+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Thinh lặng để truyền thông

  1. #1
    Mai Tín's Avatar
    Trạng thái :   Mai Tín đã thoát
    Tham gia : Apr 2012
    Bài gửi : 561
    Tên Thánh:
    Martino (3/11)
    Tên thật:
    NVT
    Đến từ: Vũng Tàu
    Sở thích: Du lịch, âm nhạc, đọc sách...
    Nghề nghiệp: ...
    Cảm ơn
    2,205
    Được cảm ơn 4,123 lần
    trong 689 bài viết

    Thinh lặng để truyền thông


    Anh chat với mình qua Yahoo,
    Anh là người dày dạn, nhiều kinh nghiệm sống, như lời anh nói: "Mình lớn rồi, nên suy nghĩ và hành động cũng trầm hơn". Mình cũng tin thế.
    Anh hỏi mình: "Có biết chủ đề trong ngày Sứ điệp truyền thông của Trung tâm Mục vụ Giáo phận Sài Gòn là gì không?". Mình trả lời: "Dạ không".
    "Đó là: "THINH LẶNG ĐỂ TRUYỀN THÔNG"
    Hay quá!
    Mai Tín xin trích đăng lại bài viết của tác giả Chiên Già. Hy vọng giúp người trẻ chúng mình có thêm những suy tư tích cực.


    Khi nói tới truyền thông, người ta nghĩ ngay đến truyền thông bằng phương tiện lời nói, âm thanh hoặc hình ảnh sống động: những lời nói hấp dẫn, hùng biện; những bản nhạc lôi cuốn, trữ tình; những thước phim kịch tính, lãng mạn… Có mấy ai tưởng tượng được hoặc dám nghĩ đến việc truyền thông bằng sự … thinh lặng!

    Thế mà, Chúa Giêsu đã sử dụng sự thinh lặng như một lợi thế (không kém gì so với lời nói) để truyền thông cho con người nhận biết Dung Nhan của vị Thiên Chúa gần gũi với con người.

    Phúc Âm kể lại rất nhiều lần Chúa Giêsu đã thinh lặng để truyền tải cách hữu hiệu những sứ điệp Tình yêu cho nhân loại:

    1. Đối diện với đám đông đang ào ào, nhốn nháo giận dữ, tố cáo và đòi “chôn sống” người phụ nữ (bị bắt quả tang ngoại tình) dưới trận “mưa” đá mà họ đang nắm chặt trong tay, Chúa Giêsu chọn thái độ thinh lặng.

    Chúa thinh lặng để kêu gọi tấm lòng khoan dung, độ lượng của đám đông. Chúa thinh lặng để chính họ có đủ thời gian để nhìn lại chính con người thật trong họ: cũng bộn bề, ngổn ngang biết bao lỗi phạm!

    Thinh lặng của Chúa giúp hạ nhiệt ngọn lửa quá khích vì Luật vì lệ, giúp hạ xuống những cánh tay đang giương cao những hòn đá “kết án”, những hòn đá sần sùi, nhọn hoắt sắp sửa lao vút khỏi tay của họ giết chết người phụ nữ tội lỗi kia.

    Người phụ nữ run rẩy, nằm bẹp dưới chân Chúa Giêsu, cô không dám ngước nhìn đám đông đang vây chặt lấy cô, cô đang run sợ trước cái chết nhục nhã mà người ta lăm le dành cho cô. Cô cũng không dám nhìn Thầy Giêsu, cô sợ phải nghe lời Ngài phán quyết thuận theo Luật của tổ tiên, đồng tình với thái độ “thanh trừng và sàng lọc cái xấu trong cộng đồng” của đám đông dân chúng kia.

    Chúa thinh lặng để thêm sức cho cô dám ngẩng lên mà nhìn những kẻ hằm hè kết án cô đang lần lượt rút lui, để cô ngẩng lên mà nhìn vào Đấng thương xót và tha thứ cho mình. Chỉ khi tội nhân can đảm và khiêm tốn nhìn lên Đấng sẽ và đã tha thứ cho mình, thì Chúa Giêsu mới lên tiếng mời gọi sự hoán cải: “Thôi chị hãy về đi và đừng phạm tội nữa”.

    Như thế, thinh lặng và lời nói của Thầy Giêsu trong hoàn cảnh này đều nhằm truyền thông Tình Yêu: tình yêu tha thứ và tình yêu tin tưởng vào sự hoán cải của một tội nhân!

    2. Trong sân Đền thờ tấp nập người qua kẻ lại, ngồi gần bên hòm tiền Thầy Giêsu trầm lặng quan sát cách người ta bỏ tiền vào hòm. Có những người quần là áo lụa, hiên ngang tiến đến “trút” vào hòm không biết bao nhiêu đồng tiền. Tiếng tiền rơi đinh đoong như tiếng nhạc ngợi ca sự hào phóng và quảng đại của họ, họ dương dương tự đắc, hãnh diện ngẩng mặt nhìn đời! Cũng có người đàn bà nghèo nọ, lặng lẽ và nhanh chóng nhét vội vào hòm tiền hai đồng bạc kẽm (những đồng tiền kém giá trị nhất trong hệ thống tiền tệ lúc bấy giờ).

    Hành động của bà nhanh, rất nhanh (như sợ bị ai thấy) cũng không thoát khỏi sự thinh lặng quan sát của Thầy Giêsu.

    Giữa cảnh ồn ào, náo nhiệt của Đền Thờ, Thầy thinh lặng quan sát và nhận ra ai mới là người có tấm lòng quảng đại nhất. Đó là người đàn bà nghèo nọ, bà nghèo nên gia tài thật ít ỏi, vỏn vẹn vài đồng bạc kẽm, vậy mà bà cũng dâng cúng toàn bộ cho Đền Thờ. Bà dâng cả gia sản của mình!

    Sau khi thinh lặng để nhận diện đúng tấm lòng của con người, Thầy Giêsu lên tiếng dạy dỗ các môn đệ để họ cũng nhận ra sự thật: quảng đại hay không, thì không dựa trên số lượng nhiều ít của những đồng bạc, mà là mức độ lòng mến của con người thực hiện công việc đó!

    Thầy thinh lặng để nhận diện sự thật, và Thầy lên tiếng dạy dỗ cũng là để truyền thông về sự thật: Sự thật của lòng mến!

    3. Treo thân trên thập tự, Thầy Giêsu đón nhận và lắng nghe biết bao lời nói xúc xiểm, thách thức của quần chúng: Có giỏi thì xuống khỏi thập giá đi, để chúng ta tin! Nó cứu được người khác mà không cứu nổi mình!...

    Thầy thinh lặng! Thinh lặng không phải là bất lực trước những thách thức, mà là để mình không bị lôi vào vòng xoáy của lý luận người đời, Thầy muốn trung thành với Thánh Ý Chúa Cha: Yêu đến tận cùng đám nhân loại tội lỗi này!

    Thinh lặng để không bị cuốn vào vòng xoáy hận thù, bạo lực. Thầy không nhìn bằng ánh mắt giận dữ, hận thù, trả đũa đám đông phía dưới chân thập tự đang cười cợt, chế nhạo mình. Thầy nhận ra họ thật đáng thương, họ không biết việc họ đang làm là một tội tày trời: Giết chết Đấng là Sự Sống!

    Trong thinh lặng Thầy thương xót họ là những kẻ ngờ nghệch, vô tri. Và khi cất lên thành tiếng, thì đó là lời bào chữa của Thầy cho họ trước Thánh Nhan Cha trên trời: “Xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm!”

    Thầy thinh lặng và lên tiếng là để truyền thông một Tình Yêu xóa sạch hận thù, xua tan ý định báo thù, trả đũa. Thầy chọn Tình Yêu bất bạo động!

    Vâng, trong thinh lặng và qua lời nói, Thầy Giêsu truyền thông cho chúng ta Tình Yêu tha thứ và Tình Yêu tin tưởng vào sự hoán cải của một tội nhân; truyền thông về sự thật, sự thật của lòng mến; và đặc biệt Thầy truyền thông một Tình Yêu bất bạo động, Tình Yêu lấy tha thứ làm động lực và đích điểm cho mọi hành động!

    Thầy đã dùng sự thinh lặng để “ngỏ lời” và dạy dỗ chúng ta.

    Học gương Thầy, chúng ta không chọn cách truyền thông “nhiều lời, to tiếng”, không chọn cách truyền thông “tin đồn, tin tức’, cũng không chọn lối truyền thông gây hấn, bạo lực! Chúng ta chọn thinh lặng như “đường truyền” của Tình Yêu – Sự Thật – Tha Thứ!

    Chính vì thế Đức Bênêđictô XVI khuyến khích những ai làm công tác truyền thông hãy xây dựng những trang web và mạng xã hội “có thể giúp con người ngày nay tìm được thời giờ suy tư và tìm hiểu những vấn đề thiết yếu, cũng như tạo khoảng trống cho thinh lặng và cơ hội cầu nguyện, suy niệm, chia sẻ Lời Chúa”.

    Trong thinh lặng chúng ta sẽ nghe, nhìn, ngẫm nghĩ sâu và xa hơn nhờ ánh sáng của Tin Mừng và sự dạy dỗ của Chúa Thánh Thần, để gặp gỡ Thiên Chúa và liên hệ với tha nhân như những người anh chị em, con cái cùng một Cha trên trời!

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:

    Thay đổi nội dung bởi: Mai Tín, 30-05-2012 lúc 05:05 PM

  2. 6 thành viên đã cảm ơn Mai Tín vì bài viết này:

    3T_thanhtuyen (31-05-2012),An Vi (07-09-2012),dualuoi (02-06-2012),duongga17 (02-06-2012),JB. Sĩ Trọng (30-05-2012),Teresa Nhỏ Bé (31-05-2012)

+ Trả Lời Ðề Tài

Chủ đề tương tự

  1. Bổn phận Truyền giáo ?
    By Pere Joseph in forum Chỉ Ba Phút Thôi
    Lm. Joseph Việt, O.Carm.
    Trả lời: 1
    Bài mới gửi: 18-10-2014, 03:44 PM
  2. Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 27-01-2012, 04:29 AM
  3. [sưu tầm] Truyện cười nhà đạo
    By smiles in forum Truyện cười Công giáo
    Trả lời: 5
    Bài mới gửi: 09-03-2011, 04:43 PM
  4. Các lớp Mục Vụ Truyền Thông
    By allihavetogive in forum Thông tin hữu ích
    Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 21-01-2011, 07:10 AM
  5. Linh thao - gặp gỡ Chúa trong thinh lặng
    By Hạt Mầm in forum Tin tức
    Trả lời: 1
    Bài mới gửi: 23-07-2010, 08:42 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình