+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Trao Tặng Bản Thân....

  1. #1
    Trạng thái :   windy đã thoát
    Tham gia : Jul 2011
    Bài gửi : 54
    Tên Thánh:
    Anne
    Tên thật:
    Gió
    Đến từ: SP
    Sở thích: đọc sách
    Nghề nghiệp: lang thang
    Cảm ơn
    40
    Được cảm ơn 482 lần
    trong 94 bài viết

    Trao Tặng Bản Thân....

    Trời đã về khuya, xa xa đâu đó chỉ còn vài tiếng rao bán hàng rong của những người lao động nghèo. Không gian chung quanh SP bỗng trở nên tĩnh lặng lạ thường sau một ngày ồn ào náo nhiệt. Tôi đóng cửa phòng chuẩn bị đi ngủ, nhưng mùi bò lá lốt phía dưới đường bay lên ngào ngạt, khiến tôi tò mò mở cửa sổ nhìn xuống hiên nhà...Trước mắt tôi là 1 gánh hàng rong lề đường, vài cái bàn, cái ghế, vài vỉ bò xay nhuyễn, cuốn trong lá lốt nướng lên thơm lừng. Thỉnh thoảng, một vài chiếc xe máy dừng lại, giơ 2, 3 ngón tay lên, người bán gật gật, lúi cúi nướng, giao hàng, và nhận tiền, rồi người mua lại hối hả rồ ga biến mất sau làn khói mỏng, cả người bán và người mua chẳng biểu lộ cảm xúc gì cả, lạnh lùng, im lặng, một sự trao đổi công bằng, anh mua, tôi bán, chẳng ai nợ ai, trao đổi sòng phẳng rồi đường ai nấy đi. Tôi thẫn thờ ngồi bên khung cửa, ngẫm nghĩ về những hình ảnh vừa đọng lại trong tâm trí tôi và cả một mớ kiến thức về kinh tế đã ghi dấu vào lòng tôi khi trên giảng đường đại học về sự trao đổi Tiền-Hàng...

    Một cách nào đó, trao đổi cũng quá tuyệt vời rồi, hơn con vật rất nhiều, sự trao đổi làm cuộc sống con người phong phú lên, heo rừng đổi cá biển, muối đổi gạo.... Qui luật trao đổi ấy hình thành trong đời sống con người, dần dần, đồng tiền mới xuất hiện, và tiền trở thành chuẩn mực cho sự trao đổi, nhờ đó cuộc sống gắn kết hơn, phát triển hơn. Mọi sự đều quy chiếu vào đồng tiền làm chuẩn, nhưng cũng chính vì thế mối tương quan giữa người này với người kia bị ngày càng trở nên mờ nhạt dần, tất cả chỉ căn cứ vào hệ trao đổi, một xã hội dần dần đi vào tình trạng cái gì cũng phải chuẩn hóa, sự vô cảm bắt đầu xuất hiện, sự gặp gỡ nhân thân bị giảm sút (người dân tộc ít chuẩn hóa, vẫn còn mang tính trao đổi là chủ yếu nên tình nghĩa có vẻ tốt hơn, thắm đượm tình người hơn, Việt Nam trước đây tương quan xóm giềng sống động hơn, nhà tôi có tiệc là hàng xóm bu vào làm, đến mùa gặt là cả làng xúm lại gặt cho từng nhà, vui vẻ đầm ấm biết bao, ngày nay cần đặt tiệc ư, chỉ cần nhấc điện thoại, alô là nhà hàng làm mọi sự, tình nghĩa láng giềng phai lạt đi). Càng phát triển, người ta thường đi ăn tiệm nhiều, chuẩn mực nhanh gọn lẹ được áp dụng tối đa, họ cũng lờ mờ cảm thấy trống trải, thiếu vắng điều gì đó, nhưng họ không nghĩ rằng đó chính là bầu khí khí gia đình, mọi người quây quần bên nhau quanh mâm cơm, là một hành vi nối kết tình thân với nhau, là thời điểm mà cha mẹ tâm sự với con cái, vợ chồng nói chuyện, giải quyết những khúc mắc trong cuộc sống, đó chính là thái độ sống tương thân tương ái, bếp không có lửa thì khó nối kết tình thân, một ông chồng nếu ăn món gà ở tiệm này không ngon thì lần sau sẽ đi ăn ở tiệm khác, nhưng nếu gà đó vợ nấu thì lại khác, đó không chỉ là món ăn, nhưng còn thấm đượm tình nghĩa, mồ hôi, công sức của người vợ trao gửi vào đó, nên mỗi khi ăn món gà đó với bạn bè, anh ta sẽ nhớ đến vợ, chặc lưỡi, khoe với bạn bè rằng: món này mà vợ tao nấu thì tuyệt cú mèo... )

    Con người từ khi sinh ra đã lãnh nhận những bất công. Người sinh ra ở nhà giàu, thì được ăn uống đầy đủ sẽ thông minh hơn những bé có điều kiện cuộc sống khó khăn, đặc biệt là những trẻ mồ côi, đó là sự bất công ngay từ thời ông bà. Cuộc đời này đầy tràn những bất công, mọi nơi, mọi sự đều thấm bất công. Không nên coi thường việc đòi lại công bằng, nhưng con người chúng ta phải đi xa hơn việc công bằng, đừng đứng trên cà kheo, xòe bàn taykhông tì vết ra rồi nói rằng tôi trong sạch, không dính bùn, ai sống trong bùn lấy thì thây kệ, ráng chịu, cái số của họ là vậy, mà không suy nghĩ rằng nếu tôi sống tốt hơn một chút, bác ái hơn một chút thì một người nào đó đã không vào tù vì quá đói nghèo mà đi cướp của giết người. Tòa án chỉ xử lý tạm thời, không bao giờ đi đến tận cùng của sự công bằng được, chỉ có thể bù đắp sự thiếu công bằng ấy bằng việc bác ái mà thôi.. Những gì tôi có được ngày hôm nay, thực ra tôi cũng chỉ là người quản lý của Thiên Chúa để lo cho chị em mình.

    Trong đòi sống cộng đoàn, ta đừng nên lấy tiêu chuẩn ăn đồng chia đều làm thước đo, vì đó mới chỉ là sống chung chứ chưa phải là sống huynh đệ. Chỉ khi ta biết chia sẻ, gánh vác dùm cho nhau những việc gì mà mình có thể giúp được thì đó mới là đời sống huynh đệ thật sự. Thực tế cho thấy rằng, mỗi người bước vào môi trường tu học với hoàn cảnh khác nhau. TV cung cấp cùng một bữa ăn như nhau, cùng ngủ như nhau, cơ sở vật chất cho mỗi người như nhau... nhưng có người ở nhà sướng quá nên vào TV thấy như vầy là khổ, còn người khác ở ngoài lam lũ, bươn chải kiếm miếng cơm manh áo từ nhỏ, thì khi vào TV sẽ thấy được như thế này là vượt quá hạnh phúc mình mơ tưởng rồi. Hơn nữa, mỗi người có những nhu cầu khác nhau, nếu mỗi bữa cơm, ta chia cho mỗi người 1 dĩa cơm thì ta cho đó là công bằng ư, không, có người ốm nhách, mỗi bữa chỉ ăn nửa dĩa, như vậy là dư thừa, nhưng có người khác, 1 dĩa đối với họ như vậy lại là quá ít so với sức của họ. Vì thế, điều quan trọng là cần biết nhìn chị em mình, coi họ có cần gì để giúp đỡ.
    Nếu chỉ cho đi cái gì mình không cần để lấy lại cái mình cần, thì đó mới chỉ là trao đổi, ta cần phải đi xa hơn nữa, đó là trao tặng, là lấy cái gì đụng đến bản thân mình, thiết tha với bản thân mình để trao tặng cho nhau, gởi tấm lòng của tôi cho ai đó, qua một vật, đồ vật đó trở nên quý, trở nên có giá trị nhân văn, chứ không phải giá trị kinh tế. Mỗi người chúng ta, ít nhiều đều giữ bên mình những kỷ vật mà ai đó trao tặng, đôi khi chỉ là con hạc giấy, chiếc móc khóa, hay tấm thiệp mà “người ấy” đã phải đổ mồ hôi để thiết kế cho tôi...tôi trân trọng giữ gìn...Nhưng ngày nay, 1 phần không nhỏ giới trẻ cho rằng những những điều ấy là tầm phào, là nhà quê. Mọi thứ đều phải được chuẩn hóa, chứ không còn là của ít lòng nhiều, nặng tính nghĩa tình nữa. Mọi thứ đều được đưa ra tiêu chuẩn,tiêu chuẩn chồng của tôi phải cao 1m70 trở lên, có công ăn việc làm ổn định, có nhà, có xe SH, có iphone, ipad quẹt quẹt...một đời sống quá thực dụng đã lấn át đi những gia trị thiêng liêng, cao đẹp của con người..., người ta đánh giá con người qua dáng vẻ bên ngoài, qua sự giàu có vật chất hơn là đời sống nội tâm...


    Khi tạo dựng con người, Chúa cho Adong đặt tên cho muôn loài, tức là làm chủ muôn vật, nhưng vì phạm tội, con ngưởi đã phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt lao động để kiếm miếng ăn. Nhưng tiềm ẩn sâu xa bên trong, con người không chỉ là một sinh vật chỉ biết lao động, mà còn là một sinh vật đầy nghĩa tình, sản phẩm lao động chỉ là nhịp cầu nối kết giữa tấm lòng người này với người kia. Vì thế, công bằng của Kitô giáo không chỉ là công bằng theo xã hội ngày nay, nhưng tôi có gì là do Chúa ban cho anh em tôi qua sự quản lý của tôi, quyền tư hữu là sử dụng của cài để mưu ích cho những người xung quanh tôi, một người nghèo sống dưới mức phẩm giá con người bên cạnh nhà tôi là tôi có lỗi, cũng giống như lão phú hộ đã để anh Ladaro chết đói ngoài hiên nhà, trong khi trong nhà thừa mứa thức ăn,Chúa đã hỏi tội lão, không phải vì lão đã sống không công bằng, vì điều đó không được nhắc đến trong Thánh Kinh, nhưng chính vì lão đã sống thiếu tình bác ái, tình người. Hồng ân và trách nhiệm luôn đi với nhau. Bất công là một cách để xây dựng tình nghĩa cho thế giới này tốt đẹp hơn, để có cơ hội bù đắp cho nhau những khiếm khuyết, và để sống nghĩa tình
    ..

    Ngay cả khi bàn về nam nữ cũng có những bất công trong đó, người Nữ dù có đi Tu, khấn trọn đời, làm bề trên thì cũng gọi là Sr, theo giáo luật cũng chỉ thuộc hàng “Giáo Dân”, cũng phải gọi Linh Mục là “Cha”, vì Ngài thuộc hàng “Giáo Sĩ”, hàng “Tư tế”, dù tuổi đời Tu của Ngài ít hơn Sr rất nhiều. Trước Công Đồng Vaticano II, Linh Mục được định nghĩa là “Alter Christus”, nghĩa là “Chúa Kitô thứ hai”, đầy uy nghi, lẫm liệt, oai phong, nhưng sau Vat.II, Hội Thánh đã xác định lại “Linh Mục là tác vụ tôi lãnh từ Hội Thánh để Phục vụ cộng đoàn”. Vì thế, cần phải gia tăng tính tự nguyện phục vụ trong Hội Thánh, cần phải biết trao tặng bản thân mình, hiến mình vì đoàn chiên, vì cộng đoàn, như thế cộng đoàn mới ngày càng phát triển được. Con vật mạnh nhất là ở bản năng sinh tồn, nhưng cái thống nhất con người đó chính là tình yêu, là sự cho đi, trao tặng chính bản thân mình...

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:

    Thay đổi nội dung bởi: windy, 15-11-2012 lúc 09:15 PM
    Con muốn làm đan sĩ giữa thế gian
    Yêu mến Chúa giữa muôn vàn chìm nổi
    Đời thay đổi, tim con nguyện chẳng đổi,
    Tình con nhỏ bé không thôi dâng Ngài.


  2. 6 thành viên đã cảm ơn windy vì bài viết này:

    3T_thanhtuyen (15-11-2012),Honesty (15-11-2012),JB. Sĩ Trọng (15-11-2012),LamPhuong (15-11-2012),Pham Du (16-11-2012),Phero_Hau (16-11-2012)

+ Trả Lời Ðề Tài

Chủ đề tương tự

  1. [Nhật kí] Agape 14: Nén bạc Chúa trao
    By thuynguyen_gk in forum Nhật kí AGAPE
    Trả lời: 11
    Bài mới gửi: 16-11-2011, 04:09 AM
  2. Trả lời: 9
    Bài mới gửi: 27-05-2011, 09:30 PM
  3. Ra khơi IX: Trao ban
    By allihavetogive in forum Giao lưu-kết nối
    Trả lời: 5
    Bài mới gửi: 15-04-2011, 06:24 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình