+ Trả Lời Ðề Tài
Trang 4/6 ĐầuĐầu ... 23456 cuốicuối
Hiện kết quả từ 31 tới 40 của 51

Chủ đề: Vị thánh trong ngày!

  1. #31
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết
    Ngày 19-03

    THÁNH GIUSE





    Lược sử:


    Phúc Âm đã ca ngợi Thánh Giuse là người "công chính". Ý nghĩa của chữ "công chính" rất sâu xa.


    Với những gì còn lại chúng ta dễ phỏng đoán. Hãy suy nghĩ về tình yêu mà ngài đã theo đuổi và dành được con tim của Đức Maria, và sự sâu xa của tình yêu mà hai người đã chia sẻ cho nhau trong cuộc hôn nhân.

    Khi Thánh Giuse quyết định từ bỏ Đức Maria khi thấy người có thai, điều này không trái với sự thánh thiện của Thánh Giuse. Phúc Âm có ghi lại một chữ quan trọng là ngài dự định thi hành việc này "cách âm thầm" vì ngài là "một người chính trực, nhưng không muốn tố giác bà để bị xấu hổ" (Mt 1,19).

    Người công chính thì đơn sơ, vui vẻ, hết lòng vâng lời Thiên Chúa -- khi kết hôn với Đức Maria, khi đặt tên cho Hài Nhi Giêsu, khi săn sóc gia thất ở Ai Cập, khi đem gia thất về lại Nagiarét, khi sống âm thầm trong bao năm trường với đức tin và dũng cảm.

    Vì Thánh Giuse không xuất hiện trong cuộc đời rao giảng công khai của Đức Giêsu, nhiều sử gia tin rằng có lẽ Thánh Giuse đã từ trần trước khi Đức Giêsu khởi đầu sứ vụ rao giảng.

    Thánh Giuse là quan thầy của những người hấp hối, vì người ta cho rằng khi ngài từ trần có Đức Giêsu và Đức Maria ở bên cạnh, đó là điều mà tất cả chúng ta đều mong ước khi từ giã cõi đời.

    Thánh Giuse còn là quan thầy của Giáo Hội hoàn vũ, của các người làm cha, các thợ mộc, và vấn đề công bằng xã hội.



    Suy niệm 1: Công chính

    Phúc Âm đã ca ngợi Thánh Giuse là người "công chính". Ý nghĩa của chữ "công chính" rất sâu xa.

    Khi Phúc Âm nói Thiên Chúa "công chính hóa" người nào, điều đó có nghĩa Thiên Chúa, là Đấng cực thánh và "chính trực", biến đổi người đó bằng cách cho họ được chia sẻ sự thánh thiện của Thiên Chúa, và bởi đó họ đáng được Thiên Chúa yêu mến.

    Khi nói Thánh Giuse "công chính", Phúc Âm muốn nói rằng ngài hoàn toàn mở lòng cho tất cả những gì Thiên Chúa muốn làm cho ngài. Ngài trở nên thánh thiện vì tự mở lòng cho Thiên Chúa.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn biết mở lòng cho Thiên Chúa theo gương Thánh Cả Giuse.

    Suy niệm 2: Hôn nhân


    Hãy suy nghĩ về tình yêu và sự sâu xa của tình yêu mà Thánh Giuse và Đức Maria đã chia sẻ cho nhau trong cuộc hôn nhân.

    Chắc hẳn đây là một cuộc hôn nhân không tự nguyện, vì Đức Maria vốn không muốn biết đến việc vợ chồng (Lc 1,34) và Thánh Giuse thì chỉ đón nhận Đức Maria về nhà theo như lời sứ thần dạy (Mt 1,24). Vậy đây là cuộc hôn nhân do Thiên Chúa tiền định cho công cuộc cứu nhân độ thế của Người: Đức Giêsu phải được hạ sinh trong một gia đình hợp pháp dưới con mắt của xã hội loài người.

    Dầu không tự nguyện chọn lựa, nhưng hai ngài đã tích cực chọn lấy đời sống đôi bạn, biến sự chọn lựa của Chúa thành sự chọn lựa của chính mình, để cùng nhau nỗ lực thánh hóa đời sống gia đình, nêu gương cho các thế hệ về sau.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết tích cực chọn lấy và thành tâm sống điều mình không tự nguyện lựa chọn, miễn đó là điều tốt cho bản thân và tha nhân.

    Suy niệm 3: Thánh thiện


    Thánh Giuse quyết định từ bỏ Đức Maria khi thấy người có thai, điều này không trái với sự thánh thiện của Thánh Giuse, ngược lại còn nêu bật sự thánh thiện của Ngài, khi Ngài không nghĩ đến mình mà chỉ lo an nguy cho người.

    Theo luật Môsê, khi phát hiện người vợ mang thai không do mình, thì người chồng có quyền tố cáo, và người nữ bị cáo sẽ bị ném đá đến chết. Điều này có nghĩa là nếu thánh Giuse tố giác thì Đức Maria chẳng những phải bị chết mà còn bị mất cả thanh danh nữa.

    Là người thánh thiện, thánh Giuse thà chịu thiệt chứ không muốn làm mất thanh danh và sinh mạng của Đức Maria, nên Ngài lấy giải pháp là âm thầm ra đi chứ không tố giác.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn biết sống quên mình phục vụ tha nhân, đễ mỗi ngày mỗi tiến lên trên đường nên thánh.

    Suy niệm 4: Vâng lời


    Người công chính thì đơn sơ, vui vẻ, hết lòng vâng lời Thiên Chúa cách mau mắn và không trì hoãn.

    Chưa thực hiện ý định âm thầm lìa bỏ Đức Maria, Thánh Giuse được sứ thần mộng báo là phải đón nhận Đức Maria về nhà, thì vừa tỉnh dậy, Ngài liền thực thi như lời sứ thần truyền dạy (Mt 1,20-24).

    Đang đêm được sứ thần mộng báo phải vội vàng đem hài nhi Giêsu trốn sang Aicập và rồi sau thời gian lưu ngụ tại đó lại được báo mộng trở về quê nhà, thánh Giuse cũng liền làm theo (Mt 2,13.19).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn mau mắn và hết lòng vâng lời Thiên Chúa, theo gương Thánh Cả Giuse, để được trở thành người công chính.

    Suy niệm 5: Âm thầm


    Thánh Cả Giuse sống âm thầm trong bao năm trường với đức tin và dũng cảm.

    Phúc Âm không nói gì nhiều về Thánh Giuse trong những năm sau khi trở về Nagiarét, ngoại trừ biến cố tìm thấy Đức Giêsu trong Đền Thờ (xem Luca 2,41-51). Điều này có thể hiểu Thiên Chúa muốn chúng ta biết rằng thánh gia cũng giống như mọi gia đình khác, những biến cố xảy ra cho thánh gia cũng xảy ra cho bất cứ gia đình nào, bởi đó khi bản tính bí ẩn của Đức Giêsu bắt đầu lộ diện thì mọi người đều không tin là Ngài có thể xuất thân từ gia đình đó: "Ông ấy không phải là con bác thợ mộc hay sao? Mẹ của ông ấy không phải là bà Maria sao...? (Mt 13,55a). Và "Có gì hay ho xuất phát từ Nagiarét?" (Ga 1,46b).

    Sự âm thầm im lặng của Thánh Giuse cũng dạy chúng ta phải làm nhiều hơn là nói, thậm chí không cần nói mà chỉ làm, thì tốt hơn là nói và nói nhiều mà chẳng làm gì. Đức Giêsu cũng dùng hình ảnh ngôi nhà xây trên nền đá để dạy phải luôn thực hành (Mt 7,24).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn thực thi Thiên Ý để được sống trong đại gia đình của Chúa (Mt 12,50).

    Suy niệm 6: Hấp hối


    Thánh Giuse là quan thầy của những người hấp hối, vì người ta cho rằng khi ngài từ trần có Đức Giêsu và Đức Maria ở bên cạnh.

    Hấp hối là giai đoạn tranh chấp cuối đời của một con người giữa sự sống và sự chết. Về mặt thiêng liêng, đó cũng là thời điểm ma quỷ hoạt động hết mình để ra sức cám dỗ hầu chiếm hữu được linh hồn người sắp chết mãi mãi.

    Trong cuộc chiến đấu này, con người chỉ có thể chiến thắng nhờ cầu nguyện. Thật vậy, nhờ cầu nguyện, Đức Giêsu đã chiến thắng Tên Cám Dỗ, lúc khởi đầu sứ vụ (Mt 4,1-11) và trong cuộc chiến cuối cùng vào giờ hấp hối (Mt 26,36-44).
    Đức Kitô kết hiệp mỗi người với Ngài trong cuộc chiến đấu và cơn hấp hối để xin Chúa Cha “chớ để chúng con sa chước cám dỗ”. Lời cầu xin này càng trở nên thật khẩn thiết hơn nữa, khi cuộc chiến đấu bước vào cơn cám dỗ cuối cùng (Sách Giáo Lý số 2849). Vì thế cần sự hỗ trợ của những bậc thánh thiện như Đức Mẹ, Thánh Cả Giuse và Đức Giêsu.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con được ơn bền đỗ đến cùng để được cứu thoát.
    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  2. 4 thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    allihavetogive (23-03-2012),Duy Nguyen (18-03-2014),Phù thủy nhỏ (20-03-2012),Tin Yeu (20-03-2012)

  3. #32
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết
    Ngày 20-03

    Thánh SALVATOR ở HORTA



    (1520-1567)



    Lược sử:


    Thánh Salvator sinh trong thời kỳ vàng son của Tây Ban Nha với sự hưng thịnh của nghệ thuật, chính trị, giầu sang cũng như tôn giáo. Chính trong thời kỳ này, Thánh Y Nhã đã sáng lập Dòng Tên năm 1540.

    Cha mẹ của Salvator thì nghèo. Khi 21 tuổi, ngài gia nhập dòng Phanxicô với tính cách thầy trợ sĩ, và sau đó không lâu ngài nổi tiếng về sự khắc khổ, khiêm tốn và nếp sống đơn sơ.

    Làm người nấu bếp, người giữ cửa và sau này là người đi ăn xin chính thức cho các anh em hèn mọn ở Tortosa, ngài nổi tiếng về lòng bác ái. Ngài chữa lành người bệnh với Dấu Thánh Giá. Khi đám đông dân chúng đổ về nhà dòng để gặp Thầy Salvator, cha bề trên phải di chuyển thầy sang Horta. Nhưng ở đây, nhà dòng cũng không tránh khỏi đám người đông đảo đến xin thầy bầu chữa; họ ước lượng rằng hàng tuần có đến hai ngàn người đến gặp Thầy Salvator. Ngài bảo họ hãy kiểm điểm lại lương tâm, đi xưng tội và rước Mình Thánh Chúa cho xứng đáng. Thầy từ chối không cầu nguyện cho những ai không chịu lãnh nhận các bí tích.

    Đám đông
    không ngừng bị thu hút đến với Thầy Salvator. Đôi khi họ còn xé y phục của thầy để lưu trữ như một báu vật. Hai năm trước khi từ trần, thầy lại bị di chuyển một lần nữa, lần này đến thành phố Cagliari trên đảo Sardinia. Thầy từ trần ở đây sau khi thốt lên, "Lạy Chúa, con phó linh hồn con trong tay Chúa."

    Thầy được phong thánh năm 1938.

    Lờ
    i Bàn

    Hiện nay y khoa đã nhìn thấy sự tương quan rõ ràng giữa một vài chứng bệnh và đời sống tình cảm cũng như tinh thần của bệnh nhân. Trong cuốn Healing Life's Hurts (Chữa Lành Những Ðau Khổ của Ðời Sống), ông Matthew và Dennis Linn cho biết, nhiều khi người ta chỉ được lành bệnh sau khi thực sự tha thứ cho người khác. Thánh Salvator cũng chữa lành theo phương cách này, và nhiều người đã được khỏi. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi chứng bệnh đều có thể chữa trị theo cách ấy; sự trợ giúp của y học là điều không thể bỏ qua. Nhưng chúng ta nên để ý rằng Thánh Salvator thường khuyên người bệnh hãy tái lập những ưu tiên của đời sống trước khi cầu xin được chữa lành.

    Lờ
    i Trích

    "Sau đó Ðức Giê-su gọi mười hai môn đệ lại, ban cho họ có quyền trên các thần ô uế, để trừ diệt chúng, và chữa lành mọi bệnh tật" (Mt 10:1)

    ***
    SUY NIỆM
    (của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)




    Suy niệm 1: Nổi tiếng


    Salvator nổi tiếng về sự khắc khổ, khiêm tốn và nếp sống đơn sơ.

    Sự nổi tiếng về thánh thiện cũng có một vài bất lợi. Được công chúng nhận biết đôi khi cũng phiền toán -- như các đồng
    nghiệp của Thánh Salvator nhận thấy.

    Đám đông không ngừng bị thu hút đến với Thầy Salvator. Khi đám đông dân chúng đổ về nhà dòng để gặp Thầy Salvator, cha bề trên phải di chuyển thầy sang Horta. Nhưng ở đây, nhà dòng cũng không tránh khỏi đám người đông đảo đến xin thầy bầu chữa; họ ước lượng rằng hàng tuần có đến hai ngàn người đến gặp Thầy Salvator.

    Sự nổi tiếng của Đức Giêsu cũng làm nảy sinh lòng ganh ghét nơi các đầu mục Dothái, khi thấy dân chúng rời xa họ mà chỉ chạy tìm đến Đức Giêsu. Lòng ganh ghét ấy đã che mờ tâm trí họ khiến họ ra tay giết hại Ngài mà tưởng lầm là mình phụng thờ Thiên Chúa (Ga 16,2).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con nỗ lực tìm vinh danh Chúa chứ không vinh danh mình, để tránh mọi phiền toái cho mình và tha nhân.

    Suy niệm 2: Khiêm tốn


    Salvator nổi tiếng về sự khắc khổ, khiêm tốn và nếp sống đơn sơ.

    Lòng khiêm tốn của ngài được biểu lộ qua việc ngài sẵn sàng đảm nhận hết mọi nhiệm vụ thấp hèn trong cộng đoàn chẳng hạn như làm người nấu bếp, người giữ cửa và sau này là người đi ăn xin chính thức cho các anh em hèn mọn ở Tortosa.

    Chắc hẳn nhờ lòng khiêm tốn thẳm sâu ấy mà ngài đã được Chúa ban đặc ân chữa bệnh, khiến ngài được nổi danh và thu hút cả hàng ngàn người tìm đến, đúng như lời Chúa dạy: đức khiêm tốn đem lại vinh quang (Cn 18,12) và Chúa ha bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường (Lc 1,52).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn học với Chúa hiền lành và khiêm nhường trong lòng.

    Suy niệm 3: Chữa lành


    Salvator chữa lành người bệnh với Dấu Thánh Giá... Ngài bảo họ hãy kiểm điểm lại lương tâm, đi xưng tội và rước Mình Thánh Chúa cho xứng đáng. Thầy từ chối không cầu nguyện cho những ai không chịu lãnh nhận các bí tích.

    Hiện nay y khoa đã nhìn thấy sự tương quan rõ ràng giữa một vài chứng bệnh và đời sống tình cảm cũng như tinh thần của bệnh nhân. Trong cuốn Healing Life's Hurts (Chữa Lành Những Đau Khổ của Đời Sống), ông Matthew và Dennis Linn cho biết, nhiều khi người ta chỉ được lành bệnh sau khi thực sự tha thứ cho người khác.

    Thánh Salvator cũng chữa lành theo phương cách này, và nhiều người đã được khỏi. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi chứng bệnh đều có thể chữa trị theo cách ấy; sự trợ giúp của y học là điều không thể bỏ qua. Nhưng chúng ta nên để ý rằng Thánh Salvator thường khuyên người bệnh hãy tái lập những ưu tiên của đời sống trước khi cầu xin được chữa lành.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con đánh giá tầm quan trọng của y khoa cũng như linh dược.

    Suy niệm 4: Lương tâm


    Salvator bảo họ hãy kiểm điểm lại lương tâm, đi xưng tội và rước Mình Thánh Chúa cho xứng đáng. Thầy từ chối không cầu nguyện cho những ai không chịu lãnh nhận các bí tích.

    Đức Giêsu cũng từng nói lời tha tội cho người bại liệt trước khi lệnh cho anh ta đứng dậy vác giường đi về nhà khiến cho mấy kinh sư vấp phạm (Mt 9,2-8). Qua đó Ngài nhằm lưu ý đến một thứ bệnh quan trọng hơn cần phải được chữa tận căn, đó là tâm hồn tội lỗi.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con nhận ra thứ bệnh đáng sợ nhất, không phải bệnh tật phần xác vốn làm mất sự sống tự nhiên, mà là bệnh tật thiêng liêng tức là tội lỗi vốn đánh mất sự sống đời đời.

    Suy niệm 5: Đám đông


    Đám đông không ngừng bị thu hút đến với Thầy Salvator. Đôi khi họ còn xé y phục của thầy để lưu trữ như một báu vật.

    Một nguyên do trước mắt khiến đám đông tìm đến với Thầy Salvator chắc hẳn là để được chữa lành bệnh tật, nhưng Thầy lại dùng dịp này để giúp họ kiểm điểm lương tâm và sống tốt.

    Xưa kia đám đông cũng lũ lượt đi theo Đức Giêsu (Mt 8,1) và thậm chí còn xuống thuyền đi Caphácnaum tìm Ngài (Ga 6,24). Mọi người háo hức chạy tìm Ngài (Mc 1,37) cũng với lý do được chữa bệnh (Mc 1,32-34), để rồi sau này lại giơ tay lên án đóng đinh Ngài (Mt 27,23). Dầu vậy, Ngài vẫn thương (Mt 9,36) và thí mạng để ban ơn cứu độ (Gl 1,4).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con có tâm hồn bao dung độ lượng dầu phải làm ơn mà bị mắc oán.

    Suy niệm 6: Từ trần


    Thầy Salvator từ trần ở đảo Sardinia sau khi thốt lên: "Lạy Chúa, con phó linh hồn con trong tay Chúa".

    Tâm tình phó thác trước lúc lìa đời này cũng đã được thánh Têphanô bày tỏ sau những giây phút bị đám người Dothái quá khích ném đá (Cv 7,59), vì cả đời ngài luôn sống chết cho Thiên Chúa.

    Đức Giêsu cũng đã nêu lên tấm gương sống tâm tình phó thác này cho Thiên Chúa suốt đời qua việc thực thi Thánh Ý Chúa Cha, nên lời cuối cùng có thể hiểu là chỉ một điệp khúc được vang lên thôi (Lc 23,46)


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn sống cho Chúa, để khi chết cũng được chết cho Chúa.
    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  4. 5 thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    allihavetogive (23-03-2012),Pham Du (20-03-2012),Phù thủy nhỏ (20-03-2012),Thánh Thư (22-03-2012),Tin Yeu (20-03-2012)

  5. #33
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết
    Ngày 21-03

    Chân phước GIOAN ở PARMA




    (1209-1289)


    Lược sử:

    Là bề trên cả thứ bảy của Dòng Phanxicô, Chân Phước Gioan nổi tiếng về những cố gắng nhằm khôi phục linh đạo nguyên thủy của Dòng sau khi Thánh Phanxicô Assisi từ trần.

    Gioan Buralli sinh ở Parma, nước Ý năm 1209. Khi là giáo sư triết mới 25 tuổi, và nổi tiếng đạo đức thì Thiên Chúa đã gọi ngài từ giã thế tục để đi vào thế giới mới của Dòng Phanxicô. Ngài được gửi sang Balê để học thần học. Sau khi thụ phong linh mục, ngài được bổ nhiệm dạy thần học tại Bologna, Naples và Rôma.

    Năm 1247, Cha Gioan ở Parma được bầu làm bề trên tổng quyền. Các môn đệ chân chính của Thánh Phanxicô vui mừng với sự chọn lựa này, và họ trông đợi sự hồi phục tinh thần khó nghèo và khiêm tốn như những ngày tiên khởi của Dòng. Và họ đã không thất vọng. Theo tài liệu ghi lại, ngài là người cương quyết và cường tráng, do đó ngài luôn nhân từ và vui vẻ dù có mệt mỏi cách mấy. Ngài là Bề Trên đầu tiên đi thăm tất cả các chi nhánh của Dòng, và đi chân đất. Ngài khiêm tốn đến độ mỗi khi đến thăm tu viện nào, ngài đều phụ giúp các thầy rửa rau và chuẩn bị cơm nước. Ngài yêu quý sự thinh lặng để có thể nghĩ đến Thiên Chúa và không bao giờ nói chuyện tầm phào.

    Đức giáo hoàng đã nhờ Cha Gioan làm đại diện đến Constantinople, là nơi ngài hầu như hoàn toàn thành công trong việc đưa người Hy Lạp ly khai trở về với Giáo Hội. Sau đó ngài tiếp tục công việc khôi phục linh đạo nguyên thủy của Dòng.
    Nhiều biện pháp đã được thi hành để giúp các tu sĩ tuân giữ kỷ luật, nhưng dù có nỗ lực đến đâu, ngài luôn luôn bị chống đối một cách cay đắng. Sau cùng, vì tin rằng mình không có khả năng để thực hiện sự cải tổ cần thiết, ngài đã từ chức và đề cử Cha Bonaventura (sau này là thánh) lên kế vị. Phần Cha Gioan, ngài lui về đời sống ẩn dật ở Greccio.

    Nhiều năm sau đó, Cha Gioan nghe biết những người Hy Lạp, đã từng hòa giải với Giáo Hội lúc trước, bây giờ lại đi theo ly giáo. Mặc dù đã 80 tuổi, Cha Gioan được phép của Đức Giáo Hoàng Nicôla IV trở lại Đông Phương trong nỗ lực khôi phục sự hiệp nhất một lần nữa. Trên đường đi, ngài đã ngã bệnh và từ trần ngày 19 tháng Ba 1289. Nhiều phép lạ được ghi nhận do sự cầu bầu của ngài.

    Cha Gioan được phong chân phước năm 1781.

    ***
    SUY NIỆM
    (của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)


    Suy niệm 1: Khôi phục

    Chân Phước Gioan nổi tiếng về những cố gắng nhằm khôi phục linh đạo nguyên thủy của Dòng sau khi Thánh Phanxicô Assisi từ trần.

    Tinh thần khó nghèo và khiêm tốn là linh đạo nguyên thủy của Dòng. Để thể hiện, ngoài nhiều biện pháp đã được thi hành để giúp các tu sĩ tuân giữ kỷ luật, ngài hết mực sống khiêm tốn và nghèo khó đến độ mỗi khi đến thăm tu viện nào, ngài đều đi chân không, cũng như phụ giúp các thầy rửa rau và chuẩn bị cơm nước .

    Ngài cũng nỗ lực khôi phục sự hiệp nhất trong việc đưa người Hy Lạp ly khai trở về với Giáo Hội. Khi Cha Gioan nghe biết những người Hy Lạp, đã từng hòa giải với Giáo Hội lúc trước, bây giờ lại đi theo ly giáo. Mặc dù đã 80 tuổi, Cha Gioan được phép của Đức Giáo Hoàng Nicôla IV trở lại Đông Phương trong nỗ lực khôi phục sự hiệp nhất một lần nữa.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn nỗ lực khôi phục tâm hồn trinh trong được biểu hiện qua chiếc áo trắng khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội.

    Suy niệm 2: Đạo đức


    Khi là giáo sư triết mới 25 tuổi, và nổi tiếng đạo đức thì Thiên Chúa đã gọi Gioan từ giã thế tục để đi vào thế giới mới của Dòng Phanxicô.

    Lòng đạo đức của Gioan được thể hiện qua việc ngài vâng theo Thiên Ý để từ bỏ thế tục với tương lai sáng lạng mà gia nhập vào Dòng. Chưa hết, Thiên Ý sắp xếp vào năm 1245, Đức Giáo Hoàng Innocent IV triệu tập công đồng ở Lyons, nước Pháp. Vị bề trên Dòng Phanxicô lúc bấy giờ là Cha Crescentius đang đau nặng nên không thể tham dự.

    Ngài gửi Cha Gioan đi thế, và cha đã tạo được một ấn tượng tốt đẹp nơi các vị lãnh đạo Giáo Hội trong công đồng. Hai năm sau, chính vị giáo hoàng ấy đã chủ tọa buổi bầu cử vị bề trên của Dòng Phanxicô, ngài đã nhớ đến Cha Gioan và đã đề cử cha như người xứng đáng nhất nắm giữ chức vụ quan trọng này. Do đó, năm 1247, Cha Gioan ở Parma được bầu làm bề trên tổng quyền.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con chuyên chăm thực thi Thiên Ý để mỗi ngày mỗi đạo đức thánh thiện hơn.

    Suy niệm 3: Vui mừng


    Năm 1247, Cha Gioan ở Parma được bầu làm bề trên tổng quyền. Các môn đệ chân chính của Thánh Phanxicô vui mừng với sự chọn lựa này, và họ trông đợi sự hồi phục tinh thần khó nghèo và khiêm tốn như những ngày tiên khởi của Dòng.

    Có nhiều nỗi vui mừng tự nhiên và siêu nhiên. Các môn đệ xưa cũng tự nhiên hớn hở, khi thấy cả ma quỷ cũng khuất phục các ngài. Nhưng Đức Giêsu lại đã hướng họ đến một niềm vui siêu nhiên là tên họ được ghi trên trời (Lc 10,20).

    Các môn đệ chân chính của Thánh Phanxicô đã biết chọn sống theo hướng của Đức Giêsu vạch ra. Các ngài đã vui mừng trông đợi sự hồi phục tinh thần khó nghèo và khiêm tốn như các ngày tiên khởi của Dòng.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con đừng chạy tìm niềm vui tự nhiên vốn chóng qua, nhưng hãy luôn sống niềm vui siêu nhiên chuẩn bị tận hưởng niềm vui vĩnh cửu sau này trên thiên đàng.

    Suy niệm 4: Khiêm tốn


    Năm 1247, Cha Gioan ở Parma được bầu làm bề trên tổng quyền. Các môn đệ chân chính của Thánh Phanxicô vui mừng với sự chọn lựa này, và họ trông đợi sự hồi phục tinh thần khó nghèo và khiêm tốn như những ngày tiên khởi của Dòng.

    Tinh thần khiêm tốn của Dòng được thể hiện cụ thể ngay trong cách sống với việc ăn mặc y phục đơn giản không cầu kỳ của người nghèo, đi chân không, và nhất là chú trọng việc hạ mình đi xin ăn.

    Thánh Gioan Tẩy Giả xưa kia cũng thể hiện tinh thần khiêm tốn trong sứ mạng tiền hô của mình với việc ăn mặc bằng cách ăn châu chấu và mật ong rừng cũng như mặc áo lông da thú.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết sống tinh thần khiêm tốn trong việc không chạy tìm những phương tiện làm việc mang tính đua đòi hay lãng phí không cần thiết.

    Suy niệm 5: Thăm viếng


    Cha Gioan là Bề Trên đầu tiên đi thăm tất cả các chi nhánh của Dòng, và đi chân đất.

    Khoảng cách tự nhiên vốn hiện hữu giữa người này và người kia, do chức vụ lớn nhỏ lại càng khó lấp đầy hơn nữa, do không gian cách biệt hẳn nhau. Cha Gioan là người đầu tiên muốn xóa bỏ ngăn cách này để thật sự sống tình anh em, nên đã thực hiện chương trình đi đến với mọi người bằng việc đi thăm các chi nhánh.

    Sáng kiến rời khỏi thủ đô Rôma để đến thế giới bên ngoài của các Đức Giáo Hoàng thuộc thế kỷ XX đã gây một chấn động lớn và có thể nói đã mở ra một đường hướng phục vụ mới cho Giáo Hội Rôma.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp các vị chủ chăn đánh giá cao công tác thăm viếng mục vụ nhiều hơn nữa.

    Suy niệm 6: Chống đối


    Nhiều biện pháp đã được thi hành để giúp các tu sĩ tuân giữ kỷ luật, nhưng dù có nỗ lực đến đâu, Cha Gioan luôn luôn bị chống đối một cách cay đắng.

    Ngôn sứ Êlia thấy dân Ítraen nhảy khập khiễng hai chân vừa thờ Thiên Chúa vừa lạy Baan, ngài nỗ lực giúp dân hồi tâm quay về tuân giữ luật Giavê, nên đã gánh chịu sự chống đối mãnh liệt của các ngôn sứ giả được hoàng hậu Ideven hậu thuẫn (1V 16,21).

    Sự hiện diện của Đức Giêsu cũng đã được cụ già Simêon tiên báo là dấu hiệu cho người đời chống báng (Lc 2,34). Lời tiên báo này đã thành hiện thực khi chẳng những các đầu mục Dothái toa rập lập mưu chống lại ngài đến mức muốn giết ngài (Mc 14,1), mà ngay cả người Dothái cũng chống đối (Ga 5,16).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con can đảm chấp nhận bị người đời chống đối còn hơn bị Chúa chống đối.
    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  6. 3 thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    allihavetogive (23-03-2012),Phù thủy nhỏ (24-03-2012),Thánh Thư (22-03-2012)

  7. #34
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết
    Ngày 22-03

    Thánh BENVENUTUS ở OSIMO




    (c 1282)


    Lược sử:

    Thánh Benvenutus xuất phát từ dòng họ Scotivoli nổi tiếng ở Ancona, Ý Đại Lợi. Sau khi học thần học và luật tại Đại Học Bologna, ngài được thụ phong linh mục và được trở về Ancona để phụ giúp việc điều hành giáo phận.

    Sau đó, ngài được bổ nhiệm làm giám quản Giáo Phận Osimo. Thành phố này từng trống ngôi giám mục trong 20 năm vì bị trừng phạt về tội ủng hộ Hoàng Đế Frederick II trong cuộc chiến chống với đức giáo hoàng. Cha Benvenutus thành công trong việc thuyết phục dân chúng Osimo trở về tuân phục đức giáo hoàng. Năm 1264, đức giáo hoàng đặt Cha Benvenutus làm Giám Mục Osimo, nhưng cho phép ngài nhận áo dòng Phanxicô trước khi nhận nhiệm vụ mới.

    Khi là giám mục, Đức Benvenutus vẫn mặc y phục của Dòng và tuân giữ quy luật Thánh Phanxicô một cách nghiêm nhặt. Ngài thúc giục sự cải tổ trong giáo phận bằng cách triệu tập các công đồng và thiết lập các quy tắc thật khôn ngoan để chống với những lạm dụng thời bấy giờ. Nói tóm lại, Đức Benvenutus đã đưa mọi người trong giáo phận về gần với Thiên Chúa hơn.

    Năm 1282, ngài từ trần trong thánh đường của ngài giữa các linh mục giáo phận. Ba năm sau, ngài được Đức Giáo Hoàng Martin IV tôn phong hiển thánh.


    Lờ
    i Bàn

    Dân chúng đủ mọi thành phần xã hội đã noi gương Thánh Phanxicô đi theo Ðức Kitô. Trong khi hầu hết các giám mục Phanxicô đều phục vụ trong công tác truyền giáo, nhưng cũng có nhiều vị như Thánh Benvenutus. Ðịa vị lãnh đạo của các ngài giúp họ ý thức rằng đời sống khiêm tốn và khó nghèo là dấu chỉ của Giáo Hội Ðức Kitô.
    ***
    SUY NIỆM
    (của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)


    Suy niệm 1: Học hành

    Sau khi học thần học và luật tại Đại Học Bologna, ngài được thụ phong linh mục.

    Nói chung ngành nghề gì cũng đòi hỏi phải có trình độ và nhất là tính chuyên nghiệp. Dầu không hẳn là một nghề nghiệp mà là một thiên chức, nhưng để được thụ phong linh mục, thụ nhân cũng cần phải học hành, học văn hóa học tu thân tích đức.

    Chính Đức Giêsu dầu là Con Thiên Chúa cũng phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục, và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ cho tất cả những ai tùng phục Người (Dt 5,8-9).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn chuyên tâm học hỏi, mãi cho đến giây phút cuối đời.

    Suy niệm 2: Bổ nhiệm


    Thánh Benvenutus được bổ nhiệm làm giám quản Giáo Phận Osimo. Thành phố Osimo này từng trống ngôi giám mục trong 20 năm vì bị trừng phạt về tội ủng hộ Hoàng Đế Frederick II trong cuộc chiến chống với đức giáo hoàng.

    Dầu trống ngôi lâu năm, nhưng không một vị nào được bổ nhiệm đến thì giáo phận cũng phải chấp nhận số phận trống ngôi ấy. Điều này cho thấy việc bổ nhiệm đóng một vai trò rất quan trọng trong việc điều hành của Giáo Hội.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn tôn trọng bất cứ sự bổ nhiệm nào của Giáo Hội.

    Suy niệm 3: Phạt


    Thành phố này từng trống ngôi giám mục trong 20 năm vì bị trừng phạt về tội ủng hộ Hoàng Đế Frederick II trong cuộc chiến chống đức giáo hoàng.

    Một trong những trọng tội khiến một cá nhân hoặc cả tập thể bị Giáo Hội trừng phạt, đó là chống đối hoặc bất tùng phục vị đại diện tối cao của Chúa ở trần gian là đức giáo hoàng.

    Một trong những hình phạt nặng nhất dành cho cá nhân, đó là bị loại ra khỏi cộng đoàn (Mt 18,17), hoặc cho tập thể, đó là không có vị chủ chăn trực tiếp điều hành như trường hợp ở Giáo Phận Osimo trước khi Đức Benvenutus được bổ nhiệm đến làm Giám Quản.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn kính yêu và tùng phục đức giáo hoàng.

    Suy niệm 4: Tuân phục


    Cha Benvenutus thành công trong việc thuyết phục dân chúng Osimo trở về tuân phục giáo hoàng.

    Một đối tượng các tín hữu công giáo phải tuân phục, đó là đức giáo hoàng, vì ngài là vị ưu tiên được Đức Giêsu ban quyền cầm buộc: “Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy" (Mt 16,18;18,18).

    Nhất là đức giáo hoàng được hưởng ơn bất khả ngộ do nhiệm vụ của ngài, khi với tư cách là mục tử và thầy dạy tối cao của mọi kitô hữu, để củng cố anh em mình vững mạnh trong đức tin, ngài công bố một điểm giáo thuyết về đức tin và phong hóa bằng một phán quyết chung thẩm (Sách Giáo Lý Công Giáo số 891).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con xác tín rằng Chúa Kitô muốn cho Hội Thánh Người tham dự vào sự bất khả ngộ của Người, vì Người là Chân lý.

    Suy niệm 5: Lãnh đạo


    Khi là giám mục, Đức Benvenutus vẫn mặc y phục của Dòng và tuân giữ quy luật Thánh Phanxicô một cách nghiêm nhặt.

    Dân chúng đủ mọi thành phần xã hội đã noi gương Thánh Phanxicô đi theo Đức Kitô. Trong khi hầu hết các giám mục Phanxicô đều phục vụ trong công tác truyền giáo, nhưng cũng có nhiều vị như Thánh Benvenutus. Địa vị lãnh đạo của các ngài giúp họ ý thức rằng đời sống khiêm tốn và khó nghèo là dấu chỉ của Giáo Hội Đức Kitô.

    Đường hướng lãnh đạo của Giáo Hội Đức Kitô thật khác với thủ lãnh thế gian như lời Đức Giêsu đã vạch: "Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được thế: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người" (Mt 20,25-28).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con tích cực phục vụ không nhằm để làm lớn mà là để được nên giống Chúa mỗi ngày một hơn.

    Suy niệm 6: Cải tổ


    Đức Benvenutus thúc giục sự cải tổ trong giáo phận bằng cách triệu tập các công đồng và thiết lập các quy tắc thật khôn ngoan để chống với những lạm dụng thời bấy giờ.

    Trong một số trường hợp và hiện tình của xã hội, cần thiết phải có sự cải tổ. Nhưng đường hướng của việc cải tổ không nên xoay quanh các hình thức mà nhất là phải chú trọng đến tinh thần, để làm sao rượu mới phải được đổ vào bầu da mới (Mt 9,17).

    Đức Benvenutus đã gặt hái được hiệu quả của việc cải tổ, khi đưa mọi người trong giáo phận về gần với Thiên Chúa hơn, cũng như tuân phục đức giáo hoàng hơn.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con không nệ cổ và cũng không chạy theo cái mới, nhưng biết hòa hợp nghĩa là chọn cái hay trong điều mới nhưng vẫn giữ cái tinh túy trong điều cũ.
    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  8. 2 thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    allihavetogive (23-03-2012),Phù thủy nhỏ (24-03-2012)

  9. #35
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết
    Ngày 23-03

    Thánh TURIBIUS ở MOGROVEJO




    (1538-1606)


    Lược sử:

    Cùng với Thánh Rosa ở Lima, Thánh Turibius là vị thánh đầu tiên nổi tiếng ở Tân Thế Giới, phục vụ Thiên Chúa ở Peru, Nam Mỹ trong 26 năm.

    Sinh ở Tây Ban Nha và theo học về luật, ngài trở thành một học giả sáng giá đến nỗi được làm giáo sư luật cho Đại Học Salamanca, và sau đó trở thành chánh án Tòa Thẩm Tra ở Granada dưới thời Vua Philip II. Ngài rất thành công, nhưng vẫn chưa phải là một luật sư có thể ngăn cản được những biến cố đột ngột xảy ra trong đời.

    Khi tòa giám mục Lima trong thuộc địa Peru của Tây Ban Nha trống ngôi, nhà vua quyết định Turibius phải là người giữ chức vụ đó: vì ngài cương quyết và có tinh thần đạo đức. Sau khi được thụ phong linh mục và tấn phong giám mục, ngài được gửi sang Peru năm 1581, là nơi ngài chứng kiến sự tồi tệ của chủ nghĩa thực dân. Ở đây, người Tây Ban Nha xâm lăng vi phạm đủ mọi loại tội lỗi đối với dân địa phương. Các lạm dụng của hàng giáo sĩ cũng thật lộ liễu, Đức Turibius đã dồn mọi nỗ lực để cải tổ lãnh vực này trước hết.

    Ngài bắt đầu các cuộc thăm viếng lâu dài và gian khổ đến tất cả các giáo xứ trong tổng giáo phận mênh mông. Ngài học tiếng địa phương, và trong các chuyến công tác, có khi phải ở đó đến hai ba ngày mà thường không có thực phẩm cũng như giường chiếu. Mỗi sáng ngài đều xưng tội với cha tuyên úy, và cử hành Thánh Lễ với sự sốt sắng tột độ. Trong những người được Thêm Sức từ tay ngài là Thánh Rosa ở Lima, và có lẽ cả Thánh Martin de Porres nữa.

    Ngài được phong thánh năm 1726.

    Lờ
    i Bàn

    Quả thật Thiên Chúa đã uốn thẳng các đường lối quanh co. Trái với ý định của Turibius, và lại phát xuất từ điểm không ai ngờ là Toà Thẩm Tra, con người này đã trở nên vị chủ chăn giống như Ðức Kitô của các người nghèo và người bị áp bức. Thiên Chúa đã ban cho ngài ơn biết yêu thương tha nhân như điều họ mong đợi.
    ***
    SUY NIỆM
    (của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)



    Suy niệm 1: Phục vụ

    Cùng với Thánh Rosa ở Lima, Thánh Turibius là vị thánh đầu tiên nổi tiếng ở Tân Thế Giới, phục vụ Thiên Chúa ở Peru, Nam Mỹ trong 26 năm.
    Xuất thân là một giáo sư luật ở cường quốc Tây Ban Nha, Thánh Turibius đã lăn xã và hòa mình phục vụ người thổ dân thuộc địa Peru. Ngài học tiếng địa phương, giúp thiết lập các trường học, nhà thờ, và mở cửa chủng viện đầu tiên trong
    Tân Thế Giới.

    Bí quyết thành công trong việc phục vụ tha nhân của thánh Turibius, đó là ngài phục vụ tha nhân như là phục vụ chính Thiên Chúa, hay nói cách khác ngài thể hiện việc phục vụ chính Thiên Chúa bằng việc phục vụ tha nhân (Mt 25,40).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn nhận ra Chúa đang hiện diện nơi tha nhân để dễ thực hiện tinh thần phục vụ.

    Suy niệm 2: Biến cố


    Ngài rất thành công, nhưng vẫn chưa phải là một luật sư có thể ngăn cản được những biến cố đột ngột xảy ra trong đời.
    Khi tòa giám mục Lima trong thuộc địa Peru của Tây Ban Nha trống ngôi, nhà vua quyết định Turibius phải là người giữ chức vụ đó: vì ngài cương quyết và có tinh thần đạo đức. Sau khi được thụ phong linh mục và tấn phong giám mục, ngài được gửi sang Peru.

    Quả thật Thiên Chúa đã uốn thẳng các đường lối quanh co. Trái với ý định của Turibius, và lại phát xuất từ điểm không ai ngờ là Tòa Thẩm Tra, con người này đã trở nên vị chủ chăn giống như Đức Kitô của các người nghèo và bị áp bức. Thiên Chúa đã ban cho ngài ơn biết yêu thương tha nhân như điều họ mong đợi.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con đọc được các biến cố theo sự quan phòng của Thiên Chúa.

    Suy niệm 3: Đạo đức


    Khi tòa giám mục Lima trong thuộc địa Peru của Tây Ban Nha trống ngôi, nhà vua quyết định Turibius phải là người giữ chức vụ đó: vì ngài cương quyết và có tinh thần đạo đức.

    Một vị lãnh đạo tinh thần phải là một người hoàn hảo đến mức không ai có thể chê trách được điều gì, nhất là xét về mặt đạo đức (1Tm 3,2;Tt 1,6-7). Chính vì thế thánh Turibius đã được tuyển chọn.

    Trong lịch sử dân Chúa, dầu là nữ nhưng nhờ lòng đạo đức (Gđt 8,8), bà Giuđích cũng đã được chính Thiên Chúa chọn làm thủ lãnh để cứu dân thoát khỏi sự xâm lấn của đạo quân của tướng Hôlôphécnê. Cũng như hai vợ chồng Dacaria và Êlisabét được chọn làm phụ mẫu của Gioan Tiền Hô dọn dường cho Chúa đến, là nhờ vào lòng đạo đức (Lc 1,6).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con chuyên tâm vun đắp tinh thần đạo đức, để xứng với ơn Chúa thương chọn chúng con làm người con Chúa.

    Suy niệm 4: Cải tổ


    Các lạm dụng của hàng giáo sĩ cũng thật lộ liễu, và Đức Turibius đã dồn mọi nỗ lực để cải tổ lãnh vực này trước hết.

    Dầu khó khăn và thậm chí bị chống đối, nhưng Đức Turibius không thể không bắt tay vào việc cải tổ, để chận đứng những lạm dụng của hàng giáo sĩ, vốn gây tác hại trầm trọng cho sự sống còn của Giáo Hội.

    Xưa kia Đức Giêsu cũng mạnh dạn quở trách các kinh sư và người Pharisêu bằng lối sống giả hình đã khóa cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào: “Các người đã không vào, mà những kẻ muốn vào, các người cũng không để họ vào... Các người rảo khắp biển cả đất liền để rủ cho được một người theo đạo; nhưng khi họ theo rồi, các người lại làm cho họ đáng xuống hỏa ngục gấp đôi các người” (Mt 23,13-15).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con cải tổ lối sống mình theo sát huấn giáo của Chúa, để không gây thiệt hại cho mình và cho người.

    Suy niệm 5: Thăm viếng


    Ngài bắt đầu các cuộc thăm viếng lâu dài và gian khổ đến tất cả các giáo xứ trong tổng giáo phận mênh mông.

    Tâm lý thường tình cho hay ai cũng muốn ở nhà và ngại đến nơi xa lạ, vì dầu sao ở nhà mình thường có tâm lý thoải mái và yên ổn hơn, đến mức có người cảm thấy khó dỗ được giấc ngủ ở một chỗ khác dầu tiện nghi đến đâu.

    Vì lợi ích lớn hơn, Đức Tubirius chấp nhận rời nhà để thể hiện nhiều cuộc thăm viếng. Nhất là trong các chuyến công tác, có khi phải ở đó đến hai ba ngày mà thường không có thực phẩm cũng như giường chiếu. Đức Giêsu cũng từng chấp nhận không có chỗ gối đầu.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con chú trọng đến công tác thăm viếng vốn không kém quan trọng hơn các công tác mục vụ khác.

    Suy niệm 6: Học tiếng địa phương


    Để sinh hoạt mục vụ với những người thổ dân, Ngài chẳng những học tiếng địa phương mà còn sành sõi một vài tiếng địa phương nữa.

    Một trong các lãnh vực phải học, đó là phải học tiếng nước ngoài. Ngoại trừ những người có năng khiếu ngoại ngữ, còn nói chung học một tiếng nước ngoài với một người lớn tuổi, nhất là tiếng thổ dân, thì đấy không phải là một việc dễ dàng. Nhưng vì lợi ích mục vụ, Đức Turibius đã chấp nhận khó khăn này.

    Một thánh nhân cũng thông thạo nhiều tiếng nước ngoài, không những tiếng Latinh, Hylạp mà còn cả tiếng Dothái và Chaldée nữa, đó là thánh Hiêrônimô. Vận dụng khả năng này, ngài đã dành thì giờ nghiên cứu và phiên dịch Thánh Kinh sang La ngữ. Đó là bản Vulgata vẫn còn dùng trong Giáo Hội.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp các tác phẩm của các dịch giả được nhiều người đón nhận như cách động viên việc đóng góp của họ vào ngôi vườn văn hóa.
    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  10. 2 thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    allihavetogive (23-03-2012),Phù thủy nhỏ (24-03-2012)

  11. #36
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết
    Ngày 24-03

    Thánh CATARINA ở GENOA





    (1447-1510)



    Lược sử:

    Khi Thánh Catarina chào đời thì nhiều nhà quý tộc ở Ý lúc bấy giờ hỗ trợ các văn nghệ sĩ thuộc phong trào Phục Hưng. Các nhu cầu của người nghèo và người bệnh tật thường bị lu mờ bởi cái đói khát giầu sang và lạc thú.

    Cha mẹ của Catarina thuộc dòng họ quý tộc ở Genoa. Lúc 13 tuổi, ngài muốn đi tu nhưng không được nhận vì còn quá trẻ. Năm 16 tuổi, bởi sự thúc giục của cha mẹ, Catarina kết hôn với ông Guiliano Adorno, một người quý tộc nhưng đó là một hôn nhân bất hạnh. Ông Guiliano là một người không có đức tin, cọc cằn, hoang phí và không chung thủy. Trong một thời gian, Catarina muốn quên đi những chán chường của đời sống bằng cách hòa đồng với xã hội.

    Một ngày kia, khi đi xưng tội, ngài được ơn Chúa cho thấy tội lỗi của mình và tình thương của Thiên Chúa. Ngài thay đổi lối sống và làm gương cho chồng, mà không lâu sau đó, chính ông Giuliano cũng đã từ bỏ đời sống ích kỷ, hoang đàng. Cả hai quyết định sống trong khu nhà thương ở Genoa để chăm sóc bệnh nhân, thi hành đức bác ái. Sau khi ông Giuliano qua đời năm 1497, bà Catarina đứng trông coi bệnh viện.

    Những thị kiến bà được cảm nghiệm từ khi hai mươi sáu tuổi cho đến lúc chết, được cha giải tội ghi nhận lại trong hai cuốn "Những Đối Thoại của Linh Hồn và Thân Xác," và "Luận Về Luyện Ngục". Trong Luận Về Luyện Ngục, bà coi toàn thể cuộc đời Kitô Hữu là sự thanh luyện. Nếu sự thanh luyện ở đời này chưa hoàn tất thì sẽ phải tiếp tục sang đời sau. Những gì chúng ta phải đền bù vì tội lỗi của chúng ta ở đời này thì quá nhỏ so với những gì phải đền bù ở Luyện Tội. Đời sống với Thiên Chúa ở thiên đàng là một tiếp nối của đời sống đã được hoàn thiện được khởi sự từ trần gian.

    Kiệt quệ vì sự hy sinh, bà từ trần ngày 15 tháng Chín, 1510, và được Đức Giáo Hoàng Clêmentê XII phong thánh năm 1737.

    Lờ
    i Bàn

    Xưng tội và rước lễ thường xuyên có thể giúp chúng ta nhìn thấy con đường hướng về Thiên Chúa. Những người có cảm nhận thực tế về tội lỗi của mình và sự cao cả của Thiên Chúa thường là những người sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của tha nhân. Thánh Catarina bắt đầu công việc ở bệnh viện với lòng nhiệt thành, và trung thành với công việc ấy qua những thời kỳ khó khăn bởi vì ngài được khích động bởi tình yêu Thiên Chúa, và tình yêu ấy được canh tân qua Kinh Thánh và các bí tích.

    Lờ
    i Trích

    Trước khi từ giã cõi đời, Thánh Catarina nói với cô con gái đỡ đầu: "Tomasina! Ðức Giêsu trong tâm hồn con! Vĩnh cửu trong tâm trí con! Thánh ý Thiên Chúa trong hành động của con! Nhưng trên hết mọi sự, hãy sống bác ái, Thiên Chúa là tình yêu, hoàn toàn tình yêu!"
    ***
    SUY NIỆM
    (của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)



    Suy niệm 1: Hôn nhân

    Năm 16 tuổi, bởi sự thúc giục của cha mẹ, Catarina kết hôn với ông Guiliano Adorno, một người quý tộc nhưng đó là một hôn nhân bất hạnh.

    Cuộc hôn nhân này được đánh giá là bất hạnh, vì ông Guiliano là một người không có đức tin, cọc cằn, hoang phí và không
    chung thủy.

    Điều này cho hay tiền bạc cũng như danh vọng và ngay cả sắc đẹp không hẳn bao giờ cũng giúp có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, mà chủ yếu là tâm hồn đạo đức, như một câu nói thường nghe: cái nết đánh chết cái đẹp, hoặc qua mẫu gương cầu nguyện của hai vợ chồng Tôbia và Xara (Tb 8,4-9).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp các đôi bạn trẻ biết chọn tiêu chuẩn đạo đức trên hết mọi tiêu chuẩn khác để có được một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

    Suy niệm 2: Xưng tội


    Một ngày kia, khi đi xưng tội, ngài được ơn Chúa cho thấy tội lỗi của mình và tình thương của Thiên Chúa. Ngài thay đổi lối sống và làm gương cho chồng.

    Xưng tội và rước lễ thường xuyên có thể giúp chúng ta nhìn thấy con đường hướng về Thiên Chúa. Những người có cảm nhận thực tế về tội lỗi của mình và sự cao cả của Thiên Chúa thường là những người sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của tha nhân.

    Thánh Catarina bắt đầu công việc ở bệnh viện với lòng nhiệt thành, và trung thành với công việc ấy qua những thời kỳ khó khăn bởi vì ngài được khích động bởi tình yêu Thiên Chúa, và tình yêu ấy được canh tân qua Kinh Thánh và các bí tích.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con nhận ra giá trị của việc đi xưng tội để siêng năng đến tòa cáo giải hơn.

    Suy niệm 3: Gương mẫu


    Một ngày kia, khi đi xưng tội, ngài được ơn Chúa cho thấy tội lỗi của mình và tình thương của Thiên Chúa. Ngài thay đổi lối sống và làm gương cho chồng.

    Với sứ mạng của một hiền mẫu, Thánh Catarina đón nhận các thánh giá luôn có trong bổn phận của một người vợ đối với chồng bằng lời cầu nguyện và mẫu gương sống thánh. Không lâu sau đó, chính ông Giuliano cũng đã từ bỏ đời sống ích kỷ, hoang đàng.

    Hiền mẫu Mônica vâng lời cha mẹ kết hôn với Patricius, một người ngoại giáo thuộc dòng dõi quý phái, nhưng tính tình ngang tàng, độc ác và phóng túng. Nhưng sự cầu nguyện và gương mẫu đời sống của Thánh Monica sau cùng đã chinh phục được người chồng, ngài đã đưa chồng trở về với đức tin Kitô Giáo.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp các hiền mẫu nhiều ơn lành hồn xác để giúp họ chu toàn sứ mạng của một hiền mẫu.

    Suy niệm 4: Bác ái


    Cả hai quyết định sống trong khu nhà thương ở Genoa để chăm sóc bệnh nhân, thi hành đức bác ái.

    Trước khi từ giã cõi đời, Thánh Catarina nói với con gái đỡ đầu: "Tomasina! Đức Giêsu trong tâm hồn con! Vĩnh cửu trong tâm trí con! Thánh ý Thiên Chúa trong hành động con! Nhưng trên hết mọi sự, hãy sống bác ái, Thiên Chúa là tình yêu, hoàn toàn tình yêu!"

    Chính lòng bác ái này đã giúp thánh Catarina vâng lời cha mẹ để từ bỏ ý nguyện tu trì sống đời hôn nhân, để rồi cảm hóa được chồng, và cùng chồng thực thi lòng nhân ái đối với các bệnh nhân.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con đào sâu và thực thi tình bác ái theo gương thánh nữ Catarina.

    Suy niệm 5: Luyện Ngục


    Trong Luận Về Luyện Ngục, bà coi toàn thể cuộc đời Kitô Hữu là sự thanh luyện. Nếu sự thanh luyện ở đời này chưa hoàn tất thì sẽ phải tiếp tục sang đời sau. Những gì chúng ta phải đền bù vì tội lỗi của chúng ta ở đời này thì quá nhỏ so với những gì phải đền bù ở Luyện Tội.

    Theo Thánh Grêgôriô Cả, đối với một số tội nhẹ, phải tin là trước phán xét chung có lửa thanh luyện. Đức Giêsu xác nhận: nếu ai nói phạm đến Chúa Thánh Thần, người ấy sẽ chẳng được tha cả đời này lẫn đời sau (Mt 12,31). Qua khẳng định này, chúng ta có thể hiểu là một số tội có thể được tha ở đời này, nhưng một số tội khác thì phải đợi tới đời sau.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con đón nhận nhiều khổ đau, và gia tăng việc lành phúc đức đời này để gỉam bớt phần đền tội đời sau.

    Suy niệm 6: Thiên đàng


    Đời sống với Thiên Chúa ở thiên đàng là một tiếp nối của đời sống đã được hoàn thiện được khởi sự từ trần gian.

    Thiên đàng là cuộc sống viên mãn vì được hiệp thông trong sự sống và tình yêu với Thiên Chúa Ba Ngôi, với Đức Trinh Nữ Maria, với các thiên thần và các thánh.

    Thiên đàng là mục đích tối hậu và là sự hiện thực các nguyện vọng sâu xa nhất của con người, là tình trạng hạnh phúc tuyệt hảo và chung cuộc (Sách Giáo Lý số 1024).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con ở đời này luôn sống thánh để được chết lành hầu được vào thiên đàng như là một hệ lụy tất yếu.

    Thay đổi nội dung bởi: Teresa Nhỏ Bé, 24-03-2012 lúc 11:35 AM
    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  12. Thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    Phù thủy nhỏ (24-03-2012)

  13. #37
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết
    Ngày 01-04

    Thánh HUGH ở GRENOBLE




    (1052-1132)


    Lược sử:

    Thánh Hugh sinh năm 1052 ở Pháp. Ngài là một người cao lớn, đẹp trai và hòa nhã. Mặc dù ngài muốn tận hiến cho Thiên Chúa trong đan viện, nhưng ngài đã được ban cho một địa vị quan trọng. Ngài được thụ phong linh mục và sau đó được tấn phong giám mục.

    Ngay khi làm giám mục, Đức Cha Hugh bắt đầu sửa đổi các tật xấu của nhiều người trong giáo phận. Ngài hoạch định nhiều chương trình khôn ngoan, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì ngài thực hiện. Để xin Thiên Chúa thương xót đến người dân, ngài cầu nguyện với tất cả tâm hồn. Ngài hy sinh hãm mình cực độ. Trong một thời gian ngắn, nhiều giáo dân trong địa phận đã trở lại với nếp sống đạo đức. Chỉ có giới trưởng giả là tiếp tục chống đối ngài.

    Đức Cha Hugh từ trần ngày 1 tháng Tư 1132, chỉ hai tháng trước khi mừng sinh nhật thứ tám mươi của ngài, sau khi chu toàn bổn phận của một giám mục trong năm mươi hai năm.

    Vào năm 1134, chỉ 2 năm sau khi ngài từ trần, Đức Giáo Hoàng Innôxentê II đã tuyên xưng ngài là thánh.

    ***
    SUY NIỆM
    (của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)


    Suy niệm 1: Đẹp trai

    Thánh Hugh sinh năm 1052 ở Pháp. Ngài là một người cao lớn, đẹp trai và hòa nhã.

    Trong số những người được Chúa chọn làm dụng cụ cho Chúa không thiếu những người được xác nhận rõ là đẹp trai, chẳng hạn như Giuse (St 39,6), Saun (1Sm 9,2), Đavít (1Sm 16,18;17,42), Ápsalôm (2Sm 14,25) cũng như Thánh Hugh.
    Cũng chính vì thế các ứng viên linh mục thường được xét duyệt ngoài những phẩm chất đạo đức và văn hóa, còn có tiêu chí dầu không hẳn là đẹp trai nhưng tuyệt đối không được dị dạng và dị tật trước khi được thụ phong.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp các linh mục luôn chăm sóc nét đẹp thể xác và nhất là tinh thần.

    Suy niệm 2: Sửa đổi


    Ngay khi làm giám mục, Đức Hugh bắt đầu sửa đổi các tật xấu của nhiều người trong giáo phận.

    Sửa đổi bao giờ cũng đòi hỏi phải có thời gian, nhất là khi phải sửa đổi một tãt xấu. Tuy nhiên đừng quên phải có quyết tâm thực hiện ngay tức khắc, không được chần chờ. Có bắt đầu sửa đổi và kiên trì sửa đổi thì mới mong đạt được thành công.

    Đồng thời phải lưu ý câu nói dầy kinh nghiệm, đó là ngựa quen đường cũ. Vì thế một trong những phương cách hữu hiệu, đó là hãy thay đổi nết cũ xấu bằng một điều tốt lành mới, như đám cỏ được nhổ sạch cần phải được thay thế bằng những bông hoa mới, để tránh tình trạng cỏ tiếp tục mọc lên ở chỗ đất trống.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn cấp tốc cải tà quy chánh để không hối hận vì quá muộn.

    Suy niệm 3: Cầu nguyện


    Để xin Thiên Chúa thương xót đến người dân, Đức Hugh cầu nguyện với tất cả tâm hồn. Ngài hy sinh hãm mình cực độ.
    Để lời cầu nguyện mang tính chân thành, nhờ đó dễ được nhận lời. Một yếu tố quan trọng không thể thiếu, đó là phải cầu nguyện bằng cả tấm lòng.

    Để có được mụn con Samuen, bà hiếm muộn Anna đã cầu nguyện với bao nước mắt khiến thầy cả Êli ngở bà say rượu (1Sm 1,9-18). Để cảm hóa được cả chồng và con, thánh nữ Mônica cũng kiên trì cầu nguyện với bao nước mắt.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn thực tâm cầu nguyện bằng cả tấm lòng.

    Suy niệm 4: Hãm mình


    Để xin Thiên Chúa thương xót đến người dân, Đức Hugh cầu nguyện với tất cả tâm hồn. Ngài hy sinh hãm mình cực độ.

    Trong bốn mươi năm, hầu như lúc nào ngài cũng bị đau yếu. Ngài bị nhức đầu dữ dội cũng như bị đau bao tử. Tuy nhiên ngài vẫn hãm mình gắng sức làm việc vì yêu mến dân chúng. Ngài chịu đau khổ vì những thử thách và cám dỗ. Nhưng nhờ sự hãm mình, ngài không bao giờ chịu thua tội lỗi.

    Ma quỷ là giềng mối gây nên tội lỗi (Ga 13,2), thế nhưng việc hãm mình lại có hiệu năng khuất phục được ma quỷ (Mt 17,21). Không lạ gì, trong một thời gian ngắn, nhiều giáo dân trong địa phận đã trở lại với nếp sống đạo đức.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết ăn chay hãm mình để chế ngự tội lỗi mình và tha nhân.

    Suy niệm 5: Chống đối


    Trong một thời gian ngắn, nhiều giáo dân trong địa phận đã trở lại với nếp sống đạo đức. Chỉ có giới trưởng giả là tiếp tục chống đối Đức Hugh.

    Do có thế lực về tiền bạc cũng như quyền hành, giới trưởng giả vốn tự cao nên thường chống đối các vị mục tử chân chính như trường hợp của một Đức Hugh, vì bóng tối thì luôn ghét ánh sáng (Ga 3,19-20).

    Ngược lại những người dân hèn mọn và đơn sơ chất phác vốn có tâm địa ngay lành nên dễ tiếp thu ánh sáng chân lý và đi theo đường ngay nẻo chính (Mt 11,25).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con chớ kiêu căng nhưng khiêm tốn, để dễ đi theo sự hướng dẫn của các vị mục tử nhân lành.

    Suy niệm 6: Ý Chúa


    Tuy là giám mục, Đức Hugh vẫn mong muốn đời sống một đan sĩ. Đó là điều ngài thực sự mong ước. Ngài từ chức giám mục của giáo phận Grenoble và gia nhập đan viện.

    Tưởng đã yên thân, nhưng đó không phải là ý Chúa. Chỉ sau một năm, đức giáo hoàng đã yêu cầu ngài trở về Grenoble. Và Đức Hugh đã vâng lời. Ngài biết rằng làm vui lòng Thiên Chúa thì quan trọng hơn là thỏa mãn ý riêng.

    Còn hơn thế, Đức Giêsu xem việc thực thi Thiên Ý chính là lương thực nuôi sống mình (Ga 4,34), đến mức Ngài chấp nhận uống cạn chén đắng, tức là cuộc Tử Nạn mang lại ơn cứu độ cho trần thế (Mt 26,39).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con coi trọng việc thực thi Thiên Ý hơn cả mạng sống mình.
    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  14. Thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    Thánh Thư (05-04-2012)

  15. #38
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết
    Ngày 02-04

    Thánh PHANXICÔ ở PAOLA




    (1416-1507)


    Lược sử:

    Phanxicô sinh ở Paola, là một ngôi làng nhỏ bé của nước Ý, vào năm 1416. Cha mẹ ngài nghèo nhưng thánh thiện và khiêm tốn. Vì hiếm muộn, hai ông bà cầu xin Thánh Phanxicô Assisi cho một con trai. Khi lời cầu xin được nhận, hai ông bà đặt tên con là Phanxicô, để tưởng nhớ vị thánh. Cậu bé theo học trường của các tu sĩ dòng Phanxicô. Khi mười lăm tuổi, với sự đồng ý của cha mẹ, Phanxicô đi vào hoang địa, sống trong một cái hang. Phanxicô muốn trở thành vị ẩn tu và dành trọn cuộc đời cho Thiên Chúa mà thôi.

    Khi ngài được hai mươi tuổi, một số thanh niên khác muốn đến gia nhập với Phanxicô. Ngài phải bỏ hang và dân chúng ở Paola xây một nhà thờ và tu viện cho ngài và các môn đệ. Ngài gọi tu hội của ngài là "Minims", có nghĩa "người hèn mọn nhất."

    Mọi người đều quý mến Phanxicô. Ngài cầu nguyện cho họ và làm nhiều phép lạ. Ngài dạy bảo các môn đệ phải sống tử tế và khiêm nhường, và hãm mình đền tội. Chính ngài là gương mẫu những gì ngài rao giảng. Có lần, một người đàn ông xỉ nhục Phanxicô ngay trước mặt. Đợi khi ông này dứt tiếng, Phanxicô im lặng cúi xuống nhặt cục than hồng và bóp chặt trong tay. Nhưng ngài không bị phỏng. Phanxicô nói với ông ấy: "Hãy đến đây để sưởi ấm. Ông đang lạnh run vì ông cần chút bác ái." Trước phép lạ đó, người đàn ông đã thay đổi thành kiến về Phanxicô.

    Vua Louis XI của Pháp đã không sống một cuộc đời tốt lành. Khi bị bệnh gần chết, vua cho gọi Phanxicô. Vì sợ chết, nhà vua muốn Phanxicô làm phép lạ để chữa ông khỏi bệnh. Nhưng thay vào đó, thánh nhân đã dịu dàng giúp đỡ người đàn ông yếu đuối này chuẩn bị một cái chết thánh thiện. Nhà vua đã thay đổi tâm hồn. Ông đã chấp nhận cái chết và từ trần một cách êm thắm trong tay của thánh nhân.

    Thánh Phanxicô đã sống một cuộc đời lâu dài để ca ngợi và mến yêu Thiên Chúa. Ngài từ trần khi 91 tuổi, vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1507.


    Lờ
    i Bàn

    Cuộc đời của Thánh Phanxicô ở Paola là câu trả lời rõ ràng cho thế giới quá sôi động. Ngài là một người chiêm niệm được kêu gọi để hoạt động xã hội và chắc rằng ngài phải cảm thấy sự căng thẳng giữa đời sống cầu nguyện và việc phục vụ xã hội. Tuy nhiên, sự căng thẳng này không làm mất đi hiệu quả của đời sống thánh nhân, vì ngài biết đưa kết quả của sự chiêm niệm vào trong hoạt động xã hội. Ngài đáp ứng lời mời gọi của Giáo Hội một cách sẵn sàng và tốt đẹp là nhờ có nền tảng vững chắc của sự cầu nguyện và hãm mình. Khi ngài đến trong thế gian, không phải ngài hoạt động nhưng chính Ðức Kitô hoạt động trong ngài -- là "người hèn mọn nhất trong nhà Thiên Chúa."
    ***
    SUY NIỆM
    (của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)



    Suy niệm 1: Làng

    Phanxicô sinh ở Paola, là một ngôi làng nhỏ bé của nước Ý, vào năm 1416.

    Một ngôi làng được mọi người xem là nhỏ bé, nhưng trước mặt Thiên Chúa thì không, vì từ đó xuất hiện một thánh nhân mang lại nhiều lợi ích thiêng liêng cho nhiều người, đó là thánh Phanxicô.

    Bêlem xưa cũng được ngôn sứ nói đến: Ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giuđa, vì ngươi là nơi vị lãnh tục chăn dắt Ítraen sẽ ra đời (Mt 2,6). Nathanaen cũng đã có cái nhìn trần tục đó: Từ Nadarét làm sao có cái gì hay được (Ga 1,46).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con đừng nhìn người và sự vật bằng con mắt trần tục mà bằng con mắt của Thiên Chúa.

    Suy niệm 2: Hiếm muộn


    Vì hiếm muộn, hai ông bà cầu xin Thánh Phanxicô Assisi cho một con trai. Khi lời cầu xin được nhận, hai ông bà đặt tên con là Phanxicô, để tưởng nhớ vị thánh.

    Một trong các mục đích của đời sống hôn nhân là có con cái, vì thế tình trạng hiếm muộn vừa là một khổ đau và đồng thời là một nỗi hổ nhục (St 30,23;Lc 1,23). Việc họ cầu xin cho có con là một tâm trạng chung và dễ hiểu.

    Nhưng trong kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa, Người lại chọn những quý tử từ lòng dạ những mẫu thân hiếm muộn ấy làm những dụng cụ lừng danh cho chương trình của Người như một Ixaác từ Sara (St 11,30), một Giacóp từ Rêbêca (St 25,21), một Samuen từ Anna (1Sm 1,5)... cũng như một Phanxicô.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con ý thức rằng thà chết mà không con còn hơn có những người con bất nghĩa (Hc 16,3).

    Suy niệm 3: Hoang địa


    Cậu bé theo học trường của các tu sĩ dòng Phanxicô. Khi 15 tuổi, với sự đồng ý của cha mẹ, Phanxicô đi vào hoang địa, sống trong một cái hang.

    Tính hiếu động thông thường của lứa tuổi mười lăm không cầm chân được chí hướng tu trì của Phanxicô. Ngược lại ngài quyết chọn lối sống thinh lặng không bị chi phối bởi cảnh náo nhiệt của chốn phồn hoa đô thị, nên tìm vào hoang địa sống trong một cái hang.

    Sự yên tịnh ngoại diện là cần thiết nhưng không quan trọng bằng sự yên tịnh nội tâm. Bầu khí thinh lặng của hang động trong hoang địa vẫn khó cầm cố được bao nhiêu hình ảnh với những ý tưởng đột nhập vào tâm trí, nếu không để Chúa chiếm lĩnh toàn diện.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn lưu giữ Chúa hiện diện mãi trong tâm trí, để dù không có sự yên tịnh ngoại diện thì vẫn kiến tạo được sự yên tịnh nội tâm.

    Suy niệm 4: Từ bỏ


    Khi Phanxicô được hai mươi tuổi, một số thanh niên khác muốn đến gia nhập với Phanxicô. Ngài phải bỏ hang và dân chúng ở Paola xây một nhà thờ và tu viện cho ngài và các môn đệ.

    Một điều kiện tên quyết để theo làm môn đệ Chúa là phải từ bỏ hết những gì mình có (Lc 14,33). Phanxicô đã thực hiện chí nguyện theo Chúa bằng việc từ bỏ gia đình, từ bỏ bản tính hiếu động của tuổi 15, từ bỏ chốn đô thị để tìm vào nơi hoang vắng và ẩn dật trong hang động.

    Một thử thách lớn lao lại đến, đó là việc quy tụ của một số thanh niên tràn đầy nhiệt huyết. Phanxicô phải quyết định từ bỏ một điều căn bản nữa, đó là từ bỏ chính mình (Mt 16,24). Phanxicô rời bỏ ý định sống đơn độc trong hang, để chấp nhận sống thành cộng đoàn với anh em khác trong một tu hội.

    * Lạy Chúa Giêsu, chúng con ca ngợi mẫu gương từ bỏ của Chúa đến hy sinh cả mạng sống bằng cái chết trên thập tự giá (Pl 2,6-8).

    Suy niệm 5: Gương mẫu


    Phanxicô dạy bảo các môn đệ phải sống tử tế và khiêm nhường, và hãm mình đền tội. Chính ngài là gương mẫu những gì ngài rao giảng.

    Mẫu gương sống khiêm nhường của Phanxicô đã được thuật lại như sau:
    Có lần, một người đàn ông xỉ nhục Phanxicô ngay trước mặt. Đợi khi ông này dứt tiếng, Phanxicô im lặng cúi xuống nhặt cục than hồng và bóp chặt trong tay. Nhưng ngài không bị phỏng.

    Phanxicô nói với ông ấy: "Hãy đến đây để sưởi ấm. Ông đang lạnh run vì ông cần chút bác ái." Trước phép lạ đó, người đàn ông đã thay đổi thành kiến về Phanxicô.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con xác tín về giá trị hữu hiệu của mẫu gương, để luôn sống nhiều hơn là nói.

    Suy niệm 6: Phép lạ


    Vua Louis XI của Pháp đã không sống một cuộc đời tốt lành. Khi bị bệnh gần chết, vua cho gọi Phanxicô. Vì sợ chết, nhà vua muốn Phanxicô làm phép lạ để chữa ông khỏi bệnh.

    Phép lạ chữa lành bệnh phần xác chỉ nhằm dẫn đến việc chữa lành bệnh tâm hồn. Đó cũng là đường hướng Đức Giêsu đã từng thực hiện và dạy bảo trên bước đường rao giảng, như việc chữa người bại liệt (Mt 9,1-8).

    Chính vì thế, thay vào đó, thánh nhân đã dịu dàng giúp đỡ người đàn ông yếu đuối này chuẩn bị một cái chết thánh thiện. Nhà vua đã thay đổi tâm hồn. Ông đã chấp nhận cái chết và từ trần một cách êm thắm trong tay của thánh nhân. Quả là một phép lạ lớn lao hơn nhiều.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con chủ yếu tìm đạt được chủ đích của phép lạ là cải tà quy chánh, hơn là chạy tìm giá trị bên ngoài của phép lạ.
    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  16. Thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    Thánh Thư (05-04-2012)

  17. #39
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết
    Ngày 03-04

    Thánh RICHARD ở CHICHESTER




    (1197-1235)


    Lược sử:

    Thánh Richard sinh ở Anh quốc năm 1197. Khi còn nhỏ, ngài và người anh đã phải mồ côi. Anh của ngài làm chủ một số nông trại. Richard đã phải bỏ dở việc học để giúp anh quản trị cơ sở khỏi bị lụn bại. Thấy Richard chăm chỉ làm việc, người anh muốn tặng cho ngài các nông trại ấy, nhưng ngài không nhận. Ngài cũng không muốn lập gia đình vì muốn đi học trước đã.

    Richard vào Đại Học Oxford và với sự chăm chỉ học hành, không lâu ngài đã có được một địa vị quan trọng trong trường. Sau đó, Thánh Edmund, lúc ấy là tổng giám mục của Canterbury, đã trao cho Richard trách nhiệm trông coi giáo phận. Khi Thánh Edmund từ trần, Richard gia nhập dòng Đa Minh ở Pháp. Sau khi được thụ phong linh mục, ngài được tấn
    phong làm giám mục của Chichester, nước Anh.

    Nhưng vua Henry III đe dọa dân chúng ở Chichester không được tiếp rước Đức Richard. Cho đến khi đức giáo hoàng dọa ra vạ tuyệt thông nhà vua thì lúc ấy ĐGM Richard mới được yên.

    Đức giám mục Richard rất nhân từ với người dân nhưng ngài kiên quyết đương đầu với các giáo dân xấu mà không biết hối lỗi.

    Người ta kể rằng khi Đức Richard lâm bệnh nặng, ngài đã được Chúa cho biết trước ngày giờ và nơi chết. Ngài từ trần năm 1253, khi năm mươi năm tuổi. Vào năm 1262, Đức Giáo Hoàng Urbanô IV đã phong thánh cho ngài.

    ***
    SUY NIỆM
    (của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)


    Suy niệm 1: Mồ côi

    Thánh Richard sinh ở Anh quốc năm 1197. Khi còn nhỏ, ngài và người anh đã phải mồ côi.

    Một người con ngay từ thuở nhỏ đã bị mồ côi, quả là một số phận đáng thương. Nhưng không đáng buồn mà ngược lại thật đáng mừng, nếu phụ mẫu mất đi lại là những người xấu nết, không đạo đức tốt lành, như một vua Hêrôđê cả dám cướp vợ anh mình và bà Hêrôđiađê thì vì thù riêng dám mượn tay con giết luôn cả kẻ tình địch.

    Mồ côi cha mẹ là một niềm đau lớn, nhưng không nên thất vọng, vì mỗi người đều luôn còn có Cha trên trời cận kề chăm sóc yêu thương cách tín trung (St 28,15), đến mức dầu có người cha mẹ nào có bỏ con cái đi nữa, thì hãy còn có Chúa đón nhận (Tv 27,10).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con mãi tín trung với Chúa là Đấng tín trung tuyệt đối.

    Suy niệm 2: Học hành


    Thấy Richard chăm chỉ làm việc, người anh muốn tặng cho ngài các nông trại ấy, nhưng ngài không nhận. Ngài cũng không muốn lập gia đình vì muốn đi học trước đã.

    Richard quả là một con người hiếu học đến mức không nhận trách nhiệm trông coi nông trại, cũng như không muốn lập gia đình, vì xem đó như là những cản trở lớn cho công việc học hành.

    Thật đáng thương cho những người hiếu học nhưng vì hoàn cảnh gia đình đã phải từ bỏ việc học nửa chừng để đi làm ăn phụ giúp kinh tế gia đình. Và thật đáng tiếc cho những người có điều kiện tốt nhưng lại coi thường và bỏ bê việc học.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con ghi nhớ lời của Thomas Ingelend: Người dốt nát có thể ví như người đã chết rồi vậy, để luôn phấn đấu học hành.

    Suy niệm 3: Khó khăn


    Nhà vua đe dọa dân chúng ở Chichester không được tiếp rước Đức Richard.

    Lý do vua Henry III không muốn Richard làm giám mục ở Chichester, là vì nhà vua có một người bạn, nhưng lại không đủ tư cách, nên vua từ chối không để ĐGM Richard sử dụng vương cung thánh đường.

    Khó khăn đến từ thái độ đối nghịch của nhà vua không thể nào sánh được với khó khăn khi ngài phải đương đầu với các giáo dân xấu mà không biết hối lỗi. Khó khăn này Đức Giêsu cũng từng gặp phải trên bước đường truyền giáo với hạng người lòng chai dạ đá (Mt 13,15;Mc 3,5).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con đừng gia tăng gánh nặng cho các vị mục tử, khi tạo nên khó khăn cho các ngài bằng lòng chai dạ đá.

    Suy niệm 4: Vạ tuyệt thông


    Cho đến khi đức giáo hoàng dọa ra vạ tuyệt thông nhà vua thì lúc ấy ĐGM Richard mới được yên.

    Có một số tội nặng đặc biệt, ai phạm sẽ bị vạ tuyệt thông. Đây là hình phạt nặng nhất theo giáo luật, cấm không cho nhận lãnh các bí tích và hành xử một số tác vụ trong Hội Thánh.

    Theo giáo luật, chỉ có Đức Giáo Hoàng, giám mục địa phận hoặc vị linh mục được ủy quyền, mới có quyền tha vạ. Trong trường hợp nguy tử, bất cứ linh mục nào, dù không có năng quyền tha tội, vẫn có thể tha hết các tội và tha mọi vạ tuyệt thông (Sách Giáo Lý số 1463).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con chớ vi phạm tội nặng nào có nguy cơ bị vạ tuyệt thông.

    Suy niệm 5: Nhân từ


    Đức giám mục Richard rất nhân từ với người dân nhưng ngài kiên quyết đương đầu với các giáo dân xấu mà không biết hối lỗi.

    Một đức tính căn bản một vị mục tử cần phải có, đó là tấm lòng nhân hậu để dễ cảm thông và tha thứ lỗi lầm tha nhân, cũng như giúp người khác kể cả tội nhân cảm thấy dễ gần gũi để tâm sự và xin được hướng dẫn. Đức Giêsu đã nêu gương trong việc bênh đỡ và xá tội cho Mácđala, cũng như để Maria lấy tóc lau chân (Ga 8,11;Lc 7,38).

    Tuy nhiên nhân từ chứ không yếu lòng mà cần phải có một ý chí kiên quyết trước lối sống ngoan cố cứng đầu trong vũng bùn lầy tội lỗi, không chịu hồi tâm chỗi dậy để sống đời công chính. Đức Giêsu cũng từng mạnh dạn lên tiếng đã kích nhóm người giả hình (Mt 23,1-32).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp cho các vị mục tử sống theo gương Chúa vốn nhân từ và kiên quyết đúng người, đúng lúc và đúng trường hợp.

    Suy niệm 6: Chết


    Người ta kể khi Đức Richard lâm bệnh nặng, ngài đã được Chúa cho biết trước ngày giờ và nơi chết.

    Chết là quy luật chung của mọi người sinh ra ở đời. Ngay cả Đức Giêsu là Thiên Chúa hằng sống và bất tử, nhưng khi Ngài mang lấy thân phận làm người thì Ngài cũng không được chước miễn (Lc 23,46).

    Đồng thời cái chết mang tính bất ngờ không ai biết trước được ngày giờ và nơi chốn. Chính Đức Giêsu đã nhiều lần nhắc nhở điều đó nên cái chết được ví như kẻ trộm (Lc 12,39-40). Thế nhưng riêng Đức Richard thì lại được đặc ân là biết trước.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con tốt nhất là sống bài học chuẩn bị sẵn sàng trong tinh thần tỉnh thức trước cái chết, hơn là chờ đợi đặc ân biết trước ngày giờ phải chết.
    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  18. Thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    Thánh Thư (05-04-2012)

  19. #40
    Teresa Nhỏ Bé's Avatar
    Trạng thái :   Teresa Nhỏ Bé đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 249
    Tên Thánh:
    Teresa Hài Đồng Giêsu
    Tên thật:
    Trần Thị Thanh Hà
    Đến từ: Giáo phận Bà Rịa
    Sở thích: Nhiều quá kể không hết......
    Nghề nghiệp: Việc không tên.....
    Cảm ơn
    3,454
    Được cảm ơn 1,788 lần
    trong 369 bài viết
    Ngày 04-04

    Thánh ISIDORE ở SEVILLE




    (580?-636)


    Lược sử

    Trong 76 năm cuộc đời của Thánh Isidore là thời kỳ tranh chấp cũng như phát triển của Giáo Hội Tây Ban Nha. Người Visigoth xâm lăng phần đất này trong một thế kỷ, và trước đó nửa thế kỷ trước khi Thánh Isidore chào đời thì họ đã thiết lập một thủ đô khác cho chính họ. Đó là những người theo Arian -- họ cho rằng Đức Kitô không phải là Thiên Chúa. Do đó, Tây Ban Nha bị chia làm đôi: Một dân tộc (người Công Giáo La Mã) phải chiến đấu với dân tộc khác (người Gô-tích Arian).

    Thánh Isidore là người hợp nhất Tây Ban Nha, giúp quốc gia này trở nên một trung tâm văn hóa và học thuật cũng như một khuôn mẫu cho các quốc gia Âu Châu khác, mà các nền văn hóa ấy đang bị đe dọa bởi sự xâm lăng của những người man rợ.

    Có thể nói Thánh Isidore sinh trong một gia đình thánh thiện của thế kỷ thứ sáu ở Tây Ban Nha. Ngài là một người tài giỏi về học thuật.

    Kế vị anh mình là Đức Leander, Isidore làm giám mục Seville 37 năm, ngài đặt ra các mẫu mực cho một đại diện chính phủ ở Âu Châu, đồng thời ngài tẩy chay các quyết định độc đoán và thành lập các thượng hội đồng để thảo luận về đường hướng của Giáo Hội Tây Ban Nha. Ngài yêu cầu mỗi một giáo phận đều phải có chủng viện, ngài viết quy luật cho các dòng tu và thành lập các môn học thuộc đủ mọi ngành.

    Ngay khi 80 tuổi, ngài vẫn sống khắc khổ. Trong sáu tháng sau cùng của cuộc đời, ngài gia tăng lòng bác ái đến độ, từ sáng đến tối, nhà của ngài lúc nào cũng đầy người nghèo. Ngài từ trần năm 636 và được Giáo Hội tuyên xưng là Tiến Sĩ Hội Thánh.


    Lờ
    i Bàn

    Mọi người chúng ta phải bắt chước Thánh Isidore về học thức và sự thánh thiện. Lòng bác ái, sự hiểu biết có thể chữa lành và hòa giải những người đau khổ. Chúng ta không phải là những người man rợ như đã xâm lăng Tây Ban Nha thời Thánh Isidore. Nhưng những người sa lầy trong sự giầu sang và choáng ngợp bởi các tiến bộ khoa học và kỹ thuật có thể mất đi lòng bác ái đối với tha nhân.
    ***
    SUY NIỆM
    (của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)


    Suy niệm 1: Phát triển


    Trong 76 năm cuộc đời của Thánh Isidore là thời kỳ tranh chấp cũng như phát triển của Giáo Hội Tây Ban Nha.

    Thông thường nhờ lợi điểm thuận lợi mà công cuộc phát triển được thể hiện, như người ta hay đề cập đến yếu tố thiên thời địa lợi và nhân hòa. Nhưng một điểm đáng lưu ý trong đà phát triển, đó là phát triển nhờ vào tình thế khó khăn.

    Chẳng hạn như ở đây nhờ hiện trạng tranh chấp mà công cuộc phát triển được thực hiện.
    Cũng thế, nhờ bị bách hại mà Giáo Hội lại được phát triển và bành trướng mạnh mẽ cũng như lan rộng khắp nơi. Chẳng hạn nhân vụ thảm sát Têphanô, các kitô hữu phải tản mác và đi đến tận miền Phênixi, đảo Sýp và thành Antiôkhia, đến cả với người Hy Lạp nữa (Cv 11,19-20).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biến đau khổ thành sức mạnh tiến lên trên đỉnh trọn lành.

    Suy niệm 2: Chia rẽ


    Tây Ban Nha bị chia làm đôi: Một dân tộc (người Công Giáo La Mã) phải chiến đấu với dân tộc khác (người Gô-tích Arian).

    Một lý do căn bản gây nên sự chia rẽ này là vì đức tin: những người theo Arian, họ cho rằng Đức Kito không phải là Thiên Chúa, trong khi người Công Giáo La Mã tuyên xưng Đức Kitô có hai bản tính vừa là người vừa là Thiên Chúa.

    Lời tiên báo của cụ già Simêôn vẫn luôn hiện thực: Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm cho nhiều người ngã xuống hay đứng lên (Lc 2,34), không phải chỉ với những người cùng chủng tộc, mà ngay cả trong phạm vi gia đình huyết tộc (Mt 10,34-35).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con đừng vì Chúa mà xa lìa nhau, nhưng ngược lại nhờ Chúa mà chúng con được hiệp nhất với nhau.

    Suy niệm 3: Hợp nhất


    Thánh Isidore là người hợp nhất Tây Ban Nha, giúp quốc gia này trở nên một trung tâm văn hóa và học thuật.

    Sự hợp nhất nguyên thủy giữa con người với Thiên Chúa, giữa con người với nhau, cũng như giữa con người với vũ trụ đã bị phá vỡ do tội nguyên tổ, để rồi mọi loài thọ tạo phải sống trong cảnh rên siết và quằn quại mãi cho đến lúc được yên nghĩ trong Chúa.

    Thật vậy Thiên Chúa đã xua đuổi con người ra khỏi vườn địa đàng (St 3,22). Adong đỗ lỗi cho Evà và Evà đỗ lỗi cho con rắn (St 3,12-13). Vì con người, đất đai bị nguyền rủa và trổ sinh gai góc (St 3,17-18).

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn liên kết mật thiết với Chúa vốn là nguyên lý hợp nhất để trở thành nhân tố hợp nhất theo gương thánh Isidore.

    Suy niệm 4: Gia đình


    Có thể nói Thánh Isidore sinh trong một gia đình thánh thiện của thế kỷ thứ sáu ở Tây Ban Nha.

    Quả là một gia đình thánh thiện vì gồm toàn những thánh nhân. Cũng như ngài, hai người anh của ngài, Leander và Fulgentius, và người chị, Florentina, đều là các thánh được sùng kính ở Tây Ban Nha.

    Đây cũng là một gia đình lãnh đạo và tài giỏi với các vị Leander và Fulgentius đều làm giám mục và Florentina làm mẹ bề trên.


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp các gia đình học theo gia đình Thánh Isidore về học thức và sự thánh thiện.


    Suy niệm 5: Tài giỏi


    Thánh Isidore là một người tài giỏi về học thuật.

    Đôi khi Thánh Isidore được gọi là "Sư Phụ của Thời Trung Cổ" vì cuốn bách khoa ngài viết, "Etymology" (Từ Nguyên Học) đã được dùng như sách giáo khoa trong chín thế kỷ. Ngài còn viết các sách về văn phạm, thiên văn, địa lý, sử ký, và tiểu sử cũng như thần học.

    Thánh Isidore viết rất nhiều sách, kể cả một cuốn tự điển, một bộ bách khoa, một cuốn sử người Gô-tích và một cuốn sử thế giới bắt đầu từ khi Thiên Chúa tạo thành trời đất! Ngài hoàn thành bộ phụng tự Mozarabic mà ngày nay vẫn còn được sử dụng ở Toledo, Tây Ban Nha.

    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết sử dụng sự tài giỏi để phục vụ Chúa và tha nhân.

    Suy niệm 6: Bác ái


    Trong sáu tháng sau cùng của cuộc đời, ngài gia tăng lòng bác ái.

    Lòng bác ái, sự hiểu biết có thể chữa lành và hòa giải những người đau khổ. Đức Giêsu đã nêu bật tấm gương khi kề cận người nghèo và thực hiện lời tiên báo: loan báo tin mừng cho người cùng khổ, giải cứu người bị giam cầm trong các loại bệnh tật thể xác cũng như tinh thần, giải phóng người bị áp bức và công bố năm hồng ân (Lc 4,18-19).

    Nhưng những người sa lầy trong sự giầu sang và choáng ngợp bởi các tiến bộ khoa học và kỹ thuật có thể mất đi lòng bác ái đối với tha nhân. Chẳng hạn nhà phú hộ ngày ngày yến tiệc linh đình chẳng màng gì anh Ladarô nghèo và đói đến chết ở ngay trước cổng nhà mình (Lc 16,19-21).


    * Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con sử dụng tình bác ái như là phương thuốc cứu giúp người nghèo.
    Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Người luôn có mặt trong những khốn cùng của chúng ta.

  20. Thành viên đã cảm ơn Teresa Nhỏ Bé vì bài viết này:

    Thánh Thư (05-04-2012)

+ Trả Lời Ðề Tài
Trang 4/6 ĐầuĐầu ... 23456 cuốicuối

Chủ đề tương tự

  1. Tình bạn và tình yêu trong đời tu
    By hoaithuong253 in forum Lối sống - Ơn gọi
    Trả lời: 3
    Bài mới gửi: 03-03-2012, 08:46 PM
  2. 7 Ngày Trong Tuần
    By hoaithuong253 in forum Bài Tổng Hợp
    Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 03-02-2012, 07:38 AM
  3. Xuân trong ký ức
    By Lan Anh in forum Gia Đình và Cuộc Sống
    Lan Anh
    Trả lời: 1
    Bài mới gửi: 04-01-2012, 05:42 PM
  4. Ba điều giá trị trong cuộc sống
    By mai_socola90 in forum Bài Tổng Hợp
    Trả lời: 3
    Bài mới gửi: 16-08-2011, 06:07 PM
  5. Có phải một trong 2 tên trộm bị đóng đinh cùng Chúa Giê Su bị oan không?
    By terexanguyen in forum Góp ý|Thắc mắc|Thảo luận
    Trả lời: 4
    Bài mới gửi: 12-12-2010, 01:52 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình