+ Trả Lời Ðề Tài
Trang 2/6 ĐầuĐầu 1234 ... cuốicuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 51

Chủ đề: Vị thánh trong ngày!

  1. #11
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết
    Ngày 18-02

    Thánh SIMÊON





    (c.107)



    Lược sử:

    Simêon, hoặc Simon, dường như là bà con với Đức Giêsu. Người ta cho rằng cha của ngài là Clêopha, anh của Thánh Giuse và mẹ ngài là chị họ Đức Maria. Có lẽ ngài là một trong những người "anh em của Đức Giêsu" có mặt ở căn phòng bên trên vào ngày Ngũ Tuần. Ngài được chọn là Giám Mục thứ hai của Giêrusalem khi anh của ngài là Giacôbê Nhỏ tử vì đạo.

    Vào năm 66, cuộc nội chiến bùng nổ ở Palestine như hậu quả việc người Do Thái chống đối đế quốc La Mã. Cộng đồng Kitô Hữu ở Giêrusalem được tiên báo là sẽ bị người Rôma tiêu diệThánh Trong năm đó, trước khi Vespasian đưa quân vào Giuđêa, Thánh Simêon đã dẫn dắt cộng đoàn nhỏ bé đến nơi an toàn trong một thành phố nhỏ bé tên là Pella, ở bên kia sông Giođan.

    Sau khi Giêrusalem bị đốt và chiếm đóng, người Kitô trở về và sống giữa những hoang tàn đổ nát cho đến khi Hoàng Đế Hadrian sau đó đã san bằng Giêrusalem.


    Thánh Epiphanius và Eusebius kể rằng giáo hội ở đây đã phát triển cách đáng kể, và nhiều người Do Thái đã tòng giáo sau những phép lạ của các thánh. Khi Vespasian và Domitian ra lệnh tiêu diệt tất cả những ai thuộc dòng dõi Đavít, Thánh Simêon đã trốn thoát sự bắt bớ đó; nhưng đến thời Trajan cũng ra một lệnh tương tự, thì ngài đã bị bắt với tư cách không những là hậu duệ của Đavít mà còn là một Kitô Hữu, và ngài đã bị đưa ra trước Atticus, quan tổng trấn Rôma. Ngài bị kết án tử hình và, sau khi bị tra tấn, ngài đã chết treo trên thập giá.

    Mặc dù ngài thật cao tuổi - truyền thống nói rằng ngài sống đến 120 tuổi - nhưng sự can đảm chịu đựng tra tấn mà không chối bỏ đức tin của ngài đã khiến ngay cả Atticus cũng phải thán phục.

    __________



    Suy niệm hạnh thánh (của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)



    Suy niệm 1: Anh em

    Có lẽ Simêon là một trong những người "anh em của Đức Giêsu" có mặt ở căn phòng bên trên vào ngày Ngũ Tuần.

    Dĩ nhiên Simêon là anh em họ cùng huyết thống với Đức Giêsu. Nhưng ngài đã sống thật xứng đáng, chứ không làm hổ danh cho gia tộc mình, khi được tín nhiệm để giữ chức vụ Giám Mục cũng như chấp nhận cuộc tử hình thập giá.

    Qua bí tích Rửa Tội, mỗi kitô hữu cũng được vinh dự thuộc về linh tộc của Đức Giêsu. Chớ gì mỗi người luôn nỗ lực sống xứng đáng với danh hiệu này, cho dầu phải chịu bao thiệt thòi trên đường đời cũng như bao gian truân thử thách vì đạo Chúa.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn tôn vinh và sống rạng danh Chúa mọi nơi mọi lúc.


    Suy niệm 2: Giám Mục


    Simêon được chọn là Giám Mục thứ hai của Giêrusalem khi anh của ngài là Giacôbê Nhỏ tử vì đạo.

    Để Tin Mừng luôn luôn được gìn giữ nguyên vẹn và sống động trong Hội Thánh, các tông đồ đã đặt các Giám Mục làm người kế nhiệm, và trao lại cho họ trách nhiệm giáo huấn của các ngài (DV 7).

    Nhiệm vụ giải nghĩa cách chân chính Lời Thiên Chúa đã được viết ra hay lưu truyền, chỉ được ủy thác cho Huấn Quyền sống động của Hội Thánh, và Hội Thánh thi hành quyền đó nhân danh Đức Giêsu Kitô, nghĩa là được ủy thác cho những Giám Mục sống hiệp thông với Giám Mục Rôma là người kế nhiệm thánh Phêrô (DV 10).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp các vị Giám Mục luôn là những mục tử nhân lành như lòng Chúa mong ước.

    Suy niệm 3: Nội chiến


    Vào năm 66, cuộc nội chiến bùng nổ ở Palestine như hậu quả việc người Do Thái chống đối đế quốc La Mã.

    Cuộc nội chiến nào nói chung cũng có thời gian kết thúc dầu sớm hay muộn. Nhưng có một cuộc nội chiến thiêng liêng luôn kéo dài mãi đến ngày tận cùng thế giới, đó cuộc nội chiến giữa thế lực tối tăm của ma quỷ với Thiên Chúa cùng các tôi trung của Người.

    Thật vậy kể từ ngày tội lỗi xuất hiện (St 3), Con Mãng Xà luôn săn đuổi người Phụ Nữ và hậu duệ của Bà (Kh 12; 17; 19). Vì thế nảy sinh một cuộc nội chiến triền miên mãi đến chết nơi bản thân mỗi người giữa thiện và ác (Rm 7,15; 2Cr 12,7) .

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con sức mạnh thần linh để luôn chiến thắng trong cuộc chiến nội tâm.

    Suy niệm 4: Dẫn dắt

    Trước khi Vespasian đưa quân vào Giuđêa, Thánh Simêon đã dẫn dắt cộng đoàn nhỏ bé đến nơi an toàn trong một thành phố nhỏ bé tên là Pella, ở bên kia sông Giođan.

    Người mục tử nhân lành có sứ vụ chăn dắt với mối quan tâm chu đáo (Ed 34,11tt) và mang lại sự sống dồi dào (Ga 10,10) ngay cả phần thân xác. Vì thế Thánh Simêon đã tìm nơi an toàn cho đoàn chiên.

    Đức Giêsu chẳng những làm phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều để nuôi sống đoàn người theo Chúa (Ga 6), mà còn xin binh lính đừng bắt nhưng để cho các tông đồ được an toàn ra đi (Ga 18,8).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con an tâm tín thác vào sự chăn dắt của các vị mục tử của chúng con.

    Suy niệm 5: Hoang tàn


    Sau khi Giêrusalem bị đốt và chiếm đóng, người Kitô trở về và sống giữa những hoang tàn đổ nát.

    Đức Giêsu đã thấy trước cảnh hoang tàn đổ nát của Giêrusalem đến mức không còn hòn đá nào nằm trên hòn đá nào khiến Ngài phải khóc thương (Lc 19,44).

    Những giọt lệ này chẳng là gì sánh với dòng máu đổ ra đến giọt máu cuối cùng (Ga 19,34) để ban ơn cứu độ cho mọi người, nhưng rồi Ngài lại phải chứng kiến bao tâm hồn hoang tàn đổ nát do hậu quả tội lỗi gây nên (Kh 18,2-5).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn giữ tâm hồn trong sạch, để lòng được tràn đầy ân sủng Thiên Chúa chứ không trở nên cảnh hoang tàn.

    Suy niệm 6: Giờ


    Thánh Simêon đã trốn thoát sự bắt bớ đó; nhưng đến thời Trajan cũng ra một lệnh tương tự, thì ngài đã bị bắt với tư cách không những là hậu duệ của Đavít mà còn là một Kitô Hữu.

    Sở dĩ Thánh Simêon đã trốn thoát được sự bắt bớ thời Vespasian và Domitian cũng như giúp đoàn chiên tìm được nơi an toàn, vì giờ chưa đến. Nhưng đến thời Trajan thì giờ điểm nên ngài đã bị bắt và bị tử hình.

    Xác tín vào giờ Chúa định liệu, mỗi kitô hữu nên tận dụng thời gian để sống thật tốt nhằm chuẩn bị cho lúc giờ điểm, vì giờ Chúa đến thì như kẻ trộm, không một ai có thể biết (Mt 24,42-44).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn sống tinh thần tỉnh thức để chờ đón giờ Chúa đến.

    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  2. 4 thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    Mart.TanNguyen (18-02-2012),muahue (18-02-2012),Phù thủy nhỏ (19-02-2012),Sky (19-02-2012)

  3. #12
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết
    Ngày 19-02

    THÁNH CONRAD Ở PIACENZA




    (1290-1350)


    Lược sử:

    Sinh trong một gia đình giầu có thuộc miền bắc nước Ý, Conrad kết hôn với Euphrosyne, con gái của một người quý phái.

    Một ngày kia, trong khi đi săn Conrad ra lệnh đốt một số bụi rậm để lùa thú ra ngoài. Lửa cháy lan ra cánh đồng kế cận và thiêu hủy cả một cánh rừng. Một nông dân vô tội bị cầm tù, bị đánh đập ép phải nhận tội và bị kết án tử hình. Tuy nhiên Conrad đã ra thú tội, cứu mạng người nông dân ấy và ông phải bồi thường thiệt hại.

    Sau biến cố ấy không lâu, Conrad và vợ đồng ý ly thân: bà gia nhập tu viện Dòng Thánh Clara Nghèo Hèn và ông đến với một nhóm người sống ẩn dật theo quy luật Dòng Ba Phanxicô. Tuy nhiên, không bao lâu, sự thánh thiện nổi tiếng của ông lan tràn. Vì sự cô quạnh bị khuấy động bởi các khách thăm viếng, Conrad di chuyển đến một nơi hoang vắng ở Sicily và ông sống ẩn dật ở đây trong 36 năm, cầu nguyện cho chính mình cũng như cho thế gian.

    Sự cầu nguyện và ăn năn đền tội là cách ông đáp trả với những cám dỗ cản trở ông nên thánh. Ông từ trần khi còn quỳ gối trước tượng thánh giá. Ông được phong thánh năm 1625.

    Lời Bàn

    Thánh Phanxicô Assisi vừa quý trọng sự chiêm niệm vừa yêu quý đời sống rao giảng; giai đoạn cầu nguyện mãnh liệt là để nuôi dưỡng sức mạnh rao giảng. Tuy nhiên, một số môn đệ đầu tiên của ngài cảm thấy được mời gọi đến đời sống chiêm niệm, và ngài chấp nhận điều đó. Mặc dù đời sống Thánh Conrad ở Piacenza không phải là một quy tắc trong Giáo Hội, nhưng ngài và các vị chiêm niệm khác nhắc nhở chúng ta về sự vĩ đại của Thiên Chúa và niềm vui của thiên đàng.

    Lờ
    i Trích


    Trong Huấn Thị về Ðời Sống Chiêm Niệm, Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI có viết như sau: "Rút lui vào nơi vắng v là đ người Kitô kết hp chính mình mt cách mt thiết vi s thng kh ca Ðc Kitô, và trong mt phương cách đặc bit, giúp h chia s mu nhim vượt qua và hành trình của Ðc Kitô t trn thế đến quê tri" (#1).

    __________




    Suy niệm hạnh thánh (của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)





    Suy niệm 1: Giàu và nghèo

    Một nông dân vô tội bị cầm tù, bị đánh đập ép phải nhận tội và bị kết án tử hình.

    Trong khi đó người giàu có đi săn, dùng lửa đốt một số bụi rậm để lùa thú ra ngoài khiến cả một cánh rừng bị thiêu hủy, thế mà lại không bị truy tố. Một phân biệt đối xử thường gặp trong xã hội.

    Ngôn sứ Amốt cũng cho thấy giá trị người cùng khốn bị người giàu đánh giá chỉ bằng một đôi dép (Am 8,6). Hoặc một tục ngữ cho hay: người giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn sống công minh chính trực, không nể người giàu và không khinh người nghèo.

    Suy niệm 2: Thú tội


    Conrad đã ra thú tội, cứu mạng người nông dân ấy và ông phải bồi thường thiệt hại.

    Không bị xã hội buộc tội, nhưng lại bị lương tâm cắn rứt do việc sai trái mình làm vốn gây nên án tử cho một người vô tội, Conrad can đảm thú tội và chấp nhận bồi thường thiệt hại.

    Đời người thường tốt khoe xấu che và khéo léo chạy tội khi bị phát hiện, chỉ có bậc chính nhân quân tử với tâm hồn đạo đức thánh thiện như một Conrad mới anh dũng tự thú tội để cứu sống người vô tội.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con đã phạm lỗi thì biết sửa sai và bước đầu là can đảm thú lỗi.

    Suy niệm 3: Ly thân


    Conrad và vợ đồng ý ly thân: bà gia nhập tu viện Dòng Thánh Clara Nghèo Hèn và ông đến với một nhóm người sống ẩn dật theo quy luật Dòng Ba Phanxicô.

    Hôn nhân công giáo không chấp nhận ly dị theo giáo huấn của Đức Kitô (Mt 19,9), nhưng cho phép ly thân khi có lý do chính đáng và được sự chuẩn y của Đấng bản quyền (Sách Giáo Lý số 2383).

    Dầu sao đi nữa thì đây cũng là một trong những trường hợp ngoại lệ, mà đã là ngoại lệ thì không nên lạm dụng, trừ phi đó là kế đồ của Thiên Chúa, vì thế cần phải rất sáng suốt và sốt sắng cầu nguyện để nhận ra Thiên Ý trước khi quyết định.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn quyết định và sống theo Thiên Ý trong mọi tình huống.

    Suy niệm 4: Hoang vắng


    Conrad di chuyển đến một nơi hoang vắng ở Sicily và ông sống ẩn dật ở đây trong 36 năm.

    Nơi hoang vắng cũng là một môi trường thích hợp để chiêm niệm. Vì thế khi sự cô quạnh bị khuấy động bởi các khách thăm viếng, Conrad tìm đến nơi thật yên tịnh.

    Trong Huấn Thị về Đời Sống Chiêm Niệm, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI có viết: "Rút lui vào nơi vắng vẻ là để người Kitô kết hợp chính mình cách mật thiết với sự thống khổ của Đức Kitô, và trong một phương cách đặc biệt, giúp họ chia sẻ mầu nhiệm vượt qua và hành trình của Đức Kitô từ trần thế đến quê trời".


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con phải biết thỉnh thoảng rút lui vào nơi hoang vắng, để sống những giây phút nhiệm hiệp với Chúa.

    Suy niệm 5: Chiêm niệm


    Conrad di chuyển đến một nơi hoang vắng ở Sicily và ông sống ẩn dật ở đây trong 36 năm, cầu nguyện cho chính mình cũng như cho thế gian.

    Thánh Phanxicô Assisi vừa quý trọng sự chiêm niệm vừa yêu quý đời sống rao giảng; giai đoạn cầu nguyện mãnh liệt là để nuôi dưỡng sức mạnh rao giảng. Tuy nhiên, một số môn đệ đầu tiên của ngài cảm thấy được mời gọi đến đời sống chiêm niệm, và ngài chấp nhận điều đó.

    Mặc dù đời sống Thánh Conrad ở Piacenza không phải là một quy tắc trong Giáo Hội, nhưng ngài và các vị chiêm niệm khác nhắc nhở chúng ta về sự vĩ đại của Thiên Chúa và niềm vui của thiên đàng.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con đừng mãi mê hoạt động mà chểnh mảng việc chiêm niệm.


    Suy niệm 6: Ăn năn


    Sự cầu nguyện và ăn năn đền tội là cách ông đáp trả với những cám dỗ cản trở ông nên thánh.

    Thể theo lời Đức Giêsu chỉ dạy, Conrad đã dùng phương thức tỉnh thức cầu nguyện để khỏi phải sa chước cám dỗ, vì tinh thần vốn hăng hái nhưng thể xác lại yếu hèn (Mt 26,41).

    Ăn năn tội là đau đớn trong lòng và chê ghét tội đã phạm, dốc lòng chừa từ nay không phạm tội nữa. Đó cũng là phương thức hữu hiệu Conrad sử dụng phối hợp với việc cầu nguyện để chống trả cám dỗ.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con học theo gương thánh Conrad, để luôn đứng vững được trước mọi chước cám dỗ.
    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  4. 2 thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    Phù thủy nhỏ (19-02-2012),Sky (19-02-2012)

  5. #13
    Phù thủy nhỏ's Avatar
    Trạng thái :   Phù thủy nhỏ đã thoát
    Tham gia : Jan 2011
    Bài gửi : 677
    Tên Thánh:
    Teresa
    Tên thật:
    Phù thủy nhỏ
    Đến từ: gioitreconggiao.org
    Sở thích: cầm đũa,cưỡi chổi, ^^
    Nghề nghiệp: Phù thủy thực tập
    Cảm ơn
    5,206
    Được cảm ơn 6,163 lần
    trong 811 bài viết
    Cám ơn chị Teresa Nhỏ Bé thật nhiều, nhờ những câu chuyện các thánh,mà mỗi ngày của em thêm ý nghĩa và bình an, đọc truyện xong, lại có phần diễn giải, suy niệm và cầu nguyện. Thực là rất hay và ý nghĩa, tạ ơn Chúa vì mỗi ngày của con là một mầu nhiệm và hồng ân.

    Hôm nay, con học được bài học, đôi khi phải nép mình để nhìn lại những việc làm và hành động của mình. Xin Chúa ban bình an cho con lúc này
    Quẳng gánh lo đi và vui sống
    Mơ mộng một chút chẳng phải thừa
    Trời có lúc nắng lúc mưa
    Cơn bão đi qua cũng chưa là gì
    ^^




  6. Thành viên đã cảm ơn Phù thủy nhỏ vì bài viết này:

    Teresa Nhỏ Bé (19-02-2012)

  7. #14
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết
    Ngày 20-02

    Thánh CLAUDE DE LA COMBIÈRE





    (1541-1682)

    Lược sử:

    Thánh Claude sinh năm 1641 gần Lyons, nước Pháp, trong một gia đình đạo đức, giầu có. Ngài theo học trường của các cha dòng Tên về âm thanh và nghệ thuật.

    Sau đó Claude vào trường đệ tử dòng Tên ở Avignon, là nơi ngài học xong triết học và bắt đầu dạy về nhân văn. Trong thời gian ngài dạy học ở Avignon là khi đạo quân của Louis XIV chiếm đóng, dù đó là nơi đức giáo hoàng cư ngụ. Khi hòa bình trở lại, thành phố Avignon cử mừng lễ Thánh Phanxicô Sales; mặc dù chưa được thụ phong linh mục, Claude là một trong những người được yêu cầu giảng thuyết . Để hoàn tất chương trình thần học ngài được gửi sang Balê là trung tâm văn hóa của nước Pháp, ở đó ngài được chọn làm thầy giáo tư cho các con của một bộ trưởng Pháp, là ông Colber. Nhưng trong một bài viết, ông Colbert có những lời châm biếm tôn giáo mà Cha Claude không tán thành với ông bộ trưởng, do đó ngài bị gửi trả về Avignon và được bổ nhiệm việc thuyết giảng ở một nhà thờ thuộc trường đại học.

    Trong các bài giảng, ngài thường tố cáo những sai lầm của lạc thuyết Jansen mà ngài thấy đầy dẫy ở Balê. Cha Claude bài trừ tà thuyết bằng cách giảng dạy về việc sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Trong một cuộc tĩnh tâm ngài thề tận hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu.

    Hai tháng sau khi thề hứa, ngài được bổ nhiệm làm bề trên cho một trụ sở nhỏ của dòng Tên ở Paray. Chính ở đây mà ngài gặp Sơ Margaret Mary Alacoque, và là cha giải tội cho sơ và nhấn mạnh đến việc sùng kính Thánh Tâm Chúa.

    Sau đó Cha Claude được sai đến nước Anh với công việc giải tội cho Nữ Công Tước của York. Ngài rao giảng không những bằng lời nói mà còn bằng hành động, và đã đưa nhiều người Tin Lành trở lại đạo. Trong thời gian ở đây, những chống đối người Công Giáo ngày càng gia tăng. Có tiếng đồn cho rằng người Công Giáo âm mưu giết vua để tái lập đạo Công Giáo tại Anh. Cha Claude bị bắt và bị cầm tù về tội tham dự vào âm mưu này trước khi thành công trong việc hoán cải nhà vua. Chính nhờ vua Louis XIV can thiệp mà Cha Claude không bị xử tử.

    Cha Claude bị trục xuất, nhưng thời gian tù đầy đã ảnh hưởng tệ hại đến sức khỏe của ngài. Theo lời khuyên của Sơ Margaret Mary, ngài trở về Paray và từ trần tại đây năm 1682. Một ngày sau khi ngài chết, Sơ Margaret Mary được thị kiến siêu nhiên, đảm bảo rằng Cha Claude La Colombiere không cần được cầu nguyện, vì ngài đã ở trên thiên đàng.

    Cha Claude được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong thánh ngày 31 tháng Năm 1992.

    __________


    Suy niệm hạnh thánh (của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)




    Suy niệm 1: Gia đình

    Thánh Claude sinh năm 1641 gần Lyons, nước Pháp, trong một gia đình đạo đức, giầu có.

    Gia đình là môi trường tiên khởi mỗi người lớn lên theo năm tháng, vì thế việc giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng cho tương lai của một đời người.

    Không thiếu những thánh nhân đã xuất thân từ lò đào tạo đạo đức của gia đình. Và ngược lại vẫn hằng tồn tại những ác nhân đến từ ảnh hưởng xấu của tổ ấm gia đình, đúng như lời Đức Giêsu khẳng định: Cây mà tốt thì quả cũng tốt, cây mà sâu thì quả cũng sâu (Mt 12,33).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp các bậc phụ huynh ý thức và chu toàn trách nhiệm trọng đại của mình.


    Suy niệm 2: Trường học


    Claude vào trường đệ tử dòng Tên ở Avignon, là nơi ngài học xong triết học và bắt đầu dạy về nhân văn.

    Trường học là nơi truyền đạt kiến thức, nhưng cũng là nơi đào tạo đạo đức con người. Tiên học lễ, hậu học văn. Người có tài mà không có đức thì chỉ gây tai họa cho người và xã hội.

    Ý thức được điều đó, mẫu thân của thầy Mạnh Tử đã chấp nhận dời nhà xa rời phố chợ để đến gần trường học hơn, hầu tránh được cho con mình những thói xấu thường có ở chợ, và hấp thụ được nhiều điều hay ở trường học.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp các bậc phụ huynh hy sinh tiện ích cá nhân để chọn trường tốt cho con cái.

    Suy niệm 3: Giảng thuyết


    Mặc dù chưa được thụ phong linh mục, Claude là một trong những người được yêu cầu giảng thuyết.

    Giá trị của việc giảng thuyết không chỉ hệ tại ở lời mà nhất là còn chủ yếu ở việc sống những lời mình rao giảng. Chính vì thế mà Claude được chọn dầu chưa là linh mục, vì ngài rao giảng không những bằng lời nói mà còn bằng hành động, và đã đưa nhiều người Tin Lành trở lại đạo.

    Đấy là điều mà Đức Giêsu nhấn mạnh khi dạy dân chúng hãy nghe chứ đừng làm theo lối sống của các kinh sư, vì họ nói mà không làm (Mt 23,3). Và đó cũng là điểm mà quần chúng nhận thấy Đức Giêsu trổi vượt các kinh sư (Mc 1,22).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con rao giảng bằng hành động chứng nhân nhiều hơn bằng lời nói.

    Suy niệm 4: Tử đạo


    Ông Colbert có những lời châm biếm tôn giáo mà Cha Claude không tán thành với ông bộ trưởng, do đó ngài bị gửi trả về Avignon.

    Claude không tử đạo bằng việc đổ máu, nhưng lại tử đạo cách thiêng liêng, khi chấp nhận bị thôi việc làm gia sư tại nhà ông bộ trưởng, vì không tán thành những lời châm biếm tôn giáo của ông bộ trưởng.

    Xưa kia thánh Gioan Tẩy Giả cũng can đảm phản đối cuộc hôn nhân bất hợp pháp của vua Hêrôđê, cho dầu phải bị xiềng xích và sau đó bị chém đầu trong ngục thất (Mc 6,17-29).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con đừng bỏ qua một dịp nào để đón nhận cuộc tử đạo thiêng liêng.

    Suy niệm 5: Lạc thuyết Jansen


    Trong các bài giảng, Cha Claude thường tố cáo những sai lầm của lạc thuyết Jansen mà ngài thấy đầy dẫy ở Balê. Ngài bài trừ tà thuyết bằng cách giảng dạy về việc sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.

    Cornelius Jansen - Giám Mục của Yprés - chủ trương rằng bản tính loài người quá hư hỏng vì tội nguyên tổ nên không có khả năng chống lại sự cám dỗ, không xứng đáng được rước lễ thường xuyên.

    Jansen chống lại sự thờ kính nhân tính của Chúa Giêsu được thể hiện qua việc sùng kính Thánh Tâm.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp những người theo lạc thuyết biết hồi tâm trở về với ràn chiên Chúa.

    Suy niệm 6: Thánh Tâm Chúa Giêsu


    Trong các bài giảng, Cha Claude thường tố cáo những sai lầm của lạc thuyết Jansen mà ngài thấy đầy dẫy ở Balê. Ngài bài trừ tà thuyết bằng cách giảng dạy về việc sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.

    Nhằm bài trừ tà thuyết, ngài giảng dạy về việc sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, để rồi trong một cuộc tĩnh tâm ngài thề tận hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu. Hơn thế, 2 tháng sau khi thề hứa, ở Paray, ngài gặp Sơ Margaret Mary Alacoque, và là cha giải tội cho sơ, nhưng cũng được hỗ trợ về lòng sùng kính này.

    Quả vậy, Thánh Margaret Mary Alacoque là người đã được Chúa Giêsu hiện ra nhiều lần, và sứ điệp đặc biệt là sùng kính Thánh Tâm Chúa. Thánh nữ được Chúa Giêsu gọi là "Người môn đệ yêu dấu của Thánh Tâm Ta".


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn ẩn náu trong Thánh Tâm Chúa, để không bao giờ sa vào bất cứ tà thuyết nào.
    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  8. Thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    Sky (21-02-2012)

  9. #15
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết
    Ngày 20-02

    Chân Phước JACINTA và FRANCISCO MARTO

    (1910-1920; 1908-1919)


    Lược sử:

    Trong quãng thời gian từ 13 tháng Năm đến 13 tháng Mười 1917, ba trẻ chăn chiên người Bồ Ðào Nha ở Aljustrel đã được thấy Ðức Bà hiện ra ở Cova da Iria, gần Fatima, một thành phố cách thủ đô Lisbon 110 dặm về phía bắc. Vào lúc đó, Âu Châu đang can dự vào một cuộc chiến đẫm máu. Chính Bồ Ðào Nha, sau khi lật đổ chế độ quân chủ vào năm 1910, cũng đang trong sự rối loạn chính trị; sau đó không lâu nhà cầm quyền giải tán các tổ chức tôn giáo.



    Từ trái sang: Jacinta Marto, Lucia dos Santos, Francisco Marto


    Trong lần hiện ra đầu tiên, Ðức Maria yêu cầu các trẻ trở lại nơi này vào ngày mười ba mỗi tháng trong sáu tháng kế tiếp. Ngài cũng yêu cầu các trẻ học hành để biết đọc biết viết, và lần chuỗi mai khôi "để thế giới được hòa bình và chấm dứt chiến tranh." Các trẻ cũng được khuyên hãy cầu nguyện cho những người tội lỗi và xin cho nước Nga được hoán cải, mà lúc bấy giờ Nga Hoàng Nicholas II vừa mới bị lật đổ và sau đó không lâu nước Nga rơi vào sự thống trị của chế độ cộng sản. Vào lần thị kiến sau cùng, 13-10-1917, có đến 90,000 người tụ tập tại Cova da Iria.

    Chưa đầy hai năm sau, Francisco từ trần vì bệnh cúm ở ngay quê nhà. Em được chôn cất trong nghĩa trang giáo xứ và sau đó được cải táng về vương cung thánh đường Fatima vào năm 1952. Jacinta cũng chết vì bệnh cúm ở Lisbon sau khi dâng hiến sự đau khổ của mình để hoán cải người tội lỗi, để xin bình an cho thế giới và cho Ðức Thánh Cha. Cô được cải táng về vương cung thánh đường Fatima năm 1951. Người bà con với hai em là Lucia dos Santos, đã trở thành một nữ tu dòng Camêlô và hiện còn sống khi Jacinta và Francisco được phong chân phước vào năm 2000. Hàng năm, có đến 20 triệu người đến viếng đền Ðức Mẹ Fatima ở Bồ Ðào Nha.


    Lờ
    i Bàn

    Giáo Hội luôn luôn rất thận trọng khi phải chứng thực các việc hiện ra, nhưng Giáo Hội đã chứng kiến kết quả tốt đẹp của sứ điệp Ðức Bà Fatima khi người ta thay đổi đời sống. Cầu nguyện cho kẻ tội lỗi, tận hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Ðức Maria và lần chuỗi mai khôi--tất cả những điều này đã củng cố Tin Mừng mà Ðức Giêsu rao giảng.

    Lờ
    i Trích

    Trong bài giảng lễ phong chân phước, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhắc lại lời của Jacinta nói với Francisco ngay trước khi em từ trần, "Anh cho em gửi lời chào Chúa và Ðức Mẹ, và nói với các Ngài rằng em sẵn sàng chịu đựng mọi sự mà các Ngài muốn để hoán cải kẻ tội lỗi."
    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  10. 3 thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    muahue (20-02-2012),Phù thủy nhỏ (20-02-2012),Sky (21-02-2012)

  11. #16
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết
    Ngày 21-02

    Thánh PHÊRÔ ĐAMIAN



    (1007-1072)


    Lược sử:

    Có lẽ vì là trẻ mồ côi và bị đối xử thật tệ hại khi còn nhỏ nên Thánh Phêrô Damian thật tốt với người nghèo. Trong bữa ăn, lúc nào cũng có một hay hai người nghèo ăn chung với ngài, và đích thân ngài lo lắng cho nhu cầu của họ.

    Ngài sinh ở Ravenna, mồ côi cha mẹ khi còn nhỏ và sống với người anh ruột nhưng bị đối xử như người đầy tớ. Khi mới lớn một chút, ngài đã bị sai đi chăn heo. Một người anh khác, là giáo trưởng ở Ravena, thấy thương hại chú em bơ vơ nên đem ngài về nuôi nấng cho ăn học tử tế. Có lẽ vì nhớ ơn dưỡng dục của người anh mà Phêrô đã lấy tên người anh, là Damian, thành tên của mình.

    Phêrô là một học sinh có năng khiếu và sau đó trở thành một giáo sư nổi tiếng. Trong thời gian này, Phêrô cố làm quen với sự chay tịnh, sự cầu nguyện và ngài mặc áo nhặm bên trong áo thường để chống với các cám dỗ của lạc thú và mưu chước ma quỷ.

    Sau một thời gian, ngài quyết tâm từ bỏ thế gian để sống đời ẩn tu với các đan sĩ Biển Đức thuộc nhánh cải cách của Thánh Rômuanđô ở Fonte Avellana. Các đan sĩ thường sống hai người một trong một cái am cách xa nhau, để cầu nguyện và đọc sách thiêng liêng, với cuộc sống rất khắc khổ. Vì quá hăng say trong sự cầu nguyện và ngủ quá ít nên không bao lâu Phêrô bị bệnh mất ngủ trầm trọng. Ngài phải thận trọng kềm chế và săn sóc chính mình. Vì lý do đó, ngài dành nhiều thời giờ để nghiên cứu Kinh Thánh, và trở nên một thi sĩ sáng tác thơ đạo cũng nổi tiếng như trong văn chương đời trước đây.

    Do một quyết định của toàn thể các đan sĩ, ngài phải chịu trách nhiệm lãnh đạo Cộng Đoàn khi vị bề trên qua đời. Do đó, sau khi vị đan viện trưởng từ trần khoảng năm 1043, Phêrô đã dẫn dắt gia đình thánh thiện này với sự khôn ngoan và đạo đức. Ngài cũng thành lập thêm năm đan viện khác. Ngài duy trì tinh thần cô độc, bác ái và khiêm nhường. Nhiều vị đan sĩ dưới sự dẫn dắt của ngài là các ngôi sao sáng của Giáo Hội, kể cả Thánh Đaminh Loricatus, Thánh Gioan ở Lodi là người kế vị ngài trong chức vụ đan viện trưởng ở Holy Cross.

    Trong nhiều năm, Thánh Phêrô Damian thường giúp các Giáo Hoàng trong công việc hòa giải giữa các tu hội kình chống nhau, hoặc giữa giáo sĩ, viên chức chính phủ và Tòa Thánh. Năm 1057, Đức Giáo Hoàng Stephanô IX thuyết phục ngài từ bỏ đời ẩn dật và đặt ngài làm Giám Mục-Hồng Y của Ostia.

    Ngài tích cực tẩy trừ nạn buôn bán chức vụ trong Giáo Hội, khuyến khích các linh mục sống độc thân, và thúc giục các linh mục triều sống thành cộng đoàn, giữ chương trình cầu nguyện. Ngài ao ước phục hồi tinh thần kỷ luật nguyên thủy của các tu sĩ và linh mục, cảnh cáo họ về việc di chuyển không cần thiết, vi phạm đức khó nghèo và sống quá thoải mái. Ngài viết thư khiển trách Đức Giám Mục Florence về việc chơi cờ, và Đức Giám Mục Besancon về việc để giáo sĩ ngồi khi đọc thánh vịnh trong Kinh Nhật Tụng.

    Ngài viết rất nhiều thư. Khoảng 170 lá hiện vẫn còn. Chúng ta cũng còn 53 bài giảng của ngài và bảy tiểu sử ngài viết. Ngài thích viết về gương mẫu và chuyện thật hơn là lý thuyết. Các bản văn phụng vụ của ngài cho thấy ngài có phong cách của một nhà văn.

    Ngài thường xin các giáo hoàng cho ngài từ chức Giám Mục-Hồng Y của Osia, và sau cùng Đức Alexander II đồng ý với điều kiện là bất cứ khi nào cần ngài sẽ sẵn sàng làm việc trở lại. Khi trở lại công việc ở Ravenna, ngài bị sốt nặng. Ngài từ trần ngày 22 tháng Hai 1072 khi các đan sĩ đang vây quanh và đọc kinh Nhật Tụng. Năm 1828 ngài được tuyên xưng là Tiến Sĩ Hội Thánh.

    Lờ
    i Bàn

    Thánh Phêrô Damian là một người cải cách, và nếu ngài sống trong thời nay chắc chắn ngài sẽ thúc đẩy sự canh tân theo tinh thần Công Ðồng Vatican II. Ngài sẽ hoan nghênh việc nhấn mạnh đến cầu nguyện được tỏ lộ qua số buổi cầu nguyện ngày càng gia tăng của các linh mục, tu sĩ và giáo dân cũng như việc thành lập các nhà cầu nguyện của nhiều cộng đoàn tu sĩ ngày nay.

    Lờ
    i Trích

    "... Chúng ta hãy trung tín trao truyền lại cho thế hệ mai sau các gương mẫu nhân đức mà chúng ta đã lãnh nhận từ cha ông" (Thánh Phêrô Damian)
    __________


    Suy niệm hạnh thánh (của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)




    Suy niệm 1: Nghèo

    Là trẻ mồ côi và bị đối xử thật tệ hại khi còn nhỏ nên Thánh Phêrô Damian thật tốt với người nghèo.

    Không thiếu người nghèo sau khi được trở nên giàu có lại quên mất thuở hàn vi nghèo khó của mình để rồi chẳng những coi khinh mà còn tìm cách xa lánh bạn bè nghèo khó của mình, như một đôi bạn Lưu Bình và Dương Lễ.

    Vậy thật đáng khâm phục cho Thánh Phêrô Damian. Ngài là một trẻ thơ nghèo nàn và mồ côi bị đối xử như người đầy tớ. Khi mới lớn một chút, ngài đã bị sai đi chăn heo. Thế nhưng một khi đã thoát được cảnh nghèo đói, trong bữa ăn, lúc nào cũng có một hay hai người nghèo ăn chung với ngài, và đích thân ngài lo lắng cho nhu cầu của họ.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con thực hành tinh thần thánh Phaolô mời gọi: khóc với người khóc và vui với người vui (Rm 12,15).

    Suy niệm 2: Ẩn tu


    Sau một thời gian, ngài quyết tâm từ bỏ thế gian để sống đời ẩn tu với các đan sĩ Biển Đức thuộc nhánh cải cách của Thánh Rômuanđô ở Fonte Avellana.

    Các vị ẩn tu thường không công khai tuyên khấn giữ ba lời khuyên Phúc âm, họ dâng hiến cuộc đời để ngợi khen Thiên Chúa và cứu độ thế gian, qua việc triệt để lánh xa trần thế, giữ yên lặng cô tịch, cầu nguyện liên lĩ và sống khổ hạnh đền tội (Sách Giáo lý số 920).

    Vì quá hăng say trong sự cầu nguyện với cuộc sống rất khắc khổ, cụ thể ngủ quá ít nên không bao lâu Phêrô bị bệnh mất ngủ trầm trọng. Thế rồi sau khi vị đan viện trưởng từ trần khoảng năm 1043, Phêrô đã dẫn dắt gia đình thánh thiện này với sự khôn ngoan và đạo đức. Ngài cũng thành lập thêm năm đan viện khác. Ngài duy trì tinh thần cô độc, bác ái và khiêm nhường.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn thiết tha với đời sống cầu nguyện trong cô tịch, cho dầu chúng con không có ơn gọi làm ẩn sĩ.

    Suy niệm 3: Cải cách


    Sau một thời gian, ngài quyết tâm từ bỏ thế gian để sống đời ẩn tu với các đan sĩ Biển Đức thuộc nhánh cải cách của Thánh Rômuanđô ở Fonte Avellana.

    Thánh Phêrô Damian là một người cải cách, và nếu ngài sống trong thời nay chắc chắn ngài sẽ thúc đẩy sự canh tân theo tinh thần Công Đồng Vatican II.

    Ngài sẽ hoan nghênh việc nhấn mạnh đến cầu nguyện được tỏ lộ qua số buổi cầu nguyện ngày càng gia tăng của các linh mục, tu sĩ và giáo dân cũng như việc thành lập các nhà cầu nguyện của nhiều cộng đoàn tu sĩ ngày nay.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn canh tân đời sống theo tinh thần Công Đồng Vatican II.

    Suy niệm 4: Bệnh


    Vì quá hăng say trong sự cầu nguyện và ngủ quá ít nên không bao lâu Phêrô bị bệnh mất ngủ trầm trọng.

    Tâm lý bệnh nhân thường dồn tâm huyết và thời gian cho việc được chữa lành. Thánh nhân Phêrô Damian thì khác. Ngài dành tất cả cho việc nghiên cứu Kinh Thánh, và trở nên một thi sĩ sáng tác thơ đạo.

    Thi sĩ Hàn mặc Tử cũng lạc quan chấp nhận cơn bệnh bất trị phong hũi, và tìm nguồn hứng khởi ở đó để sáng tác nên những bài thơ bất hũ. Thánh Phaolô cũng nhờ vào thời gian bị mù để học hỏi giáo lý và sau đó trở thành vị tông đồ dân ngoại lừng danh (Cv 9,8-19).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn lạc quan cảm tạ Chúa, khi được lành mạnh cũng như khi lâm bệnh.

    Suy niệm 5: Săn sóc thân xác


    Phêrô bị bệnh mất ngủ trầm trọng. Ngài phải thận trọng kềm chế và săn sóc chính mình.

    Thánh Tôma Aquinô chủ trương: Mens sana in corpore sano, có nghĩa là tinh thần minh mẫn trong một thân xác cường tráng. Thân xác có khỏe thì tinh thần mới mạnh.

    Có thể vì thế mà ngày nay các dòng khổ tu cũng hạn chế và thay đổi các hình thức khổ chế thể xác, chẳng hạn không thức đêm để dùng roi đánh vào thân thể, hoặc không đi chân không...


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con không phạt xác nhưng ép tâm hồn bằng việc xa lánh tội lỗi.

    Suy niệm 6: Gương mẫu


    Ngài viết rất nhiều thư. Khoảng 170 lá hiện vẫn còn. Chúng ta cũng còn 53 bài giảng của ngài và bảy tiểu sử ngài viết. Ngài thích viết về gương mẫu và chuyện thật hơn là lý thuyết

    Đúng như tâm tình ngài để lại: "... Chúng ta hãy trung tín trao truyền lại cho thế hệ mai sau các gương mẫu nhân đức mà chúng ta đã lãnh nhận từ cha ông".

    Đó cũng là quan điểm của cụ lão Eleda: "Ở tuổi chúng ta, giả vờ là điều bất xứng, e rằng có nhiều thanh niên sẽ nghĩ là ông già Elada đã chín mươi tuổi đầu, mà còn theo những lề thói dân ngoại... Vậy giờ đây, khi can đảm từ giã cuộc đời, tôi sẽ tỏ ra xứng đáng với tuổi già, và để lại cho đám thanh niên một tấm gương cao đẹp về cái chết tự nguyện và cao quý, vì đã trung thành với các Lề Luật đáng kính và thánh thiện" (2Mcb 6,24tt).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn sống gương mẫu mọi nơi mọi lúc, vì lời nói bay đi còn gương lành mới lôi kéo.
    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  12. 3 thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    allihavetogive (21-02-2012),Phù thủy nhỏ (21-02-2012),Sky (21-02-2012)

  13. #17
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết
    Ngày 22-02
    Lễ kính ngai tòa thánh Phêrô


    NGAI TÒA THÁNH PHÊRÔ TÔNG ĐỒ




    Lược sử:

    Hôm nay chúng ta tưởng nhớ việc Đức Kitô chọn Phêrô là người thay thế Ngài trong việc cai quản Giáo Hội.

    Sau một "cuối tuần mất mát" đầy đau khổ, hồ nghi và dằn vặt sau khi Đức Kitô bị đóng đinh và đem đi chôn, Phêrô đã được nghe Tin Mừng. Thiên thần ở ngôi mộ nói với bà Maria Mađalêna, "Chúa đã sống lại! Hãy đi nói với các môn đệ và Phêrô." Gioan kể lại khi ngài và Phêrô chạy đến mộ, vị tông đồ trẻ đi nhanh hơn tông đồ lớn tuổi kia, nhưng ngài đứng đợi ở ngoài. Khi Phêrô bước vào, thấy các khăn liệm ở dưới đất, khăn che mặt được gói lại để ở đúng vị trí của nó. Gioan trông thấy và tin. Nhưng ngài viết thêm: "... Họ không hiểu rằng theo kinh thánh, Ngài phải sống lại từ cõi chết" (Ga 20,9). Họ về nhà. Đầu óc họ như nổ tung với một khám phá mới, điều bất khả đã trở thành hiện thực. Chúa Giêsu đã hiện ra với họ trong căn nhà khóa kín. Ngài nói, "Bình an cho anh em," và họ quá đỗi vui mừng (Ga 20,21b).

    Và biến cố trong ngày Ngũ Tuần đã giúp Phêrô cảm nhận được Đức Kitô phục sinh một cách trọn vẹn. "... Tất cả đều tràn đầy Thánh Thần" (Cv 2,4a) và họ bắt đầu rao giảng bằng các thứ tiếng khác nhau tùy theo Thánh Thần ban cho.

    Chỉ khi ấy Phêrô mới chu toàn nhiệm vụ mà Chúa đã trao cho ngài: "... Một khi anh trở lại, hãy củng cố các anh em" (Lc 22,32) Từ lúc đó, ngài trở nên phát ngôn viên cho nhóm Mười Hai về những gì họ được cảm nghiệm qua Thánh Thần -- trước nhà cầm quyền muốn chặn đứng sự rao giảng, trước thượng hội đồng Giêrusalem, trước cộng đoàn về vấn đề của Ananias và Sapphira. Ngài là người đầu tiên rao giảng Tin Mừng cho Dân Ngoại. Sức mạnh chữa lành của Đức Kitô ở trong Phêrô được chứng tỏ: cho kẻ chết sống lại, chữa người ăn xin tàn tật. Dân chúng khiêng bệnh nhân ra đường phố để khi Phêrô đi ngang qua, bóng của ngài có thể chữa họ lành.

    Ngay cả một vị thánh cũng gặp khó khăn của cuộc đời Kitô Hữu. Khi Phêrô không còn ăn uống với Dân Ngoại tòng giáo vì ngài tế nhị không muốn tổn thương đến người Kitô gốc Do Thái, Phaolô viết, "... Tôi chống đối ông ấy ra mặt vì rõ ràng là ông ấy sai... Các ông ấy không đi đúng với chân lý của phúc âm..." (Gl 2,11b.14a).

    Trong đoạn cuối Phúc Âm Thánh Gioan, Chúa Giêsu nói với Phêrô, "Thật, Thầy bảo thật cho anh biết, khi anh còn trẻ, anh muốn mặc quần áo nào và muốn đi đâu tùy ý; nhưng khi anh lớn tuổi, anh sẽ phải giang tay ra, và người khác sẽ mặc áo cho anh và dẫn anh đến nơi anh không muốn" (Ga 21,18). Chúa Giêsu tiên đoán về cái chết mà Phêrô phải chịu để vinh danh Thiên Chúa. Trong thời gian cai trị của Nero, trên Đồi Vatican ở Rôma, Phêrô đã vinh danh Chúa Giêsu với sự tử đạo, có lẽ cùng với nhiều Kitô Hữu khác.

    __________


    Suy niệm (của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)




    Suy niệm 1: Tưởng nhớ

    Hôm nay chúng ta tưởng nhớ việc Đức Kitô chọn Phêrô là người thay thế Ngài trong việc cai quản Giáo Hội.

    Việc tưởng nhớ chỉ hữu ích và có giá trị, khi không dừng lại ở tâm trí, mà còn thể hiện trong cuộc sống, bằng việc vâng phục quyền bính của thánh nhân cùng các đấng kế vị ngài.

    Đó cũng là tinh thần mà Đức Giêsu mời gọi về việc bẻ bánh: Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy (Lc 22,19). Tưởng nhớ tức là làm, đó là điều Thánh Phaolô khẳng định là đã lãnh nhận từ nơi Chúa (1Cr 11,23-25).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con sốt sắng và chuyên cần thực hành việc bẻ bánh để tưởng nhớ Chúa.

    Suy niệm 2: Thực hành


    Sau một "cuối tuần mất mát" đầy đau khổ, hồ nghi và dằn vặt sau khi Đức Kitô bị đóng đinh và đem đi chôn, Phêrô đã được nghe Tin Mừng.

    Thật ra Phêrô đã được nghe Tin Mừng kể từ lúc rời bỏ thuyền chài để đi theo Chúa. Nhưng bấy lâu ngài chỉ nghe bằng tai chứ chưa bằng tay. Chỉ sau ngày lễ Ngũ Tuần, Phêrô mới thật sự nghe đúng nghĩa, nghĩa là chu toàn nhiệm vụ mà Chúa đã trao cho ngài.

    Như thế nghe bằng tai chưa đủ mà quan trọng là phải thực hành. Đức Giêsu đã đánh giá việc này bằng hình ảnh người khôn xây nhà trên nền đá vững chắc (Mt 7,14). Ngược lại nghe mà không thực hành thì chẳng có giá trị gì (Gc 1,23-24).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn nghe Lời Chúa và đem ra thực hành để được thuộc về gia đình của Chúa (Lc 8,21).

    Suy niệm 3: Tôn trọng


    Khi Gioan và Phêrô chạy đến mộ, vị tông đồ trẻ đi nhanh hơn tông đồ lớn tuổi kia, nhưng ngài đứng đợi ở ngoài.

    Kính lão đắc thọ. Tôn chỉ này không chỉ dừng lại như một lời khuyên để kéo dài tuổi thọ, mà còn được phổ biến như một phép lịch sự trong xã hội văn minh loài người.

    Và lối xử thế này cũng không chỉ nhằm vào đối tượng người trẻ đối với người lão mà còn dành cho cả người nhỏ đối với người lớn. Vì thế dầu chạy nhanh hơn và đến trước Phêrô, Gioan vẫn đứng đợi ở ngoài và nhường cho Phêrô vào trước.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp cho chúng con biết rằng tôn trọng người tức là tôn trọng mình vì sẽ được người tôn trọng.

    Suy niệm 4: Tin


    Khi Phêrô bước vào, thấy các khăn liệm ở dưới đất, khăn che mặt được gói lại để ở đúng vị trí của nó. Gioan trông thấy và tin.

    Đức tin là một hồng ân Chúa ban. Và dĩ nhiên hồng ân thường được ân ban cho người yêu mến. Gioan được Chúa yêu mến (Ga 13,23) và Gioan cũng đáp tình Chúa trọn vẹn qua việc hiện diện dưới chân thập giá (Ga 19,26).

    Chính động lực tình yêu này đã giúp Gioan vừa trông thấy thì tin ngay. Nói thế không có nghĩa là Phêrô không yêu mến Chúa và không được Chúa yêu mến, mà chỉ là tình yêu nơi Gioan mãnh liệt và nhiều hơn Phêrô mà thôi, nên Gioan tin trước Phêrô.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con đào sâu tình mến Chúa để niềm tin vào Chúa luôn được gia tăng.

    Suy niệm 5: Khó khăn


    Ngay cả một vị thánh cũng gặp khó khăn của cuộc đời Kitô Hữu.

    Một khó khăn mà Phêrô gặp phải, đó là bị một đồng môn chống đối ra mặt, khi Phêrô không cùng ăn uống với Dân Ngoại tòng giáo vì ngài tế nhị không muốn tổn thương đến người Kitô gốc Do Thái (Gl 2,11b.14a).

    Đến lượt Phaolô cũng gặp khó khăn, khi ngài đến Giêrusalem và muốn nhập đoàn với các tông đồ, nhưng bị họ nghi kỵ, để rồi phải nhờ vào sự bảo lãnh của Banaba mới được (Cv 9,26-27).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con can đảm đương đầu với mọi khó khăn, miễn là sống xứng danh một người kitô hữu.

    Suy niệm 6: Chết


    Chúa Giêsu tiên đoán về cái chết mà Phêrô phải chịu để vinh danh Thiên Chúa.

    Con người vốn được sinh ra ở đời trong thời gian là để chết, vì thế nên chọn lấy cách chết nào để được sống đời đời. Đó là tâm huyết và hướng sống suốt đời của mỗi người.

    Phêrô chọn từ bỏ thuyền chài để đi theo Chúa, nhưng rồi trong cuộc khổ nạn của Chúa, Phêrô lại chối Chúa. Sau lần vấp ngã này, Phêrô lại chỗi dậy, bù đắp và chấp nhận cái chết bị treo trên thập giá để làm vinh danh Thiên Chúa. Như thế nhờ
    cái chết vinh mà Phêrô đạt được sự sống vĩnh cửu.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết rằng ai cũng phải chết, nhưng phải chết thế nào để được sống đời đời.
    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  14. 2 thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    muahue (22-02-2012),Phù thủy nhỏ (22-02-2012)

  15. #18
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết
    Ngày 23-02

    Thánh POLYCARP



    (c. 156)


    Lược sử

    Là môn đệ của Thánh Gioan Tông Đồ và là bạn của Thánh Ignatiô ở Antioch, Thánh Polycarp, Giám Mục của Smyrna (bây giờ là Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ), là một vị lãnh đạo đáng kính của Kitô Giáo trong tiền bán thế kỷ thứ hai.

    Tuy nhiên các vị lãnh đạo Giáo Hội thuộc thế hệ thứ hai đã gặp những thử thách mà thế hệ trước không đề cập đến. Họ phải làm gì khi thế hệ chứng nhân thứ nhất ấy không còn nữa? Lời dạy dỗ xác thực của Chúa Giêsu phải truyền lại như thế nào? Phải trả lời thế nào với các câu hỏi chưa từng có?

    Khi các tông đồ không còn ở trần gian nữa, các lạc thuyết bắt đầu xuất hiện ngụy trang chính giáo, sự bách hại lại mạnh mẽ và bắt đầu xuất hiện các tranh chấp về vấn đề phụng vụ.

    Polycarp, một người thánh thiện và là giám mục của Smyrna, chỉ thấy có một câu trả lời - trung thành với đời sống Đức Giêsu và bắt chước đời sống ấy. Thánh Ignatiô nói với Thánh Polycarp "linh đạo của anh đặt nền móng nơi Thiên Chúa như trên một tảng đá không thể nào lay chuyển nổi."

    Khi đối diện với lạc giáo, Thánh Polycarp có "bộ mặt bộc trực" đến nỗi Thánh Ignatiô phải thán phục, vì ngài đã bắt chước cách Đức Giêsu trả lời người Pharisêu. Marcion, người lãnh đạo lạc thuyết nhị nguyên, khi đối chất với Đức Polycarp đã yêu cầu ngài thừa nhận họ, "Polycarp, hãy thừa nhận chúng tôi." Đức Polycarp trả lời, "Tôi thừa nhận ngài, phải, tôi thừa nhận ngài là đứa con của Satan."

    Thánh Polycarp đối diện với sự bách hại cũng như Đức Kitô đã làm. Chính giáo đoàn của ngài phải thán phục ngài vì đã theo sát "gương phúc âm" - không tìm cách để tử đạo như một số người đã làm, nhưng trốn tránh sự bách hại cho đến khi thánh ý Chúa được thể hiện như Đức Giêsu Kitô đã làm. Họ coi đó là "một dấu chỉ tình yêu nói lên sự khao khát không muốn chỉ cứu chuộc có một mình, nhưng còn cứu chuộc tất cả anh chị em Kitô Hữu."

    Trong thời kỳ đẫm máu tử đạo Kitô Hữu trong đấu trường, dân chúng trở nên điên cuồng đòi phải tìm bắt Thánh Polycarp, vì ngài nổi tiếng thánh thiện. Ngài thật điềm tĩnh nhưng giáo dân thúc giục ngài đi trốn trong nông trại gần thành phố. Quân lính tìm ra ngài sau khi tra khảo hai đứa bé. Ngài thết đãi họ ăn và xin họ để ngài cầu nguyện trước khi điệu về đấu trường.
    Thấy đức tin vững vàng không lay chuyển của Thánh Polycarp, quan thống đốc ra lệnh thiêu sống, và khi quân lính châm lửa, nhiều người chứng kể lại họ được nhìn thấy một phép lạ. Lửa cháy thành một vòng cung chung quanh thánh nhân, bao bọc ngài như các cánh buồm, và thay vì bị đốt cháy, ngài lại rực sáng như vàng đang chảy trong lò lửa. Khi quân lính thấy ngài không hề hấn gì, chúng đã lấy dao đâm ngài. Máu ngài chảy ra đã dập tắt ngọn lửa.

    Quan thống đốc ra lệnh đốt xác thánh nhân mà không để giáo dân lấy xác, vì ông sợ họ sẽ thờ Thánh Polycarp mà không thờ tà thần của người Rôma. "Chứng từ" tử đạo của Thánh Polycarp là chứng từ được ghi nhận một cách xác thực về sự tử đạo của người tín hữu Kitô ngay từ thuở ban đầu. Ngài chết vào khoảng năm 156.

    Trong nhiều lá thư của Thánh Polycarp, chỉ còn một lá ngài viết cho Giáo Hội Philippi, Macedonia là còn giữ được cho đến ngày nay.


    Lờ
    i Bàn


    Thánh Polycarp được công nhận là vị lãnh đạo Kitô Giáo bởi tất cả các Kitô Hữu thuộc Giáo Hội Tiểu Á - một thành trì đức tin vững mạnh và trung thành với Ðức Giêsu Kitô. Sức mạnh của ngài là bởi tín thác vào Thiên Chúa, ngay cả khi các biến động của đời sống mâu thuẫn với sự tin tưởng này. Sống giữa những người ngoại giáo và dưới chế độ đàn áp một tôn giáo mới, ngài đã chăn dẫn đàn chiên của ngài. Cũng như vị Mục Tử Tốt Lành, ngài đã hy sinh mạng sống vì đàn chiên và gìn giữ họ khỏi bị bách hại thêm nữa. Sự tín thác vào Thiên Chúa của ngài được tóm lược trong câu nói trước khi chết: "Lạy Chúa Cha... Con ca tụng Ngài, vì đã giúp con xứng đáng cho đến ngày giờ này..." (Sổ Tử Ðạo, Chương 14).

    Lờ
    i Trích


    "Hãy vững vàng trong cách ăn ở và noi gương Chúa, 'trung kiên trong đức tin, yêu thương anh chị em, đoàn kết trong chân lý,' giúp đỡ lẫn nhau với sự dịu dàng của Chúa, đừng khinh miệt một ai" (Thánh Polycarp, Thư Gửi Tín Hữu Philippi).

    (*) Marcion chủ trương có hai Chúa. Một Chúa trong Cựu Ước thì khác với Chúa của Tân Ước, và Ðức Giêsu là Con của Thiên Chúa trong Tân Ước.

    __________


    Suy niệm (của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)



    Suy niệm 1: Lãnh đạo

    Thánh Polycarp, Giám Mục của Smyrna (bây giờ là Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ), là một vị lãnh đạo đáng kính của Kitô Giáo trong tiền bán thế kỷ thứ hai.

    Thánh Polycarp được công nhận là vị lãnh đạo Kitô Giáo bởi tất cả các Kitô Hữu thuộc Giáo Hội Tiểu Á - một thành trì đức tin vững mạnh và trung thành với Đức Giêsu Kitô.

    Sống giữa những người ngoại giáo và dưới chế độ đàn áp một tôn giáo mới, ngài đã chăn dẫn đàn chiên của ngài. Cũng như vị Mục Tử Tốt Lành, ngài đã hy sinh mạng sống vì đàn chiên và gìn giữ họ khỏi bị bách hại thêm nữa.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp các nhà lãnh đạo luôn trung thành với sứ vụ đã được lãnh nhận, đến mức sẵn sàng hiến dâng mạng sống vì đoàn chiên.

    Suy niệm 2: Ngụy trang


    Khi các tông đồ không còn ở trần gian nữa, các lạc thuyết bắt đầu xuất hiện ngụy trang chính giáo.

    Ngụy trang luôn là một hiễm họa, nhưng lại luôn xuất hiện ở mọi thời đại.

    Thời tiên tri Êlia, có đến tám trăm năm mươi ngôn sứ giả được hưởng lộc của bà Ideven (1V 18,19). Thời tiên tri Mikhagiơhu lại có khoảng bốn trăm ngôn sứ giả (1V 22,6).

    Chính Đức Giêsu cũng đã từng lưu ý: "Anh em hãy coi chừng các ngôn sứ giả, họ đội lốt chiên mà đến với anh em; nhưng bên trong, họ là sói dữ tham mồi”. (Mt 7,15), thậm chí có cả Kitô giả nữa (Mt 24,24).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con thuộc về Chúa để có thể thắng được các ngôn sứ giả (1Ga 4,4).

    Suy niệm 3: Phụng vụ


    Sự bách hại lại mạnh mẽ và bắt đầu xuất hiện các tranh chấp về vấn đề phụng vu.

    Một trong những tương tranh thời ấy là việc cử hành lễ Phục Sinh. Đông Phương, là xuất xứ của Thánh Polycarp, cử hành mầu nhiệm Vượt Qua như sự Thương Khó của Đức Kitô tiếp theo sau bằng một Thánh Lễ vào ngày kế tiếp. Tây Phương cử hành lễ Phục Sinh vào ngày Chúa Nhật sau tuần lễ Vượt Qua.

    Khi Thánh Polycarp đến Rôma để thảo luận về vấn đề này với Đức Giáo Hoàng Anicetus, họ bất đồng ý kiến. Nhưng các ngài cũng không thấy sự khác biệt trong đức tin Kitô Giáo. Và Đức Anicetus đã yêu cầu Thánh Polycarp cử hành Thánh Lễ ngay trong nhà nguyện của đức giáo hoàng.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con đừng vì việc tôn thờ Chúa qua việc phụng vụ mà xa rời nhau.

    Suy niệm 4: Trung thành


    Lời dạy dỗ xác thực của Chúa Giêsu phải truyền lại như thế nào? Polycarp, một người thánh thiện và là giám mục của Smyrna, chỉ thấy có một câu trả lời - trung thành với đời sống Đức Giêsu và bắt chước đời sống ấy.

    Ngài thường khuyên bảo: "Hãy vững vàng trong cách ăn ở và noi gương Chúa, 'trung kiên trong đức tin, yêu thương anh chị em, đoàn kết trong chân lý,' giúp đỡ lẫn nhau với sự dịu dàng của Chúa, đừng khinh miệt một ai" (Thánh Polycarp, Thư Gửi Tín Hữu Philippi).

    Chính giáo đoàn của ngài phải thán phục ngài vì đã theo sát "gương phúc âm". Họ coi đó là "một dấu chỉ tình yêu nói lên sự khao khát không muốn chỉ cứu chuộc có một mình, nhưng còn cứu chuộc tất cả anh chị em Kitô Hữu".


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn trung thành với Chúa cho đến cùng.

    Suy niệm 5: Lạc thuyết nhị nguyên


    Marcion chủ trương có hai Chúa. Một Chúa trong Cựu Ước thì khác với Chúa của Tân Ước, và Đức Giêsu là Con của Thiên
    Chúa trong Tân Ước.

    Khi đối diện với các bất đồng của Kitô Hữu, Thánh Polycarp rất khoan dung và tôn trọng. Nhưng khi đối diện với lạc giáo, ngài lại có "bộ mặt bộc trực" đến nỗi Thánh Ignatiô phải thán phục, vì ngài đã bắt chước cách Đức Giêsu trả lời người Pharisêu.

    Thật vậy, Marcion, người lãnh đạo lạc thuyết nhị nguyên, khi đối chất với Đức Polycarp đã yêu cầu ngài thừa nhận họ, "Polycarp, hãy thừa nhận chúng tôi." Đức Polycarp trả lời, "Tôi thừa nhận ngài, phải, tôi thừa nhận ngài là đứa con của Satan”.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn cương nhu đúng lúc và nhất là đúng vấn đề.

    Suy niệm 6: Thánh ý Chúa


    Thánh Polycarp trốn tránh sự bách hại cho đến khi thánh ý Chúa được thể hiện như Đức Giêsu đã làm.

    Sức mạnh của ngài là bởi tín thác vào thánh ý Chúa, ngay cả khi các biến động của đời sống mâu thuẫn với sự tin tưởng này...

    Sự tín thác vào Thiên Ý của ngài được tóm lược trong câu nói trước khi chết: "Lạy Chúa Cha... Con ca tụng Ngài, vì đã giúp con xứng đáng cho đến ngày giờ này..." (Sổ Tử Đạo, Chương 14).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn hy sinh ý riêng để thờ lạy và thực hành Thiên Ý.
    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  16. 3 thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    maria_thtruc (23-02-2012),muahue (23-02-2012),Phù thủy nhỏ (24-02-2012)

  17. #19
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết
    Ngày 24-02

    Chân phước LUCA BELLUDI



    (1200-1285)


    Lược sử:

    Năm 1220, khi Thánh Antôn rao giảng cho cư dân ở Padua thì một thanh niên thuộc dòng dõi quý tộc, là Luca Belludi, đã đến với thánh nhân và xin được theo nếp sống của những môn đệ Thánh Phanxicô. Thánh Antôn rất mến mộ tài năng, kiến thức của Luca và đích thân giới thiệu anh với Thánh Phanxicô, sau đó chính thánh nhân đã nhận anh vào dòng.

    Lúc ấy, Luca chỉ mới 20 tuổi, là bạn đồng hành của Thánh Antôn trong những công tác rao giảng, đã săn sóc thánh nhân vào những ngày cuối đời và sau khi Thánh Antôn từ trần, Luca đã thế chỗ của thánh nhân. Sau đó ngài được bổ nhiệm việc quản lý các tu sĩ Phanxicô ở Padua.

    Vào năm 1239, thành phố rơi vào tay quân thù. Những người quý tộc bị tử hình, thị trưởng và hội đồng thành phố bị dẹp bỏ, trường đại học ở Padua từ từ bị đóng cửa và việc xây cất nhà thờ để kính nhớ Thánh Antôn phải bỏ dở. Chính Luca bị trục xuất ra khỏi thành phố nhưng ngài bí mật trở về. Hàng đêm, ngài và thầy quản lý xuống mộ Thánh Antôn trong nguyện đường đang xây cất dở dang để cầu xin sự trợ giúp. Một đêm kia, có tiếng nói vang lên từ ngôi mộ, đảm bảo với các ngài là thành phố sẽ thoát khỏi tay bạo chúa hung dữ.

    Sau khi lời tiên đoán ấy thành sự thật, Luca được bầu làm bề trên tỉnh dòng và sau đó ngài hoàn tất vương cung thánh đường để kính nhớ Thánh Antôn, là thầy của ngài. Trong cuộc đời của Chân Phước Luca, ngài thành lập nhiều tu viện, và cũng như Thánh Antôn, ngài được ơn làm phép la. Sau khi từ trần, ngài được an nghỉ trong chính vương cung thánh đường mà ngài đã giúp hoàn tất và được tiếp tục sùng kính cho đến ngày nay.


    __________


    Suy niệm (của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)




    Suy niệm 1: Thanh niên

    Năm 1220, khi Thánh Antôn rao giảng cho cư dân ở Padua thì một thanh niên thuộc dòng dõi quý tộc, là Luca Belludi, đã đến với thánh nhân và xin được theo nếp sống của những môn đệ Thánh Phanxicô.

    Giới thanh niên có một ưu điểm là tràn đầy nhiệt huyết và luôn kỳ vọng một tương lai tốt đẹp. Tinh thần này đã đốc thúc chàng thanh niên giàu có tìm đến gặp Đức Giêsu để xin chỉ dẫn về việc sở hữu sự sống đời đời. Nhưng tiếc thay của cải đã cản lối đi của anh.

    Chàng thanh niên Luca Belludi thì khác. Dầu xuất thân từ hàng quý tộc, nhưng Luca vượt qua được rào cản giàu sang để thực hiện được chí nguyện nên thánh bằng việc theo đuổi nếp sống tu trì.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con đừng làm nô lệ nhưng làm chủ được của cải.

    Suy niệm 2: Giới thiệu


    Thánh Antôn rất mến mộ tài năng, kiến thức của Luca và đích thân giới thiệu anh với Thánh Phanxicô, sau đó chính thánh nhân đã nhận anh vào dòng.

    Việc giới thiệu luôn đóng một vai trò quan trọng trong các mối tương liên trong xã hội. Có được lời giới thiệu của một nhân vật đáng kính giới thiệu thật không gì quý hơn. Luca đã được diễm phúc này.

    Lời giới thiệu cũng như nhân vật giới thiệu đều cần thiết, nhưng điều tối cần là người được giới thiệu có hoàn toàn trung thực để xứng như vậy không? Riêng Luca thì thật xứng đáng, vì thế đã được Thánh Phanxicô nhận vào dòng.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn sống tốt cả tài và đức, để không phụ lòng người giới thiệu.

    Suy niệm 3: Bạn đồng hành


    Luca chỉ mới 20 tuổi, là bạn đồng hành của Thánh Antôn trong những công tác rao giảng, đã săn sóc thánh nhân vào những ngày cuối đời và sau khi Thánh Antôn từ trần, Luca đã thế chỗ của thánh nhân.

    Luca quả xứng danh là bạn đồng hành của thánh Antôn. Chẳng những ngài cọng tác trong sứ vụ rao giảng, mà còn săn sóc lúc hấp hối và kế tục sứ vụ, nghĩa là luôn hiện diện trong cuộc đời thánh Antôn.

    Thật là một trường hợp họa hiếm, vì không thiếu những bạn đồng hành dầu thánh thiện và nhiệt thành nhưng cũng chỉ làm việc với nhau được trong thời gian thôi, chẳng hạn đôi bạn Banaba và Phaolô (Cv 13,2).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp các bạn đồng hành luôn trân trọng thời gian được làm việc chung với nhau.

    Suy niệm 4: Nhà thờ


    Vào năm 1239, thành phố rơi vào tay quân thù. Những người quý tộc bị tử hình, thị trưởng và hội đồng thành phố bị dẹp bỏ, trường đại học ở Padua từ từ bị đóng cửa và việc xây cất nhà thờ để kính nhớ Thánh Antôn phải bỏ dở.

    Nhà thờ vốn là biểu tượng và cũng là tụ điểm thuận lợi để bày tỏ lòng kính nhớ cũng như cầu xin cùng thánh Antôn.
    Nhưng đó không phải là tất cả. Vì thế cho dầu không có hoặc đang xây dựng dở dang cũng không sao.

    Tinh thần vốn không bị giam cầm hoặc bị hạn chế trong một nơi chốn, thậm chí cả không gian và thời gian. Do đó miễn có lòng kính nhớ thì nơi nào và lúc nào cũng có thể thực hiện được. Luca hiểu, sống và đã thu lượm được kết quả.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn giữ vững tinh thần trong những tình huống bất khả.

    Suy niệm 5: Tiên đoán


    Sau khi lời tiên đoán ấy thành sự thật, Luca được bầu làm bề trên tỉnh dòng và sau đó ngài hoàn tất vương cung thánh đường để kính nhớ Thánh Antôn, là thầy của ngài.

    Lời tiên đoán luôn hướng về một tương lai chưa đến. Chỉ khi xảy ra thì mới thấy được giá trị của nó là thật hay không. Tuy
    nhiên giá trị của lời tiên đoán có thể được cảm nghiệm từ thế giá của người tiên đoán.

    Thật vậy lời tiên đoán của các ngôn sứ giả và của ngôn sứ Mikhagiơhu đều trái ngược nhau về chiến trận của vua Akháp. Và dĩ nhiên vua tử trận đúng như lời tiên đoán của ngôn sứ thật, chứ không thành công như các ngôn sứ giả (1V 22,6tt).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con cẩn trọng tìm biết nguồn gốc của lời tiên đoán đến từ ai.

    Suy niệm 6: Phép lạ


    Trong cuộc đời của Chân Phước Luca, ngài thành lập nhiều tu viện, và cũng như Thánh Antôn, ngài được ơn làm phép lạ.

    Ơn làm phép lạ là một hồng ân Chúa đặc ban cho Luca, nhưng thật chính đáng để giúp cho Luca thực thi đức bác ái cách hữu hiệu hơn, vì đức mến phải được thể hiện trong hành động thì mới có giá trị thuyết phục.

    Đàng khác nếu có được ơn làm phép lạ hoặc các đặc ân khác mà không có đức mến thì cũng chẳng là gì (1Cr 13,1-3), vì tất cả đều mang tính nhất thời, chỉ có đức mến thì không bao giờ mất được (1Cr 13,8).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con phải luôn đặt tình bác ái lên trên hết (2Cr 2,8), vì đức mến thì vượt trên hết mọi đức tính (Cl 3,14).
    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  18. Thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    Phù thủy nhỏ (24-02-2012)

  19. #20
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết
    Ngày 25-02

    Chân phước SEBASTIAN ở APARICIO



    (1502-1600)

    Lược sử:

    Những con đường và nhịp cầu mà Chân Phước Sebastian xây dựng thì nối liền nhiều chỗ thật xa cách. Nhịp cầu sau cùng ngài hoàn tất là giúp người ta nhận biết phẩm giá và cùng đích mà Thiên Chúa đã ban cho loài người.

    Cha mẹ của Sebastian là nông dân Tây Ban Nha. Vào năm 31 tuổi, ngài xuống tàu đi Mễ Tây Cơ, ở đây ngài làm việc đồng áng. Sau đó ngài xây đắp những con đường để thuận tiện cho việc trao đổi nông nghiệp và thương mãi. Con đường ngài xây từ Mexico City cho đến Zacatecas dài 466 dặm và phải mất 10 năm mới hoàn tất, và vừa phải khéo léo thương thuyết với những người thổ dân.

    Sau cùng, Sebastian là một điền chủ giàu có. Khi 60 tuổi ngài lập gia đình với một trinh nữ. Động lực chính mà người trinh nữ kết hôn với ngài có lẽ là số gia tài kếch sù; phần ngài thì muốn giúp đỡ người con gái nghèo nàn không có của hồi môn ấy một cuộc đời xứng đáng. Khi người vợ thứ nhất qua đời, ngài lấy một trinh nữ thứ hai cũng vì lý do như trước; và người vợ thứ hai cũng chết sớm.

    Vào năm 72 tuổi, Sebastian phân phát tài sản cho người nghèo rồi gia nhập dòng Phanxicô với tư cách của một thầy trợ sĩ. Được giao cho công việc ẩm thực của tu viện rộng lớn ở Puebla de los Angeles (100 thành viên) nằm về phía nam của Mexico City, Thầy Sebastian đã chu toàn bổn phận đi khất thực trong 25 năm. Lòng bác ái của thầy đối với tất cả mọi người thật xứng với cái tên mà người ta đã đặt cho ngài, "Thiên Thần của Mễ Tây Cơ."

    Thầy Sebastian được phong chân phước năm 1787 và là quan thầy của những người lữ hành.


    Lời Bàn

    Theo Quy Luật Thánh Phanxicô, các tu sĩ phải làm việc để có miếng ăn. Nhưng đôi khi công việc của họ không đủ cung cấp cho nhu cầu; thí dụ, họ chăm sóc người cùi là những người không có gì để đáp trả. Trong trường hợp ấy, các tu sĩ được phép đi xin, và luôn nhớ đến điều nhắc nhở của Thánh Phanxicô là hãy làm gương tốt để khuyến dụ dân chúng. Cuộc đời của Chân Phước Sebastian, dù tuổi già nhưng vẫn hăng say, chắc chắn đã đưa nhiều người đến gần Thiên Chúa hơn.

    Lờ
    i Trích

    Có lần Thánh Phanxicô nói với các môn sinh: "Giữa thế gian và tu sĩ có một giao kèo. Tu sĩ phải đem lại cho thế gian gương mẫu tốt lành; và thế gian phải cung ứng cho các nhu cầu của họ. Khi các tu sĩ hư hỏng đức tin và không còn làm gương tốt, thế gian sẽ rút tay lại như một sự khiển trách chính đáng" (2 Celano, #70).

    __________


    Suy niệm (của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)




    Suy niệm 1: Nhịp cầu

    Những con đường và nhịp cầu mà Chân Phước Sebastian xây dựng thì nối liền nhiều chỗ thật xa cách. Nhịp cầu sau cùng ngài hoàn tất là giúp người ta nhận biết phẩm giá và cùng đích mà Thiên Chúa đã ban cho loài người.

    Có một nhịp cầu tối ưu, đó là Đức Giêsu, Đấng làm nhịp cầu nối kết trời và đất, Thiên Chúa và con người, vì Ngài vừa là Thiên Chúa vừa là con người. Ngài là Ngôi Lời nhập thể (Ga 1,14), đã dùng cuộc Tử Nạn và Phục Sinh để thực hiện điều đó.

    Chính Đức Giêsu đã xác minh về vai trò nhịp cầu này, khi nói: "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con dùng đời sống chứng nhân để làm nhịp cầu dẫn đưa tha nhân về với Chúa.


    SUY NIỆM 2: Đồng áng


    Cha mẹ của Sebastian là nông dân Tây Ban Nha. Vào năm 31 tuổi, ngài xuống tàu đi Mễ Tây Cơ, ở đây ngài làm việc đồng áng.

    Việc đồng áng đòi hỏi thiên thời cũng như nỗ lực chăm sóc đồng ruộng với việc gieo, trồng và gặt hái. Quá trình của một nông dân đã giúp vị thầy trợ sĩ Sebastian gieo trồng được nhiều người thuộc về Chúa.

    Tuy nhiên xét về mặt thiêng liêng thì không hẳn bao giờ cũng thế. Trước mối bất hòa của giáo hữu Côrintô, Phaolô đã từng giải thích: Vậy Apôlô là gì? Phaolô là gì? Đó là những tôi tớ đã giúp cho anh em có đức tin, mỗi người đã làm theo khả năng Chúa ban. Tôi trồng, anh Apôlô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên (1Cr 3,5-6).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con nỗ lực làm việc mà không trông chờ kết quả, miễn là phục vụ được lợi ích chung (1Cr 12,7).

    Suy niệm 3: Hôn nhân


    Khi 60 tuổi ngài lập gia đình với một trinh nữ. Động lực chính mà người trinh nữ kết hôn với ngài có lẽ là số gia tài kếch sù; phần ngài thì muốn giúp đỡ người con gái nghèo nàn không có của hồi môn ấy một cuộc đời xứng đáng.

    Đời người thông thường không tu trì thì trai lớn lấy vợ gái lớn lấy chồng. Vì thế dầu đã đến tuổi 60, Sebastien cũng phải lập gia đình, nhưng với một lý do đạo đức và bác ái, là muốn giúp đỡ một người con gái nghèo nàn không có của hồi môn có được một cuộc đời xứng đáng.

    Đức Maria và Thánh Cả Giuse cũng hy sinh chí nguyện sống độc thân, để lập gia đình với nhau, vì một lý do thánh thiện là suy phục Thiên Ý, để giúp Đức Giêsu chào đời trong một gia đình hợp pháp.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp giới trẻ nam nữ khi lập gia đình thì cũng biết chọn lý do đạo đức làm ưu tiên.

    Suy niệm 4: Tuổi già


    Vào năm 72 tuổi, Sebastian phân phát tài sản cho người nghèo rồi gia nhập dòng Phanxicô.

    Người đời thường đánh giá lứa tuổi 72 là lứa tuổi gần đất xa trời, có nghĩa là tử thần đã gần kề. Vì thế cần dành thì giờ còn lại để chuẩn bị, nhất là đối người công giáo.

    Sebastien với tình cảnh vợ chết không con, đã không chọn việc hưỡng nhàn với số tài sản mình có, nhưng chọn lấy nếp sống tu trì, nên đã xin gia nhập dòng Phanxicô để dễ gần gũi Chúa hơn.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp cho các người già biết dọn mình để có một kết thúc cuộc đời được tốt đẹp.


    Suy niệm 5: Khất thực


    Được giao cho công việc ẩm thực của tu viện rộng lớn ở Puebla de los Angeles (100 thành viên) nằm về phía nam của Mexico City, Thầy Sebastian đã chu toàn bổn phận đi khất thực trong 25 năm.

    Theo Quy Luật Thánh Phanxicô, các tu sĩ phải làm việc để có miếng ăn. Nhưng đôi khi công việc của họ không đủ cung cấp cho nhu cầu; thí dụ, họ chăm sóc người cùi là những người không có gì để đáp trả. Trong trường hợp ấy, các tu sĩ được phép đi xin.

    Một người vốn giàu có và nay lại lớn tuổi, thế mà Sebastien phải đi khất thực trong suốt 25 năm. Động lực nào đã giúp ngài thực hiện được như thế, nếu không phải là lòng thương người, đức vâng phục bề trên, và dĩ nhiên tất cả là để dọn mình về với Chúa khi đến ngày giờ Chúa định.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn nghĩ đến giờ chết để sống làm sao mà về được với Chúa.


    Suy niệm 6: Gương lành


    Lòng bác ái của thầy đối với tất cả mọi người thật xứng với cái tên mà người ta đã đặt cho ngài, "Thiên Thần của Mễ Tây Cơ."

    Gương sáng về lòng bác ái của Sebastien đã làm cho người người tôn vinh ngài là "Thiên Thần của Mễ Tây Cơ". Ngài được thế là nhờ luôn nhớ đến điều nhắc nhở của Thánh Phanxicô là hãy làm gương tốt để khuyến dụ dân chúng.

    Quả vậy Thánh Phanxicô từng nói với các môn sinh: "Giữa thế gian và tu sĩ có một giao kèo. Tu sĩ phải đem lại cho thế gian gương mẫu tốt lành; và thế gian phải cung ứng cho các nhu cầu của họ. Khi các tu sĩ hư hỏng đức tin và không còn làm gương tốt, thế gian sẽ rút tay lại như một sự khiển trách chính đáng" (2 Celano, #70).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn coi trọng việc làm gương tốt cho người và cho đời, để tạo lợi ích cho mình và tha nhân.
    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  20. Thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    muahue (25-02-2012)

+ Trả Lời Ðề Tài
Trang 2/6 ĐầuĐầu 1234 ... cuốicuối

Chủ đề tương tự

  1. Tình bạn và tình yêu trong đời tu
    By hoaithuong253 in forum Lối sống - Ơn gọi
    Trả lời: 3
    Bài mới gửi: 03-03-2012, 08:46 PM
  2. 7 Ngày Trong Tuần
    By hoaithuong253 in forum Bài Tổng Hợp
    Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 03-02-2012, 07:38 AM
  3. Xuân trong ký ức
    By Lan Anh in forum Gia Đình và Cuộc Sống
    Lan Anh
    Trả lời: 1
    Bài mới gửi: 04-01-2012, 05:42 PM
  4. Ba điều giá trị trong cuộc sống
    By mai_socola90 in forum Bài Tổng Hợp
    Trả lời: 3
    Bài mới gửi: 16-08-2011, 06:07 PM
  5. Có phải một trong 2 tên trộm bị đóng đinh cùng Chúa Giê Su bị oan không?
    By terexanguyen in forum Góp ý|Thắc mắc|Thảo luận
    Trả lời: 4
    Bài mới gửi: 12-12-2010, 01:52 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình