+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Con người và giá trị tôn giáo

  1. #1
    Trạng thái :   JB. Sĩ Trọng đã thoát
    Tham gia : Aug 2011
    Bài gửi : 464
    Tên Thánh:
    Gioan Baotixita
    Tên thật:
    JB. Hoàng Trọng Sĩ
    Đến từ: Giáo Xứ Chánh Tòa - Xuân Lộc (Đồng Nai)
    Sở thích: đọc sách, du lịch
    Nghề nghiệp: Giáo viên
    Cảm ơn
    3,637
    Được cảm ơn 2,936 lần
    trong 480 bài viết

    Con người và giá trị tôn giáo

    Con người là gì ? - Một câu hỏi quen thuộc không phải ai cũng trả lời được. Mọi người ai cũng biết mình là Con người, nhưng khi câu hỏi ấy đặt ra thì lại lúng túng.
    Khi dạy Giáo lý Hôn nhân tôi thường hỏi : Con người là gì ? Để ôn tập Giáo lý cho các Học viên, câu trả lời gồm 5 ý chính :
    Con người :
    1.Được Thiên Chúa dựng nên
    2.Giống hình ảnh của Thiên Chúa
    3.Có hồn và xác
    4.Có nam và nữ, có Hôn nhân
    5.Có lý trí và ý chí tự do.
    Không cần phải giải thích gì thêm, chỉ nhắc lại 5 điểm trên về Con người, và nhấn mạnh cho Học viên biết : Có nhận thức được Con người là gì thì khi đó mới thấy được giá trị của Hôn nhân.
    Tiếp theo là các câu hỏi : Hôn nhân có từ thuở nào ? Tại sao Hôn nhân được Chúa Giêsu nâng lên hàng Bí tích ? Bí tích là gì ? Có mấy phép Bí tích ? Bí tích Hôn phối nằm ở phép Bí tích thứ mấy ?
    Tôi nghĩ đây là cách ôn tập về Giáo lý, khơi gợi để Học viên lục lọi lại kiến thức Giaó lý. Căn bản của Giáo lý Hôn nhân vẫn là Giáo lý Công giáo.
    Có nhiều đôi bạn trẻ khi học Giáo lý Hôn nhân nhưng Giáo lý Công giáo thì lại chưa vững. Chỉ một vài câu hỏi đơn thuần họ cũng không trả lời được, chưa nói gì đến Kinh Thánh. Đề cập đến Kinh Thánh thì họ lại càng ngờ nghệch hơn.
    Thật đáng buồn, tuổi trẻ ngày hôm nay đa số chạy theo những điều chóng qua, thiên về hưởng thụ vật chất mà đánh mất đi đời sống nội tâm, làm cho tâm hồn trở nên nguội lạnh và khô khan.

    Trở lại vấn đề : Con người là gì ?- Đừng nói Con người là từ con khỉ mà ra nhé ! Mặc dù lý thuyết này hiện nay các trường học VN vẫn dạy cho học sinh : Nguồn gốc Con người từ loài khỉ, loài vượn cổ cao cấp tiến hóa. Nếu ta thừa nhận Con người từ loài khỉ mà ra là ta tự hạ thấp giá trị của mình rồi đấy. Tôi đố các bạn thử tự nuôi một con khỉ rồi dạy cho nó thành con người được không ? Con khỉ có thể khôn hơn, ranh hơn, nhưng nó không thể trở thành con người được, vì con người không những có sự sống mà có cả giá trị tâm linh, cả phần linh hồn nữa.
    Người Tàu có món ăn : Nhốt con khỉ trong một cái thùng, lấy con dao vạc ngang đầu rồi múc nảo của nó mà ăn. Thật độc ác ! Một món ăn như thế, chỉ mới nghe thôi là đã thấy rợn người.Nếu khỉ là người thì chính con người đã ăn thịt đồng loại của mình, thật là kinh khủng !
    Nếu chấp nhận Con người từ con khỉ thì con khỉ do đâu mà có, con khỉ được ai tạo nên ? Chẳng lẽ tự nhiên mà có được sao ? Điều này cũng như sự lập luận ngây thơ : Con gà đẻ ra cái trứng, cái trứng nở ra con gà, con gà đẻ ra cái trứng, cái trứng nở ra con gà...Cứ lập luận mãi như thế rồi không chấp nhận có Thượng Đế là Đấng đã phú bẩm cho các loài thụ tạo khả năng sinh trưởng và phát triển ? Chẳng lẽ không thấy được sự kỳ diệu ấy sao ? Một bông hoa, một chiếc lá...chẳng lẽ cũng tự nhiên mà có sao ?
    Nếu ai hỏi tôi : Anh sinh năm nào ? Tuổi gì ? - Tôi chỉ xin trả lời : Tôi sinh năm 1956, tuổi Con người. Tôi cảm thấy hãnh diện lắm vì tôi được làm Con người.
    Con người có một vị trí cao trọng hơn muôn loài muôn vật khác, vì Con người giống hình ảnh của Thượng Đế. Khi Nguyên tổ loài người phạm tội, đánh mất đi tình trạng diễm phúc sơ khai, Con người phải đau khổ và phải chết.Thượng Đế vẫn không nguôi nỗi lòng, Ngài vẫn yêu thương Con người, không từ bỏ Con người. Vì yêu thương Con người nên Thượng Đế đã ban Con Một của Ngài xuống thế làm Người để cứu chuộc Con người. Từ Ngôi Cao vĩnh cửu Thiên Chúa đã làm Người.
    Do vậy, thuở ban đầu Thiên Chúa tạo dựng Con người là một hành vi Nhân linh, điều này xuất phát từ bản chất yêu thương tuyệt diệu của Thiên Chúa. Và từ khi Thiên Chúa tạo dựng nên Con người, làm nên nhân loại thì nhân loại trở nên một thành phần không thể thiếu được trong Thiên Chúa - Đây là ý định yêu thương từ ngàn đời mà Thiên Chúa muốn.

    Xin nhắc lại : Nếu nhìn nhận Con người từ con khỉ mà ra, ta thật dại dột và xấu hổ, vì ta tự hạ thấp giá trị con người mình. Còn nhìn nhận Con người được Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh Ngài, quả thật ta đã nâng cao giá trị con người mình lên, và ta cảm nhận được đây là một đặc ân của Đấng Tạo Hóa ban cho. Do đó, được làm Người là một vinh dự vì được làm con của Thiên Chúa.
    Trong tương quan Tình yêu : Thiên Chúa là Cha, Nhân loại là con của Cha yêu thương, nên mọi người thật sự là anh em của nhau. Chúa Giêsu đã nêu bật tương quan này khi Ngài nói trước đám đông dân chúng và những kẻ ngồi chung quanh Ngài :
    "Ai là Mẹ ta, ai là Anh em ta ? Mẹ ta và Anh em ta là những người nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành."- Đức Mẹ và các thân quyến đi tìm Chúa Giêsu và gặp được Chúa Giêsu, họ có bị cụt hứng không khi nghe Chúa Giêsu nói những lời như vậy ? (x Lc 8,19-21, Mc 3,31-35 v Mt 12,46-50 )
    Chúa Giêsu không có họ. Ai cũng biết Ngài là Giêsu, Ngài thuộc dòng tộc Đavít ( vì Thánh Giuse thuộc dòng tộc Đavít ), nhưng có ai gọi Ngài là Đavít Giêsu đâu. Có thể gọi được Ngài là Emanuel Giêsu, hoặc Yavê Giêsu, nhưng có ai gọi Ngài như thế đâu. Dĩ nhiên không ai gọi Ngài là Nguyễn văn Giêsu, hay Hoàng Trọng Giêsu... Đúng là Chúa Giêsu không có họ, nên Chúa Giêsu là Người của mọi người. Ngài thuộcdòng họ Người vì chính Thiên Chúa đã làm Người để chia sẻ trọn vẹn thân phận và cuộc sống Con người.
    Giữa Con người, Con người với nhau, xin đừng phân biệt nữa, xin đừng kỳ thị nữa. Da đen, da đỏ, da trắng, da vàng...ẩn bên trong ai cũng một dòng máu đỏ. Xin hãy mở rộng lòng ra đón nhận, nhìn nhận chúng ta có một Cha chung để yêu thương nhau và đùm bọc lẫn nhau.



    Phật giáo và một số tôn giáo khác, là những bông hoa trong Vườn hoa Tôn giáo. Mỗi tôn giáo ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử khác nhau, mang một sắc màu khác nhau.
    Đức Phật là Con người. Người ta thấy những mảnh lực thiêng liêng khác, cũng có những tác dụng gây hiệu ứng tôn giáo, do vậy người ta thờ luôn cả những mảnh lực thần thiêng ấy. Chính vì thế chùa chiềng thường kéo theo am miễu, đặt chỗ này chỗ kia, hoặc dân gian thờ phụng lung tung, các sư sải Phật giáo có khi cũng đến thắp nhang, cúng lạy. Ông Táo cũng thờ, ông Địa cũng thờ, cá voi cũng thờ, bà Chúa Sứ đâu đó cũng thờ... Chưa kể những nghi thức mang tính cổ truyền và đầy mê tín dị đoan, gieo vào lòng người nỗi âm u và sự sợ hãi, nhất là những tục lệ ảnh hưởng văn hóa Tàu.
    Nhiều lúc tôi nghĩ : Biết đâu Đức Phật cũng có vai trò trong lịch sử Cứu độ ? Thời điểm Chúa Giêsu chưa sinh ra, Đức Phật sanh ra và Ngài thấy cuộc đời này quá bất công, quá đau khổ. Khi chứng kiến những bất công, những đau khổ, Phật Thích Ca đã quyết định rời bỏ cung điện. Vị Thái tử này không chịu cực hình như Chúa Giêsu, nhưng đã hoàn toàngiác ngộ. Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, xuất hiện một con người, một nhân vật như thế xem ra cũng hoán cải được lòng dân. Do đó sự ra đời của Đức Phật là cần thiết, chắc cũng không nằm ngoài ý định của Thiên Chúa. Ta biết, ngay cả quan quyền thế gian, cũng không nằm ngoài ý định của Thiên Chúa, huống hồ gì Đức Phật. Chính Chúa Giêsu đã nói với Philatô khi ông ta xét xử Ngài : "Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho Ngài ."( Jn 19,11 )

    Phong tục và truyền thống gia đình quá nặng nề nhiều lúc khiến cho người ta khó thay đổi. Con người luôn gắn liền với những giá trị tôn giáo thì đời sống Con người mới có ý nghĩa. Nếu thế gian không có nhà chùa, không có nhà thờ thì nhà tù mọc lên không đủ chỗ để chứa hết tội phạm. Chỉ có tôn giáo mới làm cho Con người trở nên lương thiện.
    Những suy tư trên đây của tôi hơi ngộ nghĩnh. Bài viết này có phần lý tính, khô khan. Song, không phải là vô ích. Tôi muốn giải tỏa một chút những thắc mắc, những định kiến hiện nay đang tồn tại trong một số người. Hy vọng rằng những ai vào thăm trang viết cá nhân này cũng sẽ đón nhận, xin quãng đại bỏ qua những thiếu sót, những vụng về và mong những ý kiến đóng góp chân thành.

    Cầu nguyện : Lạy Chúa, xin cho chúng con nhận biết mọi người là anh em với nhau, đừng hạ thấp giá trị mình và đừng xúc phạm nhau, để chúng con biết yêu thương nhau, biết quan tâm giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn với nhau, biết tôn trọng nhau tối đa chứ không phải là tối thiểu vì trong mỗi một Con người chúng con đều có hình ảnh của Chúa, đều có sự hiện diện tràn đầy yêu thương của Chúa.
    Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng con.

    JB.SĨ TRỌNG.






    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:


  2. 2 thành viên đã cảm ơn JB. Sĩ Trọng vì bài viết này:

    allihavetogive (10-08-2017),Honesty (13-08-2017)

+ Trả Lời Ðề Tài

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình