+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Con người hay muôn vật được tạo dựng trước?

  1. #1
    Mai Cồ's Avatar
    Trạng thái :   Mai Cồ đã thoát
    Tham gia : Jul 2010
    Bài gửi : 681
    Tên Thánh:
    Micae
    Tên thật:
    Đặng Ngọc Bình An
    Đến từ: Ho Chi Minh City, Vietnam, Vietnam
    Sở thích: Nghe nhạc thánh ca
    Nghề nghiệp: Kỹ sư điện tử
    Cảm ơn
    4,308
    Được cảm ơn 6,069 lần
    trong 826 bài viết

    Con người hay muôn vật được tạo dựng trước?

    Đầu tiên, xin mời bạn tìm đọc Sáng Thế Ký chương 01 và chương 02 hoặc xem 2 câu chuyện trích sách Sáng thế ký bên dưới:





    Đọc đến đây ta sẽ thấy có sự khác biệt giữa hai chương. Tại sao có sự khác biệt đó?

    1- Về hình thức :
    - Chương 1 : được viết theo một khuôn mẫu có tính cách trang trọng và uy nghiêm.
    - Chương 2 : có lối văn bình dân hơn với những hình ảnh cụ thể, gần gũi, sống động.
    2- Về nội dung :
    - Chương 1 : Thiên Chúa dựng nên con người sau cùng, con người là chóp đỉnh của công trình tạo dựng.
    - Chương 2 : Thiên Chúa dựng nên con người trước, vạn vật sau. Xoay quanh con người là một khung cảnh sống (cây cỏ, muông thú…). Con người được coi như trung tâm thế giới, là cứu cánh, muôn vật được dựng nên để phục vụ con người.
    Có sự khác biệt như vậy là vì hai bản văn này có thời điểm được viết ra cách nhau khá xa (St 1: ‘Truyền thống Tư tế’, thành hình vào khoảng 500 năm tcn. St 2 : ‘Truyền thống Giavít’ (*), hình thành vào khoảng 1.000 năm tcn.).
    Khác nhau nhưng không ngược lại nhau mà còn bổ túc cho nhau, cả hai đều đề cao công trình của Thiên Chúa và địa vị đặc biệt của con người giữa muôn loài.
    3- Chủ đích :
    - St 1: Cắt nghĩa sự hiện hữu của các sự vật, trả lời cho câu hỏi : “Bởi đâu mà có các sự vật ?” (Nguồn gốc).
    - St 2 : Cắt nghĩa hiện trạng của các sự vật, trả lời cho câu hỏi: “Vì sao lại có sự vật như thế ?” (Tình trạng, phẩm giá).
    Tình trạng ban đầu của vạn vật là tốt lành, không có đau khổ và sự dữ (chống nhị nguyên). Chính tội lỗi của con người đã làm hỏng sự tốt lành nguyên thuỷ và làm con người mất hạnh phúc. Tuy nhiên tình trạng đau khổ của con người không đến nỗi tuyệt vọng như người ta đáng phải chịu, bởi vì Thiên Chúa nhân từ sẽ tìm cách cứu vớt.

    Đến đây chắc các bạn đã tìm được câu trả lời cho mình rồi chứ?

    Qua câu hỏi trên, chúng ta nhắc nhở nhau đọc Kinh Thánh hằng ngày để hiểu rõ hơn về lịch sử cứu độ và học hỏi giáo lý qua các câu chuyện trong Kinh Thánh.

    Các bạn có thể tham khảo thêm tại:

    https://www.chungnhanduckito.net/kinh...y/Chuong01.htm
    https://www.chungnhanduckito.net/kinh...y/Chuong02.htm



    https://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/...Do/Chuong1.htm

    *Truyền thống Giavít: biên soạn ở vương quốc miền Nam, thế kỷ IX trước Tây lịch, trong đó Giavê là tên gọi của Thiên Chúa. Truyền thống này luôn coi Thiên Chúa là người đối thoại chân tình với tổ phụ Abraham và với loài người. Soạn giả Giavít dùng thuật hành văn nhân hình để miêu tả Thiên Chúa. Nghĩa là ông cho thấy Thiên Chúa có kiểu cách nói năng và hành xử y như một người. Ngài nói chuyện đối thoại, hoạch định chương trình, ngồi ăn uống với tổ phụ Abraham. Ngài chấp nhận sự tiếp đón của ông chân tình như một người bạn. Ngài sẵn sàng làm mọi sự cho Abraham, ban cho ông một người con ông hằng mong ước, một vùng đất làm gia nghiệp và một dân tộc. Ngài sẵn sàng làm cho ông trở thành danh tiếng, thành tổ phụ của một dòng dõi đông đúc. Sẽ đặt tên cho ông một tên mới, vừa diễn tả sự kiện ấy vừa nói lên sự liên hệ của ông với Ngài. Do đó khi đọc lại các văn bản Kinh Thánh, chúng ta cũng phải khám phá ra tình bạn hữu ấy của Thiên Chúa và mối dây liên hệ thân tình của Ngài đối với chúng ta.

    Nguồn: sưu tầm

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:


  2. 2 thành viên đã cảm ơn Mai Cồ vì bài viết này:

    An Vi (17-11-2015),JB. Sĩ Trọng (04-11-2015)

+ Trả Lời Ðề Tài

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình