+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 2 của 2

Chủ đề: Lý tưởng

  1. #1
    Huyen Tam's Avatar
    Trạng thái :   Huyen Tam đã thoát
    Tham gia : Jan 2013
    Bài gửi : 72
    Tên Thánh:
    Teresa
    Tên thật:
    Nguyễn Th Huyền Tâm
    Đến từ: Đồng Nai
    Sở thích: Nghe nhạc
    Nghề nghiệp: Kế Toán
    Cảm ơn
    786
    Được cảm ơn 680 lần
    trong 91 bài viết

    Lý tưởng

    Tôi đang đi trên phố nhỏ một tỉnh lỵ miền quê Trung Quốc. Đèn đuờng rải xuống mặt phố những vũng sáng vàng thưa thớt. Mấy quán ăn mở muộn, được phụ sáng bằng chiếc đèn măng-xông treo ngày ở cổng vào. Khách hàng ngồi ăn bình dị, ít nói, bù đắp cho một ngày lao động mỏi mệt, chắc họ là những người quen thuộc trong khu xóm. Đêm nay, tôi đang đi trên những con đường mà thủa trước đã có một thời điêu linh. Con đường của những bóng người chết trong đầy ải. Những mái ngói rêu phong cứ nằm im lặng dọc theo dẫy phố đã hàng trăm năm. Trải qua bao đêm thầm lặng của xã hội chủ nghĩa, những con người lao động bên quán ăn kia cũng biết mỏi chịu đựng. Tỉnh lỵ này cũng đã mộ bia tiếp nối mộ bia chôn đi những mơ ước rung cảm của cuộc sống. Họ là những con người biết hạnh phúc và đau khổ như tôi.
    Không ai để ý tôi cả. Tôi cũng như họ thôi. Đối với họ, tối nay cũng thản nhiên như mọi ngày. Họ đâu ngờ có người đang nhìn họ xa lạ, đang nghĩ về họ, đang nghĩ đến quê hương mà người viễn khách bỏ đi, cùng một bối cảnh như đất nước của họ. Tuy không ai để ý tới, nhưng xa lạ trong vùng đất xã hội chủ nghĩa vẫn làm tôi hồi hộp.
    Một tối không có gió. Êm ả, thanh bình, mà trời vẫn không sao đem hồn ra khỏi nỗi u uẩn được, nó bàng bạc khắp không gian này. Cả tỉnh lỵ không có căn nhà nào mới xây. Chỉ còn tường thành cổ sót lại sau một thời nào đó hoang tàn biến động. Màu xám rêu của tường gạch, ngói cũ làm cả thành phố chìm trong êm ả chịu đựng. Sự tĩnh mịch đêm nay không giống thanh bình của hạn phúc mà nó mang mác một niềm trăn trở nào đó không muốn gọi tên. Đường phố như nói với tôi rằng đừng băn khoăn, cứ để cái yên lặng của tỉnh lỵ này cho nó ngủ, cũng đừng thắc mắc về số phận con người ở đây, cứ để họ tĩnh mịch lìa đời như cha ông của họ từ mấy chục năm qua.
    Tôi không để ý đến thời gian. Ba chúng tôi cứ đi đềy trên những con đường mà đã có một thủa khác hôm nay rất nhiều. Thỉnh thoảng ông già dừng lại, chỉ trỏ những góc phố, có khi là một bờ tường, có khi là một căn nhà, cắt nghĩa về những dấu tích còn sót lại. Người thanh niên đi bên cạnh chăm chú nghe như đang hận trăn trối của một vị thầy sắp qua đời. Trang trọng trên khuôn mặt, thỉnh thoảng anh đứng lại giữa đường, thông dịch cho tôi hiểu. Lúc ấy ông già nhìn tôi như muốn nói với tôi rằng ông đang là nhân chứng sau cùng cho những gì tôi đang nghe, cứ nhìn vào ông mà tìm lại cả lịch sử của thành phố này. Ông như mảnh sành cứng của chiếc bình bị đập tan chôn vùi dưới lòng đất, mà tôi như nhà khảo cổ đang phủ bụi để sống ngược thời gian về quá khứ.
    Ông già điềm tĩnh. Khuôn mặt người thanh niên luôn luôb trạng trọng lắng nghe, có khi căng thẳng. Dừng lại gần một ngã tư, ông nói:
    - Đây là con đường của chúng tôi đã đi qua. Ngày xưa cả hai vợ chồng chúng tôi bị trói tay ra đằng sau điệu đi ở khúc đường này vì vợ chồng chúng tôi là giảng viên giáo lý. Khi cách mạng văn hoá đỏ bùng nổ, tất cả nhà thờ bị đốt phá. Đấy, cái nhà đằng kia kìa, ngày xưa của Giáo Hội đấy, bây giờ là cửa hàng quốc doanh. Còn đây này, nhà của các Cha thừa sai ngoại quốc. Hình như ở đâu đây ngày xưa có cả một trường học cho các em nhi đồng nữa, bây giờ hết dấu tích rồi. Hồi ấy hàng trăm người Công Giáo bị điệu đi cho người ta riễu cợt trên con đường này. Họ trói tay, đáng trống, đầu chúng tôi cuốn khăn trắng, bị dẫn từng tốp một đi khắp phố. Kinh hoàng lắm! Chết cả rồi. Chắc chả còn mấy người sống sót như tôi. Bị đem đi lao động mãi tận mạn Bắc.
    Nói xong, ông trầm ngâm im lặng như đang nhớ tới những con người và những con đường đã hơn nửa thế kỳ trôi qua. Tôi cúi nghe người thanh niên thông dịch lại những gì ông già nói. Mỗi lần nghe xong, hồn tôi như trĩu nặng. Cái nặng của một mùa thương khó thánh giá Đức Kitô đã vác nghiêng ngửa nơi đây mà xã hội bên ngoài không hề biết. Đêm nay, tôi đang đi lại trên những con đường mà vì niềm tin, bao người đã chết. Tôi hình dung tiếng trống khua vang, bỗng người ngã dúi vào nhau. Họ là đàn ông, đàn bà, trẻ thơ. Những người ấy, giờ này đang ở đâu, có còn ai sống sót như ông già đêm nay. Thinh lặng, tôi quý cái tĩnh mịch trang nghiêm của đêm nay. Một đêm không ngờ. Tôi đang đi lại trên những chặng đường của anh hùng đức tin.
    Chổ chúng tôi đang đứng là bức tường, có cổng khoá, cách một sân vuông cỏ, qua bóng cửa sổ, căn nhà có ánh đèn. Tôi bảo người thanh niên hỏi ông già xem đây là đâu mà trên nóc nhà có bóng thánh giá. Khi ông già đang nói thì cánh cửa xê dịch. Một người bước ra. Dường như chúng tôi đã đứng hơi lâu trước cổng làm người nhà để ý. Tôi thấy người thanh niên có vẻ hơi hốt hoảng. Phản ứng tự nhiên, tôi nghĩ ngay đến công an, đến tra vấn, hỏi cung, lấy tay sờ sổ passport.
    Đêm có lẽ đang vào khuya. Họ nói với nhau những gì tôi không hiểu, nghiêm chỉnh. Giọng họ nhỏ. Tôi im lặng theo dõi thôi, hồi hộp.
    ……
    Bây giờ tôi đang ở trong căn nhà mà qua ánh cửa sổ có ánh sáng hắt ra, căn nhà trên nóc có thánh giá, căn nhà mà tôi thắc mắc muốn người thanh niên hỏi ông già xem đây là đâu. Nó là căn nhà nguyện nhỏ nhưng không có bàn thờ. Có lẽ nó là một căn phòng nào đó, dùng để làm gì đó, đã từ lâu rồi. Nhưng hôm nay nó có vẻ như căn nhà nguyện. Vôi lở khắp các mặt tường. Mạng nhện phủ đen mái ngói. Những căn nhà Trung Quốc được xây dựng rất kiên vững vì thế mà có khi cả mấy đời trong dòng họ vẫn sống trong căn nhà hương hoả cha ông để lại. Căn nhà này cũng thế. Những xà gỗ đen xì, to lớn, rắn rỏi, tôi nghĩ không biết bao giờ mới có thể mối mọt được. Xà gỗ to trong căn nhà thấp, nó cho căn phòng dáng vẻ vững chắc, nhưng làm căn phòng nặng nề. Giữa đêm oi bức của mùa không gió, tôi đang sống trong căn nhà của thế kỷ trải qua mưa nắng. Trên tường, treo khung hình thánh Giuse và chị thánh Têresa bằng tre đã bị mọt ăn, bụi bặm. Màu trên tấm hình không còn.
    Tôi không hiểu ngôn ngữ họ đang nói, nhưng tôi biết chắc họ đang nói về Chúa, về niềm tin, về một nỗi gian nan và thống khổ trong quá khứ. Tôi hình như nơi đây đã một thủa biến động, tan tác, bắt bớ tù đầy. Ai đã vào đây với những sợi dây trói người dẫn đi thinh lặng trong đêm. Người trói, kẻ bị trói, giờ này họ ở đâu. Nước mắt cho hạnh phúc nào. Đau khổ nào cho lý tưởng nào. Trong cái trầm mặc, vắng thật vắng của đêm nay, tôi đang đứng trong căn nhà mà đã một thời lịch sử vang động. Trôi qua hết rồi, người năm cũ ở đâu bây giờ. Tượng Chúa còn đó, không thăng trầm theo lịch sử, mà nhìn lịch sử thăng trầm. Trong căn nhà này đã có nước mắt, thù hận, niềm tin, thách đố, tha thứ, lý tưởng. Tôi thấy trong tôi có xót xa, xót xa cho Chúa và cho người theo Chúa, cho người theo Chúa và cả người ghét Chúa. Còn sot lại hôm nay là bóng thánh giá trên mái ngói.
    Tôi đã rừng vào biết bao nhiêu thánh đường nguy nga ở tây phương, có trang trọng nhưng không huyền bí như ở đây, nơi mà tôi thấy một sức chịu đựng đến vô cùng. Cái dũng cảm rất thiêng liêng, không phải dũng cảm thách đố những nhẫn nại. Tôi không thấy thù hận những người đã gây bao khổ đau. Tôi không oán trách những bàn tay tàn phá đã để lại những tu viện mà nay không bóng người. Tôi chỉ thấy xót xa. Người năm cũ đã ra đi tất cả. Còn lại tường vôi và hoang vắng. Đâu là ý nghĩa cuộc sống, họ muốn để lại trên mặt đất? Nhìm hình thánh Têrêsa và thánh Giuse đã phai màu, tôi thấy đời cả hai vị thánh đều thầm lặng, đều can đảm trong nhẫn nại và bao dung. Cái nghèo làm căn nhà điêu tàn. Cái vắng làm căn nhà thấy buồn. Tự nhiên, ai mà không chùng lòng.
    Hôm nay, tôi viết những dòng này vào cuối xuân 97 thì đêm đi trên những con đường tỉnh nhỏ ấy đã 9 năm. Chín năm rồi trong đời linh mục, tôi vẫn thường nhớ về ông gia giảng viên giáo lý, hình ảnh ngôi nhà nguyện và người nữ tu trong đó.

    Câu chuyên thế này, khi cách mạng văn hoá đỏ bùng nổ, chủ trương tiêu diệt tôn giáo là một trong những tín điều của đảng cộng sản Trung Quốc bấy giờ. Ngày xưa, nơi đây là tu viện. Lúc hai cô thiếu nữ xin vào tu thì cũng là lúc sóng gió xẩy đến cho Giáo Hội. Các linh mục bị bắt. Giáo đường đóng cửa. Tu viện bị tịch thu, tan tác mỗi người mỗi ngả. Một trong hai cô bấy giờ là một thiếu nữ 16 tuổi. Họ chưa nhập viện tu thì đã phải lưu lạc theo gia đình tìm đất sống. Nửa thế kỷ Giáo Hội bị bắt bớ trầm luân. Ngày tôi vào Trung Quốc thì chính quỳên hơi nới rộng chính sách công giáo, bắt đầu trả lại một phần đất đai khô cằn cho Giáo Hội. Bà già đang sống trong căn nhà ấy, người đã mở cổng mời chúng tôi vào chính là cô thiếu nữ 16 tuổi của gần 50 năm về trước. Bà kể lại rằng lý tưởng đi tu không bao giờ chết trong tâm hồn bà. Sau khi tu viện bị tịch thu, các đệ tử mỗi người một nơi, hai cô cũng theo bố mẹ tản cư. Dù sóng gió, dù khó khăn, lý tưởng ấy cứ thôi thúc âm ỉ trong đời sống. Gần nửa thế kỷ giữ trái tim cho một ánh sao. Đem tuổi thời con gái ấy vào cuộc sống gian nan và giữ trọn ơn gọi. Khi nhà nước trả lại căn nhà cho Giáo Hội, hai người nữ đệ tử của gần 50 năm về trước, những người nữ tu không bao giò có ngày lễ khấn dòng, không bao giờ được mặc tu phục, hôm nay tìm về nhận trách nhiệm trong những ngày cuối đời.
    Sức mạnh nào cho họ nhìn thấy tương lai? Tôi không nghĩ là họ thấy tương lai. Phải có tình yêu hỗ trợ niềm tin, niềm tin phải vẫy gọi tình yêu tha thiết lắm thì người ta mới đi trọn được lý tưởng trong những khúc đời gian truân như thế.
    Ở tuổi đời 16, cái tuổi của những thiếu nữ chưa biết mình muốn gì, cái tuổi chỉ thích mơ “mầu tím hoa sim” ấy, làm sao họ biết đó là ơn Chúa gọi đi tu? Không tu viện, không người linh hướng, giữa xã hội lao lung đầy ải, họ sống trọn đời tu sĩ.
    Hôm nay, giáo dân từ miền lân cận đem gạo cho tu viện. Đã có những thiếu nữ trẻ đến đây cầu nguyện tìm hiểu ơn gọi. Hơn một nửa thế kỷ của mùa đông băng giá. Im lặng. Bây giờ những hạt lúa bắt đầu nẩy mầm chờ ánh sáng, ngoi lên.
    Gĩa từ miền đất mà tôi nghĩ không bao giờ sẽ trở lại nữa, lòng tôi bùi ngùi. Hình ảnh của những con đường đêm đó tôi đã đi không phai mờ trong tôi. Nó là tiếng vọng của niềm tin thánh.
    Đêm tĩnh mịch, hoang vu, người đàn ông đi lại trên những góc phố một thời đã bị bắt bớ khốn khổ chỉ vì là giảng viêng giáo lý. Làm sao những con người ấy lại chọn cho mình một ơn gọi đau thương như thế.
    Xa vùng đất ấy đã gần mười lăm năm rồi mà hình ảnh người thiếu nữ 16 tuổi cam đảm tìm hướng đi, phấn đấu giữ trọn ơn gọi tu sĩ cứ bàng bạc trong tôi. Nhiwuf buổi chiều tĩnh tâm, tôi vẫn thường nghĩ tới câu chuyện xa xưa ấy và rồi lại vang âm lên trong tâm thức những hình ảnh: Làm sao người thiếu nữ ấy biết mình có ơn gọi mà nhất quyết đi mãi? Làm cách nào mà tuổi thơ ấy đã trung thành suốt đời trong bao nhiêu bão tố cuồng phong? Còn những người giảng viên giáo lý kia, đàn ông, đàn bà, họ đã sống trọn vẹn ơn gọi tông đồ giáo dân, đẹp như những vì sao toả sáng trong thinh lặng, bình an.
    Cũng một ơn gọi đi tu, hoàn cảnh ngày tôi 16 tuổi và người thiếu nữ 16 tuổi ấy khác nhau quá. Ngày 16 tuổi, tôi chuẩn bị kết thúc những ngày trung học với bút vở sách đèn, với hè nắng hoa phượng tuổi thơ học trò. Còn người thiếu nữ ấy lầm than với bố mẹ, vì đức tin mà khổ ải. Không gian có thể khác, thời gian có thể khác. Mỗi thời đại, có những cái nhìn mới theo hoàn cảnh về ơn gọi . Những cái mới đó có thể là phương pháp huấn luyện, giá trị xã hội, cấu trúc tâm lý, nền tu đức theo thời đại. Nhưng trong những điều khác biệt đó, cái khác biệt nhất, sâu nhất mà tôi phải suy niệm không phải là hoàn cảnh và thay đổi của thời đại mà là sự tha thiết với ơn gọi. Tôi tin rằng đấy là địa chỉ đúng nhất cho lý tưởng.
    Nhiều bạn trẻ muốn đi tu thường có nỗi sợ và băn khoăn tự hỏi là Chúa có gọi mình thật không. Họ lo rằng nếu theo Chúa vài ba năm rồi Chúa không gọi đời sẽ dang dở. Tôi phải tìm một mảnh bằng, một nghề nghiệp cho chắc ăn đã, để “lỡ” Chúa không gọi, tôi có thể kiếm tiền được cho tương lai của tôi chứ!.
    Tìm xem mình có ơn gọi đi tu có là điều khó lắm không? Làm sao hai thiếu nữ ấy biết mình có ơn gọi trong hoàn cảnh khắc nghiệt như thế? Và đi tu như thế để làm gì? Tôi tin rằng Chúa Thánh Thần đã linh hướng họ. Để nghe tiếng Chúa Thánh Thần, tôi nghĩ đến hai điều kiện này. Thứ nhất, giữ trái tim trong sạch, tránh phạm tội để linh hồn nhẹ nhàng, thanh thoát để tìm ánh sao. Thứ hai, với sự bình an của tâm hồn mà lúc nào cũng chìm trong sự cầu nguyện, Chúa sẽ ban sức mạnh cho kẻ muốn theo Chúa nhìn thấy cẻ đẹp và say mê ơn gọi của họ. Tôi tin là Chúa không coi thường ơn gọi tận hiến, để rồi nay gọi, mai bảo thôi.
    Lạy Chúa, trong vùng đất xa xôi, gian khổ, đã có những vì sao lấp lánh. Khi gọi thì Chúa gọi với tất cả con tim. Có những con tim, khi theo, đã theo với tất cả tâm hồn.

    (trích Mùa Chay và con sâu bướm - LM Nguyễn Tầm Thường)

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:

    "Tình yêu cho đi không người nhận, tình yêu trở về với người đã trao ban"
    "Hạnh phúc là có nhau hôm nay để sống, yêu thương là biết sống sao để ta có nhau ngày mai"


  2. 5 thành viên đã cảm ơn Huyen Tam vì bài viết này:

    An Vi (04-02-2013),Honesty (04-02-2013),JB. Sĩ Trọng (04-02-2013),TerexaThuyDuong (04-02-2013),thiensu (04-02-2013)

  3. #2
    Huyen Tam's Avatar
    Trạng thái :   Huyen Tam đã thoát
    Tham gia : Jan 2013
    Bài gửi : 72
    Tên Thánh:
    Teresa
    Tên thật:
    Nguyễn Th Huyền Tâm
    Đến từ: Đồng Nai
    Sở thích: Nghe nhạc
    Nghề nghiệp: Kế Toán
    Cảm ơn
    786
    Được cảm ơn 680 lần
    trong 91 bài viết
    "Nhiều bạn trẻ muốn đi tu thường có nỗi sợ và băn khoăn tự hỏi là Chúa có gọi mình thật không. Họ lo rằng nếu theo Chúa vài ba năm rồi Chúa không gọi đời sẽ dang dở. Tôi phải tìm một mảnh bằng, một nghề nghiệp cho chắc ăn đã, để “lỡ” Chúa không gọi, tôi có thể kiếm tiền được cho tương lai của tôi chứ!."
    Cũng nỗi băn khoăn này, Cũng câu nói này ngày tốt nghiệp 12 mình đã nói ...rồi sau khi có mảnh bằng trong tay, mình lại muốn có chút kinh nghiệm....giờ thì kinh nghiệm dù không thể nói là đầy mình nhưng đủ để bôn ba, bon chen với đời....nhưng câu nói "bằng lòng" với tiếng gọi đã không còn... giờ đọc lại bài này...bắt gặp hình ảnh của chính mình 10 năm về trước
    "Tình yêu cho đi không người nhận, tình yêu trở về với người đã trao ban"
    "Hạnh phúc là có nhau hôm nay để sống, yêu thương là biết sống sao để ta có nhau ngày mai"


+ Trả Lời Ðề Tài

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình