+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Bài 14: Tinh thần kỷ luật và trách nhiệm

  1. #1
    halleluyah's Avatar
    Trạng thái :   halleluyah đã thoát
    Tham gia : Aug 2010
    Bài gửi : 145
    Tên thật:
    JMAG NQĐ
    Đến từ: HX- Đất lành chim đậu!
    Sở thích: nhiều quá, chả nhớ nổi....:)
    Nghề nghiệp: lại đi học gồi...:)
    Cảm ơn
    126
    Được cảm ơn 293 lần
    trong 82 bài viết

    Bài 14: Tinh thần kỷ luật và trách nhiệm

    Đây là bài khóa mang tính "bắt buộc" cần có nơi người Huynh trưởng, nhờ nó chúng ta có thể vượt qua những "giây phút" căng thẳng mà trở về lại với đời sống huynh trưởng của chúng ta, có thể nói chúng ta đã chấp nhận là huynh trưởng thì chúng ta "phải..."



    TINH THẦN KỶ LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HT


    I. KỶ LUẬT.

    Kỷ : Kỷ cương, nghiêm minh, nghiêm túc
    Luật : Là những quy định, phép tắc mang tính cách bắt buộc được đặt ra cho cá nhân hay một tập thể, đoàn thể thực thi.
    C Kỷ luật là những quy định mang tính cách bắt buộc cá nhân hay tổ chức, đoàn thể phải nghiêm túc thực hiện trong một không gian đã được quy định ( cơ quan, trường học, đoàn thể, trại, sa mạc . . . . )
    C Kỷ luật là một điều kiện cần thiết cho một tập thể, đoàn thể từ nhỏ cho tới lớn ngay cả một quốc gia muốn tồn tại và phát triển.
    C Kỷ luật được đặt ra không phải để đàn áp, khống chế tự do của các thành viên trong một tập thể nào đó, nhưng là nguyên tắc được thi hành giúp mọi người nên tốt hơn nhờ tránh những sai phạm, tạo được một khối thống nhất và sức mạnh cho tập thể đó. Nếu không có kỷ luật, tập thể đó sẽ không có sức mạnh và sẽ sớm tan rã.
    C Kỷ luật nhằm mục đích có ích cho một tập thể, nhưng đồng thời phải phản ánh nguyện vọng, lợi ích của các thành viên trong tập thể đó. Ngược lại kỷ luật sẽ trở thành một biện pháp thống trị, đàn áp.

    II. TINH THẦN KỶ LUẬT CỦA HUYNH TRƯỞNG.

    Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể là một đoàn thể cộng giáo tiến hành, có mục đích giáo dục cho các em thiếu nhi trưởng thành trong đời sống nhân bản và đạo đức. Tinh thần kỷ luật được thể hiện trước tiên nơi chính bản thân người Trưởng của phong trào.
    C Người Trưởng cần có ý thức tự do chấp nhận và tuân thủ kỷ luật vì lòng yêu mến phong trào, yêu Đoàn thể và là tấm gương cho các em thiếu nhi, đồng thời cũng vì lợi ích rèn luyện cho bản thân.
    C Trưởng phải tự đưa ra kỷ luật và đòi hỏi chính bản thân tuân giữ. Đó là kỷ luật bản thân. Không giữ được kỷ luật bản thân, không thể bắt người khác phải tuân thủ kỷ luật của phong trào.(Các thánh nhân và các vĩ nhân,những danh nhân thành công trong lịch sử đều có đời sống kỷ luật bản thân rất cao).
    Đối với Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể, tinh thần kỷ luật của người Huynh trưởng được thể hiện qua :
    ­ Tác phong :
    F Gọn gàng trong ăn mặc, thường phục, đầu tóc
    F Nghiêm túc trong đồng phục, giầy dép, lời nói chính chắn
    F Nhanh nhẹn, sẵn sàng trong các nhiệm vụ được trao
    F Vui tươi, hòa đồng với mọi người
    ­ Tư cách :
    F Đứng đắn khi giao tiếp, đi đứng, nói chuyện
    F Đúng giờ, đúng hẹn (vắng phải báo trước)
    F Tôn trọng mọi người trong các buổi họp, khi làm việc.
    F Thái độ vâng phục cấp trên cách sáng suốt, khiêm tốn
    F Thi hành những quy định chung của đoàn thể, phong trào.

    III. TRÁCH NHIỆM.

    Trách nhiệm là một ý thức trong mỗi con người nhằm thực hiện một việc gì đó cho chính bản thân đối với cá nhân, tập thể, cộng đồng – vd: Trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái, của thầy dạy đối với học trò, của Huynh trưởng với các em thiếu nhi, của cấp lãnh đạo với thuộc quyền, Nhà nước với nhân dân . . . và ngược lại . . . )
    C Trách nhiệm là sự gánh chịu hậu quả sau hành động thực hiện của cá nhân hay một cộng đồng trong nhiệm vụ được giao cách ngẫu nhiên hay tự nhiên mang tính ý thức và bổn phận. – vd : Cha mẹ đối với sự hư đốn của con cái, tệ nạn xã hội trong một nước, Huynh trưởng với sự vô kỷ luật của các em thiếu nhi trong đoàn . . .
    C Trách nhiệm là sự gánh chịu hậu quả sau hành động thực hiện của cá nhân như : lời ăn – tiếng nói – cử chỉ – việc làm của cá nhân đó đối với cá nhân, gia đình, tập thể, xã hội . . .
    C Trách nhiệm là sự gánh chịu hậu quả sau hành động thực hiện của mỗi cá nhân từ hai hướng :
    F Từ bên ngoài : Đoàn thể, tổ chức mà mình đang tham gia dựa trên hai chiều kích Thành công – Thất bại
    F Từ bên trong : Do chính lương tâm bản thân đặt ra đưa vào ý thức thực hiện trong bối cảnh : Gia đình – Xã hội . (một người cảm thấy khó chịu, bức rức khi nhìn thấy một em bé chết bị chết duối vì sự thiếu dũng cảm của mình – nếu như . . . )
    III. TINH THẦN TRÁCH NHIỆM CỦA HUYNH TRƯỞNG

    Với Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể, điều luật thứ 9 “Thiếu nhi chu toàn bổn phận - việc làm đứng đắn không bỏ nửa chừng” nói lên sự ý thức trách nhiệm cho mỗi thành thành viên trong phong trào. Việc ý thức tinh thần trách nhiệm được đào luyện ngay khi người trẻ bước vào hàng ngũ của phong trào. Chính vì thế người Huynh trưởng cần phải có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được cấp trên giao ( giáo dục các em) Tự mình nhận lấy (hướng dẫn các em) bằng tất cả khả năng và lòng yêu mến của mình trong sự tự nguyện xuất phát từ lương tâm và con tim. Để rèn luyện tinh thần trách nhiệm này, người trưởng cần phải :
    F Sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ với kết quả cao.
    F Sẵn sàng nhận lấy hậu quả của sự sai sót, thất bại trong việc thi hành nhiệm vụ.
    F Sẵn sàng học hỏi để sửa sai – không chạy trốn, đổ thừa cho người khác hoặc trút mọi gánh nặng lên đầu đàn em mình.
    F Luôn cẩn thận lời nói không để xúc phạm và tổn thương đến người khác, gây bất hòa, chia rẽ hoặc làm tổn thương lợi ích chung.
    F Luôn nghĩ đến quyền lợi chung (Phong trào, đoàn thể) trên quyền lợi cá nhân khi làm việc.
    F Chu toàn bổn phận :
    ­ Siêu nhiên : tham dự thánh lễ, thực hành các việc đạo đức, sống 10 điều luật TNTT cách nghiêm túc, lắng nghe, lãnh nhận và thực thi Lời Chúa mỗi ngày.
    ­ Tự nhiên : Phong thái trang nghiêm, tư cách đĩnh đạc, khiêm tốn, ôn hòa với mọi người, cẩn trọng và ý thức trong hành động của mình đối với mọi người chung quanh.
    F Là tấm gương sáng cho mọi người noi theo

    Sự tồn tại và phát triển của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể ngày hôm nay cũng như mai sau là tuỳ thuộc vào tinh thần kỷ luật và trách nhiệm của các Huynh trưởng, từ đó lan tỏa đến các em Thiếu nhi và một thế hệ mới vững mạnh sẽ tiếp bước các anh chị.
    Có tinh thần kỷ luật và trách nhiệm, Đoàn đó sẽ mạnh, Hiệp đoàn sẽ mạnh, Liên đoàn sẽ mạnh, Tổng liên đoàn sẽ mạnh và Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể sẽ thăng tiến từ các anh chị và trong Chúa.


    HLV Micae Ngô Quỳnh Lưu

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:

    *.* ...Còn chờ chi nữa chưa cùng song hành
    Dẹp mọi chuyện xung khắc rồi gánh vác nhau
    Vì đời đen tối nay đã không còn
    Vì Chúa đến nơi rồi...!!
    *.*





  2. Thành viên đã cảm ơn halleluyah vì bài viết này:

    Mai Tín (14-01-2013)

+ Trả Lời Ðề Tài

Chủ đề tương tự

  1. Hôn nhân khác đạo sẽ ảnh hưởng nhiều như thế nào?
    By an_trinh211 in forum Góp ý|Thắc mắc|Thảo luận
    Trả lời: 13
    Bài mới gửi: 15-06-2012, 08:19 AM
  2. Phép mầu nhiệm giá bao nhiêu?
    By Lan Anh in forum Gia Đình và Cuộc Sống
    Lan Anh
    Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 15-10-2011, 12:14 PM
  3. Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 10-06-2011, 10:25 AM
  4. Hãy Tinh Thức
    By Padre Paolo in forum Phút Đầu Tuần
    Lm. Paul Toản, CMC
    Trả lời: 1
    Bài mới gửi: 23-12-2010, 09:31 AM
  5. Nhu cầu tinh thần của người trẻ
    By allihavetogive in forum Lối sống - Ơn gọi
    Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 17-12-2010, 08:25 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình