+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Đức Giê-su - Nhà giáo dục Tình yêu.

  1. #1
    Trạng thái :   JB. Sĩ Trọng đã thoát
    Tham gia : Aug 2011
    Bài gửi : 464
    Tên Thánh:
    Gioan Baotixita
    Tên thật:
    JB. Hoàng Trọng Sĩ
    Đến từ: Giáo Xứ Chánh Tòa - Xuân Lộc (Đồng Nai)
    Sở thích: đọc sách, du lịch
    Nghề nghiệp: Giáo viên
    Cảm ơn
    3,637
    Được cảm ơn 2,936 lần
    trong 480 bài viết

    Đức Giê-su - Nhà giáo dục Tình yêu.

    Người đương thời gọi Chúa Giê-su là Thầy. Thánh Phêrô gọi Chúa Giê-su: “Thầy là Đức Kitô con Thiên Chúa hằng sống”. Các môn đệ dĩ nhiên ai cũng gọi Ngài là Thầy. Nicôđêmô - người Pharisiêu, trong một cuộc đàm đạo với Chúa Giê-su vào ban đêm, ông đã gọi Chúa Giê-su là Giáo sư,và Chúa Giê-su cũng gọi ông là Giáo sư (x Jn 3,2-11).Còn chúng ta, chúng ta nghĩ Ngài là ai ?

    Chúa Giê-su có dạy môn Văn không nhỉ? Ngài không để lại một áng văn chương nào, một tác phẩm văn học nào cả. Nhưng các môn đệ của Ngài đã ghi lại những câu chuyện Ngài kể cho dân chúng nghe và những lời lẽ Ngài rao giảng khi tiếp xúc với mọi hạng người. Những lời Chúa Giê-su dạy có sức hấp dẫn và lôi cuốn lạ thường.Với cách nói khiêm tốn, giản dị, nhưng thu hút hơn cả những áng văn chương ngày nay,vì người ta có thể đọc đi dọc lại nhiều lần .Đặc biệt câu chuyện “Đứa con hoang đàng” được diễn tả như một truyện ngắn hoàn hảo và kết thúc có hậu. Ai đọc sách truyện nhiều rồi đến một lúc nào đó cũng phải quay về với nguồn ân sủng Thánh Kinh, đọc lấy Lời Chúa thì thấy có ích cho mình hơn. Các sách Tin Mừng: Matthêu, Maccô, Luca và Gioan là những bằng chứng hùng hồn, ta có thể đọc nhiều lần vẫn không chán, càng đọc càng khám phá ra sự mới mẻ thích thú và nhận biết những dấu chỉ qua các biến cố cuộc đời.

    Chúa Giê-su có dạy môn Toán không nhỉ? – Dạy Toán gì mà kỳ cục quá, chẳng có được một hệ phương trình, bất phương trình hay hằng đẳng thức nào đúng cả. Đến nỗi Đức HY.FX Nguyễn văn Thuận phải thốt lên: “Chúa Giê-su không biết làm toán!” Đọc qua Tin Mừng chúng ta sẽ thấy: “Yêu thương kẻ thù, làm ơn cho kẻ ghét mình, cầu nguyện cho kẻ sỉ nhục mình”( Lc 6,27-28), hoặc 1 = 99 (x Lc 15,4-7 và Mt 18, 12-14). Biến đổi vế trái thành vế phải mà đi từ không thành có: qua dụ ngôn đứa con thứ nhất trả lời không , sau đó hối hận đi làm – Chúa Giê-su ca ngợi anh vì anh thực thi ý Cha, Ngài đã quên câu nói “không” lúc đầu của anh và Ngài thừa nhận anh “có” một cách thành thực. Đức HY.FX Thuận còn gọi Ngài là người kém trí nhớ, mau quên. Người trộm lành trên cây thâp giá: Lúc mới đóng đinh, hai người trộm không có ai là người trộm lành cả vì cùng nói xúc phạm. Nhưng khi người trộm bên hữu nghe Chúa Giê-su ở giữa nói lời tha thứ cho bọn lý hình thì tâm hồn anh ta biến đổi hoàn toàn, từ “không” thành “có” – có được Nước Thiên đàng. “Ngay đêm nay ngươi sẽ ở với Ta trong Thiên đàng”.(Tư tưởng này được Đức cố HY.FX Thuận trình bày tại một buổi giảng cho Giáo triều Rôma và tại cuộc tĩnh tâm Linh mục ở Monterrey ).

    Chúa Giê-su có dạy môn Hóa học không nhỉ ? Chắc là có, vì Ngài đã làm cho nước lã biến thành rượu ngon, làm cho bánh hóa nhiều để cho hằng ngàn người ăn. Nhưng rượu ngon và bánh không thay thế được của ăn cho con người sự sống vĩnh cữu. Nói như nhà thơ Bùi Giáng: "Xin chào nhau giữa con đường/ Mùa Xuân phía trước, miên trường phía sau." Con người ngoài cái ăn, cái mặc, còn có cái giấc mơ vĩnh cữu - là một nhu cầu không thể thiếu được. Có tôn giáo may ra mới giải quyết được những vấn nạn cho con người, mới đắp đủ được phần nào khát vọng của con người. Nếu Chúa Giê-su không phải là Thiên Chúa thì Ngài cũng không dễ gì biến nước lã thành rượu ngon; hay chỉ 5 chiếc bánh và 2 con cá thôi mà nuôi đủ trên 5000 người ăn. Ngài còn chữa lành cho biết bao người mắc những chứng bệnh kinh niên như: phong hủi, đui mù, băng huyết, què quặt...Hơn thế nữa, Ngài còn biến bánh và rượu trở nên thịt và máu Ngài để nuôi sống nhân loại. Mọi hành vi, mọi cử chỉ của Chúa Giê-su đều mang ý nghĩa cứu độ.

    Chúa Giê-su có dạy môn Vật lý không nhỉ ? Lĩnh vực này coi bộ khó, nhưng chúng ta hãy nghe Ngài nói:" Dẫu trời đất có qua đi, song một chấm một phết trong luật pháp cũng không thể bỏ đi được".(x Lc 21,32-33) Như thế, luật vật lý và luật luân lý có mâu thuẫn chăng ?" Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên", nhìn cây vả trổ lộc đâm chồi thì biết ngày nào mùa Hạ sẽ đến ( x Mt 24,32;Mc 13,28 và Lc 21,29). Chúa Giê-su cũng dựa trên một vài hiện tượng vật lý để cắt nghĩa về thiên nhiên."Sẽ có các điềm lạ trong mặt trời, mặt trăng, cùng các ngôi sao...dưới đất biển nổi sóng gào..."(x Lc 21,25). Định luật vật lý, quy luật thiên nhiên cũng là luât mà Tạo Hóa ban tặng, Chúa Giê-su rất tôn trọng vì chính Ngài là Tạo Hóa, Ngài nói:" Ta với Cha là một".Chắc chắn Ngài thừa biết luật vạn vật hấp dẫn, gia tốc của vật rơi tự do.v.v...nhưng Ngài muốn con người nhận biết những dấu chỉ qua các thời đại hơn là những quy luật hiển nhiên ấy(x Mc 13,29 và Lc 21,31). Tình yêu không đo được bằng thước tấc hay trọng lượng.Tình yêu chỉ đo được bằng sự hy sinh. Chúa Giê-su đã trả giá Tình yêu bằng chính máu Ngài đổ ra trên thập tự.

    Chúa Giê-su có dạy Triết không nhỉ? Chắc có lẽ có, vì có mấy câu hơi luấn quấn: “Ta với Cha là một. Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta. Ai thấy Ta tức đã thấy Cha. Trước Abraham chưa có thì Ta đã có. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy”…Nhưng trên thế giới ít ai chấp nhận Đức Giê-su là nhà triết học. Mà cũng thật như thế, Đức Giê-su chả triết lý gì cả. Ngài lấy bằng chính cuộc đời mình để giảng và làm gương cho mọi người. Phải chăng Đức Giê-su là Thầy, nhưng là Thầy dạy thuộc phân khoa Tình yêu trường Đại học SP Yavê. Chúa Giê-su chả viết lách gì, ngoại trừ vài chữ loẹt quẹt trên đất, đứng bao quanh Ngài là những người học cao hiểu rộng, và đối diện trước mặt Ngài là người đàn bà tội lỗi(x Jn 8,2-11) – Cách viết ấy của Chúa Giê-su cho chúng ta thấy rằng: mọi chữ viết qua thời gian rồi có thể cũng bị xóa nhòa, chỉ còn lại tình yêu, tha nhiều tất được yêu nhiều, và yêu nhiều tất được thay đổi nhiều.

    “ Vào thời sau hết, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử”(x Dt 1,2a). Giê-su, Thánh Tử của Thiên Chúa – Nhà giáo tình yêu, Ngài đã dạy bằng cả cuộc đời. Ngài đứng trên bục giảng cuộc đời : Bục giảng của Ngài là núi, là đồi, là sông, là biển, là ruộng đồng, làng quê, phố thị .Ngài đi khắp chốn, đâu đâu Ngài cũng chọn làm bục giảng để trình bày bài giảng của mình .Ngài dạy con người sống bằng tình yêu .Ngài không trốn tránh đau khổ .Ngài kết thân với những người nghèo, người tội lỗi . Ngài hy sinh cho nhân loại đến giọt máu cuối cùng trên Thập tự giá .Bài học của thầy Giê-su mang tính phổ quát, dễ thực thi, nhưng cũng quá sức khó khăn đối với ai kiêu căng tự mãn không thèm quan tâm tới giáo huấn của Ngài, hoặc chống lại giáo huấn của Ngài. Một học viên Dự tòng, sau khi học Giáo lý Công giáo, anh ta nêu nhận xét khách quan : “ Nếu Đức Giê-su không phải là Thiên Chúa thì Ngài cũng là một con người rất đáng yêu, không chê trách được chút nào !”.Cuối cùng, anh ta đã thừa nhận: Đức Giê-su vừa là người thật, vừa là Thiên Chúa thật – Đức Giê-su là Ngôi Hai Thiên Chúa, được Thiên Chúa sai đến trần gian để cứu chuộc nhân loại.

    Qủa thật, cuộc đời Chúa Giê-su là một bài ca, bài ca Tình yêu – như một Linh mục đã viết: Ngài là bài ca làm cho toàn thể vũ trụ ngân vang vì tất cả đều được dựng nên nhờ Ngài, với Ngài và trong Ngài. Chính Ngài đã phán: “Không có tình yêu nào lớn hơn bằng tình yêu hiến mạng sống mình cho người mình yêu”(x Jn 15,13).Chỉ có Chúa Giê-su mới dạy cho chúng ta một tình yêu đẹp và ở tầm cao đến thế. Yêu người khác hơn chính bản thân mình. Ngài mắc một căn bệnh khó chữa: YÊU, chính vì yêu nên Chúa Giê-su phải chết một cách đau thương trên thập tự giá. Nhân loại là một thành phần không thể thiếu được trong trái tim Ngài và trong trái tim của Chúa Cha. Chúa Giê-su hoàn toàn vâng theo thánh ý Chúa Cha để thi hành sứ mệnh của Ngài ở trần gian. Sở dĩ Chúa mắc căn bệnh yêu vì bản chất của Ngài là tình yêu, không gì có thể làm thay đổi được căn tính ấy.

    Chúng ta ai cũng có thể dành thì giờ để viết về đề tài này. Nhưng điều cần thiết hơn cả là chúng ta còn phải viết lên bài học Giê-su bằng chính cuộc đời của mỗi người. Ước gì chúng ta nên giống Chúa Giê-su, để chúng ta cũng viết nên được bài học như chính Thầy Chí Thánh đã thể hiện.

    Xin Chúa cho chúng con nên giống Ngài để chúng con trở thành những nhà giáo phản ảnh được tình yêu của Ngài – nên giống Ngài chứ không phải là đồng hình đồng dạng ( như nhiều người thường nói )(*) mà nên giống ở một khía cạnh nào đó trong cuộc đời của Ngài là cũng đẹp lắm rồi. Xin cho tình Ngài mãi mãi ngự trị trong mỗi một tâm hồn chúng con.


    (*) Cụm từ "đồng hình đồng dạng" không có trong các sách Tin Mừng( của 4 tác giả: Matthêu, Maccô, Luca và Gioan )vì Chúa Giêsu không muốn nói nên giống Ngài mà Chúa chỉ nói nên giống Cha Trên Trời. Cụm từ "đồng hình đồng dạng" được Thánh Phao lô đề cập tới trong thư gởi tín hữu Philipphê( x Pl 3, 10-11 ), ở đây mang một ý nghĩa thiết thực hơn để con người thấy được nên giống Chúa Kitô trong sự chết,từ đó con người thấy được giá trị của Ơn Cứu chuộc, của sự Phục sinh, bởi quyền năng của Thiên Chúa.



    JB.SĨ TRỌNG.

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:


    Mai Tín's Avatar

    Mai Tín

     10:08, 21st Sep 2012 #712 

    Con cám ơn thầy vì bài viết hay và ý nghĩa quá.


    Thay đổi nội dung bởi: JB. Sĩ Trọng, 05-04-2013 lúc 11:10 AM

  2. 7 thành viên đã cảm ơn JB. Sĩ Trọng vì bài viết này:

    3T_thanhtuyen (21-09-2012),An Vi (21-09-2012),giusetuong (03-09-2014),Honesty (21-09-2012),Mai Tín (21-09-2012),Phero_Hau (22-09-2012),smiles (21-09-2012)

+ Trả Lời Ðề Tài

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình