Ðề tài đã khoá
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 20

Chủ đề: Giảng viên nói về Công giáo- SV Công giáo làm gì ?

Hybrid View

  1. #1
    Benedictus's Avatar
    Trạng thái :   Benedictus đã thoát
    Tham gia : Dec 2010
    Bài gửi : 147
    Tên thật:
    Lê Hoàng Hải
    Đến từ: Gx Phong Hòa, Gp Vĩnh Long
    Sở thích: ăn và ngủ
    Nghề nghiệp: lăng xăng
    Cảm ơn
    619
    Được cảm ơn 908 lần
    trong 147 bài viết
    mối liên hệ giữa các Tôn giáo trong Thiên Chúa giáo. ( nào này ra trươc' đạo này ra sau , hiẹn giờ số tín hữu.....)
    Bạn viết vậy thì hơi khó hiểu cho mọi người tí chút, nhưng mình nghĩ ý bạn có lẽ là nói về các nhánh của Ki-tô giáo (nếu mà nói Thiên Chúa giáo thì nó rộng vô cùng, bao gồm tất cả các đạo thờ God-Thượng đế: Hồi giáo, Do Thái giáo, Kitô giáo, các tôn giáo thờ Phạm Thiên vùng Tây Tạng, các tín ngưỡng thờ Giàng của các dân tộc thiểu số...)
    Xin nói theo ý là các nhánh của Ki-tô giáo (không phải phân ra thời kỳ, nhưng là một chuỗi dài nên mình cắt ra cho tiện, nếu có chỗ nào sai xin các Cha chỉ bảo giúp con):
    - Từ Adong-Eva đến thời Gioan Tiền Hô: Thời này các tiên tri luôn tiên báo về sự xuống đời cứu chuộc của Đức Ki-tô_Con Một Thiên Chúa (lúc này Do Thái giáo và Ki-tô giáo là Một)
    - Từ thánh Gioan Tiền Hô - Chúa ra đời, rao giảng, cứu chuộc, phục sinh, thăng thiên - các cộng đoàn tín hữu đầu tiên- thời kỳ bị bách hại: Giáo hội Ki-tô giáo nguyên thủy, chưa phân hóa nhiều về tín lý.
    - Thời kỳ bách hại - Các lạc thuyết - các Tổ Phụ - Constantine I ban hành Sắc lệnh Milano năm 313: chấm dứt thời kỳ bách hại - Năm 386, Công đồng Rôma thiết lập Quy điển Thánh Kinh, ra danh sách những quyển sách được Giáo hội chấp nhận từ Cựu Ước và Tân Ước. Năm 431, Công đồng Êphêsô công khai tín điều, khẳng định Đức Giêsu mang hai bản thể: Con Thiên Chúa và con người, minh bạch hóa tín điều về Ba Ngôi.
    - Từ sau năm 313, Giáo Hội phát triển mạnh mẽ
    - Thế kỷ thứ VII: bắt đầu có nhiều dị biệt trong phụng vụ, giáo lý, học thuyết giữa các Cộng đoàn La Mã và Hy Lạp
    - Đại Ly giáo năm 1054: Chính Thống giáo (các cộng đoàn theo phụng vụ Hy Lạp) thoát ly khỏi Giáo hội Công giáo
    - Ngày 31 tháng 10 năm 1517, Martin Luther đưa ra những bài luận văn mang nội dung bài trừ những học thuyết của Công giáo đương thời. Phong trào Thệ Phản bùng nổ, nhiều Giám mục và giáo dân theo giáo thuyết này. Các nghi thức, tín điều, giáo luật bị cải cách tận răng trong hàng ngũ những người theo giáo thuyết này. Đạo Tin Lành ra đời!
    - Vua Henry III muốn ly dị với hoàng hậu nhưng không được sự chuẩn y của Đức Giáo Hoàng, năm 1534, Nghị viện Anh thông qua quyền tối cao của Vua nước Anh đối với Giáo hội Anh như là cách để tuyên bố ly khai khỏi Giáo hội Mẹ. Từ năm 1536, nhiều nhà dòng Công giáo tại xứ Anh, xứ Wales và Ireland bị giải thể. Đức Giáo hoàng Phaolô III rút phép thông công đối với Vua Henry III vào năm 1538, như vậy Anh giáo chính thức phân ly khỏi Công giáo.
    - Từ đó đến nay, Tin Lành lại tiếp tục phân chia thành rất nhiều "Hội Thánh" với nhiều dị biệt trong đức tin của họ.

    Số tín hữu theo từng nhánh Ki-tô giáo:
    - Công giáo năm 2010 là 1.165.714.000, tăng 19.058.000 so với năm 2007 (:: Th�ng T?n X� C�ng Gi�o Vi?t Nam ::)
    - Chính Thống giáo năm 2010 là : (cộng cả buổi trời luôn) 910 470 975 người
    Orthodox Around The World
    - Tin Lành: khoảng 420 triệu (theo Wikipedia)
    - Anh giáo: 19 544 054 người
    CATHOLIC ENCYCLOPEDIA: Anglicanism
    ...

    5.1.2.Sự tiếp xúc văn hóa trong giai đoạn đầu diễn ra trên phương bình diện tôn giáo và thương mại. Vươn cánh tay tới phương trời dông xa xôi này, nhà truyền giáo và nhà tư bản tất yếu có nhu cầu liên kết chặt chẽ với nhau. Nhà truyền giáo muốn mở rộng nước Chúa cần phương tiện đi xa. Nhà tư bản muốn kiếm lời cần người am hiểu thị trường nên sẵn sàng giúp đỡ tài chính cho các giáo sĩ và chở họ đến bất cứ đâu. bù lại , khi đến nơi các giáo sĩ sẽ vừa đi vừa truyền đạo, vừa tìm sẵn nguồn hàng quý hiếm; nhiều khi giáo sĩ giúp nhà buôn bằng cách can thiệp với chính quyền địa phương xin phép cho họ mua bán."
    Mong các Cha, Thầy, Sr và mọi người giúp nụ cười chỗ nào dúng chỗ nào sai nhé/
    Phải nói là Đào Ngọc Thêm này khá độc địa khi cố ý nhập nhằng giữa văn hóa - chính trị - tôn giáo, nhằm tung hỏa mù để đánh lừa sinh viên có đạo và đại bộ phận sinh viên người lương.
    Phần sử liệu thì họ Đào viết cũng lèm bèm thôi, không có gì đáng nói (vì sinh viên có thể tìm tài liệu khác đối chứng), nhưng đoạn trích dẫn trên cho thấy bản chất gian manh của tác giả viết ra nó. Không hiểu ông ta dựa vào đâu để kết luận rằng các giáo sỹ "vừa đi truyền đạo, vừa tìm sẵn nguồn hàng quý hiếm"? Tìm như thế nào, tìm ở đâu, lưu trữ hoặc bảo quản thế nào? "Nguồn hàng quý hiếm" đó là những gì? Đố ông Thêm trả lời được những câu hỏi trên bằng sử liệu đúng đắn!
    Tới câu này còn trơ trẽn và bịa đặt hết chỗ nói: "nhiều khi giáo sĩ giúp nhà buôn bằng cách can thiệp với chính quyền địa phương xin phép cho họ mua bán." Không hiểu họ Đào kia là ngu dốt thật sự hay cố tình đổi trắng thay đen một cách trâng tráo như vậy. Ai có tìm hiểu qua loa một chút về giáo sử và lịch sử Việt Nam giai đoạn từ sau vua Gia Long đến cộng sản lên ngôi đều biết rằng Công giáo, đặc biệt là các "Tây dương đạo trưởng" luôn bị truy nã gắt gao, bắt được là trảm lập quyết (chém đầu ngay tức khắc), hoặc xử giảo (siết sổ), hoặc lăng trì (chặt tay chặt chân, cho chịu đủ mùi đau đớn rồi mới chặt đầu cho chết), hoặc bá đao (xẻo một trăm miếng thịt trên mình lúc còn đang sống); nạn Văn Thân còn thê thảm hơn khi dân thường tập họp lại, tự vũ trang rồi đi tàn sát tất cả người dân Công giáo, từ ông cụ già khọm cho đến thằng cu tý còn ẵm ngửa... Ngoài ra giáo dân còn bị vua quan bắt đi tù đi đày, chết rũ tù vì đói khát bệnh tật nơi ma thiêng nước độc không biết bao nhiêu mà kể...
    Thử hỏi với những ngược đãi đó làm gì các "giáo sĩ" dám giúp nhà buôn bằng cách "can thiệp với chính quyền địa phương "???
    Thật hết chỗ nói!!!

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:

    Thay đổi nội dung bởi: Benedictus, 12-12-2010 lúc 06:47 PM

  2. Thành viên đã cảm ơn Benedictus vì bài viết này:

    Hạt Bụi bé con (15-05-2011)

  3. #2
    Tiếng Vọng
    Jade's Avatar
    Trạng thái :   Jade đã thoát
    Tham gia : Aug 2010
    Bài gửi : 251
    Tên Thánh:
    Dominic
    Tên thật:
    N-T-P
    Đến từ: Sài Gòn
    Sở thích: lang bang...
    Nghề nghiệp: lông bông...
    Cảm ơn
    478
    Được cảm ơn 1,531 lần
    trong 266 bài viết
    Trích Nguyên văn bởi Benedictus Xem bài viết
    Tới câu này còn trơ trẽn và bịa đặt hết chỗ nói: "nhiều khi giáo sĩ giúp nhà buôn bằng cách can thiệp với chính quyền địa phương xin phép cho họ mua bán." Không hiểu họ Đào kia là ngu dốt thật sự hay cố tình đổi trắng thay đen một cách trâng tráo như vậy. Ai có tìm hiểu qua loa một chút về giáo sử và lịch sử Việt Nam giai đoạn từ sau vua Gia Long đến cộng sản lên ngôi đều biết rằng Công giáo, đặc biệt là các "Tây dương đạo trưởng" luôn bị truy nã gắt gao, bắt được là trảm lập quyết (chém đầu ngay tức khắc), hoặc xử giảo (siết sổ), hoặc lăng trì (chặt tay chặt chân, cho chịu đủ mùi đau đớn rồi mới chặt đầu cho chết), hoặc bá đao (xẻo một trăm miếng thịt trên mình lúc còn đang sống); nạn Văn Thân còn thê thảm hơn khi dân thường tập họp lại, tự vũ trang rồi đi tàn sát tất cả người dân Công giáo, từ ông cụ già khọm cho đến thằng cu tý còn ẵm ngửa... Ngoài ra giáo dân còn bị vua quan bắt đi tù đi đày, chết rũ tù vì đói khát bệnh tật nơi ma thiêng nước độc không biết bao nhiêu mà kể...
    Thử hỏi với những ngược đãi đó làm gì các "giáo sĩ" dám giúp nhà buôn bằng cách "can thiệp với chính quyền địa phương "???
    Thật hết chỗ nói!!!
    Hôm qua tớ không đọc kỹ chỗ này, hôm nay mới thấy và có vài ý kiến sau :

    - Lệnh cấm đạo đầu tiên của Việt Nam có từ thời Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên
    - Lệnh cấm đạo được bãi bỏ khi triều đình Nhà Nguyễn ký Hiệp Ước Nhâm Tuất (1862) với Pháp.
    - Thời Gia Long quan hệ giữa triều đình với các giáo sĩ có phần mật thiết : việc Hoàng Tử Cảnh được Giám Mục Bá Đa Lộc đưa sang Pháp. Ngay bệ tượng của Đức Mẹ Hòa Bình trước Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn khi xưa có bức tượng đồng này, dân gian quen gọi là "tượng hai hình", trong tiểu thuyết của cụ Hồ Biểu Chánh có nói đến địa điểm này.

    + Như vậy, một cách công tâm mà nói không hẳn là không có việc : các "giáo sĩ" dám giúp nhà buôn bằng cách "can thiệp với chính quyền địa phương ". Trong giai đoạn từ năm 1780 (ở Nam Kỳ) đến hết triều Gia Long (cả nước).
    + Trong giai đoạn từ 3-2-1930, ĐCSVN thành lập đến trước 2-9-1945, ra đời nước VNDCCH thì theo cách bạn nói : "đến cộng sản lên ngôi đều biết rằng Công giáo, đặc biệt là các "Tây dương đạo trưởng" luôn bị truy nã gắt gao, bắt được là trảm lập quyết ..." có vẻ không hợp lý. Vì các làng theo Đạo toàn tòng trong giai đoạn này ở miền Bắc rất nhiều mà, có ai bắt bớ chi đâu.

Ðề tài đã khoá

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình