+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 2 của 2

Chủ đề: Bổn phận Truyền giáo ?

  1. #1
    Spiritual Director
    Pere Joseph's Avatar
    Trạng thái :   Pere Joseph đã thoát
    Tham gia : Nov 2010
    Bài gửi : 465
    Tên thật:
    Joseph Việt, O.Carm
    Đến từ: Fr.
    Cảm ơn
    6,286
    Được cảm ơn 4,963 lần
    trong 583 bài viết

    Bổn phận Truyền giáo ?

    Bổn phận Truyền giáo


    “Khốn cho tôi nếu không loan báo Tin Mừng.” (1 Cor 9:16) Nếu ta chấp nhận câu nói tâm huyết này của Thánh Phaolô, một người đã để lại rất nhiều dấu ấn trên gia sản niềm tin và lối sống người Kitô, thì ta có thể nói cùng với ngài rằng: tôi thật sự có một “bổn phận truyền giáo.”

    Có lẽ đây là đề tài phổ thông, có nhiều gắn bó với đời sống thường nhật cho nên cũng có nhiều điều có thể dễ dàng chia sẻ với nhau. Tuy nhiên, cũng chính vì nó gắn bó nhiều với đời sống mà hoá ra lại rất khó để nói cho hết được mọi khía cạnh bởi cuộc sống thì vô tận. Trong chia sẻ bé nhỏ này, trước khi nêu cảm tưởng có tính cách cá nhân, xin được tản mạn một chút về 2 từ thôi: “bổn phận” và “truyền giáo”

    Khi nghe đến chữ “bổn phận”, thông thường ta có cảm giác trách nhiệm, mà trách nhiệm thì cũng hàm chứa một ràng buộc, một điều tôi “phải” làm mà nhiều khi tôi không muốn hay không thích. Nếu tôi không muốn hay không thích điều gì lắm thì vô hình nó khoác lên một gam màu tối, một cảm giác nặng nề nào đó, khiến tôi e ngại, chần chừ, tiến thoái lưỡng nan.

    Thiết tưởng “bổn phận” cần được hiểu ở nhiều khía cạnh và cấp độ khác nhau. Với giới hạn của bài viết này, xin được đi thẳng vào nền tảng của “bổn phận” trong tương quan với chính việc truyền giáo. Theo mình nghĩ, để hiểu chính xác loại “bổn phận” này, ta cần trả lời một số câu hỏi quan trọng: Tại sao tôi lại có “bổn phận” này? Nếu tôi không thực hiện nó thì có gì xảy ra không? Ta cùng nhau vắn tắt mổ xẻ từng câu hỏi một chút nhé.

    Tại sao tôi lại có “bổn phận” này? Không biết bạn đang nghĩ đến điều gì, còn mình thì nghĩ đến tên của mình, cái tên mà mình vẫn được mời để làm cho nó sáng hơn vui hơn mỗi ngày: Kitô hữu. Vâng, “Kitô hữu”, cái tên đã gắn bó với mình khá lâu trong hành trình nhân sinh này. Bạn biết đấy, tên là để phân biệt, là để nêu lên bản chất của câu hỏi: “Tôi là ai?” Nói cách khác, tên gắn liền với căn tính của tôi. Vậy nếu tên tôi là Kitô hữu thì căn tính của tôi, bản chất sâu xa bên trong của tôi là người đã được tháp nhập vào sự sống và sứ mạng của Giêsu Kitô. Hiểu như thế, bạn thân mến, ta sẽ thấy “bổn phận” ở đây không còn là một “việc phải làm” nữa, mà nó là một hơi thở gắn liền với căn tính của chính tôi. Khi tôi thực hiện điều này, tôi làm cho tôi là tôi. Và ngược lại, nếu tôi không thực hiện nó, tôi sẽ chối bỏ chính mình. Bây giờ thì ta có thể nói rằng: Nếu tôi thực sự còn muốn là chính mình, tôi chỉ có duy nhất một phương cách để giữ mình, là: truyền giáo. Cũng thế, truyền giáo không còn là “việc” nữa, mà đã trở thành một thúc bách từ chính trong tên gọi “Kitô hữu” của tôi.

    Khi nói đến truyền giáo, rất có thể hình ảnh đầu tiên hiện lên trong tâm trí là những nhà thừa sai, những người bỏ quê hương xứ sở, tình nguyện đến những vùng xa xôi chưa biết danh Đức Kitô để loan báo về Người. Đất nước Việt Nam thân yêu cũng chịu ơn của biết bao Kitô hữu can đảm và quảng đại ấy mới có được niềm tin vào Đấng Phục Sinh như hôm nay. Là thế hệ được thừa hưởng thành quả của sự cống hiến nhiều hy sinh ấy, xin được cúi đầu thật sâu để tạ ơn.

    Bên cạnh hình ảnh những nhà thừa sai, ta cũng biết đến những tấm gương truyền giáo đang sống cùng thời đại với ta, thậm chí ở ngay bên cạnh ta, hoặc ngay chính bản thân ta. Bằng nhiều sáng kiến khác nhau trong hoàn cảnh rất riêng tư và cụ thể, những Kitô hữu nghiêm túc với căn tính của mình vẫn liên lỉ truyền giáo.

    Nãy giờ ta nói nhiều đến chữ “truyền giáo” mà chưa định nghĩa nó là thế nào. Theo bạn, truyền giáo là gì?

    Hẳn là có nhiều định nghĩa với nhiều khía cạnh phong phú khi nói đến truyền giáo. Nhưng có lẽ ta phải nhắc nhớ nhau ngay từ đầu rằng: “truyền giáo” không phải là tìm mọi cách để “cải đạo” người khác. Sự thành công của truyền giáo không nhất thiết phải dẫn đến việc một người nào đó theo đạo của mình. Nếu người ấy xin được mang tên Kitô hữu như ta thì ta hãy nhảy mừng hân hoan vì ta được chứng kiến thêm một người anh chị em đã và đang chạm tới Niềm Hy Vọng chắc chắn và Sự Hạnh Phúc đích thật là chính Chúa Giêsu – Tình Yêu Phục Sinh. Nếu người ấy vẫn chọn con đường đang đi, ta hãy biết rõ một điều rằng Thiên Chúa bao trùm tất cả vì Người yêu thương tất cả. Đức Giêsu Kitô, khởi đầu và cùng đích của mọi loài, lớn hơn phạm vi của Hội Thánh hữu hình. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà Công Đồng gần đây nhất, Công Đồng Vatican 2, dạy rằng: có sự cứu độ của Chúa Giêsu trong các tôn giáo chân chính khác. Chúa Giêsu hiện diện thẳm sâu trong từng thân phận con người, cho dù họ là ai đi nữa.

    Bây giờ, xin được chia sẻ một số cảm tưởng rất riêng tư. Có người bạn hỏi thế này: “Là linh mục, khi ra ngoài nhà thờ gặp người có đạo hay không có đạo, giàu hay nghèo, cha nghĩ gì về họ? Cha yêu mến họ ra sao?” Xin được đơn sơ chia sẻ như sau.

    Là linh mục, mình xác tín rằng mình được Đấng yêu thương gọi tên và trao cho một sứ mạng: dùng đời sống của chính bản thân, ngay cả trong bất toàn và tội lỗi, để làm chứng nhiều hơn cho tình thương vô điều kiện của Người. Vì thế, truyền giáo đối với mình có nghĩa là khoe với anh chị em xung quanh rằng: “Anh chị em ơi, tụi mình có một Thiên Chúa yêu thương, yêu thương vượt lên trên cả trí tưởng tượng của mình. Và, Thiên Chúa ấy muốn tụi mình yêu thương nhau như Người đã yêu thương tụi mình.” Mình ước mong lời chứng ấy, diễn tả qua cách sống mỗi ngày, có thể trở thành một món quà tinh thần cho anh chị em, những người đang cần nghe một tin vui trong đời. Đơn giản chỉ có vậy thôi.

    Đối với mình, người mang tên Kitô hữu hay mang một tên nào khác, dù là giàu hay nghèo, dù thánh thiện hay tội lỗi, đều được Thiên Chúa yêu thương ôm trọn trong cung lòng nhân hiền của Người. Dù muốn hay không, đó là sự thật! Nếu Chúa đã yêu tôi dù tôi là ai, thì tôi cũng được mời để ứng xử như thế đối với anh chị em xung quanh dù họ là ai.

    A, mình phải nói ngay điều này nữa: Thực ra, những anh chị em mà ta nghĩ rằng ta cần hoặc nên giới thiệu về Đức Kitô cho họ là những ân nhân vì nhờ họ mà ta được diễm phúc sống căn tính của mình. Chính ta là người chịu ơn họ.

    Bây giờ, hãy nói với nhau về cách thức truyền giáo, bạn nhé. Truyền giáo không phải là kiểu mình thường gặp trong cuộc sống: xin – cho, hoặc xót thương thì bố thí. Không! Truyền giáo ở đây là loan báo Đức Kitô như một Tin Vui Tuyệt Vời cho thế giới. Tin Vui Tuyệt Vời này đã đi vào đời mình, biến đổi mình. Một khi đã gặp và hiểu Tin Vui Giêsu ấy, đời mình không thể thiếu vắng Người được nữa. Vậy thì ta loan truyền Tin Vui Giêsu bằng những nghĩa cử rất thật, rất gần ngay trong ngày cuộc sống thường nhật. Ví dụ: Ta chỉ cần:

    - Trao một nụ cười thân thiện để phá vỡ khoảng cách giữa người với người.
    - Trao một lời an ủi khi ai đó sầu đau.
    - Gửi một tin nhắn, gọi một cú điện thoại hỏi thăm.
    - Dắt tay một cụ già hay em nhỏ qua đường.
    - Mỉm cười với sự trân trọng khi mua một tấm vé số của một người nghèo.
    - Cảm ơn người ăn xin.
    - Hỏi thăm người tính tiền ở siêu thị rằng: Hôm nay đông khách quá, bạn có mệt không?
    - Trao lời ngỏ muốn giúp một tay đối với đồng nghiệp.
    - Trân trọng và tế nhị xin được giúp đỡ với lời cảm ơn chân thành.
    - Quyết tâm từ chối cộng tác với sự giả dối trong học đường, trong công sở,…
    - Lượm một vài cộng rác bỏ vào thùng rác để giữ đẹp cho môi trường công cộng.
    - Đeo một thánh giá nhỏ nhỏ xinh xinh như một dấu chỉ niềm tin vui.
    - Làm chứng cho sự thật.
    - Bênh vực kẻ bị oan ức.
    - Lắng nghe trong tôn trọng đối với khác biệt của tha nhân, nhất là về niềm tin tôn giáo của họ.
    -

    Còn nhiều nữa những cách thức truyền giáo sống động và hoàn toàn khả thi, bạn hãy thêm vào nhé! Cảm ơn bạn và xin Chúa chúc lành!

    Joseph Việt, Cát Minh




    Tái bút:
    Có một người bạn sau khi đọc suy niệm này đã nói rằng sẽ thêm vào danh sách những việc truyền giáo kia. Sáng hôm sau, bạn ấy lên bệnh viện để điều trị bệnh. Ngay sau khi điều trị cho bạn ấy, các bác sĩ – là những người không Công Giáo – đã viết cho biet: “Sáng nay, trước khi nằm xuống để các bác sĩ chích thuốc, T đã làm dấu Thánh Giá bên đạo và mỉm cười. Lúc đang chích thuốc thì bị ngất đi vì đau đớn quá nhưng không hề kêu than…. Chúng tôi rất ấn tượng và khâm phục đức tin của T. Niềm tin vào Chúa đã cho T sức mạnh. Chúng tôi đã học được một bài học giá trị. Một đồng nghiệp hỏi: Sao chỉ có giơ tay lên mặt vẽ có 3 cái [= dấu Thánh Giá] mà lại giá trị vậy?”

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:

    Thay đổi nội dung bởi: Pere Joseph, 19-10-2014 lúc 05:16 PM

  2. 8 thành viên đã cảm ơn Pere Joseph vì bài viết này:

    allihavetogive (03-12-2014),giusetuong (20-10-2014),Honesty (21-10-2014),JB. Sĩ Trọng (18-10-2014),lucia01992 (11-05-2011),Mai Cồ (18-10-2014),Thánh Thư (19-10-2014),tho ngoc (21-07-2011)

  3. #2
    Mai Cồ's Avatar
    Trạng thái :   Mai Cồ đã thoát
    Tham gia : Jul 2010
    Bài gửi : 681
    Tên Thánh:
    Micae
    Tên thật:
    Đặng Ngọc Bình An
    Đến từ: Ho Chi Minh City, Vietnam, Vietnam
    Sở thích: Nghe nhạc thánh ca
    Nghề nghiệp: Kỹ sư điện tử
    Cảm ơn
    4,307
    Được cảm ơn 6,069 lần
    trong 826 bài viết
    Trích Nguyên văn bởi Pere Joseph Xem bài viết

    Bây giờ, hãy nói với nhau về cách thức truyền giáo, bạn nhé. Truyền giáo không phải là kiểu mình thường gặp trong cuộc sống: xin – cho, hoặc xót thương thì bố thí. Không! Truyền giáo ở đây là loan báo Đức Kitô như một Tin Vui Tuyệt Vời cho thế giới. Tin Vui Tuyệt Vời này đã đi vào đời mình, biến đổi mình. Một khi đã gặp và hiểu Tin Vui Giêsu ấy, đời mình không thể thiếu vắng Người được nữa. Vậy thì ta loan truyền Tin Vui Giêsu bằng những nghĩa cử rất thật, rất gần ngay trong ngày cuộc sống thường nhật. Ví dụ: Ta chỉ cần:

    - Trao một nụ cười thân thiện để phá vỡ khoảng cách giữa người với người.
    - Trao một lời an ủi khi ai đó sầu đau.
    - Gửi một tin nhắn, gọi một cú điện thoại hỏi thăm.
    - Dắt tay một cụ già hay em nhỏ qua đường.
    - Mỉm cười với sự trân trọng khi mua một tấm vé số của một người nghèo.
    - Cảm ơn người ăn xin.
    - Hỏi thăm người tính tiền ở siêu thị rằng: Hôm nay đông khách quá, bạn có mệt không?
    - Trao lời ngỏ muốn giúp một tay đối với đồng nghiệp.
    - Trân trọng và tế nhị xin được giúp đỡ với lời cảm ơn chân thành.
    - Quyết tâm từ chối cộng tác với sự giả dối trong học đường, trong công sở,…
    - Lượm một vài cộng rác bỏ vào thùng rác để giữ đẹp cho môi trường công cộng.
    - Đeo một thánh giá nhỏ nhỏ xinh xinh như một dấu chỉ niềm tin vui.
    - Làm chứng cho sự thật.
    - Bênh vực kẻ bị oan ức.
    - Lắng nghe trong tôn trọng đối với khác biệt của tha nhân, nhất là về niềm tin tôn giáo của họ.
    -
    Cùng thể hiện những nghĩa cử rất thật, rất gần trong ngày Khánh Nhật truyền giáo 2014 này và trong suốt cuộc đời của mỗi chúng ta.

  4. 7 thành viên đã cảm ơn Mai Cồ vì bài viết này:

    giusetuong (20-10-2014),Honesty (21-10-2014),JB. Sĩ Trọng (18-10-2014),M.Goretti Ngan (18-10-2014),Pere Joseph (19-10-2014),TerexaThuyDuong (20-10-2014),Thánh Thư (19-10-2014)

+ Trả Lời Ðề Tài

Chủ đề tương tự

  1. Truyện toàn vần T
    By Pham Du in forum Truyện cười Tổng hợp
    Trả lời: 19
    Bài mới gửi: 14-11-2012, 12:15 PM
  2. Im lặng và Lời: Con Đường Truyền Giáo
    By Tin Yeu in forum Bản tin Giáo Hội
    Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 27-01-2012, 04:46 AM
  3. Truyện đời cậu ấm................!
    By Pham Du in forum Giai Điệu Trái Tim
    Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 23-08-2011, 08:44 PM
  4. [sưu tầm] Truyện cười nhà đạo
    By smiles in forum Truyện cười Công giáo
    Trả lời: 5
    Bài mới gửi: 09-03-2011, 04:43 PM
  5. Các lớp Mục Vụ Truyền Thông
    By allihavetogive in forum Thông tin hữu ích
    Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 21-01-2011, 07:10 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình