+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Tìm hiểu Đạo Cao Đài.

Hybrid View

  1. #1
    Mart.TanNguyen's Avatar
    Trạng thái :   Mart.TanNguyen đã thoát
    Tham gia : Sep 2011
    Bài gửi : 280
    Tên thật:
    Mart.TanNguyen
    Đến từ: Long Hải
    Sở thích: đọc sách, nghe nhạc, linh đạo
    Nghề nghiệp: SV năm II
    Cảm ơn
    610
    Được cảm ơn 1,398 lần
    trong 310 bài viết

    Tìm hiểu Đạo Cao Đài.

    Tổng Hợp Tài Liệu :
    Mart.TanNguyen

    Đạo Cao Đài.





    *Danh hiệu: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

    *Đại đạo: một con đường lớn- một đạo lớn.

    *Tam Kỳ: Học thuyết của đạo chia lịch sử nhân loại ra 3 thời kỳ chính.

    Đạo Cao Đài nhận định:

    Mỗi thời kỳ đều có 1 hình thức, một kiểu tôn giáo để dẫn dắt dân chúng. Mỗi lần có 1 hình thức tôn giáo xuất hiện để hỡ trợ, nâng đỡ đời sống thiêng liêng của con người được gọi là ” phổ độ”.

    -Kỳ 1: Hình thành thời thượng cổ gồm các tôn giáo: Thần Brahma ở Đạo Bà La Môn,Moise trong Do Thái giáo, vv...
    -Kỳ 2:vào thời Trung cổ với các tôn giáo: Đức Phật Thích Ca trong Phật giáo ở Ấn Độ, Lão Tử khai sinh Đạo giáo và Khổng Tử khai sinh Nho giáo ở Trung hoa, Đức Chúa Jésus khai sinh Công Giáo ở nước Do Thái, Đức Mahomét khai sinh Hồi giáo ở nước Á Rập, vv...
    -Kỳ 3: là đạo Cao Đài.


    *Thiên Nhãn.

    Mùng 1 tết 1921, sau khi lập bàn cơ tại chùa Quan Âm ở Phú Quốc, qua thời gian, Thượng Đế dạy cho Ngô Văn Chiêu cách thờ tự Thượng Đế.


    Ngô Văn Chiêu






    Lúc đầu Ngô Văn Chiêu chọn chữ Thập, nhưng Thượng Đế nói. Đó là biểu tượng của Thiên Chúa giáo. Hãy tìm 1 biểu tượng khác.

    Khoảng 1 tuần sau, khi đang ngồi trên võng thì Ngô Văn Chiêu bỗng thấy 1 con mắt hiện ra chói lọi như mặt trời và có uy lực kinh hoàng. Ông sợ hãi hết sức và che mắt mình lại, hơn nửa phút ông mở mắt mình ra, thì thấy con mắt kia càng chói lọi hơn.

    Ngô Văn Chiêu sợ hãi hơn nữa, ra sức xin thượng đế cứu giúp. Thượng đế có ý rằng, nếu muốn thờ thượng đế qua Thiên Nhãn thì hãy vái lạy Thiên Nhãn. Ông làm theo thì Thiên Nhãn biến mất.

    Nhưng thực tâm ông vẫn chưa muốn dùng hình ảnh Thiên Nhãn trong thờ tự.

    Vài ngày sau, Thiên Nhãn lại hiện ra, làm ông sợ hãi như lần đầu. Lúc này ông mới thực sự tin dùng Thiên Nhãn.

    Ông cầu cơ, thì Thượng Đế dạy ông vẽ Thiên Nhãn mà thờ và xưng danh là “ Cao đài Tiên Ông Đại Bồ tát Mahatat”.

    Ý nghĩa việc thờ Thiên Nhãn:

    1/ Dân ta thường nói “ Trời cao có mắt”. Ý nói Thượng Đế luôn thấu hiểu lòng người.
    2/ Số 1 là số khởi đầu, muốn nói đến Thượng Đế sinh ra vạn vật.
    3/ Biểu tượng cho “Yêu thương”, Thượng Đế luôn dõi theo con người để cứu giúp.







    Hàng thứ 1: Lão Tử, Thích Ca, Khổng Tử.
    Hàng thứ 2: Quan Âm, Lý Bạch, Quan Công
    Hàng thứ 3: Chúa GieSu
    Hàng thứ 4: Khương Tử Nha.


    Lịch sử:

    Đạo được khai sinh chính thức vào năm 1926,qua Cơ Bút.

    Cây cơ gồm một cái giỏ đan bằng tre hay mây, có phủ một lớp giấy và bên ngoài bọc vải vàng, một cái cán dài bằng gỗ xuyên qua miệng giỏ, đầu cán có chạm hình đầu chim loan, dưới cổ chim loan gắn một cọng mây dùng làm bút viết chữ trên mặt bàn.



    Cách hoạt động:



    Cầu xin Thượng Đế làm Ngọc cơ chuyển động viết ra chữ, tạo thành một bài văn hay bài thơ dạy Ðạo.
    Hai vị phò cơ được gọi là đồng tử, ngồi hai bên giỏ cơ, mỗi người dùng hai bàn tay cầm miệng giỏ cơ, nâng lên. Khi Ðấng thiêng liêng giáng điển xuống làm tay đồng tử đẩy Ngọc cơ quay tròn, cây bút bằng mây ở đầu cán cơ chạm mặt bàn để định ra các ký tự.

    Có 1 người nữa sẽ nhìn các kí tự được định chép vào giấy. Người cầu cơ phải chay tịnh sạch sẽ.
    Một trong những người cầu cơ nổi tiếng,được nhắc đến rất nhiều trong đạo Cao Đài là Phạm Công Tắc. Sinh 1890 tại Long An. Cha Mẹ người Tây Ninh. Từ nhỏ ông đã được đào tạo tại Pháp. Năm 17 tuổi ông ngưng học rồi sống tại Tây Ninh. Có thời gian ông là cán bộ cấp cao cho chính quyền Nam Việt.

    Ông là người tiếp xúc nhiều với các buổi cầu cơ, sau một thời gian. Ông đã bỏ việc tham gia chính trị để lập đạo lúc ông 36 tuổi. Ông có kiến thức khá sâu rộng về văn hóa Pháp và Trung Hoa. Có tài giao tiếp và thuyết giảng. Chính vì những yếu tố đó mà bước đầu đạo Cao Đài đã có một nền móng nhất định.


    Hình ảnh lập đạo dễ dàng được nhìn thấy ở Tòa Thánh Tây Ninh.
    Ở lối vào có 1 bức tranh to và rộng vẽ chân dung VictoHugo, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Tôn Dật Tiên.




    Tôn Dật Tiên đưa mực cho VictoHugo viết tiếng pháp dòng chữ” Thượng Đế và Nhân Đạo- Bác Ái và Công Lý”
    Nguyễn Bỉnh Khiêm viết bằng chữ Hán “Thượng đế, nhân loại, công lý, bác ái”

    Ba vị đang ký giao ước với Thượng Đế cho phép cứu độ dân chúng bằng cách lập đạo ở Bạch Động Vân tức cung trăng là cõi Tiên Thánh theo niềm tin của đạo Cao Đài.


    Đạo Cao Đài tin rằng, Victo Hugo, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tôn Dật Tiên đã nhập đồng dạy đạo.

    Theo truyện " TRUYỆN KÝ TAM THÁNH"

    "Cụ NGUYỄN BỈNH KHIÊM, nhà tiên tri danh tiếng lớn ở đời Mạc Lê, thi đậu Trạng nguyên, tước vị là Trình Quốc Công, tục gọi là Trạng Trình, giáng cơ tự xưng là Thanh Sơn Đạo Sĩ, tức là Sư Phó của Bạch Vân Động là vị Thầy dạy chư Thánh trong Bạch Vân Động, nên cũng là Động chủ Bạch Vân Động).

    Cụ VICTOR HUGO, nhà thi gia trứ danh của Pháp quốc, giáng cơ tự xưng là Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, tức là đệ tử của Cụ Nguyễn bỉnh Khiêm ở Bạch Vân Động.

    Cụ TÔN DẬT TIÊN, đại cách mạng gia nước Trung Hoa, nhũ danh là Tôn Văn, giáng cơ tự xưng là Trung Sơn Chơn Nhơn, tức là đệ tử Cụ Nguyễn bỉnh Khiêm ở Bạch Vân Động.


    *Tam Giáo -Tức ba tôn giáo tương đồng là :

    Phật giáo đứng đầu là Phật Thích Ca
    Đạo Giáo đứng đầu là Lão Tử
    Nho Giáo đứng đầu là Khổng Tử.

    *Ngũ Chi : tức 5 chi thể, 5 nhánh

    Phật giáo đạo Phật và các tông phái.
    Tiên giáo: thì có Lão giáo.
    Thiên Chúa giáo thì có Công Giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Anh giáo, Chính Thống giáo
    Thần giáo: thờ đa thần như ở Hy Lạp, Ai Cập, có thần Zeus, Hera, Apolo, Athena,Posidon....
    Nhân giáo thì có các học thuyết của Socrate, Platon, v.v.... ở Hy Lạp.

    *Ngũ Chi Phục Nhất:
    Tức giáo lý của các tôn giáo trên trở thành 1 nội dung giáo lý duy nhất trong đạo Cao Đài.


    *Giáo Lý Cao Đài:

    Giáo lý tổng hợp về các tôn giáo có mặt lâu đời ở Việt Nam và Thiên Chúa Giáo.
    Nội dung về Ông Trời hay Thượng đề, Bác ái, Lòng Nhân.

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:

    Thay đổi nội dung bởi: Mart.TanNguyen, 05-08-2012 lúc 11:54 AM
    Từ Khởi Sự Cho Đến Hoàn Thành
    Đều Nhờ Bởi Ơn Chúa

  2. 2 thành viên đã cảm ơn Mart.TanNguyen vì bài viết này:

    Phero_Hau (06-08-2012),sonlamkp (06-08-2012)

+ Trả Lời Ðề Tài

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình