+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 3 của 3

Chủ đề: Nhật ký Đại Hội Dân Chúa Việt Nam 2010

  1. #1
    Mai Cồ's Avatar
    Trạng thái :   Mai Cồ đã thoát
    Tham gia : Jul 2010
    Bài gửi : 681
    Tên Thánh:
    Micae
    Tên thật:
    Đặng Ngọc Bình An
    Đến từ: Ho Chi Minh City, Vietnam, Vietnam
    Sở thích: Nghe nhạc thánh ca
    Nghề nghiệp: Kỹ sư điện tử
    Cảm ơn
    4,307
    Được cảm ơn 6,069 lần
    trong 826 bài viết

    Nhật ký Đại Hội Dân Chúa Việt Nam 2010

    Nhật Ký 08 - Đại Hội Dân Chúa Việt Nam 2010 (Ngày 25.11.2010)






    7g30: Kinh Sáng
    7g50: ĐC Phêrô tóm kết các ngày làm việc
    Trong những ngày này nhóm chuyên viên ghi nhận và đúc kết thảo luận của cả 3 ngày làm việc.
    8g00: Cha Am, SDB đại diện nhóm thư ký đúc kết trên Màn hình.
    Phần I: Giáo Hội mầu nhiệm
    Giáo Hội là cộng đoàn được yêu thương và thánh hiến, cộng đoàn Dân Thiên Chúa trên quê hương. Cần ý thức Giáo Hội là một gia đình, cần nỗ lực vươn lên sự thánh thiện.
    Giáo Hội Việt Nam hội nhập Tin mừng vào văn hoá dân tộc, trên hết là hội nhập tình yêu Thiên Chúa vào cuộc sống.
    Phần II: Giáo Hội hiệp thông
    Sự hiệp thông hữu hình trong Giáo Hội là dấu chỉ sự hiệp thông vô hình với Thiên Chúa. Khi hiệp thông trong Giáo Hội mọi Kitô hữu tham gia chia sẻ sứ mạng của Chúa Giêsu, mọi người có quyền lợi và trách nhiệm trong việc tham gia vào đời sống Giáo Hội.
    Phần III: Giáo Hội sứ vụ
    Theo sứ mạng của mình, mọi Kitô hữu cần dấn thân chia sẻ niềm vui và các giá trị Tin mừng. Sứ vụ mang tính đối thần, cần được thực thi với cung cách Việt Nam. Cần tôn trọng lưật pháp, xây dựng quê hương nhưng cũng ần có tiếng nói ngôn sứ, đào tạo lương tâm để đón nhận đức tin trong sự tự do.
    Sống tốt cách can đảm là thông điệp mời gọi người khác… Thi hành sứ vụ hôm nay Giáo Hội đối thoại với con người, với các nền văn hóa, các tôn giáo và anh chị em vô thần theo phương thức từ trái tim đến trái tim.
    Ngoài ra, còn có những đề nghị chi tiết khác dành cho riêng Hội đồng Giám mục Việt Nam và các Ủy ban thuộc Hội đồng Giám mục.
    8g20. ĐC Phêrô, Giám mục phụ tá TGP. Tp.HCM mời quý đại biểu chia sẻ cảm nhận
    1. Cha Phanxicô Phạm Ngọc Quang, GP KonTum: đề nghị sử Giáo Hội như 1 gia đình.
    2. Phanxicô Xaviê Vũ Sinh Hiên: cảm tưởng Đại Hội Dân Chúa họp tại Việt Nam nhưng ít nhắc đến các vấn đề của quê hương, xin để 1 website cho mọi người góp ý.
    3. Tạo hòa đồng thông cảm giáo sĩ – giáo dân.
    4. Cha Trung SJ: UB Công lý HB bào vệ sự sống con người và lên tiếng bảo vệ môi sinh. UB đời sống thánh hiến nâng tầm Liên Hiệp BTTC.
    5. Quan tâm đúng mức vai trò giáo dân, các đoàn thể công giáo tiến hành.
    6. Cha Đồng SDB – Thiết lập Caritas các cấp, tổ chức ban quản trị điều hành quản lý tổ chức. Cần sự quan tâm nâng đỡ của chủ chăn.
    7. UBBAXH: kế hoạch giúp người nghèo.
    8. Mẫu gương mục tử giúp giáo dân: cần sống như Đức Mẹ.
    9. Người nghèo và bất hạnh có quyền bình đẳng tự do tôn giáo. Xin lên tiếng kịp thời mạnh mẽ lên tiếng giúp họ.
    10. Cha Hoàng: đồng trách nhiệm của mọi thành phần dân Chúa, cách riêng giáo dân.
    11. Anh Tâm: Xin lập quỹ truyền giáo tại giáo xứ - giáo phận.
    12. Sr. Sa: xin đổi từ thiếu nữ lầm lỡ bằng bị bỏ rơi.
    13. Cha Thịnh: thiết lập lại TNTT với chương trình cập nhật.
    14. Phát triển càc hội đoàn CG Tiến hành.
    15. Đặt vấn đề Tái Phúc Âm hoá cho Việt Nam.
    16. Mục vụ truyền thông Lời Chúa, đào tạo chuyên viên, chuẩn hoá VP truyền thông, lập kế hoạch ngắn và dài hạn.
    17. Chú trọng vai trò tư tế, vương đế của người Kitô hữu.
    9g30: Ban Tổ chức nhận xét: Anh chị em đã góp ý trong nhóm nay vẫn muốn bổ sung thêm: ưu tư xây dựng Giáo Hội tốt đẹp.

    Đức Hồng Y đúc kết:
    1. Đề nghị HĐGM cho phép các đại biểu và ngoài đại biểu tiếp tục góp ý gởi về một địa chỉ cho Ban thư ký.
    2. Đề nghị các đại biểu cách góp ý hiệu quả hơn. Trước Đại Hội ĐC Bùi Tuần gởi cho nhiều nơi nói về vấn đề phân hoá trong Giáo Hội, tôi có gặp xem ngài có ý kiến gì và hướng xây dựng cụ thể gì. Giáo Hội tại Việt Nam từ khi lập Hàng Giáo phẩm, Giáo Hội đã ở trong tình trạng chia cắt. Năm 1965 CĐ Vatican II đưa ra đường hướng, biến cố 1975… Tính đối kháng và thói quen đối đầu dường như ăn rễ trong tâm thức người Việt Nam, do chiến tranh lâu dài. Sự hiệp thông hiệp nhất chưa xây dựng được vì vậy cần có Đại Hội Dân Chúa để khởi đầu, cần đồng cảm với nhau để cộng tác. Lịch sử Giáo Hội mỗi nơi mỗi thời có cách tương quan với xã hội trần thế khác nhau, Việt Nam cũng trải qua những kinh nghiệm như thế. Làm thế nào nối kết đạo đời, đưa men vào trong bột, chiếu ánh sáng vào bóng tối. Vấn đề là ánh sáng vào mà bóng tối không tiếp nhận. Từ đó chúng ta cần góp ý dự trên đường lối của Đức Kitô và giáo huấn của Giáo Hội: trong đường lối Tin Mừng và đức ái Kitô, khai sáng mở đường thực sự cho người ta đi đến ánh sáng sức sống mới, như thế mới thuyết phục mọi người.

    Giải lao.
    9g45: Ban Tổ chức
    Đóng góp: Trang web HĐGM và trang Đại Hội Dân Chúa.
    10g05: ĐC Phêrô Trình bày TÀI LIỆU CỦA ĐẠI HỘI DÂN CHÚA
    - Ý kiến: không có lúc nào nói lên tâm tư cảm nhận.
    - Lưu ý: Sứ điệp không là bản đúc kết ý kiến nhưng nêu lên những điểm nhấn quan trọng.
    - Có các Khách mời từ các nước và đại diện các cộng đoàn Hải ngoại.
    10g25: Cộng đoàn hát chung bài hát Mùa Vọng “Để Chúa đến” như lời nguyện Maranatha kết thúc Sứ điệp của Đại Hội Dân Chúa. Trước khi có phần chia sẻ của các khách mời, mời một số đại biểu chia sẻ.
    - Trong mấy ngày được tham dự Đại Hội Dân Chúa, chiếm ngắm mầu nhiệm thiêng liêng của Giáo Hội Việt Nam, nhớ đến 3 môn đệ trên núi Tabor: 2 điểm nhấn.
    - Xin làm 3 lều: không dám xin.
    - Tâm niệm khi trở về sẽ loan báo và làm chứng cho mọi người.
    - Rất tâm dắc với Sứ đệp nhưng thấy thiếu vắng hình ảnh Đức Mẹ, xin thêm vào.
    - Rất tâm đắc khi sống trong mái nhà Giáo Hội Việt Nam, trở về sẽ rất nhớ. Xin ngâm thơ tặng mọi người. Đó cũng là lời tri ân của con.
    - Vai trò tông đồ giáo dân rất vinh dự khi thấy người giáo dân được quan tâm nâng đỡ trong Đại Hội Dân Chúa. Hạnh phúc trào tràn trong những ngày ở đây, không thấy hình ảnh giáo sĩ trị nữa nhưng là những người anh cả, cha hiễn gần gũi. Hành trang về phục vụ Giáo Hội và cộng đoàn hữu hiệu nhất. Đức Hồng y mở ra sự quan tâm lắng nghe góp ý để canh tân Giáo Hội.
    - Hân hạnh tham dự, xin bản tuyên ngôn nhắc đến thiếu nhi.
    - Tri ân Đại Hội Dân Chúa – đại diện nữ giới trong Giáo Hội hát lời cảm tạ.
    - Đại diện giới trẻ (21t), cảm nghiệm niềm vui như thiên đàng vì được quan tâm chăm sóc. Xác tín rằng mọi đại biểu và giới trẻ có thể đem Tin mừng đến với mọi người.
    - Cám ơn vì có giờ này dù không có trong chương trình. Cảm nhận về niềm vui: tấm lòng Đức Hồng y tặng bộ áo lễ và tượng Đức Mẹ rất đẹp. Bữa ăn chiều qua không dạy ăn uống, không quan trọng ăn ngon nhưng thấy tâm tình các xứ đạo Sàigòn, mời đón, thấy ấm lòng. Chị K’ Điệp đại diện anh chị em dân tộc lên phát biểu rất hay, cho thấy Giáo Hội quan tâm chăm sóc anh chị em dân tộc. Cô Diệu Hiền giáo lý viên phát biểu bằng cả tấm lòng và nuớc mắt.
    - Đại diện người Hà Nội: 50 năm sống XHCN dự nhiều Đại hội nhưng chưa bao giờ được dự Đại Hội Dân Chúa trang trọng như thế nào, thật yêu thương quí mến không tả được. Không thể ngờ tình yêu thương lớn mạnh gần gũi thân thương như thế. Tủi thân vì Hà Nội thủ đô mà chưa được như thế. Những hình ảnh, tình cảm nơi đây con sẽ đưa về cho giáo phận, giáo xứ, các chủng sinh để xây dựng tương lai.
    - Xin chân thành cám ơn HĐGMVN, hạnh phúc được đại diện tham dự, trong chia sẻ được nói lên những tâm tư nguyện vọng. Ước mang sau Đại Hội Dân Chúa sớm thực hiện những gì đưa ra trong Đại hội. Có 2 đại diện chính quyền đến chúc mừng: tự do tín ngưỡng, hy vọng sẽ đồng tình ủng hộ các Đại Hội Dân Chúa về sau. Hy vọng sẽ có các Năm thánh khác.
    - Cảm nhận đầu tiên: 350 năm bao ưu tư dồn về, giáo dân linh mục gặp gỡ tất cả đều nói lên những ưu tư rất đồng thuận. Thấy rất hạnh phúc sống trong bầu khí cùng ưu tư hướng về Chúa. Đây thật như phép lạ khi cha con hiểu nhau hơn trong trao đổi. Xin tạ ơn Chúa và cám ơn Đại Hội Dân Chúa.
    - Ca sĩ Khắc Dũng: Đại diện ca sĩ Công giáo hát tặng Đại hội bài “Niềm vui Hạnh ngộ”.

    Đức Hồng Y: Ban tổ chức có mấy góp ý:
    - Các Giáo phận: Thấy bầu khí yêu thương rất cần cho đời sống dân Chúa tại Việt Nam và cả trên thế giới. Cần tổ chức những Đại Hội Dân Chúa như thế này ở những nơi khác cho cộng đồng Công giáo Việt Nam. Đề nghị các GM tiếp tục tinh thần này với sự cộng tác của các linh mục, tu sĩ, giáo dân. Sài gòn sẽ tổ chức Đại Hội Dân Chúa cấp Giáo phận, mời đại diện 60 Dòng tu, 200 giáo xứ... Phổ biến các suy tư chia sẻ những cảm nhận, tình yêu thương huynh đệ hiệp thông…
    - Xin gởi tặng mỗi Đại biểu 1 tượng Đức Mẹ, để cùng cầu nguyện với Mẹ theo ý Đức Thánh Cha: chung tâm tình với Chúa và Mẹ Maria để Loan Báo Tin mừng, trong khi yêu thương phục vụ cho sự sống của đồng bào…
    Những gì các đại biểu cảm nhận: bầu khí huynh đệ, hiệp thông, an bình do lờn cầu nguyện, ơn Chúa và Đức Mẹ. Chiều nay chúng ta dâng thánh lễ tạ ơn.


    daihoidanchua.net

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:


  2. #2
    Mai Cồ's Avatar
    Trạng thái :   Mai Cồ đã thoát
    Tham gia : Jul 2010
    Bài gửi : 681
    Tên Thánh:
    Micae
    Tên thật:
    Đặng Ngọc Bình An
    Đến từ: Ho Chi Minh City, Vietnam, Vietnam
    Sở thích: Nghe nhạc thánh ca
    Nghề nghiệp: Kỹ sư điện tử
    Cảm ơn
    4,307
    Được cảm ơn 6,069 lần
    trong 826 bài viết
    Nhật Ký 07 - Đại Hội Dân Chúa Việt Nam 2010






    Ngày 24 -11-2010 – Buổi chiều
    Chủ đề: GIÁO HỘI VIỆT NAM VÀ SỨ VỤ LOAN BÁO TIN MỪNG
    14g30: Đọc Kinh Chiều chung, sau đó các nhóm thảo luận theo các câu hỏi của phần 3 về Sứ Vụ với nhiều chủ đề khác nhau:
    1. Khi nói về sứ vụ loan báo Tin Mừng mà Giáo Hội Việt Nam phải thực thi, trong hiện trạng Giáo Hội và xã hội tại Việt Nam, anh chị nhận thấy phải nhấn mạnh hơn điểm gì?
    2. Chủ đề truyền giáo
    - Tài liệu làm việc xác định truyền giáo không phải là một hoạt động thêm vào những hoạt động khác, nhưng là yếu tố thấm nhập và chuẩn mực lượng giá mọi hoạt động và mọi lãnh vực. Anh chị có đề xướng nào để đưa tinh thần truyền giáo vào trong chương trình đào tạo nhân sự từ cấp địa phương đến địa phận và quốc gia?
    - Để rao giảng Tin Mừng tại Á châu nói chung và tại Việt Nam nói riêng được hữu hiệu, nhất thiết phải gắn kết với đối thoại văn hóa, đối thoại liên tôn và đối thoại với người nghèo. Anh chị có những đề xuất gì về điều này?
    3. Chủ đề giáo dục
    - Làm thế nào để việc giáo dục nhân bản, tri thức, thiêng liêng và tông đồ cho các thanh thiếu niên trở thành quan tâm mục vụ thiết yếu trong Giáo Hội tại Việt Nam (địa phương, giáo phận và quốc gia)?
    - Chất lượng của một nền phúc âm hóa sâu xa và vững chắc đi liền với việc giáo dục. Vậy, mỗi cộng đoàn Kitô hữu tại Việt Nam có thể tạo nên những ‘sân chơi’ lành mạnh nào cho các thanh thiếu niên?
    -Giáo Hội tại Việt Nam có thể đóng góp gì cho nền giáo dục tại Việt Nam (thí dụ: hội thầy cô Công Giáo, tái lập quỹ khuyến học giáo xứ, vốn đã có từ thời xa xưa, v.v.)?
    4. Chủ đề gia đình: Cộng đoàn Giáo Hội (giáo xứ, giáo phận, quốc gia) có thể đề ra những kế hoạch mục vị nào về gia đình, nhất là các gia đình trẻ, trong bối cảnh xã hội tục hóa hiện nay?
    5. Chủ đề bác ái: Mặc dù những đáp ứng cấp thời trước những nhu cầu thiết yếu của dân nghèo luôn cần thiết, anh chị có đề nghị gì về một kế hoạch lâu dài trong việc thực thi bác ái của Giáo hội VN trên bình diện giáo xứ, địa phận và quốc gia?
    6. Chủ đề công bằng xã hội
    - Giáo hội tại Việt Nam có thể làm gì để bảo vệ phẩm giá và quyền của con người, nhất là của những người nghèo và bất hạnh?
    - Làm thế nào để đào luyện lương tâm người tín hữu Việt Nam biết quan tâm đến công bằng và công ích?
    7. Chủ đề di dân: Theo ‎ anh chị, Giáo hội tại Việt Nam nên có đường hướng chung và kế hoạch thống nhất nào cho việc mục vụ di dân trong nước và hải ngoại?
    8. Chủ đề Truyền thông xã hội: Giáo hội phải sử dụng những phương tiện truyền thông Chúa ban như một tăng phẩm qu‎í giá để loan báo tin mừng và xây dựng văn hóa tình thương. Giáo hội Việt Nam có thể làm gì để cung ứng một nền giáo dục về truyền thông cũng như giúp giới trẻ sử dụng tốt đẹp các phương tiện truyền thông này? Gia đình và các công đoàn Giáo hội có thể cộng tác với nhau như thế nào trong sứ vụ cấp bách này?


    17g30: Đúc kết chung, mỗi nhóm cử một người lên đúc kết ngắn gọn trong 3 phút.
    Nhóm 1: Giáo Hội cần mạnh dạn hơn về giáo dục. (Sau khi phát biểu, Nhóm 1 đã tặng quà cho Đức cha Tôma Hiệu là GM Đặc trách UB Giáo dục của HĐGMVN).
    Nhóm 2: Giáo Hội Việt Nam còn thiếu sự hiệp nhất trong một số lãnh vực. Cần lưu tâm hơn các vấn đề:
    - Phụng vụ
    - Giáo luật
    - Tôn trọng bảo vệ sự sống
    Nhóm 3: nhóm có 2 điểm nhấn:
    - Cần có kế hoạch đường hướng xuyên suốt
    - Chú trọng truyền giáo ad-intra: Tái Phúc Âm hoá, ad-extra: các nhóm dấn thân xã hội.
    Nhóm 4: Nhấn mạnh sự hiệp thông: canh tân bí tích Giao hoà, linh mục cần trực tiếp dạy giáo lý. Cần “Mục vụ bà bầu” để bảo vệ sự sống... Chôn cất thai nhi (khoảng 42 nghĩa trang anh hài công giáo). Cần có các phòng đọc thiếu nhi, lưu xá sinh viên, mục vụ tù nhân, ban mục vụ hoà giải, mục vụ di dân… những đóng góp xây dựng gia đình Giáo Hội này là trách nhiệm của toàn dân Chúa.
    Nhóm 5: Cần quan tâm mục vụ gia đình, xây dựng những cộng đoàn gia đình cơ bản, ủng hộ các sáng kiến. Xã hội / Công bằng: triển khai học thuyết Xã Hội Công Giáo. Cần các Văn phòng mục vụ di dân – phổ biến sách báo công giáo.
    Nhóm 6: Nhất trí với Tài Liệu Làm Việc, nên nhấn mạnh thêm giáo dục lương tâm. Đề nghị cụ thể: giáo dục nhân bản, quan tâm huấn luyện tu sinh, chủng sinh, mở nhà lưu xá. Cấp giáo xứ: tận dụng đoàn thể, phong trào. Cấp gia đình: chú ý trách nhiệm và tự do, giáo dục lương tâm từ nhỏ, cổ võ các chương trình truyền thông lành mạnh, thi sáng tác thi ca, nghệ thuật…
    Nhóm 7: Xác định truyền giáo tại Việt Nam là loan báo Chúa Giêsu bằng đời sống yêu thương. Cần đưa tinh thần truyền giáo vào gia đình : quỹ truyền giáo, cầu nguyện và hy sinh, đối thoại với người nghèo, quan tâm đồng bào sắc tộc. Về giáo dục: kiến nghị để tham gia phục vụ giáo dục + y tế, quỹ khuyến học, quy tụ thầy cô giáo dạy thêm cho các em phối hợp với giáo lý. Có lớp huấn nghệ, tổ chức quỹ tín dụng, để giáo dân đứng. Cần đào luyện lương tâm: thành thật và công bằng, dạy trong gia đình và giáo lý hôn nhân. Mục Vụ di dân: kết hợp nơi đi + nơi đến.
    Nhóm 8: Nên đặt ra những ưu tiên để thực hiện, có lượng giá cụ thể ở các cấp. Nhóm đề nghị 5 ưu tiên:
    • lên tiếng về các vấn đề bảo vệ sự sống + môi sinh,
    • lên tiếng về các vấn đề công lý hoà bình,
    • huấn luyện lương tâm,
    • cẩm nang hướng dẫn hội nhập văn hoá,
    • chú trọng sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại / huấn luyện đức tin và luân lý cho giới trẻ.
    Nhóm 9: Điểm nhấn công bằng xã hội.
    - Ưu tiên phục vụ: người nghèo và bất hạnh.
    - Đào tạo và chương trình mục vụ thăng tiến con người, dấn thân trăn trở hơn, mạnh mẽ bênh vực công lý cả những vấn đề nhạy cảm.
    - Trao đổi thông tin tạo hiệp nhất trong Giáo Hội.
    Nhóm 10: Đề nghị sứ điệp kết thúc Đại hội nhắc đến vấn đề thiên tai, quyên góp lũ lụt cuối Đại hội. Nhóm mạnh dạn đưa ra các đề nghị:
    1. Đề nghị Nhà Nước để Công giáo đóng góp trong giáo dục.
    2. Đại hội cần lên tiếng về vấn đề đất đai. GM địa phương lên tiếng về vấn đề công bằng xã hội, và trao đổi với Uỷ Ban GM liên hệ, đồng thời cần có chuyên viên cố vấn.
    3. Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể cần có quy chế và chương trình chung.
    4. Truyền giáo bằng Loan báo Tin Mừng + cầu nguyện hy sinh, ý thức quyền tự do tôn giáo.
    5. Truyền thông: dự án phần mềm quản lý nhân sự chung cho các giáo phận.
    Nhóm 11: Sứ vụ có 2 ý nghĩa:
    1. Dấn thân phục vụ như cha ông đã làm và rất thành công.
    2. Ngày nay sứ vụ được hỗ trợ bằng những nguyên tắc mới: Thiên Chúa là tình yêu – bản chất Giáo Hội là đời sống phụng tự, hoạt động bác ái và sứ vụ truyền giáo.
    Bác ái dựa vào sự thật. Hiện nay còn nhiều người nghèo... Xã hội bất an, người Việt Nam nhiều tật xấu, muốn sửa cần giới thiệu các giá trị Tin Mừng, phản ánh Thiên Chúa nguồn chân thiện mỹ. Đề nghị soạn Cẩm nang hướng dẫn.
    Nhóm12: Truyền giáo của Giáo Hội trong bối cảnh hiện nay: tinh thần đồng trách nhiệm, mỗi gia đình liên kết với 1 gia đình ngoài Công giáo, hội nhập cùng thao thức vui buồn. Truyền giáo là trách nhiệm của mọi Kitô hữu.
    Nhóm 13: Quan tâm nhiều giáo dục thiếu nhi: mở ra các sân chơi lành mạnh, câu lạc bộ, phòng internet... Cần có kế hoạch tìm việc cho sinh viên ra trường. Làm những câu chuyện hoạt hình, minh hoạ giúp hiểu Kinh thánh. Giáo dục việc làm dấu thánh giá. Làm Karaokê thánh ca giúp giới trẻ hiểu Kinh thánh. Lập Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể trong mọi Giáo phận.
    Nhóm 14: Chủ đề giáo dục nhân bản từ gia đình, đào tạo nhiều giáo lý, có bộ sách giáo lý chung cho toàn quốc, tạo sân chơi cho người trẻ, quyền mở trường, có phát ngôn viên về công lý hoà bình, tìm chuyên viên các lãnh vực, đặc biệt về pháp luật cần thông thạo luật. Về thông tin xã hội: nên thiết lập mạng lưới truyền thông mạnh mẽ hướng dẫn dư luận
    Nhóm 15: Quan tâm sứ vụ Loan báo Tin Mừng nhấn mạnh tái Phúc Âm Hoá: cần hiểu Lời Chúa, thực hiện bác ái Kitô giáo, tông đồ giáo dục, xin các linh mục tin tưởng giao việc, cung cấp kiến thức. Gây ý thức trách nhiệm truyền giáo cho mọi thánh phần dân Chúa, đối thoại văn hoá và đối thoại liên tôn, trực tiếp tiếp cận Lời Chúa, bổ sung các phương tiện tinh thần vật chất cho người tham gia làm việc. Cần hỗ trợ chuyên môn cho giới giáo chức, tránh xa những tiêu cực, dạy vì lương tâm đạo đức, không là phản chứng cho các giá trị Tin Mừng. Tận dụng các phương tiện truyền thông, xây dựng tài nguyên dùng chung, phần mềm chuyên môn dạy nhân bản...
    Nhóm 16: Lưu ý giáo dục, cần nhấn mạnh song hành giáo dục nhân bản và đức tin cho mọi lứa tuổi: nhà trẻ, thiếu nhi thiếu niên cần đoàn ngũ hoá, thanh niên nên tạo sân chơi lành mạnh, thống nhất nội dung giáo lý các cấp toàn quốc tránh những hiểu lầm do không đồng bộ. Giáo dục chỉ hiệu quả khi nối kết chặt chẽ với gia đình. Những đề nghị trên cần cộng tác giữa gia đình và giáo xứ mà vai trò cha xứ rất quan trọng.
    18g15: ĐTGM Stêphanô tổng kết: chúng ta cảm nghiệm được tình gia đình hiệp thông, các đại biểu đóng góp con tim khối óc, nhiều tâm nguyện thao thức trăn trở biểu lộ lòng yêu mến Giáo Hội, ước mong xây dựng Giáo Hội cách tích cực. Chúng ta cử hành ĐHDC, chứ không chỉ dự họp, trao đổi trong bầu khí suy tư và cầu nguyện, lắng nghe và chia sẻ huynh đệ. Chúng ta cám ơn Chúa, cám ơn nhau, đặc biệt TGP Sài gòn.
    Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm: “Ngày hôm nay mỗi nhóm đúc kết, dự kiến hết 1g 30 phút, nhưng không ngờ lại nhanh hơn mấy ngày trước. Đức cha Nha Trang nhiều lần chưa kịp lắc chuông người báo cáo đã nói xong rồi. Người vui nhất là Đức cha Tôma Hiệu, vì không ai được quà trừ ngài...”
    Sau đó Phêrô mời Đức Cha Giuse Thống hát một bài tặng Đại hội. Bài hát “Tôi mơ” là bài ca rất dễ thương, Đức Cha Giuse đã hát tặng cho Đại hội...
    18g40: Mọi người hân hoan tham dự Hội Chợ ẩm thực. Nhiều người đã tận dụng cơ hội này để giao lưu chia sẻ kết nối tình thân.
    daihoidanchua.net

  3. #3
    Mai Cồ's Avatar
    Trạng thái :   Mai Cồ đã thoát
    Tham gia : Jul 2010
    Bài gửi : 681
    Tên Thánh:
    Micae
    Tên thật:
    Đặng Ngọc Bình An
    Đến từ: Ho Chi Minh City, Vietnam, Vietnam
    Sở thích: Nghe nhạc thánh ca
    Nghề nghiệp: Kỹ sư điện tử
    Cảm ơn
    4,307
    Được cảm ơn 6,069 lần
    trong 826 bài viết
    Nhật Ký 06 - Đại Hội Dân Chúa Việt Nam 2010





    7g30: Kinh sáng. Trước khi bắt đầu giờ kinh, Đức cha Phụ tá Phêrô TGP/TPHCM giới thiệu hôm nay có thêm các vị khách mời là Đức Cha Claude Schockert là Giám mục đặc trách Mục Vụ Giáo dân đến từ Pháp, Đức Phó TGM Giáo phận Osaka: Michael Goro Matsuura người Nhật, Đặc Trách Mục Vụ Di Dân, và cha NGE Lee Kiang Anthony Đặc Trách Mục Vụ Di Dân thuộc Giáo phận Johor Bahru, Malaysia.

    8g00 : Bài tham luận 1: Giáo Hội Việt Nam và sứ vụ loan báo Tin Mừng - Đức cha Vinh Sơn Nguyễn văn Bản - Giáo phận Ban Mê Thuột trình bày.
    - Trong chương III của Tài Liệu Làm Việc Đại Hội Dân Chúa Việt Nam, có hai điều cần để ý. Trước hết Giáo Hội Việt Nam hiện diện tại Việt Nam, trong một môi trường cụ thể và cá biệt. Cần ý thức về vai trò của Giáo Hội phổ quát hội nhập vào hoàn cảnh cụ thể tại Việt Nam. Thứ đến, Sứ mạng Loan Báo Tin Mừng là bổn phận nằm trong bản chất của Giáo Hội, không có biệt lệ cho bất cứ Giáo hội nào.

    - Đời sống yêu thương phục vụ: ngay từ khi hiện diện trên đất nước Việt Nam, Giáo Hội đã không ngừng chọn con đường yêu thương và phục vụ con người để Loan Báo Tin Mừng. Cần lưu ý mối quan hệ giữa người loan báo và sứ điệp Tin Mừng, và định hướng để cụ thể hóa việc yêu thương phục vụ trong tương lai, qua việc quan tâm hơn nữa đến việc phục vụ sự sống và sự phát triển con người toàn diện.
    - Phục vụ sự sống không chỉ giới hạn vào con người như là đối tượng duy nhất, nhưng còn bao gồm luôn cả thiên nhiên, môi trường, những yếu tố có liên quan đến sự sống của con người.
    - Tôn trọng sự sống cần phải được bắt đầu từ khi hình thành trong lòng mẹ, cho đến khi từ giã cõi đời một cách tự nhiên, bao hàm nhiều chiều kích : thể lý, tâm lý, tinh thần, thiêng liêng...
    - Sự phát triển của con người toàn diện nhắm đến việc giúp con người được sống một cách triển nở và hạnh phúc trong ơn gọi làm người của mình…
    Tài liệu làm việc cụ thể hóa việc phục vụ sự sống con người qua 4 điểm:
    - Tổ chức và tham gia những công tác bác ái từ thiện
    - Quan tâm việc nâng cao đời sống của dân chúng nhờ những chương trình giáo dục tri thức và đạo đức, nhằm cổ võ lối sống liên đới, nhân ái, ngay thẳng, có trách nhiệm, tạo điều kiện để những giá trị Kitô giáo giúp cho xã hội và con người được phát triển.
    - Giáo Hội cũng cũng cần hỗ trợ nhiều hơn nữa cho những chương trình giáo dục nhân bản, các hoạt động giải trí, văn hóa, thể thao…
    - Giáo Hội cũng mời gọi mọi thành phần dân Chúa dấn thân xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng. Giáo Hội phải giúp cho anh chị em Kitô hữu ý thức về quyền công dân và quyền tự do tôn giáo, cần có những chuyên viên về luật pháp để giúp đồng bào hiểu quyền lợi và bổn phận của mình.
    Để lời loan báo trở nên khả tín và được đón nhận, Giáo Hội Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong vai trò chứng nhân của mình. Chúng ta cần có nhiều ý kiến đóng góp từ những góc nhìn khác nhau của mọi thành phần dân Chúa để có thể sống niềm tin giữa lòng quê hương Việt Nam.

    8g20 : Bài tham luận 2: Rao giảng Tin mừng trong nền văn hoá dân tộc Việt Nam: Đức cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi – Giáo phận Qui Nhơn trình bày.
    - Giáo dục lương tâm trong bối cảnh truyền giáo ở Việt Nam: việc giáo dục lương tâm là điều hết sức quan trọng và cần thiết trong việc truyền giáo, dẫn đưa con người đến sự trưởng thành luân lý, là một thành phần cốt yếu của sự trưởng thành đức tin. Đặc biệt trong bối cảnh truyền giáo tại Việt Nam hiện nay, việc giáo ‎‎‎‎‎‎dục lương tâm càng trở nên cần thiết và khẩn thiết hơn.
    - Lương tâm liên quan đến đức tin và công cuộc truyền giáo. Để thực hiện sứ vụ truyền giáo, việc giáo dục lương tâm không chỉ giới hạn nơi các Kitô hữu mà còn phải được thực hiện đối với những người ngoài Kitô giáo, vì lương tâm là mẫu số chung, là nơi gặp gỡ dễ dàng nhất giữa những người không cùng tôn giáo.
    8g30 : Bài tham luận 3: Mối quan tâm về gia đình - Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri khai triển phần III, số 26 Tài liệu làm việc.
    Nhiệm vụ truyền giáo là của toàn Dân Chúa, tinh thần truyền giáo cần thấm nhập vào tất cả mọi lãnh vực trong đời sống Giáo Hội và từng thành phần Dân Chúa, trở thành tiêu chí hàng đầu cho những chương trình và đường hướng mục vụ.
    Những “dấu chỉ của thời đại” cần nhìn vào để xây dựng một nền mục vụ mới thích ứng cho sứ vụ loan báo Tin Mừng:
    - Mục vụ Nhà Trẻ: đây là cơ hội lớn để các nữ tu “đến với muôn dân”. Không những chỉ các cháu, mà qua mối liên hệ cần thiết giữa nhà trường và gia đình, thăm viếng và tiếp xúc tư vấn, các nữ tu còn có thể chăm sóc đến cuộc sống của các gia đình trẻ và các cô giáo khác.
    - Mục vụ nhà đất: lãnh vực đầy tế nhị và rất nóng bỏng hiện nay. Chúng ta cần cùng suy tư, cầu nguyện. Bên cạnh những giải pháp hành chánh, Dân Chúa mong ước được lắng nghe tiếng nói chính thức của các mục tử, cần được soi sáng hướng dẫn bằng những đường hướng mục vụ thích hợp.
    Chúng ta không phải chỉ là những người thụ động thực thi, nhưng cũng được mời gọi tích cực tham dự vào việc xây dựng đường hướng mục vụ truyền giáo của Giáo Hội với tinh thần và trách nhiệm cao nhất.


    8g40 : Đức cha Phaolô Nguyễn văn Hoan, nguyên GM Giáo phận Phan Thiết – chia sẻ kinh nghiệm loan báo Tin Mừng. Chúa Giêsu sai các môn đệ đi dọn đường cho Người bằng cách chữa lành. Ngày nay cách đó vẫn hiệu quả. 1995 thăm làng dân tộc nghèo, cò những người bị cùi. Âm thầm phục vụ, mở nhà trẻ, giúp phát triển – không loan báo nhưng sau 15 năm có nhiều người trở lại.
    - Đến với lương dân lập trạm lọc nước miễn phí và chữa trị bằng thuộc nam, chỉ 1 năm sau cả 6 giáo điểm mọi tầng lớp có cảm tình với mình. Sau đó họ xin được tại điều kiện để họ trở về với Chúa.
    - Chữa lành tâm hồn: các nữ tu thăm viếng, lắng nghe chia sẻ những đau khổ giúp học vui và bình an trở về. Nhiều trường hợp có lòng cảm mến đến mức độ muốn xin lập gia đình với tu sĩ!
    8g45 Nghỉ giải lao





    9g00 CÁC THAM LUẬN KHÁC



    1. Viễn tượng gia đình: một lối nhìn mục vụ do Cha Lu-y Nguyễn Anh
    Tuấn (TTK/UB Mục vụ Gia Đình): Xin đưa ra một lối nhìn mục vụ đặt viễn tượng gia đình trong mọi hoạt động của Giáo Hội. Gia đình là Giáo Hội tại gia, viễn tượng gia đình mang 2 ý nghĩa: bối cảnh của mối tương quan gia đình nhìn từ nhiều phía, và sử dụng mối quan hệ gia đình như tiêu chí đánh giá một dự án Mục vụ; lưu ý 4 yếu tố:
    * nhìn Gia đình như Giáo Hội tại gia
    * gia đình là một thực thể đang phát triển: nhìn những kinh nghiệm gia đình trải qua
    * gia đình rất đa dạng trong cấu trúc
    * gia đình trong tương quan với các cơ cấu tổ chức xã hội: giáo dục, bệnh viện, trung tâm giải trí…

    2. Tu sĩ và sứ vụ loan báo Tin Mừng của Giáo Hội Việt Nam do Nữ tu Marie Ngô thị Mai Anh (Dòng Thánh Phaolô Sài gòn): các Dòng tu đã đi tiên phong trong hoạt động Loan báo Tin Mừng tại Việt Nam. Xin đưa ra một mô hình truyền giáo:
    - Thắp lửa Lời Chúa: lòng yêu mến Bí tích Thánh Thể và Lời Chúa (Lectio Divina) – Đưa vào chương trình đào tại tu sĩ chủng sinh, đào tạo và nhường cho giáo dân.
    - Truyền lửa Tin Mừng: dành riêng tu sĩ huấn luyện tác nhân Tin Mừng, đồng hành với họ trong công tác truyền giáo.
    - Liên kết và định lượng: chia sẽ kinh nghiệm nhân rộng các mô hình truyền giáo, mở khoá huấn luyện kỹ năng.
    - Tôn trọng linh đạo và đặc điểm riêng của mỗi Dòng.

    3. Truyền giáo cho đồng bào dân tộc thiểu số do Chị K’ Điệp (GP Dalat): Đề nghị mô hình truyền giáo cho người dân tộc:
    - HĐGM Việt Nam nên có UB lo cho dân tộc thiểu số
    - Cần quan tâm phát triển kinh tế văn hoá – giúp bảo tồn văn hoá cho họ bằng các Kitô hoá các giá trị văn hoá, sự dụng nhạc cụ, cắm cây nêu…
    - Để giữ bản chất con người xin các nhà truyền giáo có lối sống đơn sơ.
    - Có những nhân sự chuyên lo, vào biuôn làng cùng ăn, cùng ở, cùng làm.
    - Sách kinh tiếng dân tộc giúp cầu nguyện, suy niệm thinh lặng. Quan niệm có tiền làm bác ái mà quên công cụ hữu hiệu trau dồi bản thân.
    - Ao ước Giáo Hội Việt Nam quan tâm nhiều hơn.

    4. Giới y tế Công giáo và việc phục vụ con người của Bác sĩ Phạm thị Chi Lan – Bs. Nguyễn Đăng Phấn (GP Sàigòn): Bác sĩ Phấn trình bày nhóm y gồm y bác sĩ điều dưỡng, nha, dược, cận lâm sàng… Ấn tượng: từ kiêm nhiệm, thừa sai kiêm luôn thầy thuốc, các bà mụ (dì sơ) bán thuốc cao đơn hoàn tán truyền giáo rất hay. 1954, 1975 gãy đổ, mở cửa 1995 đánh dấu mốc truyền giáo ngành y, tan vỡ thất bại rồi tiếp tục, mon men tìm mọi cách truyền giáo. ĐC Cassaigne ở với người phong cho đến chết, Đức Tổng Bình lo trại phong Thanh Bình, các Mục tử giúp nhiều, nêu gương sáng cho chúng con. Phong, lao và SIDA truyền nhiễm và đáng sợ, chỉ có Công Giáo nhảy vào. Gương sáng mục tử giúp nhiều vì ngành y thu nhập không cao, bỏ việc đi tĩnh tâm tham gia sứ vụ rất khó. Việt Nam là cường quốc phá thai, cứ 6 giây 1 ca phá thai, tình hình người Công giáo phá thai không nhỏ. Cần chỉ rõ tội vi phạm sự sống cho mọi người. Rất mong có sự phối hợp giữa ngành y - nha - dược với các tổ chức Công Giáo khác. Mong có vị Đặc trách ngành y và sứ điệp ĐHDC công bố rõ việc huấn luyện lương tâm và xây dựng nền văn minh tình thương.

    5. Sứ mạng loan báo Tin Mừng do Cha Phanxicô Assisi Phạm Ngọc Quang (GP Kontum) trình bày: Đổi mới căn tính trong góc nhìn Mục vụ xã hội, cần nhớ Giáo Hội khác cộng đoàn trần thế, căn tính làm ta khác mọi người, nó biến đổi theo thời gian. Nhiều người chung một căn tính hình thành căn tính cộng đoàn Giáo Hội địa phương. Chỉ có thể thay đổi khi chú trọng hơn Mục vụ tiếp đón, có thông tin liên lạc vĩ mô đón nhận ý kiến phản hồi, đào tạo nhân sự và Mục vụ giáo lý chứ không chỉ dạy giáo lý. Cần có hệ thống liên lạc chặt chẽ hơn.

    6. Giáo dân VN sống Đạo và truyền Đạo do Bà Maria Nguyễn thị Nga (TGP Huế) trình bày: người giáo dân Việt Nam hôm nay sống đạo như thế nào? Quan sát kỹ đời sống đạo, người giáo dân thừa hưởng đưc tin truyền thống, sống đạo tập thể, chưa cá vị, chưa đưa đạo vào đời, giữ đạo kiểu cảm tính trong lúc phải đối mặt với xu hướng duy vật hưởng thụ, đổi nơi sống do sinh kế… Cần tiến hành sự.
    - Canh tân sâu rộng. Sự hiện diện của Kitô hữu tạo ấn tượng đẹp nhưng chưa truyền giáo, chưa toả sáng chứng tá tình yêu Thiên Chúa. Người giáo dân phải biết lãnh trách nhiệm đời sống đạo, canh tân mình. Xin giúp chúng con canh tân sâu xa, được nuôi dưỡng bằng đời sống cầu nguyện, sống đạo chứ không chỉ giữ đạo. Cần huấn luyện giáo lý viên, đào tạo hạt nhân Tin mừng trong giáo xứ để tạo những nhóm sống đạo nhỏ mở ra với mọi người giúp tình nguyện trong những việc tốt cho người nghèo: nhóm Ve chai, nhóm Bảo vệ Sư sống… Làm chứng bằng cách sống nhưng giúp nhiều người trở lại. Xin mở những lớp thần học giáo dân, hợp tác bình đẳng giữa giáo sĩ và giáo dân để xây dựng Giáo Hội.

    7. Quan tâm đến Mục vụ Di Dân do Ông Gioan Trần Quốc Dung (UBMV Di Dân) trình bày: Giáo Hội Việt Nam đối mặt với việc chuyển dời của hiện tượng di dân từ nhiều lý do: đô thị hoá, lao động, học hành, định cư hải ngoại... Di dân đặt ra hàng loạt vấn đề cho xã hội và là thánh đố cũng như cơ hội cho Giáo Hội Việt Nam. Mục Vụ Di Dân không là việc chữa cháy nhưng cần kế hoạch lâu dài:
    - Mục vụ truyền thống cần thích nghi, nền huấn luyện thần học thích hợp hơn.
    - Sứ vụ bác ái phục vụ / Sứ vụ truyền giáo.
    - Hiệp thông: Di dân có thể trở thành sợi dây nối kết.
    Xin tri ân HĐGM đã lập UB Di Dân, ước mong củng cố và hoạt động tốt.

    8. Mở rộng chân trời đối thoại và cộng tác do Cha GioanKim Nguyễn Đức Thành (GP Bắc Ninh) trình bày: Đối thoại với các nền văn hoá, các tôn giáo và người nghèo, xin thêm đối thoại với những người anh em không có niềm tin. Đây là cuộc đối thoại bằng con tim giữa người với người, tất cả là anh em, cảm xúc yêu và được yêu giống nhau. Những người không tin bị đánh động khi chúng ta làm việc tốt cho người nghèo, cộng đoàn và xã hội. Nên đón tiếp họ vui vẻ chân thành, thăm viếng họ, giúp họ có cái nhìn thông cảm trân trọng. Nhiều vùng người khác còn nhìn đạo bằng ánh mắt thiếu thiện cảm, qua cuộc đối thoại bằng con tim người ta sẽ dễ chấp nhận nhau hơn.

    9. Truyền giáo qua các trung tâm hành hương du lịch do Cha Gioan Đinh Công Lịch (GP. Phát Diệm) trình bày: Đây là một lãnh vực cần quan tâm, đặc biệt việc du lịch hành hương văn hoá tâm linh. Phát Diệm vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch thăm viếng quần thể Nhà thờ Đá vì đội ngũ hướng dẫn viên quá ít và thiếu đào tạo. Nhiều người có nhu cầu tìm hiểu, giao lưu… đó là cách truyền giáo cụ thể.
    - Xây dựng khu du lịch văn hoá tâm linh ở mỗi Giáo phận, đào tạo đội ngũ.
    - Lập tour du lịch văn hoá tâm linh và phổ biết rộng rãi trên các phương tiện thông tin.
    - Lập tiểu ban Hành hương du lịch trực thuộc UBLBTM giúp giáo dân hiểu biết và đáp ứng các nhu cầu hiện nay.

    10. Mục vụ Giới Trẻ do Cha Gioan Lê Quang Việt (UBMV Giới Trẻ) trình bày.
    - Tuyển chọn Đặc trách Giới trẻ Giáo phận, lập chương trình kế hoạch huấn luyện.
    - Áp dụng chương trình huấn luyện ký năng sống cho người trẻ.
    - Chọn đội ngũ linh hoạt viên.
    - Hình thành trung tâm trẻ để giảm bớt tệ nạn xã hội.
    - Liên kết các Ban Mục Vụ.
    Do thiếu thời gian, có hai bài tham luận được đưa thẳng cho Ban thư ký đúc kết. Đại hội nghỉ để chuẩn bị cho Thánh lễ.
    10g30 Thánh lễ. Ngay đầu thánh lễ Đức Hồng Y GB Phạm Minh Mẫn giới thiệu hôm nay chúng ta mừng ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Giáo Hội Nhật Bản cũng có các vị Tử Đạo, và hôm nay có Đức GM Michael Goro Matsuura người Nhật, đặc trách về Mục Vụ Di Dân đến với Đại hội Dân Chúa đến tham dự với chúng ta…

    Thánh lễ do Giáo Tỉnh Huế phụ trách, Đức TGM Stêphanô Nguyễn Như Thể TGP Huế chủ tế cùng với Đức Cha Giuse Võ Đức Minh Giáo phận Nha Trang và Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh Giáo phận Kontum.
    Trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh nhắc đến biểu tượng hạt lúa miến, được hiểu là biểu tượng của chính Chúa Kitô, từ đó ý nghĩa tỏa lan sang các Kitô hữu, đặc biệt các vị thánh Tử đạo… Qua cuộc đời các ngài chúng ta học được bài học sự tự hạ, tự hủy như Chúa Giêsu. Tử đạo cũng có nghĩa là làm chứng, là thái độ kiên định trong sứ vụ làm chứng cho sự thật, và nhất là bài học về lòng bác ái không bờ bến đối với mọi người, kể cả những người giết hại mình.

    Với tâm tình tri ân trong ngày kỷ niệm đúng 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Công Giáo tại Việt Nam, chúng ta tạ ơn Thiên Chúa về hồng ân đức tin và xin các thánh Tử đạo chuyển cầu cho chúng ta biết dùng ân huệ của Năm Thánh hồng phúc này để sống huyền nhiệm hạt lúa miến, chia sẻ hiệp thông và làm chứng cho Chúa Kitô.
    daihoidanchua.net
    Thay đổi nội dung bởi: Mai Cồ, 25-11-2010 lúc 03:39 PM

+ Trả Lời Ðề Tài

Chủ đề tương tự

  1. đáp lại lời kêu gọi của đại hội dân chúa việt nam 2010
    By bùi nhùi in forum Tài liệu - Thư chung
    Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 02-12-2010, 11:49 AM
  2. Sứ điệp của đại hội dân chúa việt nam 2010
    By bùi nhùi in forum Bản tin Giáo Hội
    Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 30-11-2010, 11:34 AM
  3. Đại Hội Dân Chúa - Chúa Nhật 21/11/2010
    By Forever in forum Bản tin Giáo Hội
    Trả lời: 4
    Bài mới gửi: 22-11-2010, 12:24 PM
  4. Hướng Tới Đại Hội Dân Chúa Việt Nam ngày 21-25.11.2010
    By allihavetogive in forum Bản tin Giáo Hội
    Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 19-11-2010, 08:38 AM
  5. Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 10-09-2010, 11:32 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình