Trạng thái :  
Tham gia : Apr 2012
Bài gửi : 561
Tên Thánh: Martino (3/11)
Tên thật: NVT
Đến từ: Vũng Tàu
Sở thích: Du lịch, âm nhạc, đọc sách...
Nghề nghiệp: ...
Cảm ơn 2,205
Được cảm ơn 4,123 lần
trong 689 bài viết
Ta đợi Chúa, hay Chúa chờ ta?
Câu hỏi của Muối cũng là câu hỏi của tất cả mọi người: "Chúa Ngôi Lời đã đến hai ngàn năm rồi... Sao ta còn hoài mong?"
Ta hoài mong điều gì?
Có phải chờ đợi một cánh thiệp, một lời chúc giáng sinh?
Có phải chờ đợi được đi dạo phố, nhìn ngắm những ánh đỉện lung linh, những cây thông Noel và những hang đá muôn hình muôn vẻ?
Có phải chờ đến đêm 24 tháng 12 đi lễ Giáng Sinh, nghe tiếng chuông rộn ràng, những bài thánh ca du dương trầm bổng?
Có phải chờ đến ngày 25 tháng 12 được "kiêng việc xác", đi chơi thả cửa và nhậu "tẹc ga", heo, gà, vịt, chó... đua nhau sinh thì để phục vụ cho cái bụng của những người "Mừng Chúa Giáng Sinh?"
Chắc chắn mọi người sẽ trả lời: "Không, không phải thế!"
Hẳn nhiên là không phải thế, vì nếu thế thì đâu còn ý nghĩa của "Vọng", của sự "Mong chờ Chúa đến".
Nếu câu hỏi đặt ra: "Sao ta còn hoài mong" khi mà "Ngôi Lời đã đến cách đây hai ngàn năm", và chỉ dừng lại ở đây, xem ra chúng ta chưa thực sự hiểu và sống đúng tâm tình mùa Vọng.
Thiên Chúa đã đến, và Ngài "Ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế". Vậy chúng ta còn hoài mong gì nữa khi Ngài đã đến.
Than ôi, có phải thế đâu!
Kỳ thực, chính Thiên Chúa mới là Đấng hy vọng vào chúng ta, và chính Ngài mới là Đấng chờ đợi chúng ta.
Hình ảnh "Người Cha nhân hậu" trong Tin Mừng theo Thánh Luca diễn tả nỗi khắc khoải chờ mong của Thiên Chúa đặt nơi con người.
Thiên Chúa đặt niềm hy vọng vào con người, chờ mong con người đáp trả và trở về trong Tình Yêu vô biên của Thiên Chúa.
Thế nhưng thay vì trở về, con người chúng ta lại làm những đều ngược lại.
Thay vì uốn cho ngay thẳng những nẻo đường, chúng ta lại làm cho cong queo bởi những lời nói hàm chứa tính lươn lẹo, đánh bẫy người khác.
Thay vì lấp đầy những hố sâu ngăn cách, tị hiềm, chúng ta lại đào bới, xăm xoi những chuyện vớ vẩn để gây xào xáo, xích mích. Thậm chí ngay diễn đàn này, chúng ta tạo nhiều nick, và viết những câu thiếu tính xây dựng, thiếu tình thân bác ái.
Thay vì san phẳng những chỗ gồ ghề, chúng ta lại đắp lên những "công sự" gồ ghề, xấu xí bằng việc chê trách những việc làm tuy ngô nghê, nhỏ bé và thiếu kinh nghiệm của người trẻ, nhưng chứa đựng sự nhiệt huyết và muốn cống hiến.
Nếu mình có khả năng, có tri thức, có tấm lòng, sao không bao dung, sao không chia sẻ, sao không nói lời yêu thương?
Có lời bài hát dựa theo ý Tin Mừng rằng:
"Không ai đốt đèn rồi đem đặt gầm giường.
Không ai đốt đèn rồi lấy thùng úp lên.
Nhưng khi đốt đèn thì đem đặt trên giá,
để cho mọi người thấy ánh sáng hòa chan.
Ai ơi muối mặn, làm cho đời mặn mà.
Ai ơi muối mặn, làm cho đời dễ thương.
Nhưng khi muối nhạt thì đem đổ ra ngõ,
để cho mọi người đưa chân bước đạp lên".
(Lm. Quang Uy)
Lời Thầy đã cảnh báo: "Nếu muối đã nhạt, thì biết lấy gì để làm cho nó mặn lại?" và kết quả của nó như thế nào, lời bài hát kia đã nói thay.
Mùa vọng, mời gọi tín hữu sống tâm tình mong đợi Chúa đến lần thứ hai, và cũng chuẩn bị đón mừng kỷ niệm ngày Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng Sinh Làm Người. Mong sao đón nhận nhiều lời yêu thương như những cọng rơm hèn nơi hang bò lừa, và làm ấm lên diễn đàn này, vốn đã "hơi bị" lạnh lẽo thời gian gần đây.
Mai Tín
Thay đổi nội dung bởi: Mai Tín, 08-12-2012 lúc 10:54 AM