Ðề tài đã khoá
Trang 1/3 123 cuốicuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 28

Chủ đề: Với bạn, Thiên Chúa là...?

  1. #1
    Banned
    Trạng thái :   Cát Bụi đã thoát
    Tham gia : Apr 2012
    Bài gửi : 86
    Tên Thánh:
    Stanislaus
    Tên thật:
    Thao Dinh
    Đến từ: QLD
    Sở thích: Học Hỏi
    Nghề nghiệp: Tiểu Thương
    Cảm ơn
    320
    Được cảm ơn 418 lần
    trong 96 bài viết

    Với bạn, Thiên Chúa là...?

    Các bạn thân mến,

    Hôm nay Cát Bụi xin được mở một đề tài mà có nhiều người cho là ngớ ngẩn nhưng đã hao tổn bao nhiêu giấy mực trong những năm gần đây. Nếu các bạn chưa nghe qua đề tài này thì xin các bạn tham gia thảo luận chung để chúng ta cùng học hỏi lẫn nhau nhé.

    Thiên Chúa là đàn ông, đàn bà hay là gì khác?

    Xin mời các bạn.....

    Nhớ là thảo luận nghiêm túc chứ không phải "đâm chém" nhau nhé.

    Cát Bụi

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:

    Thay đổi nội dung bởi: Cát Bụi, 31-05-2012 lúc 12:58 PM

  2. 6 thành viên đã cảm ơn Cát Bụi vì bài viết này:

    Hạt Mầm (31-05-2012),Ngôi Sao (31-05-2012),nguahoangtvt (02-06-2012),Phero_Hau (31-05-2012),Teresa Nhỏ Bé (31-05-2012),vincenterkim (31-05-2012)

  3. #2
    Mai Tín's Avatar
    Trạng thái :   Mai Tín đã thoát
    Tham gia : Apr 2012
    Bài gửi : 561
    Tên Thánh:
    Martino (3/11)
    Tên thật:
    NVT
    Đến từ: Vũng Tàu
    Sở thích: Du lịch, âm nhạc, đọc sách...
    Nghề nghiệp: ...
    Cảm ơn
    2,205
    Được cảm ơn 4,123 lần
    trong 689 bài viết
    THIÊN CHÚA VÀ TRẦN THẾ
    Joseph Ratzinger
    Biển-đức XVI.
    Thiên Chúa và Trần Thế
    Tin và Sống trong thời đại ngày nay
    Trao đổi với Peter Seewald
    Phạm Hồng-Lam chuyển ra Việt ngữ







    THIÊN CHÚA





    Ta hãy bàn tới chuyện cốt yếu đích thực, như ngài vẫn nói, đó là Thiên Chúa, nguồn gốc và mục tiêu của sự sống. Kinh tin kính của Ki-tô giáo bắt đầu bằng câu “Tôi tin”. Nhưng ki-tô hữu đâu có tin một cách chung chung vào một quyền lực cao hơn, vào một bản thể cao hơn.

    Câu “Tôi tin” này là một hành vi í thức của tôi. Một hành vi trong đó quyện lẫn cả í chí, trí hiểu, sự soi sáng và dẫn dắt, đó là những thứ đã được ban tặng cho tôi. Câu đó cho thấy niềm tín thác hay cả việc tôi bước ra khỏi chính mình để hướng tới Chúa. Và ở đây, không phải là tôi hướng tới một quyền lực nào đó cao hơn, nhưng là hướng tới Chúa, đấng biết tôi và chuyện trò với tôi. Ngài thật sự là một Tôi, dù cái Tôi đó mang bản chất cao hơn bình thường nhiều, tôi có thể vươn tới cái Tôi đó và cái Tôi đó cũng đi đến với tôi.

    Ngài muốn nói gì khi bảo Chúa cũng là một “Tôi”?

    Tôi muốn nói rằng Ngài là một con người. Chúa không phải một phép tính đại cương của vũ trụ. Ngài không hiện diện trong trần gian như một tinh thần nào đó. Ngài không phải là một hoà hợp vô định của thiên nhiên, hay một “vô cùng” không thể gọi tên, nhưng Ngài là đấng tạo dựng thiên nhiên, là nguồn cội của hoà hợp, là đấng hằng sống, là chúa tể.

    Khoan, ngài tin Chúa là một con người? Chúa biết nghe, thấy, cảm…?

    … Đúng. Chúa có tất cả những gì cơ bản mà con người có, như í thức, nhận biết và tình yêu. Như vậy, Ngài là người có thể biết nói biết nghe. Tôi tin đó là cái cơ bản nơi Chúa.
    Thiên nhiên có thể tuyệt diệu. Bầu trời tinh tú có thể lạ lùng. Nhưng đó cũng chỉ là một lạ lùng tuyệt diệu thiếu chất người, bởi vì rốt cuộc chúng cũng làm tôi thành một cơ phận nhỏ trong một bộ máy vĩ đại.
    Nhưng Chúa còn hơn nhiều. Ngài không đơn giản là thiên nhiên, nhưng là đấng đi trước và cưu mang thiên nhiên. Ngài là đấng có thể biết nói, biết nghe, biết yêu, biết nghĩ. Và đức tin cho ta hay, bản chất của Chúa là quan hệ. Đó là điểm mà chúng ta muốn nói tới khi gọi Ngài là ba ngôi. Vì chính Ngài là quan hệ, nên Ngài cũng có thể tạo ra vật mang quan hệ, và tạo vật này được quan hệ với Ngài, vì Ngài đã quan hệ với nó trước.

    Ngài có lần nói: “Ai bước vào kinh tin kính này, thì thoát ra khỏi những quy luật của thế giới hiện tại?"

    Í tôi muốn nói rằng, huyền nhiệm phục sinh của đức Ki-tô nâng ta lên trên sự chết. Dĩ nhiên, là người, chúng ta vẫn luôn sống theo quy luật tự nhiên của thế giới này. Thiên nhiên vận hành theo quy luật chết và sinh trưởng. Nhưng nơi đức Ki-tô, ta thấy con người là cái gì viên mãn. Con người không chỉ là một thành tố của quá trình chết và sinh trưởng lớn lao đó, nhưng nó là và vẫn là một đích điểm riêng của tạo dựng. Vì thế, nó được bốc ra khỏi cơn lốc sinh tử muôn đời và được nhận vào trong sự bền vững của tình yêu sáng tạo của Chúa.

    Tại sao lại dùng hình tam giác và một con mắt ở giữa chòng chòng nhìn ta để làm biểu tượng cho Chúa?

    Hình tam giác là một cố gắng diễn tả sự hợp nhất trong bí ẩn ba ngôi. Người ta dùng hình đó để nói lên một thực thể duy nhất trong ba ngôi, và để diễn tả sự hoà tan của quan hệ tình yêu tay ba này vào trong một hợp nhất tối cao. Biểu tượng con mắt đã có từ rất xa xưa, và trong suốt lịch sử tôn giáo, nó được dùng để nói lên sự nhận thức. Con mắt cho ta biết, Chúa là đấng nhìn thấy, và con người là kẻ được nhìn thấy, và nhờ Chúa, chính con người cũng có thể trở nên nhìn thấy. Biểu tượng trên, dĩ nhiên, cũng có mặt nguy hiểm. Thời Khai sáng, người ta bỏ Chúa một phần lớn cũng vì nó. Bởi vì người ta không chấp nhận một Chúa luôn chằm chằm nhìn tôi mọi nơi mọi lúc, dõi mắt luôn cả vào chỗ riêng tư của tôi. Vì thế, nếu ta xem cái nhìn đó là sự đe doạ, là một cái nhìn nguy hiểm, nó lấy mất tự do của tôi, thì đó là một quan niệm sai và đi ngược lại với hình ảnh Chúa. Phải hiểu con mắt đó là hiện thân của sự quan tâm đời đời của Chúa đối với ta, nó cho ta hay: Tôi không bao giờ bị bỏ rơi, có ai đó luôn luôn mến tôi, đón lấy tôi và đỡ nâng tôi.
    Truyền thống do-thái bảo rằng, trước khi Thiên Chúa tạo dựng thế giới, Ngài chỉ hiện diện một cách ẩn kín. Hình tượng của Ngài không hiện thực. Vì thế, Ngài cần thế giới để thể hiện ra bộ mặt của Ngài. Cũng như một vị vua mà không có dân thì làm sao gọi là vua? Làm sao Chúa có thể yêu, nếu không có ai để yêu? Câu hỏi: Tình trạng trước khi Chúa tạo dựng vũ trụ như thế nào? Ai đã dựng nên Chúa?
    Quan điểm trên xuất phát từ một trong nhiều truyền thống của Do-thái. Sau này, những í nghĩ tương tự cũng xuất hiện nơi thần bí ki-tô giáo, chẳng hạn nơi sư phụ Eckart*. Tuy nhiên, những quan điểm coi Chúa chỉ trở nên Chúa sau khi Ngài đã tạo dựng một cái gì, không phù hợp với hình ảnh nguyên mẫu của Kinh Thánh. Không, Thiên Chúa của Ki-tô giáo, đấng đã tỏ ra cho chúng ta thấy, là Thiên Chúa.

    Ngài nói : “Ta là Ta”. Vì thế, chẳng cần phải thắc mắc với câu hỏi luôn được đặt ra : Ai đã tạo nên Chúa, ai đã tạo nên kẻ tạo nên Chúa và vân vân. Hay cả câu hỏi : Có thật Tinh Thần Tạo Dựng đã tự mình hiện hữu trọn vẹn rồi không, một sự trọn vẹn vượt trên cái chết và sự sinh trưởng ?

    Tôi nghĩ, ta có thể nói như vầy : Chính trong thực tại đã mang tính sáng tạo. Chúa không cần trần gian. Đó là điểm đức tin ki-tô giáo và cả đức tin trong Kinh Thánh Cựu Ước luôn nhấn mạnh. Các thần linh cần con người, để được trò chuyện và được nuôi ăn. Trái lại, tự thân Chúa chẳng cần gì tới con người. Ngài là đấng duy nhất, đời đời, là toàn bộ hiện hữu. Đức tin Thiên Chúa ba ngôi cho ta hay, chính Ngài là đấng yêu thương, yêu thương qua lại và bên nhau giữa ba ngôi, nhưng đồng thời Ngài cũng là một hợp nhất tối cao.
    Mặt khác, câu nói « Chúa là tình yêu » cũng hàm chứa một câu hỏi khác: ai được yêu ? Và câu hỏi này đã tự biến tan đi trong ba ngôi Thiên Chúa, đấng đã tự trao tặng mình và trở thành người Con, và rồi Ngài rút lui và trở nên một Thánh Thần. Xem như thế, thì tạo dựng là một hành vi tự do, và truyền thống ki-tô giáo cũng luôn nhấn mạnh điều này: Việc tạo dựng, đối với Chúa, không phải là điều bó buộc, nhưng là một hành vi tự do.

    Thế thì tại sao Chúa lại phải phiêu lưu tạo dựng thế giới và con người?

    Rô-mano Guardini, người đã nhìn ra tất cả nỗi đau trong cuộc tạo dựng, đã phải dằn vặt ghê gớm với thắc mắc này: Tại sao Chúa lại làm điều, mà nếu không có nó, thì cũng chẳng sao ? Chúng ta không thể trả lời được câu hỏi đó. Ta chỉ biết chấp nhận, là Ngài hẳn muốn điều đó, Ngài muốn có tạo vật đối diện với Ngài, có thể nhận ra Ngài, và như thế vòng đai yêu thương của Ngài được nới rộng.
    Người xưa đã cố diễn tả điều đó bằng một tư tưởng triết học : Tự thân cái Thiện có nhu cầu thông tin. Và vì Chúa là đấng tuyệt đối thiện hảo, nên đã có sự tuôn trào ra từ Ngài. Tư tưởng này cũng không giúp ta câu trả lời rốt ráo. Nhưng quan trọng ở đây : Tạo dựng là một hành vi tự hiến nhưng không, chứ không phải là một thứ nhu cầu của Chúa, vì nếu không, thì chính Chúa sẽ chỉ là Chúa nửa vời và, như thế, hi vọng của ta cũng có thể chỉ là hi vọng nửa vời.

    THIÊN CHÚA ĐÀN ÔNG HAY ĐÀN BÀ ?

    Thiên Chúa là nam hay nữ ?
    Thiên Chúa là Thiên Chúa. Ngài chẳng phải nam mà cũng chẳng phải nữ, mà là Chúa trên đàn ông và đàn bà. Ngài hoàn toàn khác. Đức tin Kinh Thánh luôn nói rõ : Thiên Chúa chẳng phải nam mà cũng chẳng phải nữ, nhưng Ngài là Chúa, và cả nam lẫn nữ đều được tạo nên theo hình ảnh Ngài. Cả hai xuất thân từ Ngài, và mọi khả năng phát triển của họ đều múc từ nơi Ngài. Tôi tin, đấy là điều quan trọng, cần phải nắm vững.
    Nhưng Kinh Thánh gọi Chúa là Cha, và như thế đã khoác vào Ngài tấm áo đàn ông.
    Trước hết phải nói rằng, quả thật Kinh Thánh đã dùng hình ảnh người cha, chứ không phải người mẹ, trong ngôn ngữ cầu nguyện, nhưng đồng thời Kinh Thánh cũng dùng nhiều thuộc tính nữ giới khi nói về Chúa. Chẳng hạn, khi nói về sự thương cảm hay cùng đau khổ của Chúa đối với con người, Cựu Ước không dùng từ «thương cảm» hay «đồng khổ» trừu tượng, nhưng dùng một từ có liên quan tới cơ thể con người, « Rachamin », có nghĩa là « lòng mẹ / bụng mẹ » của Chúa. Như vậy, trong í nghĩa tinh thần, từ đó cũng nói lên mẫu tính của Chúa. Mọi hình ảnh nói về Chúa được dùng trong Kinh Thánh, nói chung, đều cho ta thấy con người cả nam lẫn nữ đều là hình ảnh của Ngài. Chúa dựng nên cả hai giới. Như vậy, cả hai ở trong Ngài – nhưng đồng thời Ngài vượt lên trên họ.
    Thế thì tại sao điều đó không được diễn tả ra trong các lời nguyện ?
    Vâng, tại sao người ta vẫn hạn chế cứng nhắc vào từ Cha ? Và câu hỏi tiếp nhức nhối hơn : Tại sao Thiên Chúa xuống trần như một «nam nhi » ? Tại sao Thiên Chúa làm người như một người nam ? Và tại sao người Con Chúa đó lại dạy ta, cùng với Ngài gọi Thiên Chúa là Cha, để cho từ đó chữ « Cha » trong suốt dòng lịch sử đức tin không còn chỉ là một hình ảnh nữa, mà mãi mãi ở lại như một lời dạy của Chúa Con ?
    Ngài có thể trả lời được chứ ?
    Trước hết, tôi muốn xác định từ « Cha » dĩ nhiên vẫn là một hình ảnh. Đúng là Chúa chẳng phải nam mà cũng chẳng phải nữ, Ngài là Chúa. Đó cũng chỉ là một hình ảnh, mà đức Ki-tô đã dùng trong lời nguyện, để giúp ta hiểu đôi chút về khuôn mặt Thiên Chúa.
    Nhưng tại sao ? Câu hỏi này hiện nay đang dẫn chúng ta bước vào một giai đoạn suy tư mới, nhưng tôi tin, rốt cuộc thì ta cũng không thể trả lời được nó. Có lẽ ta có thể nói được hai điều. Thứ nhất : Các tôn giáo trong vùng quanh Is-ra-en xưa tin Thiên Chúa có đôi, Chúa nam và Chúa nữ. Trái lại, tôn giáo độc thần không chấp nhận hình ảnh cặp đôi đó, và thay vào đó, tôn giáo này coi nhân loại được chọn, cũng như dân Do-thái được chọn, là hiền thê của Chúa. Lịch sử tuyển chọn này cho thấy Chúa yêu dân Ngài như yêu một người vợ. Như vậy, hình ảnh người nữ được khoác cho Is-ra-en và Giáo hội, và cuối cùng, hình ảnh đó một lần nữa lại được hiện thân một cách đặc biệt nơi mẹ Maria.
    Thứ hai : Nơi đâu các hình ảnh Thần Mẹ được dùng, nơi đó người ta buộc phải tạo nên những mô hình phiếm thần. Là vì các hình ảnh này làm cho tư tưởng tạo dựng biến đổi, thay vì tạo dựng, người ta giờ đây chỉ nghĩ tới sự phát sinh, việc sinh đẻ. Thiên Chúa, trái lại, dưới hình ảnh người cha, được tạo ra do Lời – và chính vì vậy nổi bật lên sự khác biệt giữa tạo dựng và tạo vật.

    THIÊN CHÚA NHƯ THẾ NÀO ?
    Dù Chúa không là nam hay nữ, ta vẫn có thể hỏi, Ngài như thế nào ? Cựu Ước kể chuyện bụi gai cháy và tiếp đó là những bản án. Ngài nói : « Bởi vì Ta là chúa tể, là Chúa ngươi, là Thiên Chúa ganh tị : Ai thù địch Ta, Ta sẽ truy tội đời cha, đời con đến đời thứ ba, thứ bốn của chúng ». Thiên Chúa ngày nay còn thịnh nộ như xưa, hay Ngài đã đổi khác ?
    Trước hết, tôi muốn hoàn chỉnh câu trích dẫn. Câu đó như sau : « Ta sẽ phạt tới đời thứ ba, thứ tư, Ta sẽ đổ thứ tha xuống trên ngàn đời ». Ta thấy, qua câu tiên tri này, đã có sự bất cân xứng giữa thịnh nộ và thứ tha. Thứ tha nhiều gấp ngàn lần thịnh nộ, và nếu đọc đầy đủ, thì đây là một câu đong đầy hi vọng. Dù tôi có đáng phạt, dù tôi vấp ngã rơi khỏi tình yêu, tôi vẫn biết rằng, lòng nhân Chúa lớn gấp ngàn lần cơn bực bội của Ngài.
    Nhưng quả Thiên Chúa của Do-thái giáo và Ki-tô giáo đó cũng tỏ ra thịnh nộ.
    Cơn giận của Chúa là dấu chỉ cuộc sống sai trái của ta, ta chống lại tình yêu, nghĩa là chống lại Ngài. Ai sống xa Chúa, sống xa sự thiện, kẻ đó đang bước vào thịnh nộ. Ai rời khỏi tình yêu, kẻ đó đang bước vào vùng phủ định. Vì thế, đây không phải cái gì như hành vi của một tay độc tài hám quyền đánh vào người nào đó, nhưng chỉ nói lên cái lô-gích nội tại của hành động. Khi tôi hành động ngược lại í nghĩ của tạo dựng, khi tôi tách khỏi tình yêu là nền tảng đỡ nâng tôi, lúc đó tôi rơi vào khoảng không, vào vực tối. Và lúc đó, có thể nói, tôi không còn ở trong không gian tình yêu, nhưng ở trong một không gian mà ta có thể gọi là không gian thịnh nộ.
    Hình phạt của Chúa không giống như việc mấy ông bà cảnh sát bắt nộp tiền phạt hoặc thích dí người khác. « Chúa phạt » thật ra là một lối nói nhắc nhở về việc lệch hướng sống của ta, và qua đó, ta sẽ nhận thấy hậu quả sai trái của hành động mình.
    Nhưng làm sao không tránh khỏi cảm giác bị lệ thuộc, hay cả cảm giác bị xỏ mũi, khi đọc câu : « Chúa là đấng tác động í muốn và hành động trong các ngươi ». Đây là Thiên Chúa nào đây, khi Ngài lúc nào cũng bảo, nếu không có Ta thì ngươi không làm được gì hết ? Tại sao Ngài lại không mang lấy trách nhiệm cho ta ? Bởi có ai trong ta ảnh hưởng được gì trên việc có mặt của mình trên mặt đất này đâu.
    Quan trọng là Giáo hội trình bày hình ảnh Chúa đủ lớn, và Giáo hội không gán Ngài với những đe doạ sai trái. Trước đây giáo lí có đôi chỗ như vậy thật, và ngày nay có lẽ cũng còn sót lại đây đó đôi chỗ. Trái lại, ta phải luôn nhìn Ngài qua đức Ki-tô và trình bày Ngài như một đấng luôn dẫn ta đi với một sợi dây thật dài. Đôi lúc có người lại bảo, lẽ ra Ngài phải nói rõ hơn cho tôi hay. Có người lại tự hỏi : Tại sao Ngài để tôi quá tự do như thế này ? Tại sao Ngài để cho sự dữ lộng hành và quyền năng như thế ? Tại sao Ngài không ra tay nhiều hơn, sớm hơn ?



    Thay đổi nội dung bởi: Mai Tín, 31-05-2012 lúc 09:45 AM

  4. 3 thành viên đã cảm ơn Mai Tín vì bài viết này:

    Cát Bụi (31-05-2012),nguahoangtvt (02-06-2012),Phero_Hau (31-05-2012)

  5. #3
    Banned
    Trạng thái :   Cát Bụi đã thoát
    Tham gia : Apr 2012
    Bài gửi : 86
    Tên Thánh:
    Stanislaus
    Tên thật:
    Thao Dinh
    Đến từ: QLD
    Sở thích: Học Hỏi
    Nghề nghiệp: Tiểu Thương
    Cảm ơn
    320
    Được cảm ơn 418 lần
    trong 96 bài viết
    Chúng ta thường thưa với Chúa rằng:

    "Lạy CHA chúng con ở trên Trời...."

    Vậy Chúa là giống nào?

  6. Thành viên đã cảm ơn Cát Bụi vì bài viết này:

    Phero_Hau (31-05-2012)

  7. #4
    Mai Tín's Avatar
    Trạng thái :   Mai Tín đã thoát
    Tham gia : Apr 2012
    Bài gửi : 561
    Tên Thánh:
    Martino (3/11)
    Tên thật:
    NVT
    Đến từ: Vũng Tàu
    Sở thích: Du lịch, âm nhạc, đọc sách...
    Nghề nghiệp: ...
    Cảm ơn
    2,205
    Được cảm ơn 4,123 lần
    trong 689 bài viết
    Chết đi rồi biết.
    Giờ chỉ cần trả lời cho một trong những loài thụ tạo:


    THIÊN THẦN BẢN MỆNH LÀ GIỐNG NÀO?
    Không trả lời được thì khoan hỏi Chúa là giống nào


    Trong một lớp học Giáo lý, vị giáo sư già đang giảng cho các học viên về bài: Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ. Bỗng có một học viên chuyên "đâm hơi" đứng lên hỏi cắc cớ:
    - Thưa thầy, lúc chưa có trời đất muôn vật, Chúa đứng ở đâu để tạo dựng ạ?
    Biết người học trò hay đâm hơi, vị giáo sư cũng trả lời ngang.
    - Đứng trên đầu bố mày ấy!
    (câu chuyện này tôi lượm lặt, viết lại vậy). Xin hết.

  8. 2 thành viên đã cảm ơn Mai Tín vì bài viết này:

    Phero_Hau (31-05-2012),windy (01-06-2012)

  9. #5
    Banned
    Trạng thái :   Cát Bụi đã thoát
    Tham gia : Apr 2012
    Bài gửi : 86
    Tên Thánh:
    Stanislaus
    Tên thật:
    Thao Dinh
    Đến từ: QLD
    Sở thích: Học Hỏi
    Nghề nghiệp: Tiểu Thương
    Cảm ơn
    320
    Được cảm ơn 418 lần
    trong 96 bài viết
    Trích Nguyên văn bởi Mai Tín Xem bài viết
    Chết đi rồi biết.
    Giờ chỉ cần trả lời cho một trong những loài thụ tạo:


    THIÊN THẦN BẢN MỆNH LÀ GIỐNG NÀO?
    Không trả lời được thì khoan hỏi Chúa là giống nào


    Trong một lớp học Giáo lý, vị giáo sư già đang giảng cho các học viên về bài: Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ. Bỗng có một học viên chuyên "đâm hơi" đứng lên hỏi cắc cớ:
    - Thưa thầy, lúc chưa có trời đất muôn vật, Chúa đứng ở đâu để tạo dựng ạ?
    Biết người học trò hay đâm hơi, vị giáo sư cũng trả lời ngang.
    - Đứng trên đầu bố mày ấy!
    (câu chuyện này tôi lượm lặt, viết lại vậy). Xin hết.
    Không thấy có tài liệu nào nói về THiên Thần Giống nào hết nên chúng ta không biết.

    Nhưng về Thiên Chúa thì có rất rất nhiều tài liệu chính thức trong Giáo Hội gọi Thiên Chúa là "Cha". Vậy Thiên Chúa là giống nào?

  10. Thành viên đã cảm ơn Cát Bụi vì bài viết này:

    Phero_Hau (31-05-2012)

  11. #6
    Mai Tín's Avatar
    Trạng thái :   Mai Tín đã thoát
    Tham gia : Apr 2012
    Bài gửi : 561
    Tên Thánh:
    Martino (3/11)
    Tên thật:
    NVT
    Đến từ: Vũng Tàu
    Sở thích: Du lịch, âm nhạc, đọc sách...
    Nghề nghiệp: ...
    Cảm ơn
    2,205
    Được cảm ơn 4,123 lần
    trong 689 bài viết


    Thiên thần bướm: Suốt ngày tung tăng bay khắp nơi hái hoa thơm trái lạ.



    Thiên thần Mặt trăng hiền dịu, tối tối tỏa xuống gian trần ánh sáng huyền ảo.




    Thiên thần tình yêu: đa cảm! Vui khi được yêu và buồn khi...thất tình



    Thiên thần nhút nhát. Một cơn gió bay qua làm tung sợi tóc, cũng làm sợ lắm rồi.



    Thiên thần "xì tin". Rất cá tính và phong cách. Luôn nở nụ cười tự tin.



    Thiên thần rừng xanh. Hay "buôn dưa lê" khắp núi rừng và...phao tin đồn nhảm.



    Thiên thần nhí nhố. Luôn mang niềm vui và hạnh phúc đến mọi người.
    Đi nhiều nên lúc nào mặt cũng đơ đơ như buồn ngủ vậy.



    Thiên thần lười biếng, thích nằm trong ổ rơm cho ấm.



    Thiên thần dũng cảm. Thích chơi đùa với thú dữ và quái vật các loại.


  12. Thành viên đã cảm ơn Mai Tín vì bài viết này:

    Phero_Hau (31-05-2012)

  13. #7
    Banned
    Trạng thái :   Cát Bụi đã thoát
    Tham gia : Apr 2012
    Bài gửi : 86
    Tên Thánh:
    Stanislaus
    Tên thật:
    Thao Dinh
    Đến từ: QLD
    Sở thích: Học Hỏi
    Nghề nghiệp: Tiểu Thương
    Cảm ơn
    320
    Được cảm ơn 418 lần
    trong 96 bài viết
    Trích Nguyên văn bởi Mai Tín
    Thiên thần rừng xanh. Hay "buôn dưa lê" khắp núi rừng và...phao tin đồn nhảm.


    Xin yêu cầu BĐH nhắc nhở thành viên Mai Tín thảo luận nghiêm túc trên điễn đàn.

    Xin cảm ơn.
    Thay đổi nội dung bởi: Cát Bụi, 31-05-2012 lúc 02:45 PM

  14. #8
    Mai Tín's Avatar
    Trạng thái :   Mai Tín đã thoát
    Tham gia : Apr 2012
    Bài gửi : 561
    Tên Thánh:
    Martino (3/11)
    Tên thật:
    NVT
    Đến từ: Vũng Tàu
    Sở thích: Du lịch, âm nhạc, đọc sách...
    Nghề nghiệp: ...
    Cảm ơn
    2,205
    Được cảm ơn 4,123 lần
    trong 689 bài viết


  15. Thành viên đã cảm ơn Mai Tín vì bài viết này:

    maria_thtruc (02-06-2012)

  16. #9
    Banned
    Trạng thái :   Judas_Phan đã thoát
    Tham gia : May 2012
    Bài gửi : 25
    Tên thật:
    Phan Lạc Mai
    Đến từ: Tràng Châu Phủ Lý
    Sở thích: Tranh luận
    Nghề nghiệp: Sinh viên
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn 25 lần
    trong 15 bài viết
    Cát Bụi có suy nghĩ rất cá tính mình thích. Vì Chúa là Chúa nên ta không tường tận được người mà chỉ phỏng đoán thôi.
    Chúa xuống thế làm người thì chắc chắn là đàn ông rồi, tất nhiên là theo qui luật sinh học là cũng dậy thì và vỡ giọng, cũng có ham muốn và tội lỗi như loài người vì thế thần Khí mới phải mang người đi thử và cám giỗ. Chúa hơn mọi người là vượt qua cám giỗ để đến với đức tin.
    Khi Chúa hiển linh trên giời thì không còn khái niệm vật chất nữa, không có ham muôn nhục dục, không có thể xác vì vậy chúa không có giới tính, thậm chí không phải bài tiết mà có bộ phận đàn ông hay đàn bà.

  17. #10
    Hạt Mầm's Avatar
    Trạng thái :   Hạt Mầm đã thoát
    Tham gia : Jul 2010
    Bài gửi : 466
    Tên thật:
    Mầm cô đơn
    Đến từ: Đến từ Kim Long city, đang ở Hàng Xanh
    Sở thích: Thích nói láo nhưng không bao giờ nói xạo
    Nghề nghiệp: Tiến sĩ Ngứa ngáy học
    Cảm ơn
    996
    Được cảm ơn 2,458 lần
    trong 457 bài viết
    Hahaha! Judas_Phan có những ý tưởng sock thiệt, hahahaha!!! P.H.
    Khi Chúa hiển linh trên giời thì không còn khái niệm vật chất nữa, không có ham muôn nhục dục, không có thể xác vì vậy chúa không có giới tính, thậm chí không phải bài tiết mà có bộ phận đàn ông hay đàn bà.
    ~~~~*ILJ*~~~~Lộc xuân 2012~~~~*ILJ*~~~~
    "Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo"
    (Cl 3, 14)
    ~~~~Châm ngôn sống~~~~
    "Mọi âu lo trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em"
    - 1Pr 5, 7 -
    P.H.

  18. 2 thành viên đã cảm ơn Hạt Mầm vì bài viết này:

    maria_thtruc (02-06-2012),Teresa Nhỏ Bé (01-06-2012)

Ðề tài đã khoá
Trang 1/3 123 cuốicuối

Chủ đề tương tự

  1. Thiên thần nhỏ
    By Thánh Thư in forum Giai Điệu Trái Tim
    Trả lời: 8
    Bài mới gửi: 27-09-2012, 10:06 PM
  2. Chương trình từ thiện thăm trung tâm Thiên Phước 6/5/2012
    By quan.nm1440 in forum Giao lưu-kết nối
    Trả lời: 3
    Bài mới gửi: 03-05-2012, 11:05 PM
  3. Giới thiệu thành viên.
    By hathienai_1992 in forum Huynh đệ thủ túc
    Trả lời: 9
    Bài mới gửi: 02-04-2012, 04:35 PM
  4. Viết cho các Thiên Thần!
    By allihavetogive in forum Ngã ba lãng đãng
    allihavetogive
    Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 11-01-2011, 02:38 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình