên đã thay thế bằng tên các thánh tỉ như Thánh Valentine. Một số khác cho rằng thói quen gửi thiệp Valentine vào ngày 14 tháng Hai là vì người tin tin rằng các con chim bắt đầu sống thành cặp vào ngày này, là ngày Thánh Valentine bị chém đầu. Dường như chắc chắn hơn cả là vào năm 1477, người Anh thường liên kết các đôi uyên ương với ngày lễ Thánh Valentine, vì vào ngày này, 14 tháng Hai, "mọi chim trống đi tìm chim mái." Tục lệ này trở thành thói quen cho các đôi trai gái viết thư tình cho nhau vào ngày Valentine. Và ngày nay, các cánh thiệp, quà cáp và thư từ trao cho nhau là một phần của việc cử hành Ngày Valentine.

    _________


    Suy niệm hạnh thánh (của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)




    Suy niệm 1: Y sĩ


    Người ta nghĩ rằng Thánh Valentine đã từng là linh mục ở Rôma cũng như là một y sĩ. Vì không chịu từ bỏ đức tin, ngài được tử đạo vào ngày 14 tháng Hai.

    Y tá là một nghành nghề thật hữu dụng, vì xã hội nào ở bất cứ thời đại nào cũng không hề thiếu bệnh nhân, do đó làm y sĩ để lập kế sinh nhai thật thích hợp. Tuy nhiên làm y sĩ mà có y đức hay không, và có y đức bao nhiêu là một chuyện khác.


    Đức Giêsu không chủ trương làm y sĩ, nhưng cũng đã từng làm phép lạ chữa lành bao bệnh nhân với đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền. Dầu vậy chẳng những Ngài không nhận tiền thù lao, mà cũng chẳng bao giờ chờ đáp trả: một y đức thật tuyệt vời.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con dầu sống bằng ngành nghề gì cũng hằng chú tâm hành nghề với y đức hơn là lợi nhuận.

    Suy niệm 2: Thánh thiện


    Truyền thuyết nói rằng ngài là một linh mục thánh thiện đã cùng với Thánh Marius giúp đỡ các vị tử đạo trong thời Claudius II.

    Thánh thiện có nghĩa là dùng tình yêu Thiên Chúa để đối xử với thói đời: đời sống con người lúc nào cũng vậy, luôn chằng chịt những vấn đề chính trị và văn hóa, sự mỹ miều cũng như sự xấu xa, sự ích kỷ cũng như sự thánh thiện.

    Với Thánh Valentine, hầu như thập giá hàng ngày của ngài là phải đương đầu với những khó khăn của thời bách hại. Ngài là thánh không phải chỉ vì đã chịu tử đạo, nhưng vì ngài đã sống mầu nhiệm Tử Nạn của Đức Kitô qua việc giúp đỡ các vị tử đạo.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết sống thánh bằng việc chu toàn bổn phận theo đấng bậc mình.

    Suy niệm 3: Dụ dỗ


    Sau khi dụ dỗ mọi cách nhưng đều vô hiệu, quan tổng trấn đã ra lệnh cho lính dùng gậy đánh đập ngài, sau đó đưa đi chém đầu vào ngày 14 tháng Hai, khoảng năm 269.


    Dụ dỗ là một liều thuốc ru ngủ rất công hiệu, còn hơn cả áp lực tra tấn đòn vọt Thánh Cả đạo quân hùng mạnh của Philitinh cũng không làm gì được Samsôn, ngược lại phải tháo chạy trước phản ứng của Samsôn (Tl 15,15). Nhưng Samsôn lại bị khuất phục trước những lời dụ dỗ dịu ngọt của tình nhân Đalila (Tl 16,15-21).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn tỉnh thức và cầu nguyện để khỏi phải sa chước dụ dỗ.

    Suy niệm 4: Kính nhớ


    Người ta nói rằng Đức Giáo Hoàng Julius I đã cho xây một nhà thờ gần Ponte Mole để kính nhớ ngài.


    Việc sùng kính một vị thánh chủ yếu nhằm giúp mọi người chiêm ngắm tấm gương sáng ngài để lại để học đòi bắt chước các nhân đức của ngài hầu có thể trở nên thánh thiện như ngài.


    Ngoài ra địa điểm sùng kính cũng tạo điều kiện cho mọi người dễ dàng tập trung lòng đạo đức, để dâng lên Thiên Chúa những lời cầu xin, qua lời cầu bàu và công nghiệp của vị thánh được sùng kính.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con chuyển lòng sùng kính vị thánh sang hành động theo gương vị thánh.

    Suy niệm 5: Tập tục


    Một số cho rằng người Rôma có một tập tục vào giữa tháng Hai, trong ngày ấy các con trai tô điểm tên các cô con gái để tỏ lòng tôn kính nữ thần dâm dục là Februata Juno. Các tu sĩ thời ấy muốn dẹp bỏ tập tục này nên đã thay thế bằng tên các thánh tỉ như Thánh Valentine.


    Tập tục địa phương vốn đáng tôn trọng, nhưng cũng đừng quá cố chấp và câu nệ, nếu vì đó mà đi vào con đường hư hỏng. Chính vì thế mà các tu sĩ thời Valentine đã mạnh dạn thay đổi tập tục không lành mạnh của người Rôma.

    Đức Giêsu cũng từng tranh luận về truyền thống người Pharisêu, khi họ duy trì truyền thống người phàm, mà lại coi thường đến mức gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa (Mc 7,8-9).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con phải luôn biết vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm.

    Suy niệm 6: Uyên ương


    Vào năm 1477, người Anh thường liên kết các đôi uyên ương với ngày lễ Thánh Valentine, vì vào ngày này, 14 tháng Hai, "mọi chim đực đi tìm chim mái."


    Chim đực đi tìm chim mái thì theo bản năng tự nhiên và theo mùa. Nhưng con người thì không được như thế, vì con người không chỉ là con vật mà là một con vật có lý trí.


    Hôn nhân có giá trị thần thiêng vì do chính Đấng Tạo Hóa thiết lập khi nhận định: “Con người ở một mình thì không tốt” (St 2,18). Nhưng không tốt chứ không phải là xấu, vì thế vẫn có những người tự ý không kết hôn vì Nước Trời (Mt 19,12).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con có đủ sáng suốt và nghị lực, để sống đúng ơn gọi hôn nhân hoặc độc thân mà Chúa đã định liệu cho chúng con.
    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  12. 6 thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    Mart.TanNguyen (17-02-2012),nhokkute_2705 (14-02-2012),Pham Du (15-02-2012),Phù thủy nhỏ (14-02-2012),Sky (14-02-2012),smiles (15-02-2012)

  13. #7
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết
    Ngày 14-02
    Thánh Cyrilô


    Xin làm cho Hội Thánh được thêm đông
    và xin liên kết tất cả nên một.






    Thánh Côngtăntinô Syrilô vì phải gánh vác nhiều công việc, nên đã ngã bệnh. Trong lúc đau yếu lâu ngày, một hôm ngài đã thấy một thị kiến về Thiên Chúa, nên ngài cất tiếng hát : Thiên hạ bảo tôi : Nào chúng ta hãy vào nhà Chúa, thần trí tôi hân hoan và tâm hồn tôi nhảy mừng.

    Sau khi được mặc áo thánh, ngài cứ giữ nguyên như thế suốt cả ngày và hớn hở nói rằng : “Từ nay tôi chẳng còn là bề tôi của hoàng đế hay của một người nào trên mặt đất nữa, nhưng chỉ là bề tôi của Thiên Chúa toàn năng. Trước kia tôi đã không hiện hữu, rồi tôi đã hiện hữu, và tôi sẽ còn hiện hữu đến muôn đời. Amen.” Hôm sau, ngài tự mặc áo đan sĩ rồi tự đặt cho mình một tên mới là Syrilô, như thêm ánh sáng cho ánh sáng. Ngài mặc tu phục ấy năm mươi ngày.

    Khi đến giờ được an nghỉ và bước vào nơi cư ngụ vĩnh cửu, ngài nâng hai tay lên, hướng về Thiên Chúa mà cầu nguyện trong nước mắt rằng :

    “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, Chúa đã tạo dựng mọi phẩm trật thiên thần và mọi quyền lực vô hình, Chúa đã trải rộng bầu trời và đặt nền móng vững vàng cho trái đất. Những gì đang có đây, Chúa đã đưa từ hư vô vào hiện hữu. Chúa luôn nhậm lời những ai thi hành ý Chúa, kính sợ Chúa và tuân giữ những điều răn của Chúa. Xin nhậm lời con cầu nguyện, và gìn giữ đoàn chiên trung tín của Chúa, chính Chúa đã đặt con làm người hướng dẫn, dù con chỉ là tôi tớ bất xứng bất tài.

    Xin giải thoát họ khỏi lòng độc ác của dân ngoại, là những kẻ nói phạm đến Chúa. Xin làm cho Hội Thánh Chúa được thêm đông và xin liên kết tất cả nên một. Xin cho họ trở thành một dân tuyển chọn, được đồng tâm nhất trí trong một đức tin chân thật và trong đạo lý chân chính. Xin gợi lên nơi lòng họ giáo huấn của Chúa : vì nhờ ân huệ của Chúa mà Chúa đã cho chúng con được rao giảng Tin Mừng Đức Kitô, biết thúc giục anh em làm những việc lành, và cho chúng con thực hiện những gì đẹp lòng Chúa. Những người mà Chúa đã trao cho con, con xin dâng lại cho Chúa, họ là những người của Chúa. Xin lấy cánh tay hữu hùng mạnh của Chúa mà hướng dẫn họ, và xin cho họ được núp bóng Ngài, để mọi người ca ngợi và tôn vinh Chúa là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen.”


    Sau khi đã hôn chào mọi người, thánh Syrilô nói : “Chúc tụng Thiên Chúa là Đấng đã không trao chúng con làm mồi ngon cho nanh vuốt những kẻ thù vô hình, nhưng đã phá tan lưới dò của chúng và đã giải thoát chúng con khỏi họa diệt vong.” Sau đó, ngài an nghỉ trong Chúa lúc mới bốn mươi hai tuổi.

    Đức Giáo Hoàng đã truyền cho mọi người Hy lạp cư ngụ ở Rôma hãy cùng với dân Rôma cầm nến ca hát và tham dự đám tang của ngài như chính đám tang của Đức Giáo Hoàng. Và mọi người đã làm như vậy.


    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  14. 6 thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    Mart.TanNguyen (17-02-2012),muahue (15-02-2012),Pham Du (15-02-2012),Phù thủy nhỏ (15-02-2012),Sky (16-02-2012),smiles (15-02-2012)

  15. #8
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết
    Ngày 16-02

    Thánh GILBE ở Sempringham





    (1083-1189)



    Lược sử:

    Thánh Gilbe sinh ở Sempringham, Anh Quốc, con của hiệp sĩ Jocelin người Norman nổi tiếng giầu có. Nhưng ngài lại theo đuổi một con đường khác hẳn với những gì mà gia đình ngài dành sẵn. Được gửi sang Pháp để tiếp tục học lên cao, nhưng ngài lại quyết định theo đuổi ơn gọi tu trì.

    Ngài trở về Anh dù chưa là linh mục, và được thừa hưởng nhiều bất động sản của cha ngài để lại. Nhưng Gilbe không muốn một đời sống thoải mái như bất cứ lúc nào ngài cũng có thể. Thay vào đó, ngài sống một cuộc đời đơn giản tại một giáo xứ, và chia sẻ của cải với người nghèo bao nhiêu có thể. Sau khi được thụ phong linh mục, ngài phục vụ ở Sempringham.

    Trong giáo xứ có bảy cô thanh nữ muốn sống đời tu trì và họ đã đến xin Cha Gilbe giúp đỡ. Ngài cho xây một căn nhà cạnh nhà thờ. Ở đó họ sống khắc khổ, nhưng lại thu hút nhiều người đến với họ; dần dà số nam nữ giáo dân đến giúp đỡ họ ngày càng đông. Sau khi một vài cơ sở được thành hình, Cha Gilbe đến Citaux để xin các tu sĩ ở đây tiếp tục trông coi Cộng Đoàn. Khi các tu sĩ Xitô từ chối việc dẫn dắt nhóm phụ nữ này, với sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng Eugene III, Cha Gilbe tiếp tục trông coi Cộng Đoàn với quy luật riêng mà ngài là bề trên. Cộng đoàn được biết đến dưới tên Dòng Gilbertin, và là tu hội duy nhất được thành lập ở Anh trong thời Trung Cổ. Trước khi tu hội phải giải tán vì Vua Henri VIII ngăn cấm tất cả các tu viện Công Giáo ở Anh, Dòng Gilbertin có đến hai mươi sáu tu viện.

    Quy luật của dòng rất nghiêm nhặt, nổi tiếng khắc khổ và lưu tâm đến người nghèo. Một thói quen đặc biệt dần dà xuất hiện trong các tu viện của Dòng Gilbertin được gọi là "đĩa của Chúa Giêsu." Trong đĩa đặc biệt ấy là các phần chia sẻ thức ăn của mỗi tu sĩ và sau đó họ chia sẻ thức ăn trong đĩa ấy cho người nghèo, nói lên sự lưu tâm đặc biệt của Cha Gilbe đối với những người kém may mắn.

    Trong suốt cuộc đời, Cha Gilbe sống thật đơn giản, ăn rất ít và dành nhiều thời giờ ban đêm để cầu nguyện. Bất kể những khắc khổ của cuộc sống, ngài từ trần khi trên 100 tuổi.
    Ngài được phong thánh năm 1202.
    __________


    Suy niệm hạnh thánh (của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)





    Suy niệm 1: Ơn gọi

    Thánh Gilbe sinh ở Sempringham, Anh Quốc, con của hiệp sĩ Jocelin người Norman nổi tiếng giầu có. Nhưng ngài lại theo đuổi một con đường khác hẳn với những gì mà gia đình ngài dành sẵn. Được gửi sang Pháp để tiếp tục học lên cao, nhưng ngài lại quyết định theo đuổi ơn gọi tu trì.

    Bí tích Truyền Chức Thánh in vào linh hồn một “ấn tích” hay “ấn tín”, nhờ đó, người tín hữu được tham dự vào chức tư tế của Đức Kitô và trở nên thành viên của Hội Thánh với cấp bậc và phận vụ khác nhau.

    Nhờ Thánh Thần, dấu ấn này làm cho người tín hữu nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô. Dấu ấn này không thể xóa đi được, luôn tồn tại trong người kitô hữu như bảo chứng tích cực của ân sủng.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp các bậc phụ huynh luôn cổ võ ơn gọi riêng của từng đứa con và phải đặc biệt chăm sóc đến ơn kêu gọi làm linh mục.

    Suy niệm 2: Đơn giản


    Gilbe không muốn một đời sống thoải mái như bất cứ lúc nào ngài cũng có thể. Thay vào đó, ngài sống một cuộc đời đơn giản tại một giáo xứ.

    Đức Giêsu vốn là Chúa các chúa và Vua các vua (Kh 17,14; 19,16), thế nhưng khi chấp nhận kiếp phàm nhân, Ngài không chọn lối sống quan liêu và kiêu sa của một đế vương mà vui sống cách rất đơn giản.

    Nơi ở của Ngài chẳng những không phải là một cung điện nguy nga mà thậm chí một nơi gối đầu cũng chẳng có (Mt 8,20). Khi nhọc mệt, Ngài cũng vui lòng dựa đầu vào chiếc gối ở đàng lái thuyền mà ngủ (Mc 4,38).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con dừng sa vào chước cám dỗ chạy tìm lối sống quan liêu, nhưng hãy tập sống đơn giản theo gương Chúa.

    Suy niệm 3: Giúp đỡ


    Trong giáo xứ có bảy cô thanh nữ muốn sống đời tu trì và họ đã đến xin Cha Gilbe giúp đỡ.

    Vì không đi theo con đường cha mẹ dự định sẵn, nên Gilbe không được sự giúp đỡ tận tình. Từ kinh nghiệm khổ tâm bản thân, Gilbe không muốn tái hiện thực trạng này nơi tha nhân, vì thế sẵn lòng giúp đỡ ngay bảy cô thanh nữ muốn sống đời tu trì.

    Chính Đức Giêsu cũng từng giúp đỡ những ai cần đến trên bước đường truyền giáo của Ngài (Mc 9,24), và Ngài cũng bằng lòng nhận lấy sự giúp đỡ của các phụ nữ đạo đức (Mt 27,55).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn tìm giúp người hơn là chờ người giúp mình.

    Suy niệm 4: Khắc khổ


    Ngài cho xây một căn nhà cạnh nhà thờ. Ở đó họ sống khắc khổ, nhưng lại thu hút nhiều người đến với họ; dần dà số nam nữ giáo dân đến giúp đỡ họ ngày càng đông.

    Người đời thường dị ứng với lối sống khổ hạnh. Không lạ gì, khi thấy lối sống khắc khổ của Gioan Tiền Hô, người đương thời đã đánh giá là ngài bị quỷ ám (Mt 11,18).

    Nhưng số người thiện tâm dầu ít lại chọn sống theo hướng khổ hạnh, chính vì thế lối sống các thanh nữ tu trì đã thu hút nhiều người đến với họ, như Đức Giêsu từng nói: Cửa hẹp thì đưa đến sự sống nhưng ít người vào, còn cửa rộng thì dẫn tới diệt vong nhưng lại lắm kẻ chen vào (Mt 7,13-14).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con thực hành lời Chúa dạy, quyết tâm đi vào cửa hẹp bằng đời sống khổ hạnh, để hưởng được sự sống đời đời.

    Suy niệm 5: Nghèo khó


    Trong đĩa đặc biệt ấy là các phần chia sẻ thức ăn của mỗi tu sĩ và sau đó họ chia sẻ thức ăn trong đĩa ấy cho người nghèo, nói lên sự lưu tâm đặc biệt của Cha Gilbe đối với những người kém may mắn.

    Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Tình thương không đo lường bằng số lượng thực phẩm ban tặng, mà bằng tinh thần chia sẻ gói ghém bên trong. Đức Giêsu đã nhấn mạnh điểm này khi mở lời khen tặng bà góa nghèo vói hành vi dâng cúng đền thờ (Mc 12,42-44).

    Người phú hộ giàu có ngày ngày yến tiệc linh đình sau khi chết đã phải bị sa vào chốn cực hình, chẳng qua cũng chỉ vì không biết quan tâm đến anh Ladarô nghèo đói, để rồi không biết chia sẻ những gì anh cần phải có để tiếp tục được sống (Lc 16,19-24).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn biết chia sẻ với mọi người thiếu may mắn, để không bị vào lửa đời đời mà được thừa hưởng hạnh phúc Nước Trời (Mt 25,31-46).

    Suy niệm 6: Cầu nguyện


    Trong suốt cuộc đời, Cha Gilbe sống thật đơn giản, ăn rất ít và dành nhiều thời giờ ban đêm để cầu nguyện.

    Con người được Thiên Chúa tạo dựng nên không chỉ bằng chất liệu vật chất mà còn bằng yếu tố thần linh (St 2,7), nghĩa là con người không chỉ có xác mà còn có hồn, như thế con người là một hữu thể tôn giáo.

    Đã là một hữu thể tôn giáo, Gilbe chú trọng đến lương thực thiêng liêng là việc cầu nguyện hơn là thực phẩm nuôi xác, nên ngài ăn rất ít và dành nhiều thời giờ ban đêm để cầu nguyện.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con theo gương Chúa để chọn lương thực thiêng liêng hơn thực phẩm nuôi xác (Ga 4,32-34).
    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  16. 3 thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    Mart.TanNguyen (17-02-2012),muahue (16-02-2012),Sky (16-02-2012)

  17. #9
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết
    Ngày 17-02

    BẢY VỊ SÁNG LẬP DÒNG TÔI TỚ ĐỨC MẸ





    (thế kỷ 13)



    Lược sử:

    Có thể nào bạn tưởng tượng được có bảy người nổi tiếng của thành phố Saigon hoặc Hoa Thịnh Đốn cùng tụ nhau lại, từ giã gia đình sự nghiệp và sống cô độc trong một cuộc đời tận hiến cho Thiên Chúa không? Điều đó đã xảy ra trong thế kỷ XIII, ở thành phố Florence phồn thịnh và văn vậ Thánh Lúc ấy, thành phố này tan nát vì tranh chấp chính trị cũng như vì lạc giáo Cathari (trong những điều lầm lạc, họ cho rằng ma quỷ là chúa đối nghịch và Đức Giêsu chỉ là một thiên thần).
    Đời sống luân lý thời ấy thật thấp và tôn giáo dường như không có ý nghĩa gì.


    Năm 1240, bảy người quý phái của Florence cùng quyết định ra khỏi thành phố đến môt nơi cô quạnh để cầu nguyện và phục vụ Thiên Chúa. Sự khó khăn đầu tiên của họ là việc cấp dưỡng cho thân nhân, vì 2 người vẫn còn lập gia đình và 2 người nữa góa vợ.


    Mục đích của họ là sống ăn năn đền tội và cầu nguyện, nhưng không bao lâu họ bị quấy rầy bởi những người hiếu kỳ đến từ Florence. Sau đó họ di chuyển đến một nơi vắng vẻ khác là sườn núi Senario.


    Năm 1244, dưới sự linh hướng của Cha Phêrô ở Verona, O.P. (sau này được phong thánh), nhóm này theo thói quen đạo đức tương tự như của các cha Đa Minh, sống dưới quy luật của Thánh Augustine và lấy tên là Tôi Tớ Đức Maria. Tu hội này có hình thức tổ chức giống như các tu sĩ khất thực hơn là các đan viện thời xưa.

    Năm 1852, các thành viên của tu hội từ Áo đến Hoa Kỳ và định cư ở Nữu Ước, sau đó ở Philadelphia. Hai tỉnh dòng Hoa Kỳ được phát triển từ một tổ chức nhỏ bé của Cha Austin Morini được thành lập ở Wisconsin năm 1870.

    Các thành viên của tu hội phối hợp giữa đời sống đan viện và sự hoạt động tích cực. Trong đan viện, họ sống đời cầu nguyện, làm việc và giữ thinh lặng nhưng trong công tác tông đồ họ tham dự các công việc của giáo xứ, dạy học, rao giảng và các sứ vụ khác.

    __________

    Suy niệm hạnh thánh (của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)




    Suy niệm 1: Lạc giáo

    Thành phố Florence phồn thịnh và văn vậThánh Lúc ấy, thành phố này tan nát vì tranh chấp chính trị cũng như vì lạc giáo Cathari

    Thời gian mà bảy vị sáng lập dòng Tôi Tớ Đức Mẹ sinh sống, đó là "thời gian tốt nhất và xấu nhất." Có lẽ nhiều người cảm thấy như bị lôi cuốn đến một cuộc sống phi văn hóa, ngay cả phi tôn giáo.

    Từ đó nảy sinh lạc giáo Cathari cho rằng ma quỷ là chúa đối nghịch và Đức Giêsu chỉ là một thiên thần. Nhưng lại dấy lên những tâm hồn thánh thiện như bảy vị sáng lập dòng Tôi Tớ Đức Mẹ. Trong một phương cách mới hơn và khẩn thiết hơn, tất cả đều phải đối diện với những thử thách của một cuộc đời mà tâm điểm là Đức Kitô.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp các người lạc giáo hồi tâm quay trở về ràn chiên của Chúa.

    Suy niệm 2: Quyết định


    Năm 1240, bảy người quý phái của Florence cùng quyết định ra khỏi thành phố đến môt nơi cô quạnh để cầu nguyện và phục vụ Thiên Chúa.

    Đời người không thiếu những lần phải quyết định. Cần phải cân nhắc và suy nghĩ chín chắn với sự hỗ trợ của ơn Chúa để đi đến quyết định, vì sai một li thì đi cả một dặm.


    Dầu muốn thả Đức Giêsu, nhưng trước sức ép của quần chúng, Philatô đã có một quyết định là thả Baraba vốn là một tên cướp và giết Đức Giêsu vô tội với bản án tử hình thập giá (Lc 23,24).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn có những quyết định sáng suốt và tốt lành hầu mưu ích cho bản thân và tha nhân.

    Suy niệm 3: Ăn năn


    Mục đích của họ là sống ăn năn đền tội và cầu nguyện, nhưng không bao lâu họ bị quấy rầy bởi những người hiếu kỳ đến từ Florence.

    Chúa Kitô thánh thiện, vô tội, tinh tuyền, không hề phạm tội, chỉ đến để đền tội cho dân, còn Hội Thánh vì ôm ấp trong lòng những người tội lỗi, nên vừa thánh thiện vừa phải luôn thanh luyện mình. Do đó Hội Thánh luôn nỗ lực sám hối và canh tân.


    Trong tất cả mọi người, cỏ lùng tội lỗi còn lẫn lộn với lúa tốt của Tin Mừng cho đến tận thế. Do đó Hội Thánh quy tụ những người tội lỗi đã được lãnh nhận ơn cứu độ của Chúa Kitô, nhưng còn đang trên đường thánh hóa (Sách Giáo Lý số 827).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con theo gương Hội Thánh luôn nỗ lực sám hối và canh tân.

    Suy niệm 4: Tu hội


    Tu hội này có hình thức tổ chức giống như các tu sĩ khất thực hơn là các đan viện thời xưa.

    "Mọi tu hội hãy loan truyền tin mừng của Đức Kitô trên toàn thế giới bằng đức tin chính trực, bằng tình yêu Thiên Chúa và tha nhân, bằng sự thành tâm với Thánh Giá và qua niềm hy vọng vào vinh hiển tương lai…


    Do đó, với lời cầu bầu mạnh mẽ của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, mà 'cuộc đời ngài là quy luật cho mọi đời sống,' các cộng đồng tôn giáo sẽ cảm nghiệm sự gia tăng về số lượng, và sẽ gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp mà từ đó dẫn đến sự cứu độ" (Sắc Lệnh về Đời Sống Tu Trì, 25).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con nhận ra sự đóng góp tích cực của các tu hội trong Giáo Hội.

    Suy niệm 5: Nhỏ bé


    Hai tỉnh dòng Hoa Kỳ được phát triển từ một tổ chức nhỏ bé của Cha Austin Morini được thành lập ở Wisconsin năm 1870.

    Dầu nhỏ bé nhưng với quyền năng Thiên chúa thì đều có thể trở nên lớn lao và vĩ đại, đúng như hình ảnh hạt cải bé nhỏ nhất được Đức Giêsu dùng để ví với Nước Trời (Mt 13,32).

    Chẳng những tổ chức nhỏ bé của Cha Austin Morini đã phát triển thành hai tỉnh dòng Hoa Kỳ, mà nhất là Giáo Hội tuy khởi đầu nhỏ bé nhưng đã lan rộng đến mọi dân nước trên khắp cả địa cầu.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn vững tin vào quyền năng Thiên Chúa, để chấp nhận tiến hành các việc bổn phận dầu bé nhỏ tầm thường.

    Suy niệm 6: Phối hợp


    Các thành viên của tu hội phối hợp giữa đời sống đan viện và sự hoạt động tích cực.

    Trước đó vào hạ bán thế kỷ V, thánh Biển Đức đã đưa ra một quy luật liên kết đời sống cầu nguyện phụng vụ, học hỏi, và lao động chân tay, với châm ngôn “Orare et laborare” có nghĩa là cầu nguyện và làm việc theo gương Đức Giêsu.


    Thật vậy Đức Giêsu đã từng sống tinh thần ấy. Thấy dân chúng đông đảo đang không có gì ăn, Ngài đã cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn rồi phân phát cho những người ngồi ở đó (Ga 6,11).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn đan xen việc cầu nguyện và làm việc, để mọi việc làm đều được thánh hóa.
    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  18. 3 thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    haiuy (17-02-2012),Mart.TanNguyen (17-02-2012),muahue (17-02-2012)

  19. #10
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết
    Ngày 15-02

    Thánh GIOAN ở VALOA





    (1464-1505)



    Lược sử:

    Thánh Gioan là cô con gái thứ hai của Vua Louis XI nước Pháp. Khi mới sinh được hai tháng thì ngài đã được hứa gả cho Công Tước Louis ở Orleans, và hôn nhân của họ xảy ra vào năm 1476 khi ngài mới 12 tuổi. Dĩ nhiên đó là một hôn nhân không có giá trị, và Công Tước Louis lấy ngài cũng chỉ vì lo sợ cho tương lai không biết sẽ ra sao nếu không tuân lệnh của nhà vua.

    Gioan là một thiếu nữ tật nguyền, bị gù lưng, đi khập khiễng và bị rỗ. Mặc dù ngài phải đau khổ vì tàn tật, nhưng ngài đã kiên nhẫn chấp nhận sự bất lực ấy và dành nhiều thời giờ để cầu nguyện và suy niệm.

    Khi chồng của ngài lên ngôi vua, Louis XII, hành động đầu tiên của ông là xin đức giáo hoàng tuyên bố hôn nhân ấy vô hiệu và chưa thành. Do đó, Gioan không được làm hoàng hậu của nước Pháp; ngài được ban cho tước hiệu Nữ Công Tước của Berry. Đối với Gioan đó là sự khuây khỏa khôn cùng và ngài đã đến Bouges. Ở đây ngài sống cuộc đời ẩn dật để cầu nguyện, và vào năm 1501, theo lời khuyên của vị linh hướng là Cha Gilbert Nicolas dòng Phanxicô, ngài sáng lập dòng nữ tu chiêm niệm - Nữ Tu Dòng Truyền Tin mà quy luật chính yếu là bắt chước các nhân đức của Đức Maria như được kể trong Phúc Âm.

    Thánh Gioan từ trần ngày 4 tháng Hai năm 1505 khi 41 tuổi. Ngài được phong thánh vào năm 1950.

    Suy niệm 1: Hôn nhân


    Đó là một hôn nhân không có giá trị, và Công Tước Louis lấy ngài cũng chỉ vì lo sợ cho tương lai không biết sẽ ra sao nếu không tuân lệnh của nhà vua.

    Đời thường hay có nhiều nguyên nhân dẫn đến hôn nhân, có thể từ cha mẹ theo quy chế ngày xưa là cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, hoặc có thể theo thói tục hiện hành là con cái muốn đâu thì cha mẹ chìu theo chỗ ấy.

    Ngoài ra còn có những nguyên nhân chính trị lợi nhuận như trường hợp vua Henri VIII ly dị vợ là Catarina xứ Aragon để cưới Anna Boleyn, chứ không hẳn là tình yêu.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp các đôi tình nhân nam nữ biết chọn lựa bạn đời theo thiện ý: yêu nhau là cùng nhau nhìn về một hướng, hướng thượng giới.

    Suy niệm 2: Tật nguyền


    Gioan là một thiếu nữ tật nguyền, bị gù lưng, đi khập khiễng và bị rỗ. Mặc dù ngài phải đau khổ vì tàn tật, nhưng ngài đã kiên nhẫn chấp nhận sự bất lực ấy và dành nhiều thời giờ để cầu nguyện và suy niệm.

    Trước hoạn nạn hoặc tai họa, người đời thường có lối giải thích là hình phạt đến từ tội lỗi, như các tông đồ đã nêu lên vấn nạn với Chúa: người này bị mù bẫm sinh là do tội lỗi của y hay của cha mẹ y?

    Chúa đã cho câu trả lời: Không phải thế nhưng là để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện (Ga 9,2-3). Thật đúng như trường hợp của ông Gióp vốn thánh thiện nhưng gặp phải bao tai họa.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp các bệnh nhân đủ loại, hoặc các người gặp phải rũi ro hoạn nạn, luôn có cái nhìn lạc quan là góp phần làm vinh danh Thiên Chúa.

    Suy niệm 3: Đau khổ


    Gioan là một thiếu nữ tật nguyền, bị gù lưng, đi khập khiễng và bị rỗ. Mặc dù ngài phải đau khổ vì tàn tật, nhưng ngài đã kiên nhẫn chấp nhận sự bất lực ấy và dành nhiều thời giờ để cầu nguyện và suy niệm.

    Nếu đời là bể khổ, thì thử hỏi nào ai đi đâu mà tránh khỏi được? Nếu đã cố tránh mà vẫn phải gặp chứ không thể tránh được, thì khổ càng chồng chất thêm khổ thôi.

    Tốt nhất hãy có thái độ chấp nhận và đương đầu, bằng một các nhìn lạc quan, với các giá trị tích cực của nó, như một thái độ của thánh Phanxicô Xavie với lời nguyện xin: Xin hãy gia tăng đau khổ cho con.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp những ai đang gặp khổ đau về thể xác cũng như tinh thần biết kiên nhẫn chấp nhận để kiến tạo được niềm vui thiêng liêng.


    Suy niệm 4: Khuây khỏa


    Gioan không được làm hoàng hậu của nước Pháp; ngài được ban cho tước hiệu Nữ Công Tước của Berry. Đối với Gioan đó là sự khuây khỏa khôn cùng và ngài đã đến Bouges. Ở đây ngài sống cuộc đời ẩn dật để cầu nguyện.

    Từ lâu Gioan đã có một nhận định rất đúng về hôn nhân vô giá trị của mình, cọng thêm hình dáng tật nguyền không thích hợp với chức tức cao cả, nên khi không được làm hoàng hậu của nước Pháp, ngài cảm thấy khuây khỏa khôn cùng.

    Bằng lòng với số phận cũng là một bí quyết giúp con người luôn cảm nhận được khuây khỏa trong cuộc sống. Bon chen và thèm muốn chỉ tạo nên buồn khổ khi không được thỏa mãn.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con đừng mơ trèo cao kẻo té nặng, nhưng luôn tìm vui trong công việc bổn phận hằng ngày theo đấng bậc mình.

    Suy niệm 5: Khuyên bảo


    Theo lời khuyên của vị linh hướng là Cha Gilbert Nicolas dòng Phanxicô, Gioan sáng lập dòng nữ tu chiêm niệm.

    Lời khuyên bảo vẫn luôn mang giá trị của một lời cố vấn, chứ không mang tính quyết định. Vì thế đương sự được khuyên bảo cần sáng suốt và can đảm quyết định để làm theo hoặc không làm theo.

    Chúa chỉ cho đoàn dân theo Chúa trong rừng vắng cách có được sự sống đời đời, đó là phải ăn Mình và uống Máu Thánh Chúa (Ga 6,53-55). Dân cho là lời chói tai nên lần lượt lìa bỏ Chúa, không còn đi theo Chúa nữa (Ga 6,66). Chúa đón nhận thảm kịch này, vì chức năng khuyên bảo không vượt quá giới hạn cố vấn.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con khiêm tốn đón nhận những lời khuyên bảo hữu ích bằng việc hết mình tuân theo.

    Suy niệm 6: Chiêm niệm


    Theo lời khuyên của vị linh hướng là Cha Gilbert Nicolas dòng Phanxicô, Gioan sáng lập dòng nữ tu chiêm niệm.

    Chiêm niệm là gì? Thánh nữ Têrêxa Cả cho biết: “Theo tôi, chiêm niệm chính là một cuộc trao đổi thân tình giữa hai người bạn, thường chỉ là một mình đến với Thiên Chúa mà ta biết là Đấng yêu thương ta”.

    Trong chiêm niệm, chúng ta đi tìm “Đấng lòng ta yêu mến” (Dc 1,7), nghĩa là chính Đức Giêsu, và trong Người, chúng ta tìm đến Chúa Cha. Chúng ta đi tìm Người, vì ta yêu mến nên khát khao Người. Trong chiêm niệm, có thể chúng ta vẫn suy gẫm, nhưng tâm trí hướng thẳng về Chúa. (Sách Giáo Lý, số 2709).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết cầu nguyện theo phương cách chiêm niệm nữa.
    Thay đổi nội dung bởi: Teresa Nhỏ Bé, 18-02-2012 lúc 10:20 AM
    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  20. Thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    Sky (19-02-2012)

+ Trả Lời Ðề Tài
Trang 1/6 123 ... cuốicuối

Chủ đề tương tự

  1. Tình bạn và tình yêu trong đời tu
    By hoaithuong253 in forum Lối sống - Ơn gọi
    Trả lời: 3
    Bài mới gửi: 03-03-2012, 08:46 PM
  2. 7 Ngày Trong Tuần
    By hoaithuong253 in forum Bài Tổng Hợp
    Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 03-02-2012, 07:38 AM
  3. Xuân trong ký ức
    By Lan Anh in forum Gia Đình và Cuộc Sống
    Lan Anh
    Trả lời: 1
    Bài mới gửi: 04-01-2012, 05:42 PM
  4. Ba điều giá trị trong cuộc sống
    By mai_socola90 in forum Bài Tổng Hợp
    Trả lời: 3
    Bài mới gửi: 16-08-2011, 06:07 PM
  5. Có phải một trong 2 tên trộm bị đóng đinh cùng Chúa Giê Su bị oan không?
    By terexanguyen in forum Góp ý|Thắc mắc|Thảo luận
    Trả lời: 4
    Bài mới gửi: 12-12-2010, 01:52 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình