Văn hóa vỗ tay
Người Việt lười vỗ tay
Tình hình là allihavetogive mới xem một chương trình văn nghệ trên truyền hình, thấy MC cứ phải nhắc đi nhắc lại như năn nỉ cái câu "Xin cho một tràng pháo tay để...", vậy mà bên dưới vẫn lắm kẻ ngồi im bất động, ngẫm mà buồn nên viết một bài vui vui anh em đọc chơi.
Còn nhớ cách đây không lâu, mọi người đã kháo nhau rất sôi nổi về chuyện BTC cuộc thi "Hoa hậu hoàn vũ"ở Nha Trang cuối cùng phải dùng đến một "biện pháp công nghệ" để cứu lấy chương trình, khi mà bao nhiêu người đẹp đi qua đi lại sân khấu rã cả mấy cái "chân dài" thế mà chỉ được vài tiếng vỗ tay lẻ tẻ của mấy người nước ngoài. Có lẽ đối với mấy anh Việt Nam thì các cô ấy chả xinh tí nào?
Thực ra đó chỉ là một trường hợp điển hình, vì có nhiều sự quan tâm của nước ngoài và các giới nên được nhắc đến nhiều. Chứ còn tình trạng người Việt Nam ta "làm biếng vỗ tay" thì chắc chẳng có xa lạ, từ xưa đến nay rồi!
Hôm trước allihavetogive cũng xem được một chương trình ca nhạc giao hưởng thính phòng trên tivi. Thiết nghĩ những người đã đến bỏ tiền mua vé để nghe nhạc thính phòng thì chắc chắn không phải là hạng .... bèo nhèo, mà là những người có thẩm mỹ âm nhạc, có văn hóa cao. Ấy vậy mà khi một tiết mục kết thúc thì tiếng vỗ tay cũng lèo tèo, rải rác một cách thảm hại, đa số là chỉ mấy ông tây bà đầm người ta vỗ thôi. Chẳng hiểu những người "văn hóa cao" như thế sao lại tiếc rẻ chi cái vỗ tay cho nó thêm phần văn hóa?
Đâu là nguyên nhân?
Ngoài ý nghĩa khích lệ, cổ động ra, việc vỗ tay đa phần mang ý nghĩa là KHEN NGỢI nhau. Thấy anh đá banh hay, tôi vỗ tay khen anh; chồng sửa được cái máy catsette, vợ vỗ tay khen "anh giỏi"...
Việc khen ngợi ấy đồng nghĩa với việc mình công nhận người tay hay hơn mình, giỏi hơn mình. Xét ở mặt nghĩa đó thì việc vỗ tay còn cho thấy được một sự khiêm nhường dễ thương khi chúng ta biết vỗ tay tán thưởng người khác.
Vỗ tay nói ra nghe hay là thế, vậy tại sao dân ta lại lười vỗ tay? - Đó là do con số 4000! (Cái này học từ trưởng Thùy)
Người Việt ta ai cũng mang sẵn trong người con số 4000. Đi khắp năm châu bốn bể đều vỗ ngực tự hào "Tôi là dân Việt Nam, có 4000 năm văn hiến!". Cái tự hào dân tộc là rất tốt, nhưng tự hào với tự cao chỉ cách nhau nửa bước chân. Khi tự hào quá lố về con số 4000 ấy, người ta thấy chỉ có mình là siêu việt, không ai bằng, không một dân tộc nào bằng...
Nói vui vui là khi một người Việt Nam cao 1,8m qua đời thì phải mua cái hòm 2m mới đủ, vì cái "Tôi" của anh ta còn cao hơn cả con người thật của anh ta nữa. Chính vì cái "Tôi" quá cao mà người ta không muốn, không thích, hoặc làm biếng khen nhau, làm biếng vỗ tay. Ai cũng nghĩ trong đầu mình "chuyện ấy cũng thường thôi, người ấy chỉ tàm tạm, bài đó nghe cũng được...." cho nên không nhất thiết phải vỗ tay làm gì cho nó hao hơi tổn sức tốn calo.
Nghề mới ở Việt Nam: Sinh viên vỗ tay...ăn tiền
Có lẽ chính thói quen lười vỗ tay của dân ta đã khai sinh ra một "nghề mới" ở Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy một điều phổ biến ở các chương trình được ghi hình lên TV hiện nay là:
- Thu sẵn, ghi hình sẵn cảnh vỗ tay cho xôm xôm ---> Nên MC vừa dứt lời hay một tiết mục nào đó chấm dứt đã rào rạo lên tiếng vỗ tay y chang nhau
- Trong hầu hết các chương trình gameshow, người ta vẫn dành một khu vực dành riêng cho những người "vỗ tay" thuê. Những người này không những chỉ vỗ tay, còn được phát sẵn băng rôn, bông cổ động... hò reo cổ vũ suốt cuộc chơi! Cứ "vỗ tay thuê" cho một chương trình như vậy cũng được khoảng 60.000đ - 100.000đ chứ không ít đâu ạ :p (Cũng mệt lắm chứ. Không thích cũng vờ xem chăm chú, thỉnh thoảng quay qua nói chuyện cho tự nhiên, lúc nào vỗ tay thì thật lực vỗ tay nồng nhịêt, la ó hay cười toe toét vào)
Nghề "vỗ tay" tuy có vẻ hơi lạ, hơi kì, nhưng thật ra cũng có khá nhiều những lợi ích:+ Được giải trí miễn phíCho nên các bạn trẻ rất nên theo nghề này, vừa vui vừa có ích nữa!
+ Thưởng thức ngần ấy buổi talkshow, gameshow trên truyền hình thì cũng thu nạp thêm cả khối kiến thức còn gì
+ Thêm thu nhập nữa.
Nhìn ra thế giới
Chả cần nhìn đâu xa xôi, chỉ cần nhìn qua láng giềng Trung Quốc một chút:
Vỗ tay trong Olympic Bắc Kinh
Ông Zhang Juming – một quan chức của ủy ban tổ chức Olympic Bắc Kinh cho biết: “Việc giáo dục ý thức cho khán giả và đội ngũ cổ động viên sẽ giúp Trung Quốc cải thiện được hình ảnh công dân của mình, thể hiện hình ảnh một kỳ Olympic của văn hóa, văn minh và góp phần thúc đầy sự hài hòa xã hội”.
Câu khẩu hiệu “những cử chỉ văn minh trên khán đài” do một nhóm chuyên gia nghĩ ra sẽ được kết hợp với những động tác vỗ tay theo nhịp. Cụ thể: để bày tỏ sự ủng của mình, khán giả sẽ vỗ tay hai cái theo nhịp, sau đó nâng cao những nắm tay lên.
“Ý nghĩa của hành động vỗ tay là thể hiện sự hoan nghênh và chào đón bạn bè quốc tế và đó là cách thể hiện tốt nhất truyền thống hiếu khách của người dân Trung Quốc.” một quan chức cấp cao của Trung Quốc khẳng định.
Những cô gái Trung Quốc "tập" vỗ tay cho Olympic Bắc Kinh
Cùng nhau xây dựng Văn hóa vỗ tay
Như đã nói ở trên, việc vỗ tay không những mang lại sự khích lệ động viên cho người nhận, mà nó còn thể hiện văn minh, trình độ và cả đạo đức của người trao. Thiết nghĩ người Việt Nam ta, mà trước tiên là các bạn trẻ chúng ta, cùng nhau xây dựng nột nền văn hóa vỗ tay cũng đáng lắm chứ!?!
Vỗ tay cũng phải đúng lúc đúng chỗ và đúng cách
Nói đến văn hóa vỗ tay, tức là vỗ tay phải có văn hóa, không phải thích lúc nào vỗ lúc nấy, thích thế nào thì vỗ thế ấy.
Bài nhạc giao hưởng có 3 chương, mới hết 1 hoặc 2 chương mà có người lên tặng hoa, vỗ tay ầm ầm thì sẽ gây ra sự lúng túng cho các nghệ sĩ trên sân khấu, phá đi bầu khí của bản nhạc. Đó là ví dụ về vỗ tay không đúng lúc.
Đêm thánh ca cầu nguyện ở nhà thờ diễn ra trong một không khí trang nghiêm, bất chợt có tiếng vỗ tay sau một bài hát ---> Vỗ không đúng chỗ.
Dùng các ngón tay vỗ vào lòng bàn tay ---> Kiều vỗ vuốt đuôi, không đúng cách.
Vân vân và vân vân... Đó là một vài ví dụ để thấy rằng vỗ tay cũng không phải là dễ, mà vỗ tay cũng chính là văn hóa! Vậy còn chờ gì nữa mà không xây dựng cho mình văn hóa vỗ tay?
Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này: