+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 10

Chủ đề: Linh mục Piô Ngô Phúc Hậu

  1. #1
    Mai Tín's Avatar
    Trạng thái :   Mai Tín đã thoát
    Tham gia : Apr 2012
    Bài gửi : 561
    Tên Thánh:
    Martino (3/11)
    Tên thật:
    NVT
    Đến từ: Vũng Tàu
    Sở thích: Du lịch, âm nhạc, đọc sách...
    Nghề nghiệp: ...
    Cảm ơn
    2,205
    Được cảm ơn 4,123 lần
    trong 689 bài viết

    Linh mục Piô Ngô Phúc Hậu


    Cha Pio là một linh mục truyền giáo ở Cà Mau. Hiện cha đã nghỉ hưu về lại miền Bắc
    Các tác phẩm của cha có nét mộc mạc và chân tình của người miền tây Nam bộ dù cha gốc Bắc hẳn hoi.
    Đáng chú ý có:
    Nhật ký truyền giáo
    Viết cho em
    Nhật ký Đức Jesus


    Mai Tín (Phúc Thanh) xin trích đăng một trong những bài viết mới nhất của cha, dành cho những ai yêu mến cung cách dung dị, mộc mạc của ngài.

    ĐI LANG THANG
    *LM Piô Ngô Phúc Hậu
    Sơn Tây 25.02.2012

    Hôm nay mình dành trọn buổi sáng để đi dạo. đi dạo để tạo sức cho đôi chân già nua. Đi dạo để thấy phía sau lưng của thi xã Sơn Tây, một thị xã đang hãnh diện vì mới được sáp nhập vào Hà Nội thủ đô của tổ quốc. Đi để may ra vớ được thời cơ mở một giáo điểm mới.

    Giã từ phố Lê Lợi sầm uất, mình leo lên đê sông Hồng. đứng trên đê cao, để ngắm dòng sông – chả thấy dòng sông đâu. Chỉ thấy bãi cát và sương mù. Đi trên đê cao thấy mình cao hơn nóc nhà người ta. Lòng nhẹ lâng lâng, quên thế sự thăng trầm.

    Mình đi, đi mãi về hướng Nam mải mê ngắm cảnh làng mạc với ruộng vườn và ao chuôm, mình quên hẳn bản thân. Chỉ còn thấy quê hương yêu dấu. yêu quá là yêu! Yêu con bò đang vô tư đứng giữa đường, nghếch mõm nhìn trời, bất chấp tiếng còi ô tô đang kêu inh ỏi. yêu con ngang trống đang khệnh khạng đuổi theo con ngang mái vừa bé vừa nhanh. Yêu cây đa cổ thụ đang lấy chùm rễ phụ ôm lấy một cá miếu cổ, sợ nó lùi dần vào quên lãng. Yêu bà cụ răng đen chít khăn mỏ quạ đang cười tươi với một cháu gái mặc đẹp như nàng công chúa…

    Trời rét căm căm. Mưa bui bui. Hạt mưa nhỏ như nước đái muỗi, không đủ sức rơi xuống đất đành bay theo gió bấc. Rét quá, mình phải khoanh tay mà đi. So vai, rụt cổ, khúm núm y như đưa con gái đang ăn vụng bị mẹ bắt quả tang. Người người người khoanh tay. Người người khúm núm. Mùa rét miền Bắc là thế. Mưa phùn gió bấc là vậy. Buồn cười…

    Mình đang đắc chí với câu “mùa đông là mùa lễ phép, là mùa khúm núm”, thì bỗng cụt hứng! một luồng gió lạnh buốt từ dưới sông thổi lên quật vào mặt tuồn vào cổ, luồn qua nách, lách vào mọi ngõ ngách của thân thể. Mình thôi khoanh tay, để lấy hai bàn tay bịt mặt. lạnh buốt xương sống, tê buốt hai chân.

    Chẳng còn hứng thú gì để ngắm cảnh, mình đành dừng bước để thủ thế. Hai đường đùi khép khít khịt. hai bàn tay bịt chặt lấy mặt. Nhưng vẫn để hở một kẻ nhỏ, để thấy xe cộ lác đác vụt qua, để may ra gặp được một tình người ấm áp…

    Bỗng thấy một ông già từ đàng xa đi tới. tay phải cầm roi tre, vừa đi vừa quất, y như một người vô công rỗi nghề. Râu bạc trắng, ngắn tủn và lưa thưa, mẫu người không cầu toàn. Mình thôi bịt mặt, chăm chắm nhìn ông. Ông dứng lại, chăm chắm nhìn mình. Mình toe miệng cười. Ông toét miệng đáp lễ. Mình vội vã chạy đến với ông. Hai bàn tay xoắn lấy nhau. Mình đon đả hỏi:

    - Bác đi đâu đấy?
    - Tôi đi chăn bò. Mới buộc nó vào nọc ở đàng kia. Tính về nhà nghỉ một tí.
    - Nhà bác ở xa không?
    - Ngay đàng kia kìa.
    - Năm nay bác thọ bao nhiêu?
    - Bảy mươi hai rồi.
    - Thế là bác thua tôi bốn tuổi. tôi bảy mươi sáu rồi.
    - Tôi thua thì tôi xin làm em.
    - Làm em thì phải ăn thêm vác nặng. còn tôi làm anh thì…đóng đanh vào đit.

    Hai người cùng cười hể hả, y như bạn thân từ thuở thơ ấu. Chưa quen mà đã thân, mình dấn tới:

    - Bác cho tôi theo về thăm nhà được không?
    - Thế thì hân hạnh quá.

    Hai ông già băng qua đường, xuống dốc đê, vừa đi vừa nhảy bậc y như hai thằng trẻ con. Từ chân đê về đến nhà ông chăn bò không tới 100m. Căn nhà gỗ ba gian cũ kỹ. Trang trí nội thất vừa chật chội vừa rườm rà, y như bà già đang níu kéo sắc đẹp một cách vô vọng.

    Sau một tuần trà, hai ông già thi nhau dốc bầu tâm sự, mình mở màn:
    - bác tên là gì nhỉ?
    - Em tên là Châu (tên tác giả đặt, không phải tên thật).
    - Tại sao bác bảy mươi hai tuổi rồi mà còn lanh lẹ thế? Răng còn nguyên, mắt còn tinh, tai còn thính. Chỉ có cổ thì…như có dây leo…
    - Em mồ côi cá cha lẫn mẹ, được Đến Và dem về nuôi, ai cũng bảo em sống được đến ba mươi lăm tuổi là cùng. Thế mà năm kia em mừng thất tuần rồi đấy.
    - Nhắm chừng bác sống tới một trăm không?
    - Sống chết là do trời định, có ai biết được đâu? Thế còn bác thì nhà ở đâu?
    - Nhà tôi ở trong Nam. Tôi di cư vào Nam năm 1954. sau ba mươi bảy năm tha phương cầu thực, bây giờ lá rụng về cội. Cội ở 70 Lê Lợi, Sơn Tây.
    - Thế còn vợ con thì thế nào?
    - Không vợ, không con. Cu ki chùi lủi. vì thế hôm nay mới rảnh mà đi lang thang. Nhờ đi lang thang mới gặp bác ở đây. Nhờ gặp nhau mà biết nhau và kết nghĩa anh em.
    - 70 Lê Lợi là chỗ nào nhỉ?
    - Là nhà thờ Sơn Tây.
    - Thế thì em biết. Em đến đó hôm có đám tang ông giám mục. thế bác đi tu ha?
    - Ừ. Tôi là linh mục. Nhưng nghỉ hưu rồi. sở thích của tôi là truyền giáo. Nếu bác muốn tìm hiểu vè đạo Công giáo thì tôi nối hết cho mà nghe.
    - Đạo nào tôi cũng quý. Nếu được thì bác đến nhà tôi, dạy đạo cho tôi.
    - Sẵn sàng. Để rồi chúng mình tính sau. Bây giờ tôi phải về, vì sắp tới giờ cơm. Chúng tôi ăn cơm tập thể. Mai mốt tôi sẽ tặng bác một cuốn sách do tôi viết. Bác đọc sẽ thấy tôi là ai và đạo Công giáo là gì… Thôi chòa bác nhá.
    - Anh về. Nhớ trở lại thăm em nhá.

    Hai ông già bắt tay nhau, vỗ vai nhau, cười với nhau, níu kéo nhau. Có vẻ thân thương lắm, may mà không có ai trông thấy. Nếu có ai thấy thì bia miệng lại dèm pha: “Già mà chơi trống bỏi. Già mà như trẻ con”.

    Sáng nay mình lấy một cuốn Nhật Ký Truyền Giáo và một cuốn Viết Cho em bỏ vào túi sách, nhẩn nha đến bậc cầu thang, xuống văn phòng, bảo chú tu sinh:

    - Con lấy xe máy chở cha đi dạo một tiếng đồng hồ.
    -
    Xe chạy với tốc đọ 40km/h. gió thổi vù vù. Lạnh quá! Mình giấu mặt sau lưng chú tu sinh để tránh gió. Gó lạnh không quất vào mặt được, thì lại vuốt hai đường đùi. Đùi tê cóng, mình phải lấy hai bàn tay mà xoa. Hai đùi ấm lên. Nhưng hai mu bàn tay lại lạnh buốt. đúng là tránh hùm phải hạm. Buồn cười. đời là vậy.

    Sau mười phút. Mình đã đứng trong sân nhà ông Châu. Căn nhà gỗ ba gian: cửa đóng im lìm. Căn nhà dưới: cửa mở kiểu e thẹn. Mình la to:

    - Ông Châu có ở nhà không?
    - Có! (Giọng the thé của đàn bà). Ông ơi! Về mau đi, có khách hỏi thăm ông đấy!

    Ông Châu từ bên nhà đứa con cả, vội vã chạy về. Hai vợ chồng mừng qua đua nhau nói tíu tít, nói oang oang. Chồng nói nhiều, vợ nói nhiều hơn. Cuối cùng chồng nngồi yên để cho vợ nói một mình.

    Bà khen chồng: “Ông nhà tôi lành lắm. từ ngày lấy nhau đến bây giờ, tôi chưa hề nghe ông ấy nói ‘Đ…M…’ bao giờ”.

    Bà khoe con: “Con cái nhà tôi đứa nào cũng có công ăn việc làm. Chỉ có đứa con gái thì nghèo. Chồng nó gặp khó khăn phải bán nhà bán cửa, ra Hà Nội làm mướn. Không đến nỗi thiếu ăn nhưng không dư dã được. Mà…nó có một đứa con học giỏi lắm. Tôi dặn nó phải học thật giỏi để được lên tivi… Con nhà tôi không biết nói tục, đứa nào chửi tục thì tôi bảo: dù anh hay em cũng được vã vào mồm nó”.

    Bà tôn vinh ông thân sinh: “Ông cụ sinh ra chúng tôi dạy chúng tôi phải giúp đỡ xóm giềng. Ai không có cơm ăn, thì cho người ta một bát gạo. Ai hỏi vay, thì cho vay. Không được từ chối..”.

    Bà tự khen mình: “Tôi nhớ mãi lời dạy của ông cụ. Thấy ai nghèo, tôi cũng giúp đỡ. Có những người xấu vay mà không trả. Tôi cũng bỏ qua luôn…”.

    Thấy bà già nối muốn cụt hơi, mình ra tay tế độ. Mình vỗ vai bà già:
    - Bà ơi, bây giờ bà cho tôi phỏng vấn nhá. Tôi không phải là nhà báo, nhưng tôi cũng có viết lai rai.
    - Bác muốn phỏng vấn cái gì?
    - Bà có bốn đứa con, vậy mỗi đứa bà chùi đít cho nó bao nhiêu lần?
    - Tôi chả nhớ đâu.
    - Tôi tính rồi. Mỗi đứa con được mẹ chùi đít ít nhất là 1.500 lần. Mẹ chùi đít cho con nhiều như thế, mà con thì chưa chùi cho mẹ được một lần nào. Thế mới thấy: công cha mẹ thì qua nhiều, mà con cái đáp đền chẳng có bao nhiêu.
    - Có chứ. Tôi được chùi đít cho ông cụ tôi nhiều lần. Những ngày cuối đời, cụ nằm một chỗ, tôi phải lo hết, từ thay quần áo cho tới lau chùi…
    - Bà hiếu thảo với cha mẹ: tốt quá. Nhưng còn người cha nữa mà chưa thấy bà hiếu thảo.
    - Tôi có một cha một mẹ thôi. Còn cha mẹ nào nữa?
    - Ông Trời là người cha cao nhất. Chúng ta vừa phải thờ cha mẹ, vừa phải thờ ông Trời nữa. Tôi là linh mục truyền giáo, tôi chỉ mơ ước được thấy bà thờ Trời, gọi Ông Trời là cha. Bà đã hiếu thảo với cha mẹ, bà đã yêu thương những người nghèo, bà đã làm đúng ý trời đấy. Tôi đề nghị với bà là, mỗi sáng bà chắp tay lạy Trời nhưng phải gọi Ông Trời là cha: “Lạy ông Trời là cha của con”. Khi nào rãnh tôi sẽ đến đây nói chuyện ông Trời là cha cho bà nghe.
    - Thế bác là linh mục hả? Vâng con xin mời cha đến dạy con về đạo. Con đội ơn cha.
    - Rồi, tôi về nhá. Tôi sẽ trở lại thăm hai bác hoài hoài.

    Mình ra về, lòng vui phơi phới. Vui quá, quên cả mưa phùn, quên cả gió bấc. Mình thầm cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin Chúa biến gia đình này thành gia đình Lyđia, con đầu lòng của giáo đoàn Philipphê”.



    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:

    Thay đổi nội dung bởi: Mai Tín, 30-05-2012 lúc 03:34 PM

  2. 13 thành viên đã cảm ơn Mai Tín vì bài viết này:

    Benedictus (30-05-2012),Cát Bụi (31-05-2012),Doan Quan (04-06-2012),Hạt Mầm (30-05-2012),maria_thtruc (30-05-2012),Ngôi Sao (30-05-2012),Pere Joseph (30-05-2012),Phù thủy nhỏ (31-05-2012),Phero_Hau (09-06-2012),Teresa Nhỏ Bé (31-05-2012),thachthao999 (30-05-2012),vincenterkim (30-05-2012),windy (30-05-2012)

  3. #2
    Mai Tín's Avatar
    Trạng thái :   Mai Tín đã thoát
    Tham gia : Apr 2012
    Bài gửi : 561
    Tên Thánh:
    Martino (3/11)
    Tên thật:
    NVT
    Đến từ: Vũng Tàu
    Sở thích: Du lịch, âm nhạc, đọc sách...
    Nghề nghiệp: ...
    Cảm ơn
    2,205
    Được cảm ơn 4,123 lần
    trong 689 bài viết
    Bạn nào thích nghe cha Piô Ngô Phúc Hậu giảng, mời vào link sau:
    https://2010menchuayeunguoi.blogspot....n-giao-la.html

  4. 8 thành viên đã cảm ơn Mai Tín vì bài viết này:

    Benedictus (30-05-2012),Cát Bụi (31-05-2012),Hạt Mầm (30-05-2012),maria_thtruc (30-05-2012),Ngôi Sao (30-05-2012),Pere Joseph (30-05-2012),Phù thủy nhỏ (31-05-2012),Phero_Hau (09-06-2012)

  5. #3
    Benedictus's Avatar
    Trạng thái :   Benedictus đã thoát
    Tham gia : Dec 2010
    Bài gửi : 147
    Tên thật:
    Lê Hoàng Hải
    Đến từ: Gx Phong Hòa, Gp Vĩnh Long
    Sở thích: ăn và ngủ
    Nghề nghiệp: lăng xăng
    Cảm ơn
    619
    Được cảm ơn 908 lần
    trong 147 bài viết
    Lâu rồi không được đọc bài viết mới của Cha Pi-ô, thấy thiếu thiếu gì đấy, nay được bạn Mai Tín chia sẻ lên thật thấy mình may mắn quá.
    Cảm ơn bạn rất nhiều.
    Xin Chúa chúc lành cho bạn nha!

  6. 5 thành viên đã cảm ơn Benedictus vì bài viết này:

    Hạt Mầm (30-05-2012),Mai Tín (30-05-2012),Pere Joseph (30-05-2012),Phù thủy nhỏ (31-05-2012),Phero_Hau (09-06-2012)

  7. #4
    Mai Tín's Avatar
    Trạng thái :   Mai Tín đã thoát
    Tham gia : Apr 2012
    Bài gửi : 561
    Tên Thánh:
    Martino (3/11)
    Tên thật:
    NVT
    Đến từ: Vũng Tàu
    Sở thích: Du lịch, âm nhạc, đọc sách...
    Nghề nghiệp: ...
    Cảm ơn
    2,205
    Được cảm ơn 4,123 lần
    trong 689 bài viết

    Cha Piô Ngô Phúc Hậu

    Cha Ngô Phúc Hậu còn có một tên gọi thân thương khác là "Anh Tám Hậu". Mà đúng là cha hay "tám" thật. Một cách "tám" rất duyên, rất đơn sơ, mộc mạc.
    Linh mục Ngô Phúc Hậu sinh năm 1936 tại tỉnh Phú Thọ thuộc giáo phận Hưng Hóa, tu học ở đại chủng viện Thánh Tôma và đại chủng viện Thánh Giu-se, Sài Gòn. Sau khi thụ phong linh mục năm 1964 tại Cần Thơ, linh mục Ngô Phúc Hậu làm hiệu trưởng Trung Học Đồng Tâm, Cần Thơ (1967 – 1971), sau đó đi truyền giáo ở Năm Căn và các vùng phụ cận thuộc Cà Mau. Từ 1994, linh mục Hậu làm chánh xứ Cái Rắn, Cà Mau.
    Linh mục Ngô Phúc Hậu có lối nói dí dỏm và chân tình khiến người đối thoại lắng nghe và dễ cảm thông. Dù sinh ở đất Bắc, nhưng lớn lên ở trong Nam, làm việc, tiếp xúc hòa mình với cuộc sống bữa đói bữa no của người dân quê chất phác, linh mục đã học, sống, nghĩ và nói như họ.
    Dưới đây là vài mẫu chuyện nhỏ nghe được trong chuyến "Hai Lúa đi lạc sang Hoa Kỳ", trích từ các điện thư của anh Trần Ngọc Chánh gởi thân hữu các nơi:
    • Cha đi máy bay có mệt không?
    Hỏi như vậy là xúc phạm. Trâu làm gì biết mệt mà hỏi.
    • Cha sợ cái nóng xứ cao bồi Texas?
    Dư sức qua cầu.
    • Cha ngán cái lạnh của Minnesota?
    Nước đá lạnh 0 độ, cho vào miệng đã muốn chết. Tại sao không cho da thịt của mình được thuởng thức cái đã đó?
    (Ước gì anh Tám lưu lại tiểu bang Minnesota đến tháng 12, tháng 1, 2… để có dịp thưởng thức "cái đã" của thời tiết nơi đây!)
    • Đi Mỹ, linh mục chỉ mang theo hai bộ đồ để thay đổi. Hỏi sao cha mang ít quá vậy?
    Mang nhiều phiền hơn mang ít.
    • Anh em đưa cha đi ăn phở. Cha hỏi một tô giá bao nhiêu. Khi nghe trả lời… 5, 6 đô la…
    Thôi, chờ lúc tôi về Việt Nam hãy ăn. Bên đó một tô phở chỉ 50 xu.
    • Cha sẽ đi không ngừng nghỉ gần trọn ba tháng. Liệu cha có đủ sức khỏe để đi không?
    Tôi khỏe lắm. Đi máy bay, đi xe hơi đâu có làm khổ tôi nổi!
    (Được biết anh Tám Hậu vẫn còn có thể lội bộ băng đồng băng ruộng đi thăm giáo dân, mỗi bận đi về hơn ba tiếng đồng hồ.)


    Thấy mọi người cứ lo lắng sợ Hai Lúa đi mình ên chỗ này chỗ nọ, bị lạc rồi bị mấy cô Mỹ tóc vàng bắt cóc, linh mục pha trò:
    - Mình chưa phải là Hai Lúa, mới có Một Rưỡi Lúa thôi… Lần trước đi Thái Lan, tiếng Thái mình không biết. Còn dân Thái vừa không biết tiếng Việt, vừa không biết tiếng Anh. Máy bay lại tới trễ… Vậy mà quơ tay múa mồm, bác tài taxi vẫn đưa mình đến đúng địa chỉ được. Ở bên này tiếng Anh mình OK… Không cách gì mà đi lạc cho được!

    (Tháng 8-2004, linh mục Ngô Phúc Hậu cùng với linh mục Nguyễn Văn Nam và linh mục Hoàng Hôn đi thăm một vài địa điểm hoạt động truyền giáo của dòng Maryknoll ở Thái Lan, theo lời mời của anh chị Michael Thái Bình đang truyền giáo bên đó).
    Những mẫu chuyện nhỏ trên đã nói lên con người thật tình, chất phác của nhà truyền giáo Ngô Phúc Hậu. Nói chuyện với linh mục, người đối thoại cảm thấy "bị lây" bởi đức tính lạc quan yêu đời, lối sống phó thác và vững tin nơi Thiên Chúa của linh mục. Cuộc đời lặn lội đi truyền giáo hơn 30 năm đã cung cấp cho anh Tám Hậu nhiều chuyện để kể và người nghe muốn nghe hoài, không chán. Sống như anh… đây mới thật là một gương sáng.


    Mình có duyên được gặp ngài một lần duy nhất vào năm 2009 tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Sài Gòn. Gọi là "gặp", vì lần đó lên thành phố thăm bạn, trúng vào dịp cha Hậu được mời đến nói chuyện tại Trung tâm. Bạn mình rủ mình đi, và mình chỉ được ngó ngài từ xa thôi.
    Có rất nhiều câu hỏi được gởi cho cha, xin cha giải đáp. Cứ ngỡ cha sẽ dùng những từ ngữ "thần học cao siêu". Nhưng không, bằng chất giọng của một "ông già miền Bắc", pha lơ lớ chất giọng của "anh Tám miền Tây", cha dùng những câu chuyện, những lời nói, và vẽ những hình ảnh rất dí dỏm lên bảng, để hóa giải những vấn đề tưởng như gai góc, khó trả lời.
    Cha Hậu tuổi Tý, nhưng ngài lại ví ngài như...con trâu: "Làm hoài, làm đến chết vẫn chỉ là muối bỏ biển. Số người nghèo thì nghèo thêm… Làm được (bao) nhiêu thì hay (bấy) nhiêu. Chết bỏ, nghỉ khỏe. Ta là trâu, Chúa là thợ cày. Trâu kéo cày, Chúa sắm cày. Chúa không sắm cày thì trâu nghỉ…"
    Dáng người cha nhỏ bé, khiêm cung lắm. Ai gặp cha sẽ mến ngay. Từ một linh mục miền Bắc, ngài xung phong đi truyền giáo ở vùng Năm Căn, và cuộc đời ngài đã gắn liền với vùng đó suốt hơn 25 năm, từ cái thuở vùng đất còn hoang sơ, "khỉ không dám ho, cò không dám gáy". Những năm tháng truyền giáo, người ta hay hỏi cha Hậu: "Cha xây được bao nhiêu cái nhà thờ rồi?". Ngài đáp: "Chòi thờ thì có, nhà thờ thì không". Thật ra, ước mơ đời ngài là xây nhưng nhà thờ tâm hồn chứ không phải xây những nhà thờ vật chất. Việc đó cần, nhưng chắc Chúa muốn dành cho người khác làm.

    Mai Tín


    Thay đổi nội dung bởi: Mai Tín, 30-05-2012 lúc 07:24 PM

  8. 8 thành viên đã cảm ơn Mai Tín vì bài viết này:

    allihavetogive (30-05-2012),Cát Bụi (31-05-2012),Hạt Mầm (30-05-2012),Ngôi Sao (30-05-2012),Pere Joseph (30-05-2012),Phù thủy nhỏ (31-05-2012),Phero_Hau (09-06-2012),Teresa Nhỏ Bé (31-05-2012)

  9. #5
    Mai Tín's Avatar
    Trạng thái :   Mai Tín đã thoát
    Tham gia : Apr 2012
    Bài gửi : 561
    Tên Thánh:
    Martino (3/11)
    Tên thật:
    NVT
    Đến từ: Vũng Tàu
    Sở thích: Du lịch, âm nhạc, đọc sách...
    Nghề nghiệp: ...
    Cảm ơn
    2,205
    Được cảm ơn 4,123 lần
    trong 689 bài viết

    Cha Piô Ngô Phúc Hậu

    Tác Phẩm

    Dù luôn bận rộn trên cánh đồng truyền giáo, linh mục Ngô Phúc Hậu vẫn tìm được thời giờ ghi lại những cảm nghĩ, ưu tư của mình về những vấn đề đạo, đời gặp phải hàng ngày trong hoạt động truyền giáo, tích cực hay tiêu cực. Cho đến nay, ba tác phẩm đã ra đời với mục đích để chia sẻ:
    - Nhật Ký Truyền Giáo , xuất bản lần đầu tại Sài Gòn năm 1996 và in ba lần ở Hoa Kỳ 1999, 2000, 2006.
    - Viết Cho Em , Sài Gòn, 2002.
    - Nhật Ký Đức Giê-su , Sài Gòn, 2005.


    Tác phẩm thứ tư, Dấu Chân Của Thầy , sắp hoàn tất, là tập sách suy niệm về cuộc đời truyền giáo của Chúa Giê-su.
    Sau chuyến đi Hoa Kỳ của Hai Lúa, linh mục Ngô Phúc Hậu hy vọng thấy nhiều, nghe nhiều, dù khả năng nghe thấy chỉ còn phân nửa, để viết thêm một quyển sách nữa.
    Nhật Ký Truyền Giáo
    Tác phẩm đầu tay của linh mục Ngô Phúc Hậu là tập hợp những suy tư, khắc khoải của một nhà truyền giáo Việt Nam ở vùng Cà Mau từ năm 1971. Những chuyện buồn vui hằng ngày, những khó khăn, thử thách được ghi lại trung thực. Những vấn đề căn bản của việc truyền giáo ở Việt Nam được tác giả thẳng thắn đề cập tới như đi tìm thợ gặt, tìm chiên lạc, áo thầy tu, giữ chay, hội nhập văn hoá, công bằng xã hội, đến với người nghèo, nhà thờ, linh mục của ai… khiến người đọc bị đánh động và suy nghĩ. Tác giả có một cái nhìn xác thực và nhân bản về truyền giáo: Phải xây dựng con người trước!
    Trong khi nhiều giáo sĩ truyền giáo bằng cách xây dựng những nhà thờ lộng lẫy, nguy nga, đồ sộ để Thiên Chúa có nơi thờ phượng xứng đáng, thì linh mục Ngô Phúc Hậu truyền giáo bằng cách âm thầm xây dựng con người để họ có cơ hội có một đời sống xứng đáng với con người hơn. Những câu chuyện thực tế cộng với lối hành văn giản dị đã tạo nên sức hút mãnh liệt khiến nhiều người khi đã bắt đầu đọc Nhật Ký Truyền Giáo cứ muốn đọc tiếp cho đến trang cuối cùng.
    Phải nói NKTG có sức kết hợp lạ kỳ. Nhiều anh chị em chưa gặp tác giả, cũng không quen biết nhau, nhưng nhờ có duyên đọc NKTG mà kết hợp lại để yểm trợ và quảng bá công tác truyền giáo của tác giả.
    "Mình đã đọc cuốn " Dấu chân của Thầy". Nó là một cuốn Phúc âm không chỉ để đọc mà là để sống." (Teresa Hiền)
    Viết Cho Em
    Qua "Viết Cho Em" linh mục Ngô Phúc Hậu chứng tỏ là một nhà tâm lý giáo dục thật sâu sắc. "Em" là những nhân vật linh mục gặp trên đường đời với tư cách là nhà giáo hoặc người đi truyền đạo Chúa, rao giảng Tin Mừng. "Em" là người đang có vấn đề khó khăn trong cuộc sống đang cần lời khuyên, giúp cách giải quyết, đủ lứa tuổi, đủ thành phần, từ thiếu niên 15, 16 tuổi đến người làm cha mẹ, nam có, nữ có… Mỗi lá thư, mỗi câu chuyện là một vấn đề xã hội đáng được quan tâm, từ chuyện tình yêu, tình dục giữa nam nữ, lấy nhau vì tình hay vì tiền… đến chuyện nuôi con, cai sữa, dạy dỗ, từ chuyện bất hòa giữa vợ chồng, ly dị đến chuyện số phận con gái đi lấy chồng nước ngoài, chuyện làm ăn thua lỗ rồi sinh buồn chán đến gương sống can đảm của người tật nguyền… Mỗi câu chuyện là một hình ảnh, một thực tế sống động của xã hội hôm nay. Mỗi lá thư là một chân tình chia sẻ, thể hiện một quả tim biết chạnh lòng thương, đồng cảm với người trong cuộc.
    "Em cũng đã đọc cuốn "Viết cho em" do Ngài viết.
    Hay tuyệt!
    Rất gần gũi với đời thường.
    Đọc một lần là ghiền lun đó: laughs!" (Haixuanvt)

    Nhật Ký Đức Giêsu
    Như lời tác giả ghi trong phần Lời Trần Tình : "Nhật Ký Đức Giêsu chỉ là một thể cách nguyện gẫm của tác giả. Đó là những khoảnh khắc tác giả tưởng nhớ về Đức Giêsu, Thầy Chí Thánh của mình. Đó cũng là cách mà những đứa con đi xa tưởng nhớ về người mẹ đang sống trong căn nhà thân quen, với những sinh hoạt gần như không thay đổi. Mẹ đang đưa võng... Đứa con tưởng thế là đúng... có thể không đúng... nhưng thấy lòng ấm áp lạ thường!"
    Nhật Ký Đức Giêsu gồm 69 đoạn, mỗi đoạn là một ngày ghi lại những nguyện gẫm của linh mục Ngô Phúc Hậu về Đức Giêsu, những sự việc, biến cố xảy ra trong ba năm đi rao giảng Tin Mừng cũng như thời gian 30 năm trước đó, như đã được ghi lại trong các Phúc Âm: từ lúc sinh ra trong hang đá bò lừa... đi hành hương ở đền thánh Jêrusalem, đàm đạo với các tôn sư... đến khi mở đầu sự nghiệp truyền giáo với người phụ nữ Samari trên thành giếng Giacóp... bị đóng đinh chịu khổ hình trên thập giá, chịu chết, sống lại, rồi về Trời. Nói khác, Nhật Ký Đức Giêsu là những dòng cảm nghĩ của tác giả về các sự việc xảy ra trong cuộc đời dương thế của Đức Giêsu, nhất là 3 năm truyền giáo cuối đời.
    Mong rằng cả người viết lẫn người đọc đều trở thành bạn đồng môn ngồi xung quanh Đức Giêsu, Thầy Chí Thánh..., Thầy dễ thương lạ lùng! (Lời trần tình của Lm. Piô Ngô Phúc Hậu)
    Công Tác Truyền Giáo
    Tác phẩm/sách là đứa con tinh thần hình thành sau nhiều năm tháng cưu mang. Nhưng đối với nhà truyền giáo, chính những mảnh đời tan vỡ trở nên lành, những người khốn cùng, tuyệt vọng được nâng đỡ làm lại cuộc đời, những con chiên lạc tìm gặp mang về… mới thật sự là những tác phẩm tuyệt vời.
    Linh mục Ngô Phúc Hậu bận rộn suốt ngày với các công tác dạy giáo lý, rửa tội, thêm sức, thăm viếng, giúp đỡ người nghèo khó, tật nguyền, xây cất nhà cho dân nghèo, xây cầu, đắp đường, cất trường học… Những công tác xã hội, từ thiện, bác ái… anh Tám Hậu làm cho tất cả mọi người, không phân biệt lương giáo…
    Khi linh mục Ngô Phúc Hậu nhận bài sai đến Cái Rắn năm 1994, cả vùng chỉ có 501 người công giáo lớn nhỏ. Hiện nay con số đã hơn 2500 và lúc nào cũng có đông người dự tòng đang theo học đạo, trong số đó có cả cựu chiến binh ở địa phương.
    "Nhiều người ngoại xin mở khóa để họ đi học. Có một số thân hào nhân sĩ rủ nhau đến xin cho họ một ngày để tìm hiểu đạo." (Thư ngày 25-12-2005, Phụ Trang, sđd)
    Như lời vị Hồng Y Bỉ Leon Joseph Suenens, một trong những nhân vật lãnh đạo tài ba của Công Đồng Vaticano II, đã nói: "Ngày trọng đại nhất trong cuộc đời của một giáo hoàng không phải là ngày được bầu chọn để lãnh đạo giáo hội, nhưng chính là ngày ngài được rửa tội", nhà truyền giáo Ngô Phúc Hậu đã thật sự mang lại ngày trọng đại đó cho nhiều người ở vùng Năm Căn, Cái Rắn. Ngày 10 tháng 8 vừa qua, khoảng 200 em thiếu nhi từ các kinh xung quanh Cái Rắn đã lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy. "Mùa gặt" mới đích thực là niềm vui to lớn nhất của người đi truyền giáo.
    Cụ già quê mùa thân thương này được bà con ở Cái Rắn gọi bằng cái tên thương lắm: Ông Cố. Già, trẻ, lớn bé gì cứ gọi ông là Ông Cố tuốt. Chẳng phải ông làm ông cố rồi ăn trên ngồi chốc, chuyên ngồi "chiếu trên" người ta đâu. Ông chỉ là ông cố sở một họ đạo bé nhỏ nghèo hèn. Suốt cuộc đời ông cứ mãi lầm lũi, lặng lẽ để làm chút gì đó cho Cái Rắn và rồi lặng lẽ và lầm lũi ấy mang về cho ông những bó lúa mộc mạc, đơn sơ và chân thành...

    Ông Cố Pi-ô hay tâm sự: khi nào Cái Rắn có người cộng tác, có người kế nghiệp, thì ông sẽ đi tiếp vào những dòng kênh, những con rạch, ở đó vẫn còn rất nhiều người chưa thấy, chưa nghe được Tin Mừng. Biết điều này, lắm kẻ lắc đầu cho Ông Cố là dở hơi, là... man man, ai cũng muốn "ngồi mát ăn bát vàng", còn Ông Cố lại làm chuyện ngược đời. (Trích "Cái Rắn, Mùa Gặt Trái Mùa," An Mai, Ephata 278, tháng 8-2006)
    Dưới đây là một số thành quả hơn 10 năm truyền giáo ở địa điểm Cái Rắn, Cà Mau:
    • 1994 – 2006: Rửa tội khoảng 2000 người
    • Làm lộ bê-tông cho trẻ em có thể đạp xe đi học: 4.790m
    • Xây 20 cây cầu bắc qua rạch, đào gần 200 giếng nước
    • Xây "nhà tình thương" cho người nghèo khổ: 60 căn nhà
    • Xây một tổ y tế: chi phí hàng năm 100 triệu đồng Việt Nam, khoảng $6.700 USD.
    • Cấp học bổng cho học sinh nghèo: 200 triệu đồng Việt Nam, khoảng $13.400 USD/năm.

    Là môn đệ trung thành với lời dạy của Thầy Chí Thánh, linh mục Ngô Phúc Hậu đi, đi mãi, đi không ngừng nghỉ... Đến bất cứ đâu, mối quan tâm hàng đầu của linh mục cũng là xây dựng con người trước, làm nền tảng cho hạt giống Tin Mừng nẩy mọng, kết hoa, sinh trái. Và nhờ sống hòa đồng với quần chúng, giáo dân, Anh Tám Hậu có những nhận xét rất tinh tế về những bất công xã hội, về đời sống lao động nhọc nhằn của những người tay làm hàm nhai để cảm nhận ra giáo hội Chúa Giêsu không có con đường chọn lựa nào khác hơn là giáo hội của những người nghèo khó, bị áp bức, thế cô..., không phải qua lời rao giảng mà bằng chính hành động và đời sống của những người chọn con đường theo Thầy.
    Cà Mau, … 1984
    Reng… Reng… Reng…
    Ba hồi chuông thật dài làm náo động cả nhà xứ. Người bấm chuông kiểu này phải là người thân nhất. Vậy chắc là anh Ba Hiến và anh Mười Râu rồi. Mình vội vàng chạy xuống cầu thang nhanh như đá chuồi. Cánh cửa mở toang...

    - …???
    - Ông cha cho tôi ít trăm mua cơm ăn. Đói quá rồi!
    - Số của anh là số xui! Nếu hôm qua anh tới đây thì tôi còn có chút ít cho anh. Hôm nay thì tôi không còn một đồng xu dính túi.
    - Đ. m. làm cha mà không có tiền hả?
    Người đàn ông ném cho mình một cái nhìn hận thù rồi quay gót.
    Bị chửi quá bất ngờ, mình không kịp cảm thấy tủi nhục, cứ đứng ra như trời trồng.
    Mình không có tiền, đó là sự thật, nhưng một sự thật khó tin. Trong túi không còn một đồng xu, nhưng mình vẫn mang kiếng gọng Đức trị giá gần hai trăm ngàn; trên cổ tay vẫn ngự trị một cái đồng hồ Seiko 5 trị giá hơn một chỉ vàng; mình vẫn đang sống trong biệt thự cổ có nhiều tiện nghi… Mình vẫn thương người nghèo và vẫn giúp đỡ người nghèo, khi thì một bộ quần áo, khi thì một vài ngàn, khi thì vài chục ngàn…, nhưng chưa bao giờ mình phải nhịn ăn, nhịn mặc vì người nghèo. Như vậy có nghĩa là mình chỉ mới cho người nghèo những cái dư thừa, chứ chưa dám chia sẻ những cái cần thiết. Mình chỉ mới dám SỐNG CHO người nghèo mà chưa đủ can đảm để SỐNG VỚI người nghèo. SỐNG VỚi người nghèo mới là SỐNG CHO đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất. Chỉ khi nào mình SỐNG VỚi người nghèo, mới cảm nghiệm được thân phận của người nghèo và mới cảm thấy cần phải giải phóng người nghèo khỏi tình trạng nghèo. Ba phần tư nhân loại vẫn sống nghèo. Và nghèo vẫn là một trọng tội, vì nghèo sinh ra dốt nát, vì nghèo sinh ra bần tiện và tình trạng mất nhân phẩm.
    Mình sẽ không bao giờ có nhiều tiền để chấm dứt tình trạng nghèo. Mình cũng không đủ can đảm đề SỐNG VỚI người nghèo. Mình không phải là linh mục CỦA người nghèo, không phải là linh mục CHO người nghèo và không là linh mục VỚI người nghèo. Vậy mình là linh mục của ai? Có lẽ lương tâm mình sẽ cắn rứt cho đến chết. (" Linh Mục Của Ai? " sđd, tr. 52-53)
    Một con én không làm nên mùa Xuân! Nhưng con én Ngô Phúc Hậu đã và đang đem lại mùa Xuân cho nhiều mảnh đời kém may mắn, sinh ra dưới ngôi sao xấu trên vòm trời Năm Căn, Cái Rắn… ở Cà Mau. Lúa chín đầy trên cánh đồng truyền giáo. Dự định của anh Tám Hậu còn nhiều… Anh Tám không thể làm một mình…
    Nói theo lời linh mục Phêrô Trần Thế Tuyên, linh mục Piô Ngô Phúc Hậu "có số truyền giáo" và chúng ta "có số ngắm truyền giáo." Ngắm hoài, nhìn mãi…nếu chán, xin mời nhập cuộc, mỗi người một tay, góp gió thành bão…
    Xin nhại ý lời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong bài "Diễm Xưa" gởi bạn đọc đồng cảm:
    Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
    Để người truyền giáo quên mình cô đơn.
    Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
    Để người nghèo khó quên mình khổ đau.

    Cầu Thiên Chúa cho anh Tám Hậu sức khỏe của con trâu cui, kéo cày không biết mệt trên cánh đồng truyền giáo mênh mông…
    Cánh đồng truyền giáo mênh mông… Cầu Thiên Chúa ban cho Giáo Hội thật nhiều con trâu kéo cày khỏe như anh Tám Hậu.


    Trích SỨ MỆNH GIÁO DÂN

    MaiTín


  10. 5 thành viên đã cảm ơn Mai Tín vì bài viết này:

    Hạt Mầm (30-05-2012),Ngôi Sao (30-05-2012),nguahoangtvt (08-06-2012),Phù thủy nhỏ (31-05-2012),Phero_Hau (09-06-2012)

  11. #6
    Mai Tín's Avatar
    Trạng thái :   Mai Tín đã thoát
    Tham gia : Apr 2012
    Bài gửi : 561
    Tên Thánh:
    Martino (3/11)
    Tên thật:
    NVT
    Đến từ: Vũng Tàu
    Sở thích: Du lịch, âm nhạc, đọc sách...
    Nghề nghiệp: ...
    Cảm ơn
    2,205
    Được cảm ơn 4,123 lần
    trong 689 bài viết

    Cha Piô Ngô Phúc Hậu



    Cha Piô Ngô Phúc Hậu tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Sài Gòn năm 2009
    (Ảnh: Phạm Ngọc Đức)

    Dù là ai, đã sống trên cõi đời, cũng không qua khỏi vòng sinh, lão, bệnh, tử.
    Cha Hậu cũng thế.
    Năm nay, Anh Tám đã là cụ già gần 80 rồi, và như lời cha nói: "Mình không phải là superman. Qua những năm tháng làm việc, Chúa cũng tặng cho vài tì vết trên thân xác. Tóc bạc, tai bên phải điếc 75%, mắt đui một con, con kia thì loạn nhưng mang kiếng thì thấy cả sợi râu của người đối diện. Cơ bắp thì còn.. đánh lộn được…"
    Thế đấy, nói về bệnh tật thân xác mà cha cứ vẫn lạc quan tếu. Thương quá!
    MaiTín
    Thay đổi nội dung bởi: Mai Tín, 30-05-2012 lúc 07:55 PM

  12. 8 thành viên đã cảm ơn Mai Tín vì bài viết này:

    Cát Bụi (09-06-2012),Hạt Mầm (30-05-2012),Ngôi Sao (30-05-2012),nguahoangtvt (08-06-2012),Phù thủy nhỏ (31-05-2012),Phero_Hau (09-06-2012),Teresa Nhỏ Bé (31-05-2012),windy (30-05-2012)

  13. #7
    Mai Tín's Avatar
    Trạng thái :   Mai Tín đã thoát
    Tham gia : Apr 2012
    Bài gửi : 561
    Tên Thánh:
    Martino (3/11)
    Tên thật:
    NVT
    Đến từ: Vũng Tàu
    Sở thích: Du lịch, âm nhạc, đọc sách...
    Nghề nghiệp: ...
    Cảm ơn
    2,205
    Được cảm ơn 4,123 lần
    trong 689 bài viết

    Cha Piô Ngô Phúc Hậu

    Một trong những câu chuyện ngắn ngắn của cha Phúc Hậu, được ngài kể trong các bài giảng, khi đọc, đáng để mỗi người suy nghĩ.
    Mai Tín xin trích đăng hầu các bạn.

    KHOE ĐẠO - LM. Piô Ngô Phúc Hậu

    Năm 1989, mình về thăm quê hương Hiền Quan, sau 37 năm xa cách. Mình đi thật nhiều, để “trả thù” 14 năm bó cẳng ở Cà Mau. Mình đến thăm một họ đạo nhỏ bé : giáo dân chỉ có chừng 200 nhân danh. Nhà thờ nhỏ xíu, mái ngói rêu phong, vách ván mốc thếch, tượng Chúa và các Thánh sơn phết tèm lem, chân đèn tróc sơn loang lổ như làn da ghẻ lở. Ông trưởng ban hành giáo ngỏ lời với mình :
    - Cha ở trong Nam ra, xin cha sắm cho chúng con một bộ Kèn Tây.
    - Nghèo thì lo cơm ăn áo mặc, sắm Kèn Tây làm chi. Và còn phải lo truyền giáo chứ.
    - Mình phải hơn người ngoại, thì người ngoại mới theo đạo mình.
    - Như vậy là khoe đạo chứ không phải là truyền đạo đâu.
    Ông trưởng ban hành giáo cười trừ và làm thinh.

    Năm 1978, giáo dân từ Hà Nam Ninh dắt díu nhau vào thành lập nông trường U Minh. Có cơm ăn, có áo mặc, nhưng thiếu nhà thờ và thiếu thánh lễ. Bức xúc chịu không được, một ông cao niên đến gặp mình.
    - Con xin phép lạy cha. Xin cha giúp đỡ để chúng con có nhà thờ, có cha xứ và có Thánh lễ. Chúng con tưởng rằng trong này thì thiếu gì nhà thờ. Ai ngờ… đồng không mông quạnh. Ở quê con, nhà thờ to lắm chứa được cả triệu người ấy.
    - Theo luật xây dựng, nhà thờ chứa được một triệu người, thì phải có diện tích một triệu mét vuông. Một triệu mét vuông tức là một cây số vuông đấy.
    - Xã của chúng con toàn tòng Công giáo, không có một người ngoại nào chen vào được.
    - Như vậy là men không chịu ở với bột. Men để trong chai, trong bọc nilông. Men ấy sẽ mốc.
    Mình nói thế mà ông cao niên không hiểu. Ông cứ tủm tỉm cười, cười một cách mãn nguyện.
    ƒ
    Ba người lạ mặt đi xe ôm đến thăm mình. Lịch sự. Sáng láng. Mình ở vùng sâu vùng xa mà có khách đến thăm thì thích lắm. Ai ngờ.
    - Họ đạo chúng tôi mới xây xong nhà thờ, còn thiếu cái tháp. Xin cha giúp chúng con với.
    - Các ông xây mấy tháp và tháp cao bao nhiêu ?
    - Chúng con xây hai tháp y như Nhà thờ Chính Tòa Sài Gòn.
    - Họ đạo các ông có bao nhiêu giáo dân ?
    - Chúng con có bốn trăm.
    - Có bốn trăm giáo dân mà xây nhà thờ lớn làm chi ?
    - Không xây thi thua người ta sao. Giáo họ nào cũng phải có nhà thờ. Nhà thờ nào cũng phải có tháp. Tháp nào cũng phải có chuông. Hai ba chuông.
    Mình coi bản thiết kế. Hai tháp chuông cao hai mươi mét. Mình nhỏ nhẹ tâm sự :
    - Cái Rắn tôi vẫn chưa có tháp, thì làm sao tôi giúp các ông xây tháp được. Ở đây có nhiều người nghèo quá, giúp cơm áo cho người nghèo chưa xong, thì lấy tiền đâu mà giúp các ông xây tháp.
    Mình chỉ trao cho họ vài trăm ngàn để trả tiền xe ôm. Họ ra về. Buồn man mác. Đành phải vậy thôi.

    Cách nay một nửa thế kỷ mình chứng kiến một cảnh rước kiệu Đức Mẹ thật hoành tráng : kiệu thì sơn son thếp vàng; người đi kiệu thì trùng trùng điệp điệp; cờ xí thì hằng hà sa số, tung bay phất phới; kèn đồng thổi lên nghe như sấm như sét…
    Đoàn người đi kiệu chiếm hết lòng đường quốc lộ. Xe cộ ùn tắc như một bãi ốc bươu vàng. Tài xế và hành khách trên xe đò đều thở dài ngao ngán. Vài người thiếu tế nhị văng tục um sùm.
    Mình ngồi trên xe vừa nghe hành khách chửi thề vừa nghe tiếng cầu kinh của đoàn người đi kiệu. Chẳng biết nên vui hay nên buồn. Người đi kiệu thì hãnh diện vô cùng. Người ngồi trên xe thì ấm ức quá chừng.
    ***
    Bây giờ ngồi nghĩ lại chuyện xưa, mình thấy bối rối quá chừng. Mình sực nhớ dụ ngôn “Men trong bột”. Áp dụng vào văn hóa Việt Nam, mình đặt tên là “Men trong nếp”.
    Để men biến thành cơm rượu, men phải có ba điều kiện : chỉ là một thiểu số; trộn đều trong nếp; âm thầm trong bóng tối.
    Nhưng tiếc thay, đồng đạo của mình không muốn làm men theo những điều kiện trên. Chính vì thế :
    Œ Họ hãnh diện khoe : “ Xã tôi toàn tòng Công giáo, không có người ngoại đạo nào chen vào được”. Mình liên tưởng đến hũ cơm rượu ở nông thôn miền Nam. Nếu men không chịu trộn đều trong nếp thì : nếp bị thiu, men bị mốc. Họ đạo thì vẫn còn đó với nhà thờ hoành tráng và kinh kệ rền rĩ. Nhưng Đức Giêsu thì không thấy đâu. Mình đan cử một chuyện đã xảy ra tại một gíáo xứ kia :
    Có một bà góa chửa hoang. Thế là vè vãn được sáng tác tràn lan. Trẻ con nghêu ngao đọc vè để chế giễu. Ông chánh trương tổ chức một buổi họp để giải quyết chuyện chửa hoang này. Ông nói với đứa con trai của bà góa : “Mày phải nhớ rắng : bây giờ mày là chủ của cái nhà này chứ không phải mẹ mày, bởi vì mày phải nuôi mẹ mày đi để giữ lấy gia phong”.
    Mình tự hỏi, nếu Đức Giêsu có mặt ở đó, thì Ngài có giải quyết như thế không? Chắc chắn là không. Ngược lại, Ngài sẽ bảo ông chánh trương : Nếu ông sạch tội, thì hãy đuổi người đàn bà này đi.
    Mình tự nghĩ, ông chánh trương này là tín đồ đạo Nho chứ không phải là Kitô hữu. Ông hành xử theo quan niệm Nho giáo : đàn bà có ba cái “theo”, theo cha, theo chồng, theo con.
    Cả họ đạo ấy đều theo ý kiến của ông chánh trương. Thế là họ đánh mất Đức Giêsu rồi. Chỉ còn lại Đức Khổng.
     Họ muốn có Kèn Tây, họ muốn có tháp cao và muốn có chuông to, để hơn người ta, để hơn người ngoại. Như vậy là khoe đạo chứ không phải truyền đạo.
    Khoe đạo không làm cho người ngoại mến đạo mà còn làm cớ cho họ ghét đạo. Người khiêm nhu được mọi người quý mến. Người kiêu ngạo bị mọi người ghét bỏ. Đạo cũng vậy.
    Chính vì thế mình chỉ mơ ước một thánh đường đơn sơ, mát mẻ, dễ cầu nguyện, chứ không cần hoành tráng. Mình không thích một áo dài thêu kim tuyến của các bà mệnh phụ. Mình chỉ thích một áo dài trắng đơn sơ của cô nữ sinh, vừa đẹp, vừa dễ thương. Mình thích truyền đạo chứ mình không thích khoe đạo.
    Nguồn: Bài giảng Chúa Nhật
    TGP/SG tháng 10/2011



  14. 6 thành viên đã cảm ơn Mai Tín vì bài viết này:

    Cát Bụi (09-06-2012),Hạt Mầm (08-06-2012),nguahoangtvt (08-06-2012),Phù thủy nhỏ (31-05-2012),Phero_Hau (09-06-2012),vincenterkim (08-06-2012)

  15. #8
    Trạng thái :   windy đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 54
    Tên Thánh:
    Anne
    Tên thật:
    Gió
    Đến từ: SP
    Sở thích: đọc sách
    Nghề nghiệp: lang thang
    Cảm ơn
    40
    Được cảm ơn 482 lần
    trong 94 bài viết
    Với lời văn đơn giản bình dị mộc mạc đã di vào lòng người , 1 chút hóm hỉnh lối viết văn cha đưa đạo vào đời sống người dân rất nhẹ nhàng làm cho mọi người thích thú nể phục. Nguyện xin Chúa ban cho Ngài sức khỏe tôt để hoàn thành công việc Chúa giao đem Chúa đến mọi ngưởi.

  16. 6 thành viên đã cảm ơn windy vì bài viết này:

    Hạt Mầm (08-06-2012),Mai Tín (30-05-2012),Ngôi Sao (30-05-2012),Phù thủy nhỏ (31-05-2012),Phero_Hau (09-06-2012),Teresa Nhỏ Bé (31-05-2012)

  17. #9
    Mai Tín's Avatar
    Trạng thái :   Mai Tín đã thoát
    Tham gia : Apr 2012
    Bài gửi : 561
    Tên Thánh:
    Martino (3/11)
    Tên thật:
    NVT
    Đến từ: Vũng Tàu
    Sở thích: Du lịch, âm nhạc, đọc sách...
    Nghề nghiệp: ...
    Cảm ơn
    2,205
    Được cảm ơn 4,123 lần
    trong 689 bài viết
    Trích Nguyên văn bởi windy Xem bài viết
    Với lời văn đơn giản bình dị mộc mạc đã di vào lòng người , 1 chút hóm hỉnh lối viết văn cha đưa đạo vào đời sống người dân rất nhẹ nhàng làm cho mọi người thích thú nể phục. Nguyện xin Chúa ban cho Ngài sức khỏe tôt để hoàn thành công việc Chúa giao đem Chúa đến mọi ngưởi.
    Bạn hãy cố gắng mua cho mình một trong những tác phẩm của cha Phúc Hậu nhé!

  18. 3 thành viên đã cảm ơn Mai Tín vì bài viết này:

    Hạt Mầm (08-06-2012),Phù thủy nhỏ (31-05-2012),Phero_Hau (09-06-2012)

  19. #10
    Hạt Mầm's Avatar
    Trạng thái :   Hạt Mầm đã thoát
    Tham gia : Jul 2010
    Bài gửi : 466
    Tên thật:
    Mầm cô đơn
    Đến từ: Đến từ Kim Long city, đang ở Hàng Xanh
    Sở thích: Thích nói láo nhưng không bao giờ nói xạo
    Nghề nghiệp: Tiến sĩ Ngứa ngáy học
    Cảm ơn
    996
    Được cảm ơn 2,458 lần
    trong 457 bài viết
    Đọc xong câu truyện mới nhất của Cha, đưa ra kết luận cho riêng mình: "Cố gắng nguy hiểm như Cha, hahaha!!!" P.H.
    ~~~~*ILJ*~~~~Lộc xuân 2012~~~~*ILJ*~~~~
    "Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo"
    (Cl 3, 14)
    ~~~~Châm ngôn sống~~~~
    "Mọi âu lo trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em"
    - 1Pr 5, 7 -
    P.H.

  20. 3 thành viên đã cảm ơn Hạt Mầm vì bài viết này:

    Mai Tín (09-06-2012),Ngôi Sao (09-06-2012),Phero_Hau (09-06-2012)

+ Trả Lời Ðề Tài

Chủ đề tương tự

  1. Linh Mục, Tu Sĩ đã làm gì cho giới trẻ?
    By You Are Mine in forum Huấn từ - Sứ điệp cho người trẻ
    Trả lời: 4
    Bài mới gửi: 30-05-2012, 08:16 PM
  2. Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 29-04-2011, 07:30 PM
  3. Chúa Hiển Linh tại Việt Nam
    By halleluyah in forum Suy niệm - Bài giảng
    Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 02-01-2011, 10:48 PM
  4. Chúa Nhật - Chúa Hiển Linh
    By You Are Mine in forum Suy niệm - Bài giảng
    Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 29-12-2010, 08:19 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình