+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 6 của 6

Chủ đề: Có họ hàng với nhau, chúng con có được kết hôn không ?

  1. #1
    kiemca's Avatar
    Trạng thái :   kiemca đã thoát
    Tham gia : Dec 2011
    Bài gửi : 101
    Tên Thánh:
    Giuse
    Tên thật:
    Hồ Đăng Việt
    Đến từ: Hàng Xanh
    Sở thích: nghe nhạc
    Nghề nghiệp: Networking
    Cảm ơn
    548
    Được cảm ơn 921 lần
    trong 109 bài viết

    Có họ hàng với nhau, chúng con có được kết hôn không ?

    Đây là vướng mắc của bạn khanhdu (thành viên GTCG.org) nhờ Việt post lên diễn đàn mong được các Cha và các bạn giải đáp giúp. Nội dung như sau:

    "Trước tiên con xin chúc Cha và cộng đoàn được nhiều sức khoẻ và nhiều ơn Chúa! Cha kính mến. Con có một vấn đề chưa hiểu rõ về Giáo luật hôn phối, con xin Cha giúp con hiểu thêm về vấn đề này. Hoàn cảnh con như sau: Con với người ấy yêu nhau gần 10 năm, nhưng gia đình con bảo không được kết hôn vì có họ hàng. Bà nội con có 2 chồng. Chồng A sinh ra cô A1, chồng B sinh ra B1 (là cha ruột của con). Như vậy cô con và cha con là 2 chị em cùng mẹ khác cha. A1 sinh ra người con trai A2. Cha con sinh ra con là B2. Người A2 sinh ra con gái A3. con và người A3 yêu nhau.như vậy theo giáo luật điều 1091 năm 1983 thì chúng con có được kết hôn không? vậy con thuộc bậc mấy? con xin cảm ơn Cha?"

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:


  2. 8 thành viên đã cảm ơn kiemca vì bài viết này:

    3T_thanhtuyen (22-02-2013),allihavetogive (22-02-2013),anhdoart (22-02-2013),khanhdu (22-02-2013),Phù thủy nhỏ (22-02-2013),shinzy_ho (22-02-2013),Teresa Nhỏ Bé (24-02-2013),TerexaThuyDuong (23-02-2013)

  3. #2
    Banned
    Trạng thái :   Muối đã thoát
    Tham gia : Nov 2012
    Bài gửi : 34
    Tên Thánh:
    Joshep
    Tên thật:
    Muối
    Đến từ: Việt Nam
    Sở thích: Read
    Nghề nghiệp: Business
    Cảm ơn
    19
    Được cảm ơn 134 lần
    trong 36 bài viết
    Trích Nguyên văn bởi kiemca Xem bài viết
    Đây là vướng mắc của bạn khanhdu nhờ Việt post lên diễn đàn mong được các cha và các bạn giải đáp giúp. Nội dung như sau:

    Trước tiên con xin chúc Cha và cộng đoàn được nhiều sức khoẻ và nhiều ơn Chúa! Cha kính mến. Con có một vấn đề chưa hiểu rõ về Giáo luật hôn phối, con xin Cha giúp con hiểu thêm về vấn đề này.Hoàn cảnh con như sau: Con với người ấy yêu nhau gần 10 năm, nhưng gia đình con bảo không được kết hôn vì có họ hàng. Bà nội con có 2 chồng. Chồng A sinh ra cô A1, chồng B sinh ra B1 (là cha ruột của con). Như vậy cô con và cha con là 2 chị em cùng mẹ khác cha. A1 sinh ra người con trai A2. Cha con sinh ra con là B2. Người A2 sinh ra con gái A3. con và người A3 yêu nhau.như vậy theo giáo luật điều 1091 năm 1983 thì chúng con có được kết hôn không? vậy con thuộc bậc mấy?con xin cam on Cha?

    88. ÔNG NỘI CỦA CON VỚI MẸ CỦA ANH ẤY LÀ HAI CHỊ EM RUỘT, CHÚNG CON CÓ ĐƯỢC LẤY NHAU KHÔNG ?
    Giải đáp
    Linda thân mến,
    Có lẽ chị đang lo lắng và hoang mang lắm khi biết anh ấy với chị có họ với nhau rất gần. Theo cách tính của bộ Giáo Luật cũ (1917) thì anh và chị mới hết đời thứ hai nên vẫn còn ngăn trở. Nhưng theo bộ Giáo Luật hiện hành (1983) thì trường hợp của anh chị có họ hàng ngang với nhau ở bậc thứ năm ( bậc chứ không phải đời !) và không bị mắc ngăn trở. Căn cứ theo Giáo Luật điều 1091 như sau :
    Điều 1091
    #1. Hôn nhân không thành sự giữa người có họ máu theo hàng dọc, từ dưới lên và từ trên xuống, hoặc trong hoặc ngoài hợp pháp.
    #2. Hôn nhân không thành sự ở hàng ngang cho đến hết bậc thứ bốn.
    #3. Ngăn trở họ máu không nhân lên.
    #4. Không bao giờ được phép kết hôn, nếu còn hồ nghi hai bên có họ máu với nhau hay không, ở bậc nào đó ở hàng dọc hay ở bậc hai thuộc hàng ngang.
    Cách tính bậc được trình bầy ở Giáo Luật điều 108 như sau :
    Điều 108
    #1. Họ máu tính theo hàng và bậc.
    #2. Trong hàng dọc, bao nhiêu đời thì bấy nhiêu bậc, nghĩa là bao nhiêu người bấy nhiêu bậc, trừ gốc tổ.
    #3. Trong hàng ngang, bao nhiêu người tính chung cả hai hàng là bấy nhiêu bậc trừ gốc tổ.
    Họ hàng của anh chị là theo hàng ngang. Bộ Giáo Luật mới đã bỏ cách tính cũ mà lấy lại cách tính của người La mã đơn giản hơn và đã được phần lớn các bộ luật dân sự trên thế giới áp dụng.

    Nhân tiện đây cũng xin giải thích về cách thích theo bậc.
    Cho một thí dụ : Ông Tiên sinh được 2 người con là ông Nhất và bà Một,
    ông Nhất sinh ra con là chú Nhì, còn Bà Một sinh ra con là cô Hai
    ông Nhì sinh ra con là anh Tam, bà Hai sinh ra con là chị Ba.
    Xét về bậc thì họ hàng giữa ông Nhất và bà Một có 2 bậc.
    Họ hàng giữa chú Nhì và cô Hai có 4 bậc.
    Họ hàng giữa anh Tam và chị Ba là 6 bậc.
    Ngăn trở tiêu hôn trong hàng ngang chỉ đến hết 4 bậc nên kể từ bậc thứ 5 là có thể kết hôn với nhau.
    Vậy chú Nhì có thể lấy chi Ba hoặc cô Hai có thể lấy anh Tam vì là bậc thứ 5 rồi.

    Như vậy chị yên tâm là trường hợp của chị không mắc ngăn trở gì.

    https://cuuthe.com/zoldsite1/giaidap/giaidap88.html

  4. 3 thành viên đã cảm ơn Muối vì bài viết này:

    3T_thanhtuyen (22-02-2013),kiemca (22-02-2013),TerexaThuyDuong (23-02-2013)

  5. #3
    Người Mua Diêm's Avatar
    Trạng thái :   Người Mua Diêm đã thoát
    Tham gia : May 2011
    Bài gửi : 139
    Tên thật:
    N/A
    Đến từ: N/A
    Sở thích: N/A
    Nghề nghiệp: N/A
    Cảm ơn
    778
    Được cảm ơn 1,585 lần
    trong 543 bài viết

    Cool

    Anh Việt thân mến,
    PS thì chưa tham khảo ý kiến của ai cả, dưới đây chỉ là suy nghĩ của PS, nếu thấy chỗ nào không hợp lý thì xin bỏ qua nha ^^:

    - Việc yêu nhau trong phạm vi tình yêu trai gái và tiến tới hôn nhân bền vững mãi mãi, đây là điều mà Chúa Giê-su muốn ở loài người chúng ta. Xét thấy đó là việc đẹp lòng Thiên Chúa thì ta làm. Giả như ngày xưa chỉ có 2 ông bà Adong Eva, thì làm sao để có được ~7 tỉ người trên Trái Đất bây giờ ?

    - Giờ xét trên lĩnh vực Giáo luật và Pháp luật, cả 2 đều nằm trong ý chí và lý chí của loài người mà ra, bởi thế, có luật thì hợp lòng Chúa, cũng có luật không ! Thực tế, 2 bạn đó mới cách nhau 2-3 đời, 2 bạn có lấy nhau thì Pháp luật không công nhận -> Vi pham pháp luật, đó là điều mà Giáo hội khuyên không nên làm. Còn Giáo luật có cho phép không, PS không rõ, nhưng cũng thiết nghĩ là không?

    - Nhưng để làm đẹp lòng Chúa và đẹp lòng con người, 2 bạn sẽ theo hướng nào?

    Nhưng mình cũng chắc rằng: 2 bạn hoàn toàn có thể tự do đến với nhau.

    Gud luk !
    Thay đổi nội dung bởi: Người Mua Diêm, 22-02-2013 lúc 01:48 PM
    "Nothing you can't do when you believe"

    - TRUST IN GOD -


  6. 3 thành viên đã cảm ơn Người Mua Diêm vì bài viết này:

    3T_thanhtuyen (22-02-2013),kiemca (22-02-2013),TerexaThuyDuong (23-02-2013)

  7. #4
    Trạng thái :   khanhdu đã thoát
    Tham gia : Feb 2013
    Bài gửi : 1
    Tên Thánh:
    Phero
    Tên thật:
    Phero_Dư
    Đến từ: tp.HCM
    Sở thích: du lịch
    Nghề nghiệp: kỹ sư môi trường
    Cảm ơn
    2
    Được cảm ơn 3 lần trong 1 bài viết
    Xin hỏi Nguoi Mua Diêm một tí. Bạn dựa vào đâu mà kết luận hai người nam nữ kia mới có 2-3 đời, và vi phạm pháp luật. đó là theo cách nghĩ của bạn hay bạn suy đoán. còn theo tôi biết thì về Luật Giáo hội công giáo mình, khi xét duyệt hôn phối dựa vào nhiều yếu tố,nhưng chủ đề chỉ hỏi quan hệ huyết thống có được kết hôn không? nên theo tôi biết điều 1091 năm 1983 của Giáo Luật thì hai bạn này thuộc bậc thứ 5. mà giáo luật chỉ không cho ở bậc thứ 4 trong bàng hệ. Còn Luật pháp bên ngoài thì cũng được luôn. Theo Điều 10 Luật hôn nhân gia đình năm 2000. có nói rõ cấm kết hôn cùng huyết tộc và kết hôn trong phạm vi 3 đời tính từ gốc. ví dụ: Ông A sinh ra Ông B và bà C, Ông B sinh ra B1, bà C sinh ra C1, B1 sinh ra B2, C1 sinh ra C2 thì: tính từ gốc Ông A là đời thứ 1, Ông B bà C là đời thứ 2, B1 và C1 là đời thứ 3, và B2 và C2 là đời thứ 4. Xét tình trạng của hai người Nam Nữ ở trên thì Nam là B1 ( đời thứ 3), Nữ C2 (đời thứ 4). Như vậy không bị phạm Luật hôn nhân gia đình. Mong các bạn cho ý kiến.

    Người Mua Diêm's Avatar

    Người Mua Diêm

     13:20, 23rd Feb 2013 #2044 

    Khanhdu thân, để rõ ràng hơn, bạn nên tới một luật sư hôn nhân để tham khảo ý kiến, thường thì họ tư vấn hông mất tiền đâu bạn, mình lại dc hiểu thêm luật nữa ^^

    Người Mua Diêm's Avatar

    Người Mua Diêm

     13:21, 23rd Feb 2013 #2045 

    Còn bên Giáo luật, bạn nên đến các cha quản luật của các Giáo phận để hỏi cho yên tâm, như thế thì mọi thắc mắc của bạn sẽ ra hết ^^



  8. 3 thành viên đã cảm ơn khanhdu vì bài viết này:

    kiemca (22-02-2013),shinzy_ho (22-02-2013),TerexaThuyDuong (23-02-2013)

  9. #5
    kiemca's Avatar
    Trạng thái :   kiemca đã thoát
    Tham gia : Dec 2011
    Bài gửi : 101
    Tên Thánh:
    Giuse
    Tên thật:
    Hồ Đăng Việt
    Đến từ: Hàng Xanh
    Sở thích: nghe nhạc
    Nghề nghiệp: Networking
    Cảm ơn
    548
    Được cảm ơn 921 lần
    trong 109 bài viết
    Hi, Cảm ơn Người Mua Diêm, thắc mắc này không phải của Việt vì Việt không ở trong hoàn cảnh như vậy.

    Vẽ sơ đồ tạm như sau
    0. Ông A + Bà + Ông B ( thế hệ gốc)
    1. Cô A1 ba.B1--- ( Khác máu, khác họ với A1 với nhau do khác cha)
    2. Ba cô gáiA2 con.B2
    3. A3

    - Ngay từ thế hệ F1 thì ba của chàng trai và cô đã không cùng dòng máu do khác cha vì vậy về khía cạnh y học thì nếu 2 bạn lấy nhau con sẽ không bị tình trạng biến dị gen do kết hôn cận huyết
    - Về luật pháp, nếu tính theo đời thì
    " Căn cứ vào khoản 13 điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có quy định: “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba.” "
    Như vậy chàng trai B2 và ba của cô gái thuộc đời thứ 3. Còn bạn và cô gái có được tính thêm 1 đời nữa không nhỉ ?

  10. #6
    Tiếng Vọng
    Jade's Avatar
    Trạng thái :   Jade đã thoát
    Tham gia : Aug 2010
    Bài gửi : 251
    Tên Thánh:
    Dominic
    Tên thật:
    N-T-P
    Đến từ: Sài Gòn
    Sở thích: lang bang...
    Nghề nghiệp: lông bông...
    Cảm ơn
    478
    Được cảm ơn 1,531 lần
    trong 266 bài viết
    Trích Nguyên văn bởi kiemca Xem bài viết
    Hoàn cảnh con như sau: Con với người ấy yêu nhau gần 10 năm, nhưng gia đình con bảo không được kết hôn vì có họ hàng. Bà nội con có 2 chồng. Chồng A sinh ra cô A1, chồng B sinh ra B1 (là cha ruột của con). Như vậy cô con và cha con là 2 chị em cùng mẹ khác cha. A1 sinh ra người con trai A2. Cha con sinh ra con là B2. Người A2 sinh ra con gái A3. con và người A3 yêu nhau.như vậy theo giáo luật điều 1091 năm 1983 thì chúng con có được kết hôn không?
    Xét về hàng dọc (trực hệ) thì anh B2 với Bà nội là đời thứ 3. Còn cô A3 với Bà nội là đời thứ 4.
    Pháp luật dân sự cấm kết hôn trong phạm 3 đời tính từ gốc tổ. Vậy gốc tổ là Bà nội và đời thứ 3 trong phạm vi này là anh B2 và anh A2, nếu một trong anh A2 hay B2 là nữ thì A2 và B2 không thể kết hôn với nhau.
    Cô A3 là đời thứ 4 nên đã nằm ngoài phạm vi 3 đời so với anh B2 thì có thể kết hôn với nhau theo pháp luật dân sự.

    Về Giáo luật thì giữa B2 và A3 là cấp thứ 5 trong bàng hệ (hàng ngang) nên không gặp ngăn trở tiêu hôn.

    Tuy nhiên trong trường hợp này xin khuyên là không nên kết hôn vì mối quan hệ hôn nhân này trong tương lai có thể phát sinh nhiều khó khăn có thể lường được. Trước tiên là quan hệ gia tộc vì anh B2 và A2 nguyên là con cô con cậu rất gần gũi. Gốc tổ tuy không cùng cha nhưng cùng một mẹ, giải thích như kiemca trong sơ đồ là không đúng :1. Cô A1 ba.B1--- ( Khác máu, khác họ với A1 với nhau do khác cha). Vẫn là cùng máu, cùng họ vì cùng mẹ dù rằng chỉ cùng 1/2 bộ gien.

    Đang là anh em con cô con cậu nay chuyển thành mối quan hệ cha vợ và con rể giữa B2 - A2. Đang là chú cháu giữa B1 và A2 chuyển thành sui gia đồng hàng. Trong mối quan hệ gia tộc này có sự đảo lộn nên trong đời sống hôn nhân giữa B2 và A3 nếu có nảy sinh mâu thuẫn thì quan hệ gia tộc cũng theo đó mà tan vỡ. Nếu gốc tổ ở đây là bà nội của B2 cũng là bà cố của A3 còn sống thì đồng thời gả cháu và cưới dâu. Trong hoàn cảnh này thì sẽ bị bà con dòng họ lời ra tiếng vào, dẫn tới nhiều điều phức tạp trong các mối quan hệ sẽ xảy ra.

    Quan hệ hôn nhân tuy là giữa 2 người, trong trường hợp này chỉ có thể nói là được phép theo Giáo luật hay Pháp luật dân sự hay không thì cũng chỉ là những bộ luật chết. Cái sống là đôi phối ngẫu này trong mối tương quan ở xã hội hiện tại, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống hôn nhân và tương lai là việc giáo dục con cái.

    Và trường hợp này, theo ý kiến cá nhân thì đây có thể là một giả định. Vì nếu tình yêu của anh B2 và cô B3 đã 10 năm mà chưa gặp ngăn trở giữa gia đình và chưa rõ về ngăn trở của Giáo luật hay Luật dân sự thì thật lạ. Chỉ xét sơ thôi thì mối tương quan giữa 2 ông bố dượng là A và B thì hẳn định kiến đầu tiên là không tốt với nhau. Nếu ông A mất sớm nên mới có cô A3 đã là đời thứ 4 thì quan hệ thân tình giữa các đời A1 - B1, A2 - B2 phải rất gần gũi với nhau hoặc có hiềm khích. Trong cả 2 trường hợp gần gũi và hiềm khích mà phát sinh tình yêu giữa B3 và A2 thì cũng thật là lạ.


  11. 8 thành viên đã cảm ơn Jade vì bài viết này:

    anhdoart (24-02-2013),Honesty (24-02-2013),khanhdu (26-02-2013),kiemca (23-05-2013),Meo Luoi (23-02-2013),Saigonese (22-04-2014),shinzy_ho (26-02-2013),TerexaThuyDuong (24-02-2013)

+ Trả Lời Ðề Tài

Chủ đề tương tự

  1. Góp sức cho nhau
    By Mai Tín in forum Góp ý|Thắc mắc|Thảo luận
    Trả lời: 6
    Bài mới gửi: 08-01-2013, 08:38 PM
  2. Cà Phê, giải khát thi nhau phá sản
    By Muối in forum Bài Tổng Hợp
    Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 07-12-2012, 03:28 PM
  3. Chúa ban cho mỗi người những món quà khác nhau!
    By Teresa Nhỏ Bé in forum Bài Tổng Hợp
    Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 01-01-2012, 04:09 AM
  4. Cùng nhau giải đố nhé
    By ruakool in forum Chém gió
    Trả lời: 2
    Bài mới gửi: 20-11-2011, 11:24 AM
  5. Tin Và Hiểu Có Xa Nhau Không ?
    By Jade in forum Nghịch Ngợm Đời
    Jade
    Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 02-04-2011, 11:17 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình