+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 3 của 3

Chủ đề: Chúa Giêsu giải mã sự sống và sự chết

  1. #1
    Trạng thái :   JB. Sĩ Trọng đã thoát
    Tham gia : Aug 2011
    Bài gửi : 464
    Tên Thánh:
    Gioan Baotixita
    Tên thật:
    JB. Hoàng Trọng Sĩ
    Đến từ: Giáo Xứ Chánh Tòa - Xuân Lộc (Đồng Nai)
    Sở thích: đọc sách, du lịch
    Nghề nghiệp: Giáo viên
    Cảm ơn
    3,637
    Được cảm ơn 2,936 lần
    trong 480 bài viết

    Chúa Giêsu giải mã sự sống và sự chết

    Các nhà khoa học ngày nay dựa trên những thành tựu nghiên cứu, họ có thể giải mã sự sống, nhưng không dễ gì giải mã được sự chết. Đứng trước sự chết thân phận con người hoàn toàn bí ẩn, có kéo dài tuổi thọ cũng không thể thỏa mãn khát vọng trường sinh. Con người ngoài sự sống tự nhiên còn có sự sống siêu nhiên, thân xác dẫu có hư nát nhưng linh hồn thì bất tử.
    Chúa Giêsu từ sự chết sống lại, phải chăng Ngài đã giải mã được sự chết ? Những gì Ngài biết được, phải chăng Ngài là Đấng đã có từ thuở đời đời ? Ngài là con người thật, nhưng sao Ngài có quyền năng để từ cõi chết sống lại ?
    "Chúa chính là nguồn ơn Cứu độ"( TV 3,9 ). Một Ngôi vị Thiên Chúa nhưng đã hóa thân làm người, chịu đau khổ và chịu chết để cứu chuộc nhân loại, quả là một phương thức tình yêu phát xuất từ chính bản thể :

    Từ hoang sơ của cõi địa cầu,
    Người dùng phép nhiệm mầu trang trải
    Tự uy quyền Người tải ơn sâu.


    Thông thường, một đời người, mọi sự chấm dứt ngay tại nghĩa trang : Chết, chôn hay táng xác vào mồ - Thế là xong ! Nhưng đối với Chúa Giêsu, công việc khởi sự từ nghĩa trang. Thánh Phao lô nói rằng : Nếu Đức Kitô chết đi mà không sống lại thì sự rao giảng của người tín hữu trở nên vô vọng và điên rồ. Tin Mừng Phục sinh của Chúa bắt đầu từ nghĩa trang, ngôi mộ trống là bằng chứng cụ thể nhất. Ngôi mộ trống để lại cho ta nhiều ký ức. Tảng đá lớn che lấp cửa mồ đã bị bật tung, điều này nói lên rằng Chúa đã chiến thắng quyền lực của sự dữ và tử thần.Thời điểm năm 1991 khi Liên bang Xô viết bị sụp đổ, tôi cũng nói rằng "Tảng đá lớn che lấp cửa mồ đã bị bật tung", có người trố mắt nhìn tôi. Việc Chúa thóat ra khỏi mồ để lại ngôi mộ trống là một bằng chứng cụ thể.Tuy nhiên ta phải nhìn nhận rằng : Chỉ với sức con người thì khó vượt qua được sự chết, Tin Mừng mô tả nỗi băn khoăn ấy qua các phụ nữ : "Các bà đến mộ nói với nhau : Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi mồ cho chúng ta ?"( Mc 16,3 ) - Chỉ có Thiên Chúa mới làm cho chúng ta chiến thắng được quyền lực của tử thần. Ta lại có lời trấn an loan báo của người sáng như chớp, áo trắng như tuyết ( Mt 28,3 v Lc 24,4 - Vẻ đẹp của họ như Chúa Giêsu lúc biến hình ) : "Các bà đừng sợ. Các bà đi tìm Chúa Giêsu Nazaret chịu đóng đinh; nhưng Người đã sống lại rồi, không còn ở đây nữa đâu"( Mt 28,5-6 v Mc 16,6 ). Loan báo Tin Mừng Phục sinh cũng có các Thiên Thần, loan báo Tin Mừng Giáng sinh cũng là các Thiên Thần, điều đó hoàn toàn ăn khớp và có ý nghĩa trong lịch trình Cứu độ, trong ý muốn nhiệm mầu của Thiên Chúa.





    Chúa sống lại, quả là một Tin Mừng lớn - Từ đây con người không rơi vào nỗi bi quan, tuyệt vọng. Xem như sự chết đã được giải mã, không còn là bí ẩn nữa. Thiên Chúa đích thực không phải là Thiên Chúa làm cho người ta sợ hãi, nhưng là Thiên Chúa đem cho người ta niềm vui và hy vọng. Ngày nay các Tín hữu tụ tập không phải xung quanh một ngôi mộ, nhưng là xung quanh Chúa Giêsu đã sống lại, và sống miên viễn với thời gian - Chúa ở với chúng ta mọi ngày cho đến Tận thế ( x Mt 28,20 ).
    Bằng chứng cụ thể thứ hai là bức khăn liệm. Bức khăn liệm mà khi Thánh Phêrô chạy thẳng vào trong mồ đã trông thấy cùng dây băng vải xếp bỏ qua một bên. Bức khăn liệm ấy hiện lưu trữ tại Bảo tàng viện Turino, các nhà khoa học đã phân tích mổ xẻ và biết được con người trong đó không ai khác chính là Đức Giêsu.
    Bằng chứng cụ thể thứ ba là các tường thuật, lời kể của nhiều người và các sách ghi chép. Một cách tổng quát, Thánh Phao lô trong thư I gởi tín hữu Corinto đã viết : "Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là : Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh. Người đã hiện ra với ông Kê pha, rồi với Nhóm Mười hai. Sau đó, Người đã hiện ra với hơn 500 anh em một lượt, trong số ấy phần đông hiện nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến, Người hiện ra với ông Giacôbê, rồi với tất cả các Tông Đồ. Sau hết, Người cũng đã hiện ra với tôi, là kẻ chẳng khác nào một đứa trẻ sinh non".( 1 Cr 15,3-8 ) ( Ở đoạn văn này 2 lần Thánh Phaolô nhắc lại cụm từ "đúng như lời Kinh Thánh". )





    Qua các sách Tin Mừng và sách Tông Đồ Công Vụ chúng ta cũng thấy rõ : Những lần Chúa Giêsu hiện ra cho nhiều người trông thấy, chứ không những chỉ riêng cho một người. Nói một cách dễ hiểu : Chúa sống lại thì Chúa phải hiện ra, khi đó người ta mới tin, và phải nhiều người thấy kể lại người ta mới tin; nếu chỉ một người thấy, một người kể, chưa chắc người khác đã tin. Sự nghi ngờ như chính Thomas Didimo lúc đầu, cũng vì thế mà khi hiện ra với các Thánh Tông đồ, Chúa đã đưa dấu đanh cho các ông coi; và để chứng thực hoàn toàn, Ngài còn ăn cả một miếng cá nướng có sẵn lúc ấy( Lc 24,43 ). Chúa còn bảo ông Thomas : "Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin"( Jn 20,27 ). Sự sống lại là bảo chứng cho cả một kiếp người, người còn sống cũng như kẻ đã chết - Nói lên sự tồn tại vĩnh viễn của kiếp người mà Thiên Chúa đã yêu thương và tác tạo. Khẳng định công trình tạo dựng của Thiên Chúa không bị hư mất, vật chất dính liền với con người được hưởng ơn Cứu độ thì vật chất không bị tha hóa, con người thoát khỏi thân phận trở về cát bụi, từ nay con người được tham dự vào quyền năng và sự sống vĩnh cửu của Thiên Chúa. Sự chết đã bị tiêu diệt thì hình như câu hát "người ơi hãy nhớ mình là bụi tro" không còn đúng nữa.

    Phụ nữ được ưu tiên, họ được gặp Chúa Phục sinh trước tiên, ơn Cứu độ dành riêng cho họ. Cần nhìn ngắm Maria Mađalêna để xem người phụ nữ ấy thế nào ?
    Với người Việt Nam, chắc ai cũng tưởng : Maria Mađalêna là người phụ nữ yếu đuối, phận liễu yếu đào tơ ? Thưa không, lúc các Môn đệ, có những vị được mệnh danh là thần sấm sét ( Bôanẹc ), đang ẩn trốn thì Maria Mađalêna vẫn can đảm dõi bước theo Thầy trong hành trình Thương Khó, tận mắt thấy cảnh Thầy bị đánh đòn vai mang thập giá, rồi bị đóng đinh, nay lại ra viếng mồ Thầy khi trời còn tối ( Jn 20,1 v Mt 28,1 ).Thấy tảng đá bật tung khỏi mồ, bà liền tức tốc quay về tìm Simon Phêrô và người Môn Đệ được Chúa yêu để báo tin ( Mt 28,8 ). Chúng ta cứ tưởng tượng xem, được báo tin, tâm trạng các ông thế nào ? Cả hai cùng chạy ra mộ, nhưng một ông mạnh chân hơn, chạy nhanh hơn nên tới mộ trước cúi mình xuống thấy những băng vải và khăn che đầu để đó, nhưng ông không vào bên trong. Tại sao ông lại không vào bên trong mộ ? Ông không vào vì ông tôn trọng Phêrô là Đầu của Nhóm. Ngay từ Giáo Hội sơ khai, sự tôn trọng và vâng phục quyền bính đã thể hiện. Ông thấy và ông tin Chúa sống lại từ cõi chết, đúng như lời Thánh Kinh ( x Jn 20,3-9 ). Các phụ nữ ưu tiên được thấy Thầy trước tiên - Đặc ân cho họ quả là đúng vì lòng yêu mến Thầy của các bà vượt lên trên tất cả.

    Chúa sống lại là niềm vui khôn tả. Chúa Giêsu sống lại là một thực tế của lịch sử chứ không phải là chuyện hư cấu, bịa đặt. Hơn thế nữa, ta có thể mạnh dạn nói rằng : Chúa Giêsu sống lại là một thực tế của lịch sử ơn Cứu độ, chứ không phải là chuyện tự vẽ vời ra. Các phụ nữ, các Tông đồ, các Môn đệ... đã nhìn thấy và nhất là đã đụng chạm vào Chúa Giêsu Phục sinh. Chúa Phục sinh không phải là một bóng ma, điều này đã khẳng định vì chính khi Chúa hiện ra với các Thánh Tông đồ Ngài đã giải thích : "Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà ! Cứ sờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây."( Lc 24,39 ). Ngày nay, nếu ai kể chuyện ma mà có hình dạng thì người đó tự bịa đặt. Chương trình truyền hình"Knock knock Ghost" trên kênh Extreme của Mỹ, thực tế cũng chưa thấy rõ hình dạng của ma bao giờ khi người ta cố gắng đi tìm và dùng những thiết bị để khảo sát. Sau này, lời của Phêrô là bằng chứng hùng hồn, ông đã dõng dạc tuyên bố : "Chúng tôi là chứng nhân tất cả những gì Người đã làm trong nước Do Thái và tại Jêrusalem, Người là Đấng người ta đã treo trên thập giá. Nhưng ngày thứ ba, Thiên Chúa đã cho Người sống lại và hiện ra không phải với toàn dân, mà là với chúng tôi là nhân chứng".( Cv 10,37-41 )




    Phục sinh là một biến cố, nhưng đồng thời cũng là một mầu nhiệm. Trong mầu nhiệm Phục sinh, Gioan tự thuật và kết luận bằng một lời thú nhận Phúc âm : Ông đã thấy và tin ( Jn 20,8b ). Ông còn được mang danh hiệu là "người Môn đệ được Chúa yêu nhất". Bằng Tình yêu, ông có thể làm chứng cho Thầy chắc chắn về điều mình thấy, tai mình nghe và chiêm nghiệm : "Điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã chạm đến, và là Lời sự sống. Sự sống đã được tỏ bày, chúng tôi đã thấy và làm chứng, chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời."( 1 Jn 1,1-2 ). Không có ai biết được sự chết bằng một người từ cõi chết sống lại.

    Con mừng vì Chúa đã Phục sinh
    Trong mộ, đêm khuya Chúa chuyển mình
    Đến sáng tờ mờ sương đọng giọt
    Các bà vội vã chạy ra thăm.

    Ngôi mộ không nhìn thấy xác Thầy
    Cửa mồ tảng đá bật ra ngay
    Các bà về báo Phêrô biết,
    Gioan bước đi cùng dưới ánh mai.

    Ngôi mộ giờ đây thật lạ lùng,
    Chỉ còn khăn liệm vải, dây băng
    Thiên Thần cất tiếng loan tin mới :
    Chúa đã Phục sinh, sống vĩnh hằng.

    Con mừng vì Chúa đã Phục sinh,
    Thế giới ngày nay được ấm tình
    Nhân loại được nhờ ơn Cứu rỗi,
    Mọi điều như đã được phân minh.

    Con đón Chúa về giữa phố hoa,
    Nghiêng nghiêng vẻ đẹp ánh trăng ngà
    Người đi mang dáng hồn sâu thẳm,
    Gió mát Tin Mừng thổi khơi xa.

    Qua rồi 40 ngày chờ đợi, trong trầm buồn ý niệm mùa Chay, con cái Chúa thông phần đau khổ với Ngài. Giờ đây Chúa đã sống lại từ cõi chết. Chiêm ngắm Chúa trong mùa Phục sinh này, con càng cảm nhận thẳm sâu hơn tình yêu của Chúa dành cho nhân loại. Từ biến cố Chúa sống lại chúng con càng hiểu rõ hơn Lời Ngài phán : "Ta là sự sống và là sự sống lại. Ai tin ta sẽ không chết bao giờ"( Jn 11,25-26 ). Thánh Phaolô còn quả quyết : Chúa Thánh Thần đã làm cho Đức Giêsu sống lại, cũng sẽ làm cho chúng ta sống lại trong ngày sau hết. Xin cho nhân loại từ nay không còn băn khoăn về việc sống chết nữa, vì xem như Chúa Giêsu đã giải mã rồi. Hỡi những ai chưa biết Ngài, không còn chọn lựa nào khác nữa, hãy đến với Ngài đi.

    JB.SĨ TRỌNG.
    Mùa Phục Sinh 2019.
















    P/S : Viết vội nên một số chú thích Kinh Thánh còn bị thiếu.
    Hình ảnh St qua Internet.

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:

    Thay đổi nội dung bởi: JB. Sĩ Trọng, 08-11-2019 lúc 04:54 PM

  2. 2 thành viên đã cảm ơn JB. Sĩ Trọng vì bài viết này:

    Honesty (12-05-2019),Người Mua Diêm (24-04-2019)

  3. #2
    Tiếng Vọng
    Jade's Avatar
    Trạng thái :   Jade đã thoát
    Tham gia : Aug 2010
    Bài gửi : 251
    Tên Thánh:
    Dominic
    Tên thật:
    N-T-P
    Đến từ: Sài Gòn
    Sở thích: lang bang...
    Nghề nghiệp: lông bông...
    Cảm ơn
    478
    Được cảm ơn 1,531 lần
    trong 266 bài viết
    Khăn liệm Turin đang được lưu giữ ở Nhà Thờ Chánh Toà Turin, dưới sự bảo quản của Giáo Hội, không phải ở viện bảo tàng, thuộc quản lý của nhà nước Italy, Thầy ơi.


  4. Thành viên đã cảm ơn Jade vì bài viết này:

    JB. Sĩ Trọng (18-05-2019)

  5. #3
    Trạng thái :   JB. Sĩ Trọng đã thoát
    Tham gia : Aug 2011
    Bài gửi : 464
    Tên Thánh:
    Gioan Baotixita
    Tên thật:
    JB. Hoàng Trọng Sĩ
    Đến từ: Giáo Xứ Chánh Tòa - Xuân Lộc (Đồng Nai)
    Sở thích: đọc sách, du lịch
    Nghề nghiệp: Giáo viên
    Cảm ơn
    3,637
    Được cảm ơn 2,936 lần
    trong 480 bài viết
    Cảm ơn Jade rất nhiều ! Jade đã cung cấp thông tin hữu ích, mong mọi người đón nhận làm chứng từ bài viết xác thực hơn.

+ Trả Lời Ðề Tài

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình