+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Chúa nhật thứ 25 thường niên.

  1. #1
    Duy Nguyen's Avatar
    Trạng thái :   Duy Nguyen đã thoát
    Tham gia : Jul 2013
    Bài gửi : 145
    Tên Thánh:
    Phanxico Xavie
    Tên thật:
    NGUYỄN HOÀNG DUY
    Đến từ: Biên Hòa
    Sở thích: Mọi sự Thiên Chúa dựng nên đều yêu thích.
    Nghề nghiệp: Tự do.
    Cảm ơn
    1,436
    Được cảm ơn 1,465 lần
    trong 175 bài viết

    Chúa nhật thứ 25 thường niên.

    "Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được."(Lc 16,13)
    Lời Chúa của ngày Chúa nhật hôm nay đã khẳng định với chúng ta về sự tự do lựa chọn theo ai và bỏ ai.
    Giuđa Itcariot( Tên phản bội).. Đã có không ít người tự hỏi: Tại sao một tông đồ trong nhóm 12 lại có lòng phản Thầy nhỉ? Tại sao 3 năm theo Chúa cùng ăn cùng uống với Thầy, được nghe những lời giảng dạy từ Con Thiên Chúa mà lại dã tâm bán Thầy của mình lấy 30 đồng bạc nhỉ?(Mt 27,3)
    Ồ! Chỉ đơn giản một câu trả lời ngắn gọn: Vì Giuđa là tên cầm tiền.
    Là một trong những người hoạt bát, nhanh nhạy, Giuđa được giao trách nhiệm quản lí. Gần với túi tiền, Giuđa trở thành con người thực dụng, ích kỉ, đầy tính toán và tham lam. Khi dân chúng tụ họp để nghe Đức Giêsu giảng. Khi đã về chiều các môn đệ bảo Đức Giêsu cho dân chúng về để kiếm thức ăn. Đức Giêsu bảo họ: “ Chính anh em hãy cho họ ăn”. Giuđa lên tiếng: “ Chúng con phải mua tới 200 quan tiền bánh mà cho họ ăn sao?” (Mc. 6,37). Lần khác tại nhà chị em Mácta, trong khi Đức Giêsu dùng bữa, cô Maria lấy một cân dầu cam tùng nguyên chất và quý giá xức chân Đức Giêsu rồi lấy tóc mà lau. Lúc đó cũng chính Giuđa lên tiếng nói: “ sao không bán số dầu thơm đó lấy 300 quan tiền mà cho người nghèo?” (Ga. 12,5). Cũng trong Tin Mừng thánh Gioan ghi lại rằng: “y nói thế không phải vì lo cho người nghèo nhưng vi y là một tên ăn cắp; y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung” (Ga. 12,6). Những thông tin trên đây cho thấy Giuđa là một tông đồ được Chúa chọn sau một đêm thức trắng, nhưng được cầm giữ túi tiên y càng dễ dàng bị tha hóa. Khi bản tính xấu của con người gặp được những điều kiện thuận lợi thì nó sẽ rất dễ rơi vào vực thẳm của sự tha hóa. Vốn tham lam, khi được giao túi tiền, Giuđa càng ngày càng bị lóa mắt. Những lời giảng dạy của Chúa Giêsu không làm thay đổi con người y vì y chỉ chú ý tới túi tiền. Dần dà y trở thành nô lệ của đồng tiền. Bao nhiêu sự tính toán của y đều nhắm đến cái lợi. Đầu tiên là lợi cho cộng đoàn, sau đó là lợi cho bản thân y. Đỉnh cao của lòng tham, của sự tính toán là y đã bán Đức Giêsu cho các kinh sư và biệt phái để lấy 30 đồng bạc.
    " Tiền là Tiên là Phật là sức bật tuổi trẻ"_" Có tiền là có tất cả_ Đào mả, đốt nhà, làm thần làm thánh đều được"..." Không có việc gì khó, đào núi và lấp biển, không làm được thì đi thuê"_" Có tiền già thì gọi bằng anh, không tiền không của Anh em cái gì" đã không ít lần bạn bè của Duy Nguyen nói như thế, uhm! Tiền không có xấu, bản chất của nó là phương tiện trao đổi (Tiền là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận "nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng" và thường được Nhà nước phát hành bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ... Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ. Thông qua việc chứng thực các giá trị này dưới dạng của một vật cụ thể (thí dụ như tiền giấy hay tiền kim loại) hay dưới dạng văn bản (dữ liệu được ghi nhớ của một tài khoản) mà hình thành một phương tiện thanh toán được một cộng đồng công nhận trong một vùng phổ biến nhất định. Một phương tiện thanh toán trên nguyên tắc là dùng để trả nợ. Khi là một phương tiện thanh toán tiền là phương tiện trao đổi chuyển tiếp vì hàng hóa hay dịch vụ không thể trao đổi trực tiếp cho nhau được.
    Người ta cũng có thể nhìn tiền như là vật môi giới, biến việc trao đổi trực tiếp hàng hóa và dịch vụ, thường là một trao đổi phải mất nhiều công sức tìm kiếm, thành một sự trao đổi có 2 bậc.
    Tiền thường được nghiên cứu trong các lý thuyết về kinh tế quốc dân nhưng cũng được nghiên cứu trong triết học và xã hội học.)
    Tiền Của trở nên xấu khi con người chọn nó là đích điểm của cuộc sống, muốn chiếm hữu và phụ thuộc vào nó.
    Khi của tiền được tôn phong lên hàng thần thánh thì chắc chắn trở thành một thế lực bất chính. Chúa Kitô đã cảnh báo: " Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được”(Lc 16,13). “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giầu vào Nước Trời” (Mt 19,24)
    “Vai mang bị bạc kè kè, nói quấy nói quá chúng nghe rầm rầm”. Khi đã đặt niềm tin vào sức mạnh của tiền bạc thì người ta dễ bị cám dỗ không chỉ lao mình vào những hành vi bất nhân thất đức mà còn bị cám dỗ tự phong thần phong thánh cho bản thân mình.
    Lạy Chúa! Xin cho con cùng các anh em, bạn hữu con biết sử dụng đồng tiền theo tinh thần của Chúa, Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ của tiền của vật chất,. Xin cho chúng con biết chia sẻ với những mảnh đời nghèo khó.. Xin cho chúng con biết chấp nhận và vui vẻ với hiện tại, bằng lòng với những gì chúng con đang có.. ""Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.".( Mt 5, 1-12). Amen.

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:

    Trước mặt Chúa, tôi có sao tôi cứ vậy (Thánh Francois d'Assise)

  2. 4 thành viên đã cảm ơn Duy Nguyen vì bài viết này:

    Duy Pham (22-09-2013),Honesty (23-09-2013),JB. Sĩ Trọng (24-09-2013),thieunhigxsx (23-09-2013)

+ Trả Lời Ðề Tài

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình