+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Biểu tượng của Kito giáo

  1. #1
    Duy Nguyen's Avatar
    Trạng thái :   Duy Nguyen đã thoát
    Tham gia : Jul 2013
    Bài gửi : 145
    Tên Thánh:
    Phanxico Xavie
    Tên thật:
    NGUYỄN HOÀNG DUY
    Đến từ: Biên Hòa
    Sở thích: Mọi sự Thiên Chúa dựng nên đều yêu thích.
    Nghề nghiệp: Tự do.
    Cảm ơn
    1,436
    Được cảm ơn 1,465 lần
    trong 175 bài viết

    Biểu tượng của Kito giáo

    MỘT VÀI BIỂU TƯỢNG CÔNG GIÁO

    Thánh Giá Cây thánh giá có lẽ là một biểu tượng được biết đến nhiều nhất. Thánh giá được chọn làm biểu tượng cho sự vinh quang của Đức Kitô đã chiến thắng sự dữ và sự chết. Vì vậy, thánh giá tượng trưng cho sự chiến thắng và vinh quang.

    Những chữ này thường được khắc trên cây thánh giá. Những chữ ấy được tượng trưng cho bốn từ mà khi xưa quan Philatô cho quân lính khắc trên cây thánh giá mà Chúa Giêsu bị treo: "Iesus Nazerenus Rex Iudeorum" có nghĩa là: "Giêsu Nazareth, Vua Do Thái".

    Nước là một trong những biểu tượng chính tượng trưng cho cuộc sống. Khi chúng ta chịu Phép Rửa Tội, nước được tượng trưng cho một cuộc sống mới. Những tội lỗi chúng ta được tẩy xóa và tha thứ, để chúng ta có một cuộc sống mới và được sống lại với Chúa Kitô.

    Bánh là một thức ăn rất thông thường với mọi người, mọi tầng lớp. Từ những hạt lúa bé nhỏ, qua bàn tay chế biến của con người đã trở nên những tấm bánh thơm ngon nuôi sống con người. Hình ảnh bẻ bánh ra chia sẻ với những người xung quanh trong bữa ăn, tượng trưng cho sự đoàn kết. Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh này để phán dạy chúng ta: Ngài chính là Bánh Hằng Sống. Trong một niềm tin mạnh mẽ, chúng ta lãnh nhận bánh này như chính mình Ngài và sẽ được trở nên một với Ngài.

    Rượu Nho Từ xưa đến nay, rượu thường được dùng trong các bữa tiệc lớn. Đặc biêt rượu nho được sử dụng trong thánh lễ tượng trưng cho máu Chúa Giêsu. Hình ảnh rượu nho nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giêsu đã hy sinh mạng sống của Ngài vì chúng ta để chúng ta được chung phần với Ngài trong bàn tiệc trên nước

    Cá là một biểu tượng cổ. Trong tiếng Hy Lạp cá là "icthus". Khi xưa, người ta nhận thấy rằng các chữ được bắt đầu từ các chữ cái của từ icthus như: "Giêsu Kitô, Con của Đức Chúa Trời, Đấng Cứu Độ".

    Apha & Omega Alpha = khởi nguyên, khởi đầu Omega = tận cùng, kết thúc. Chúa là sự khởi đầu. Ngài là người tạo dựng nên trời đất. Ngài cũng là sự kết thúc. Khi vũ trụ này không còn nữa, Ngài sẽ mãi mãi tồn tại.

    Tiếng Latin đọc là "Iesus Hominum Salvator" Tiếng Việt có nghĩa là: "Chúa Giêsu, là Đấng Cứu Chuộc của nhân loại".

    CHI & RHO Chi = Ch Rho = R Chr là ba mẫu tự đầu tiên của từ "Christ" có nghĩa là "Đức Kitô".

    Chúa Thánh Thần hiện xuống Bồ câu trắng tượng trưng cho Thần Khí Chúa ngự trên chúng ta. Bồ câu trắng có một cái vòng tượng trưng cho Chúa Thánh Thần, cũng là Ngôi Thứ Ba. Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn và soi sáng chúng ta trên những bước đường chúng ta sẽ đi.

    Agnus Dei Con chiên đang đứng với một lá cờ nhỏ ý nói Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa, Đấng Xóa Tội trần gian đã sống lại từ cõi chết.

    Thánh Phêrô Theo như người khác kể lại, Thánh Phêrô muốn chết trên cây thập giá lật ngược là vì Thánh Phêrô nghĩ rằng Ngài không xứng đáng được chết như Chúa Giêsu. Cây thập giá và chìa khoá chính là lối ngỏ tới cửa Thiên Đàng. Chính Thánh Phêrô là người gác cửa Thiên Đàng.

    Nến Mùa Vọng Những cây nến xếp thành vòng tròn tượng trưng cho sự mãi mãi, không bao giờ cùng. Mỗi ngọn nến được thắp lên vào mỗi Chúa Nhật của Mùa Vọng. Màu tím (hoặc màu xanh dương) ý nghĩa cho sự chuẩn bị - chuẩn bị để đón Chúa Hài Đồng Giêsu. Màu hồng thường được thắp lên vào tuần thứ ba hoặc thứ bốn. Khi màu hồng được thắp lên là chúng ta hãy "Mừng Vui Lên" vì Chúa đã đến. Bẻ bánh Ở Israel, khi bắt đầu bữa ăn, sau lời nguyện mở đầu là người ta bẻ bánh (Ac. 4, 4). Đức Giêsu cũng làm như vậy (Mt. 14, 19); có lẽ Người bẻ bánh theo một cung cách riêng (Lc. 24, 35). Vì Người đã bẻ bánh trong lúc lập phép Thánh Thể (Mc. 14, 22), nên thành ngữ bẻ bánh đối với Kitô hữu có nghĩa là cử hành Thánh thể. (1 Cr. 10, 16). Có lẽ trong sách Công vụ tông đồ, khi nói đến bẻ bánh cũng phải hiểu như thế (Cv. 2,42-46; 20,7. 11); và tất nhiên trong Lc. 24, 35, phải hiểu theo nghĩa thông thường của tác giả.

    Chữ viết tắt JHS Trong khối Ki-tô giáo ở các nước nói tiếng La tinh thuộc Tây Âu thời Trung cổ (cả khối Công giáo và Tin Lành ngày nay), ký hiệu viết tắt tên Chúa phổ biến nhất là IHS hoặc IHC. Đây là ba chữ cái đầu trong tên gọi Jesus bằng tiếng Hy Lạp: iota-eta-sigma. Chuyển ngữ theo tiếng La tinh thì eta là H, sigma là C hoặc S. Trong bảng chữ cái La tinh, I và J không hề được phân biệt rạch ròi cho mãi đến thế kỷ 17. Vì vậy, JHS và JHC cũng như IHS và IHC. Thỉnh thoảng, IHS còn được hiểu là Iesus Hominum Salvator (theo tiếng La tinh là “Jesus, Savior of men” - Jesus, Đấng cứu độ loài người).

    Chìa khóa Khóa là dấu chỉ quyền lực như trong Is. 22,22. Đức Giêsu đã nói với Phê-rô rằng Người trao cho ông quyền phép hay từ chối việc gia nhập Nước Trời (Mt. 16,19) (Kh. 3,7). Đức Giêsu có quyền năng phục sinh tức là nắm chìa khóa cái chết và âm phủ (Hai-đê) (Kh. 1,18). Người lên án các ký lục cản trở người ta nhận biết được Nước Trời: tuy giữ chìa khóa trí thức, họ không sử dụng làm ích cho chính bản thân cũng như người khác (Lc. 11,52)

    Dây Pallium Sợi dây làm bằng lông chiên - được choàng lên cổ vị Tân Giáo Hoàng biểu trưng cho cái ách của Chúa Kitô và cho Thánh Ý Thiên Chúa. Người mang sợi dây Pallium phải phục vụ Thánh Ý Thiên Chúa, phục vụ Thánh Ý cũng chính là phục vụ ơn cứu độ nhân loại. Dây Pallium làm bằng lông chiên cũng gọi về những con chiên lạc mà Chúa Kitô vác trên vai và đem về nhà. Tất cả nhân loại và từng người trong nhân loạii đều là chiên lạc, và Chúa Kitô là Mục Tử nhân lành, Ngài đã đến và mang nhân loại trên vai. Ngài mời gọi chúng ta cũng phải “vác nhau trên vai” - nâng đỡ nhau. Pallium - Giáo Hoàng: Dây Pallium của Đức Thánh Cha Benedict XVI khác với các Giáo hoàng tiền nhiệm. Vẫn mang hình dáng truyền thống nhưng dài hơn dây dành cho các TGM, dệt hoàn toàn bằng len trắng dài 2.6m và rộng 11cm làm bằng lông cừu. Trên sợi dây len có gắn hình 5 dấu thập giá biểu tượng của 5 dấu đinh của Đức Kitô với 3 chiếc đinh cài tượng trưng cho 3 dấu đinh thập giá. Pallium - Tổng Giám mục: Theo truyền thống đã có từ thế kỷ XI Pallium được tổ chức vào ngày lễ hai thánh Phêrô và Phaolô tông đồ hàng năm. Dây Paliium làm bằng lông chiên, biểu hiệu quyền bính trong chức vụ Tổng Giám Mục. Dây có chiều rộng khoảng 4 cm, đeo trên vai vòng quanh cổ, với hai giải, một giải thả xuống phía trước ngực, một giải xuống phía sau lưng. Trên dây có sáu Thánh giá màu đen. Dây này chỉ được sử dụng khi cử hành nghi thức phụng vụ trong phạm vi Tổng giáo phận của Tổng giám

    Lông chiên để dệt dây Paliium được lấy từ 2 con chiên đặc biệt do các cha dòng khổ tu nuôi tại Tre Fontane. Đức Thánh Cha làm phép 2 con chiên này vào ngày lễ Agnes (21-1) hàng năm, sau đó các nữ tu dòng Biển Đức tại vương cung Thánh đường Cecilia dệt thành dây Pallium. Tất cả đặt trong chiếc hộp đồng, đặt gần ghế của Thánh Phêrô, phía trên mộ Thánh Phêrô cho đến ngày 29-6. (Bàn thờ chính ở phía trên mộ Thánh Phêrô)

    Nhẫn Ngư Phủ Chiếc nhẫn này gợi nhớ mẻ lưới kỳ diệu mà Phêrô và các tông đồ đã có được nhờ Chúa Kitô Phục Sinh (x.Ga 21, 1-8), và lời của Thánh Phêrô: “Vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới” (Lc 5, 5). Nhẫn Ngư Phủ là một phần trong bộ lễ phục của Đức Giáo hoàng, người kế vị thánh Phêrô (xuất thân làm nghề chài lưới) dẫn dắt hội thánh Công giáo, biểu hiện cho sứ mạng của Thánh Phêrô là củng cố anh em mình. Mặt nhẫn chạm nổi hình thánh Phê rô đang thả lưới, ngụ ý các tông đồ là những ngư phủ lưới người (Mc 1, 17). Chiếc nhẫn này từng được dùng làm ấn tín đóng dấu các công văn của Giáo hoàng từ thế kỷ XV cho đến năm 1842. Mỗi Giáo hoàng được đánh một chiếc nhẫn riêng bằng vàng. Quanh hình nổi thánh Phêrô có chạm tên của vị Giáo hoàng đương nhiệm. Trong buổi lễ đăng quang của Giáo hoàng, Đức Hồng y Niên trưởng sẽ xỏ nhẫn vào ngón áp út tay phải tân Giáo hoàng. Khi Giáo hoàng qua đời, sẽ có nghi lễ tiêu hủy chiếc nhẫn với sự chứng kiến của các vị Hồng y. Điều này nhằm ngăn chặn việc đóng dấu những văn thư giả mạo trong thời gian chưa tìm được giáo hoàng kế vị.Các tín đồ Công giáo bày tỏ lòng thành kính với Đức Giáo hoàng bằng cách quỳ xuống hôn chiếc Nhẫn Ngư Phủ.

    Màu sắc trong Phụng vụ Tím: màu của sự ăn năn, thống hối và của sự mong đợi, được dùng trong Mùa Chay và Mùa Vọng. Người ta cũng dùng màu tím trong thánh lễ và các nghi thức phụng vụ cầu cho những kẻ đã qua đời (trước Công Đồng Vaticanô II, dùng màu đen). Đỏ: là màu máu và lửa, được dùng trong ngày Chúa nhật Thương khó (lễ Lá), thứ Sáu Tuần Thánh, Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, trong các cử hành cuộc thương khó của Chúa, trong lễ kính các thánh Tông đồ, các thánh sử Tin Mừng và trong các lễ kính các thánh tử đạo. Trắng: (có thể được thay thế bằng màu vàng) gợi lên sự trong sạch, tinh tuyền, nhất là vinh quang của Thiên Chúa, được dành cho các nghi thức phụng vụ và các thánh lễ Mùa Phục Sinh và Mùa Giáng Sinh ; cũng dùng trong các lễ kính, lễ nhớ về Chúa không phải là lễ kính nhớ cuộc thương khó của Người ; các lễ kính Đức Mẹ, các thiên thần, các thánh không phải là thánh tử đạo. Màu trắng còn diễn đạt sự phục sinh của Chúa Kitô cũng như sự phục sinh của chúng ta sau này. Nơi bàn tiệc thiên quốc những người được tuyển chọn đều mặc y phục trắng toát (xem sách Khải Huyền 7, 9). Xanh lá cây: được dùng trong các thánh lễ trong Mùa Thường Niên hoặc Quanh Năm. Màu xanh lá cây là màu của niềm hy vọng và của sự sống. Khi thấy vị linh mục tiến lên bàn thờ trong phẩm phục màu xanh, điều đó cho chúng ta nghĩ rằng chúng ta là những người có niềm hy vọng lớn lao, là đoàn lữ hành đang được Chúa Kitô dẫn đến những cánh đồng cỏ xanh tươi của miền đất hứa... Hồng: được sử dụng hai lần trong năm (Chúa nhật III Mùa Vọng và Chúa nhật IV Mùa Chay) để mời gọi tín hữu hưởng niềm vui thầm kín và an lành trong niềm trông đợi Đấng Cứu Tinh hoặc trong sự chuẩn bị đón mừng Chúa Kitô phục sinh. Tại Việt Nam, màu hồng thường được dùng trong thánh lễ hôn phối, trong bầu khí vui tươi, để diễn đạt tình yêu nam nữ, là hình ảnh của tình yêu Chúa Kitô với Giáo Hội của

    Nghi thức rảy thực hiện bằng nước thiêng, dầu hay huyết sinh tế tùy từng trường hợp: nước được rảy trên người cùi hay thấy Lê-vi nào đã đụng chạm đến tử thi (Lv 14,7; Ds19,6); dầu rảy trên bàn thờ và trên phẩm phục dành cho tư tế (Lv 8, 11.30). Huyết rảy trên trướng trong đền thờ và bàn thờ (Xh 29,11; Ds 19,4). Tùy nghi lễ, tư tế rảy bằng tay hay dùng cánh hương thảo (Ds 19,4; Tv 51,9).

    Sưu tầm.
    Nguồn: https://gxphuhoa.org/printnews.php?id...42&idnewscat=5

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:

    Trước mặt Chúa, tôi có sao tôi cứ vậy (Thánh Francois d'Assise)

  2. 7 thành viên đã cảm ơn Duy Nguyen vì bài viết này:

    An Vi (26-08-2014),Honesty (26-08-2014),JB. Sĩ Trọng (26-08-2014),M.Goretti Ngan (26-08-2014),Mai Cồ (26-08-2014),Thánh Thư (26-08-2014),yoyopa (26-08-2014)

+ Trả Lời Ðề Tài

Chủ đề tương tự

  1. Thư Tình Yêu Của Chúa Kito
    By giusetuong in forum Bài Chờ Xử lý
    Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 04-07-2014, 02:08 PM
  2. [sách)Maria Hiền Mẫu Chúa Kito
    By Mart.TanNguyen in forum Sưu tầm/Sáng tác CG
    Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 10-03-2012, 09:58 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình