Trạng thái :  
Tham gia : Jul 2010
Bài gửi : 1,036
Tên thật: Giuse Phạm Đăng Vinh
Đến từ: Gx Hàng Xanh
Sở thích: Cafe-8-Online
Nghề nghiệp: Bảo trì
Cảm ơn 5,257
Được cảm ơn 7,494 lần
trong 952 bài viết
Thảo luận về việc làm - làm việc
Hôm nay allihavetogive đọc thấy vài đề tài trên anphabe.com có lẽ cũng khá hữu ích cho các bạn trẻ trong môi trường công việc, nhất là các bạn sinh viên mới ra trường, nên post lên diễn đàn cho mọi người tham khảo hen. Chúc mọi người có được công việc tốt, ngày càng thành công, thăng tiến và hoàn thiện bản thân. 

1. Có nên bỏ việc khi luôn chịu áp lực nặng nề từ sếp?
Người tìm việc hỏi
Chào Tìm Việc Nhanh , em tên Thi hiện đang là thư ký của một công ty làm về xuất nhập khẩu. Công việc của em rất tốt, lương cũng rất cao và có nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lại. Ngoại ngữ của em tốt nên được làm thư ký của giám đốc phòng kinh doanh và được sếp dẫn ra ngoài nhiều. Nhưng có một việc làm em khó chịu đó là sếp của em rất nóng tính, những lúc em làm sai dù là rất nhỏ, sếp khiển trách rất nặng nề và hay đứng trước chỗ đông người. Mỗi lần sếp la, em rất xấu hổ với mấy đồng nghiệp. Mỗi lần như vậy em đều muốn đổi việc để không tiếp tục tình trạng đó nữa. Xin hỏi em có thật sự nên bỏ việc không? Mong Timviecnhanh.com trả lời em sớm. Em cảm ơn ạ.
Anh Thi – TPHCM
Tìm Việc Nhanh trả lời
Đầu tiên, Timviecnhanh.com cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho trang.
Dựa trên những gì mà bạn đã kể ra thì sếp bạn thật sự là một người nóng tính và hay khiển trách bạn trước chỗ đông người. Nhưng đấy chưa hẳn là một người sếp tồi, vì ông ấy chỉ khiển trách khi bạn làm sai chứ không phải vô cớ. Thay vì bỏ việc, Timviecnhanh.com gợi ý cho bạn một số cách dưới đây. Hy vọng bạn có thể khắc phục được tính trạng này.
1. Tìm hiểu về những áp lực của sếp
Như bạn đã nói, sếp bạn là trưởng phòng kinh doanh nên hẳn sẽ bị áp lực doanh số từ lãnh đạo công ty. Không những thế, khách hàng cũng có thể là nguyên nhân khiến sếp bạn bị áp lực. Nếu hiểu được tình cảnh của sếp, có lẽ bạn sẽ không còn quá tức giận khi bị sếp la mắng.
Hãy giúp sếp giải tỏa bằng những tách cà phê sau khi đi tiếp khách, bằng những nụ cười khi hai người gặp nhau hay đơn giản là chậu hoa đá trên bàn làm việc. Tạo cho văn phòng một không khí tốt cũng đồng thời giúp bạn giảm áp lực trong một khoảng thời gian dài.
2. Hoàn thiện bản thân và trách lặp lại sai lầm
Bạn đang có một công việc rất tốt, lương cao lại có cơ hội thăng tiến. Vì sao chỉ vì sếp nóng tính mà bạn lại muốn bỏ việc. Hãy hoàn thiện bản thân sau mỗi lần sếp khiển trách. Rút kinh nghiệm để tránh lặp lại những sai lầm tương tự.
Một khi bạn đã hoàn thiện được bản thân, xử lý công việc một cách nhanh chóng và không còn sai sót. Bạn không còn phải sợ bị sếp la mắng và còn chứng tỏ được năng lực của bản thân. Đừng sợ những lời khiển trách, hãy xem đó là động lực để phát triển chính mình.
3. Suy nghĩ tích cực
Bị sếp la mắng là lý do hàng đầu khiến các bạn sinh viên mới ra trường bỏ việc. Chính vì họ luôn cảm thấy, trong những lời khiển trách ấy còn kèm theo sự chán ghét mang tính cá nhân. Cảm thấy rằng sếp vì không thích nên mới khiển trách họ.
Nhưng thật sự không phả như vậy. Một người sếp im lặng trước sai lầm của nhân viên mới là một sếp tồi. Vì họ không giúp bạn nhận ra những sai lầm của mình, bạn chẳng rút được kinh nghiệm gì khi bạn làm sai, thậm chí bạn còn chẳng biết bạn sai chỗ nào.
Chính vì vậy, bạn nên vui mừng vì sếp chịu chỉ dạy bạn, có như thế bạn mới thật sự phát triển được bản thân và tránh phạm sai lầm. Một khi bạn sợ bị mắng, đồng nghĩa với việc bạn sẽ nghiêm túc và cẩn thận khi làm việc hơn và xác suất bạn mắc sai lầm sẽ được giảm thiểu.
4. Nói chuyện nghiêm túc với sếp
Nếu bạn thật sự cảm thấy, việc khiển trách trước đám đông mới thật sự là vấn đề thì hãy có một buổi trò chuyện nghiêm túc với sếp của bạn. Hãy mạnh dạn nói với ông ấy hoặc bà ấy về cảm nhận của bản thân. Nói với họ bạn chấp nhận bị trách phạt nhưng hãy làm việc đó ở phòng riêng. Đừng sợ khi bộc lộ quan điểm của mình, nếu là một vị sếp tốt họ sẽ chú ý và tiếp thu ý kiến của bạn. Còn nếu như bạn không dám đối mặt và nói trực tiếp, một bức “tâm thư” bằng email cũng không phải là một ý tồi.
Bạn Thi thân mến, hiện tại bây giờ, một công việc tốt không phải là dễ tìm. Một công việc tốt có vị sếp tốt còn khó tìm hơn. Biết đâu ở công ty khác bạn sẽ gặp một vị sếp tương tự thậm chí là tệ hơn. Hãy cố gắng làm việc của mình, chỉ cần bạn nổ lực bạn sẽ gặt hái được thành công. Chúc bạn luôn vui vẻ trong công việc và cuộc sống.
Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:
Thay đổi nội dung bởi: allihavetogive, 04-08-2017 lúc 09:57 AM
¤*¨°·.¸¸.°¨*¤
Hãy yêu như
*(`'·.¸(`'·.¸*¤*¸.·'´)¸.·'´)*
»~:¤.·º`·.Jesus.·´º·.¤:~«
*(¸.·'´(¸.·'´*¤*`'·.¸)`'·.¸)*
tranhieupaul
10:06, 8th Aug 2017 #3805bên anh thích nhỉ, bên em chỉ có mỗi 2 bàn bóng bàn, toàn mấy người chơi giỏi chơi với nhau. em thích chơi bóng chuyền mà cty chẳng ai chơi :D gần chục năm ko chơi thể thao gì luôn.
Honesty
21:20, 13th Aug 2017 #3809Hay quá. Cám ơn anh All nhe.