+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 2 của 2

Chủ đề: Bài 3 : Hệ thống tổ chức

  1. #1
    halleluyah's Avatar
    Trạng thái :   halleluyah đã thoát
    Tham gia : Aug 2010
    Bài gửi : 145
    Tên thật:
    JMAG NQĐ
    Đến từ: HX- Đất lành chim đậu!
    Sở thích: nhiều quá, chả nhớ nổi....:)
    Nghề nghiệp: lại đi học gồi...:)
    Cảm ơn
    126
    Được cảm ơn 293 lần
    trong 82 bài viết

    Bài 3 : Hệ thống tổ chức

    A- TỔNG QUÁT HỆ THỐNG TỔ CHỨC :
    Phong Trào TNTT là một Đoàn thể bao gồm cả giáo sĩ (các linh mục Tuyên úy); Tu sĩ nam nữ (Trợ Úy); Giáo dân: phụ huynh nếu tham gia sinh hoạt, học hỏi về Phong Trào sẽ giữ vai trò Trợ Tá; các bạn trẻ, nhất là các Giáo lý viên, sau một thời gian huấn luyện sẽ là Huynh Trưởng; cuối cùng là tất cả các em trong lứa tuổi thanh thiếu nhi.
    Phong Trào TNTT khẳng định đặc tính của mình là một Phong Trào TUYỂN LỰA. Tuyển Lựa ở đây không có nghĩa là chỉ dành cho các em ngoan, đạo đức.. Nhưng là Phong Trào có huấn luyện cẩn thận từng bước : từ những em nòng cốt, có tinh thần rồi mở rộng cho toàn thể Thiếu Nhi. Tạo một môi sinh tốt, một sân chơi cho các em thi đua rèn luyện bản thân nên người tốt, thi đua làm việc tông đồ.

    Đoàn thể nào cũng vậy, muốn tiến và có giá trị đúng đắn với danh nghĩa của mình đều phải có hệ thống tổ chức. Do vậy, Phong Trào TNTT/VN ngoài hệ thống ở Trung Ương (cấp toàn quốc), còn có một hệ thống của Giáo Phận, Giáo Hạt và Giáo Xứ như sau :




    • Cấp Lãnh Đạo Trung Ương (Toàn Quốc)
    • Cấp Lãnh Đạo Liên Đoàn (Các Giáo phận)
    • Cấp Lãnh Đạo Hiệp Đoàn (Các Giáo Hạt)
    • Cấp Lãnh Đạo Xứ Đoàn (Các Giáo Xứ, Giáo điểm…)
    B- HỆ THỐNG TỔ CHỨC PT-TNTT VIỆT NAM


    SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
    PHONG TRÀO TNTT VIỆT NAM







    Năm 1973, Đại Hội Ban Lãnh Đạo toàn quốc đã thay đổi một số danh xưng như sau :

    + Phong Trào TNTT/VN đổi thành Tổng Liên Đoàn TNTT/VN
    + Phong Trào TNTT/GP đổi thành Liên Đoàn TNTT/ GP
    + Liên Đoàn (Giáo Hạt) đổi thành Hiệp Đoàn
    + Xứ Đoàn (Giáo Xứ) gọi tắt là Đoàn
    + Phân Đoàn cũng được gọi là NGÀNH
    + Ban Lãnh Đạo toàn quốc đổi thành Hội Đồng Lãnh Đạo Toàn Quốc.

    + Ban Lãnh Đạo Trung Ương đổi thành Hội Đồng Trung Ương
    + Ban Quản Trị Trung Ương đổi thành Ban Chấp Hành TƯ
    + Ban Nghiên Huấn đổi thành Ban Tuyên Úy Nghiên Huấn và Khối Nghiên Huấn.


    I- CẤP TỔNG LIÊN ĐOÀN :

    Liên Đoàn các Giáo Phận hợp thành TỔNG LIÊN ĐOÀN TNTT TOÀN QUỐC.
    Cha Tổng Tuyên Úy do Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chỉ định. Ngài sẽ đề cử một hay nhiều linh mục phụ tá để giúp ngài chu toàn trách nhiệm được giao.
    Cộng tác với ngài còn có các Huynh Trưởng trong Ban Chấp Hành Tổng Liên Đoàn. Những Huynh Trưởng phục vụ cho Phong Trào cần có đời sống đạo đức vững vàng, hiểu biết về Phong Trào thật sâu sắc và chính xác. Ngoài ra các Huynh Trưởng này cũng phải nắm bắt những kỹ năng chuyên môn của thời đại. Vì “không ai có thể cho cái mà mình không có”.
    Tổng Liên Đoàn là cấp lãnh đạo cao nhất có nhiệm vụ điều hành, hướng dẫn Phong Trào gồm có : Hội Đồng Lãnh Đạo Toàn Quốc, Hội Đồng Trung Ương và Ban Chấp Hành Trung Ương được quy định bởi các điều 20, 21 và 22 của Nội Quy :



    SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG LÃNH ĐẠO TOÀN QUỐC
    TỔNG LIÊN ĐOÀN THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM





    Điều 20 : Hội Đồng Lãnh Đạo toàn quốc




    Liên Đoàn TNTT các Giáo phận hợp thành TỔNG LIÊN ĐOÀN THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM được đặt dưới sự hướng dẫn của Hội Đồng Lãnh Đạo Toàn Quốc, gồm có :
    • Chủ Tịch : Cha Tổng Tuyên Úy Toàn Quốc.
    • Hội viên :
      • Các Cha Tuyên Úy Liên Đoàn và Phụ tá
      • Các thành viên thuộc Hội Đồng Trung Ương
      • Ban Chấp Hành các Liên Đoàn (trừ các Ủy viên)

    Điều 21 : Hội Đồng Trung Ương:




    Hội Đồng Trung Ương, cơ quan lãnh đạo tối cao của Tổng Liên Đoàn gồm có :
    • Chủ tịch : Cha Tổng Tuyên Úy Toàn Quốc.
    • Hội viên :
    • + Ban Tuyên Úy Nghiên Huấn.
    • + Tổng Thư Ký và Tổng thủ quỹ thuộc Ban Chấp Hành Trung Ương.

    Điều 22 : Ban Chấp Hành Trung Ương :

    Trực tiếp điều khiển Tổng Liên Đoàn Toàn Quốc có :
    + Cha Tổng Tuyên Úy Toàn Quốc do Hội Đồng Giám Mục Việt Nam bổ nhiệm, ngài có thể chọn thêm một hay nhiều phụ tá.
    + Ban Chấp Hành Trung Ương gồm :


    Chủ Tịch.
    1 Phó Chủ Tịch đặc trách Quản trị toàn quốc
    1 Phó Chủ Tịch đặc trách Nghiên Huấn toàn quốc
    1 Tổng thư ký
    1 Tổng thủ quỹ
    Các Ủy viên.
    Chủ Tịch và hai Phó Chủ tịch do Hội Đồng Lãnh Đạo Toàn Quốc bầu lên. (trừ cha Tổng Tuyên Úy toàn quốc).
    Thư ký và Thủ quỹ sẽ do Cha Tổng Tuyên Úy Toàn quốc, Chủ tịch và hai Phó chủ tịch đề cử với sự thoả thuận của Hội Đồng Lãnh Đạo toàn quốc.
    Các Ủy viên do hai Phó chủ tịch liên hệ đề cử và Hội Đồng Trung Ương chấp thuận.
    Nhiệm kỳ của Ban Chấp Hành Trung Ương là 3 năm và được tái cử. Tuy nhiên, hàng năm Hội Đồng Lãnh Đạo Toàn Quốc có thể đặt vấn đề tín nhiệm vời từng nhân viên trong Ban này.


    SƠ ĐỒ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG



    II- CẤP LIÊN ĐOÀN :

    Các Hiệp Đoàn trong các Giáo Hạt của Giáo Phận hợp thành LIÊN ĐOÀN GIÁO PHẬN.
    Cha Tuyên Úy Liên Đoàn, do Đức Giám Mục Giáo phận đề cử. Ngài sẽ chọn những linh mục phụ tá đặc trách việc Nghiên Huấn, đặc trách các Ngành, đặc trách những lãnh vực chuyên môn khác để soạn thảo Chương Trình Thăng Tiến. Ngoài ra, ngài cùng với các linh mục Tuyên Uý Hiệp Đoàn, các Huynh Trưởng trong Ban Huấn Luyện tổ chức những sa mạc huấn luyện Huynh Trưởng các Cấp, đặc biệt là những Huynh Trưởng Lãnh Đạo Xứ Đoàn trở lên.
    Cha Tuyên Úy Liên Đoàn sẽ triệu tập các Huynh Trưởng được các Cha Tuyên Úy Hiệp Đoàn giới thiệu để bầu ra Ban Chấp Hành Liên Đoàn. Ban này nên thường xuyên đi xuống các Xứ Đoàn để nắm vững tình hình sinh hoạt, những nhu cầu thiết thực của Đoàn nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các Xứ Đoàn. Đây cũng là bài học “LÀM LỚN” mà Chúa Giêsu đòi hỏi : “Ai muốn làm lớn thì hãy trở nên kẻ hầu hạ”. (Mt, 22,16).

    Điều 18 và 19 của Nội Quy trình bày rất rõ về thành phần của Ban Chấp Hành Liên Đoàn như sau:

    Điều 18:


    Các Hiệp Đoàn trong một Giáo phận hợp thành Liên Đoàn TNTT Giáo phận. Được sự hướng dẫn của Ban Lãnh Đạo Liên Đoàn. Thành phần Ban Lãnh Đạo Liên Đoàn gồm có :
      • Chủ Tịch : Cha Tuyên Úy Liên Đoàn
      • Hội viên : - Cha Tuyên Úy cấp Hiệp Đoàn
      • - Ban Chấp Hành và các Ủy viên liên hệ
      • Ban Quản Trị các Hiệp Đoàn.
    SƠ ĐỒ BAN LÃNH ĐẠO LIÊN ĐOÀN





    Điều 19 :
    Trực tiếp điều khiển Liên Đoàn Giáo Phận có :


    Cha Tuyên Úy Liên Đoàn do Đức Giám Mục Giáo phận đề cử. Ngài có thể đề cử thêm một hay nhiều phụ tá.
    Ban Chấp Hành Liên Đoàn gồm :
    1 Chủ Tịch
    1 Phó chủ tịch đặc trách Quản trị,
    1 Phó chủ tịch đặc trách Nghiên huấn,
    1 Thư ký
    1 Thủ quỹ
    Các Ủy viên.
    Chủ tịch và 2 Phó chủ tịch do Ban Lãnh Đạo Liên Đoàn bầu lên (trừ Cha Tuyên Úy Liên Đoàn). Thư ký và Thủ quỹ sẽ do Cha Tuyên úy, Chủ tịch và hai Phó chủ tịch đề cử với sự thoả thuận của Ban Lãnh Đạo Liên Đoàn. Các Ủy viên do hai Phó chủ tịch liên hệ đề cử và Ban lãnh Đạo Liên Đoàn chấp thuận. Nhiệm kỳ của Ban Chấp Hành này là 2 năm và được tái cử.
    SƠ ĐỒ BAN CHẤP HÀNH LIÊN ĐOÀN





    III- CẤP HIỆP ĐOÀN :

    Nhiều Xứ Đoàn trong một Giáo Hạt hợp thành HIỆP ĐOÀN. Hiệp Đoàn có Cha Tuyên Úy Hiệp Đoàn, các Cha Tuyên Úy đặc trách từng Ngành do các Cha Tuyên Úy trong Hạt đề cử. Các Cha Tuyên Úy liên hệ sẽ đề cử những Huynh Trưởng có khả năng và điều kiện thuận lợi để bầu một Ban Quản Trị Hiệp Đoàn. Cũng xin đề nghị trong một Giáo Hạt có thể có nhiều Hiệp Đoàn: gồm 3-5 Xứ Đoàn gần nhau hợp lại để tiện việc giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng giúp nhau thăng tiến. Có như thế sự hiểu biết, thông cảm, kết thân giữa các Huynh Trưởng ngày một phát triển, tạo được sự hiệp nhất và yêu thương trong Phong Trào.

    (Còn típ..)

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:

    *.* ...Còn chờ chi nữa chưa cùng song hành
    Dẹp mọi chuyện xung khắc rồi gánh vác nhau
    Vì đời đen tối nay đã không còn
    Vì Chúa đến nơi rồi...!!
    *.*





  2. #2
    halleluyah's Avatar
    Trạng thái :   halleluyah đã thoát
    Tham gia : Aug 2010
    Bài gửi : 145
    Tên thật:
    JMAG NQĐ
    Đến từ: HX- Đất lành chim đậu!
    Sở thích: nhiều quá, chả nhớ nổi....:)
    Nghề nghiệp: lại đi học gồi...:)
    Cảm ơn
    126
    Được cảm ơn 293 lần
    trong 82 bài viết
    SƠ ĐỒ BAN LÃNH ĐẠO HIỆP ĐOÀN





    Điều 17 của Nội Quy ấn định việc điều hành Cấp Hiệp Đoàn do Ban Quản Trị Hiệp Đoàn, đứng đầu là Cha Tuyên Úy như sau :


    Điều 17 :


    Nhiều Đoàn trong một Hạt hay một vùng hợp thành Hiệp Đoàn do cha Tuyên úy và Ban Quản Trị Hiệp Đoàn điều hành sinh hoạt thường xuyên. Ban Quản Trị này gồm :
    • Một Hiệp Đoàn Trưởng.
    • Một hoặc hai Hiệp Đoàn Phó
    • Một Thư ký
    • Một Thủ quỹ.
    Hiệp Đoàn Trưởng và Phó do Ban Quản Trị các Đoàn bầu lên. Thư ký và Thủ quỹ do Cha tuyên úy Hiệp Đoàn, Hiệp Đoàn Trưởng và hai Hiệp Đoàn Phó đề cử với sự thoả thuận của Ban Quản Trị các Đoàn. Nhiệm kỳ của Ban Quản Trị này là 2 năm và được tái cử.



    SƠ ĐỒ BAN QUẢN TRỊ HIỆP ĐOÀN


    IV- CẤP XỨ ĐOÀN :

    Để Phong Trào thâu đạt được những kết quả tốt đẹp, việc thành lập, xin gia nhập và hợp thức hóa các Xứ Đoàn sẽ được thi hành theo tinh thần điều 11 của Nội Quy.
    Đoàn được thành lập tại các Giáo Xứ, các Giáo họ, Giáo điểm… Đoàn gồm các em từ 6 tuổi trở lên, được Cha Xứ, Cha Quản nhiệm đoàn ngũ hóa để thuận tiện cho việc giảng dạy Thánh Kinh, giáo lý, hướng dẫn đời sống tinh thần và giáo dục nhân bản Kitô giáo. Ngài đương nhiên là Tuyên Úy, hoặc ngài ủy quyền cho linh mục phụ tá làm Tuyên Úy. Cha Tuyên Úy là người lãnh đạo cao nhất và điều hành chính thức của Đoàn.
    Nhưng thông thường, ngài sẽ tín nhiệm và trao phó quyền quản trị Đoàn cho các Huynh Trưởng đã được huấn luyện và được Phong Trào công nhận. Phong Trào được tổ chức theo hệ thống hàng đội như tinh thần của Nội Quy Phong Trào đề ra như sau:

    1- HUYNH TRƯỞNG CẤP ĐOÀN :

    Các Huynh Trưởng phải là những anh chị Giáo lý viên trong Giáo xứ, có nhiệt tình tông đồ, có tinh thần trẻ và yêu trẻ, thích sinh hoạt và tự nguyện hy sinh phục vụ cho giới trẻ, giúp các em trở nên người hoàn thiện. Họ sẽ được Cha Tuyên Úy giới thiệu và gửi đi tham dự các Khoá Huấn Luyện do Phong Trào tổ chức qua các Cấp : I- II và III để trở thành những Huynh Trưởng gương mẫu về đạo đức, về khả năng lãnh đạo, về tư cách người Trưởng và các chuyên môn khác.

    1.1- Huynh Trưởng cấp Xứ Đoàn :

    Các Huynh Trưởng trong Ban Quản Trị phải có chứng chỉ khả năng Cấp II trở lên.
    Xứ Đoàn Trưởng phải được Cha Tuyên Úy Xứ Đoàn chứng nhận có đủ đạo đức, tư cách và khả năng xứng hợp; đồng thời được sự bổ nhiệm của Cha Tuyên Úy Liên Đoàn.

    1.2- Huynh Trưởng cấp Phân Đoàn (Ngành):

    Các Phân Đoàn Trưởng của ngành Ấu và Thiếu phải đủ 18 tuổi; ngành Nghĩa phải đủ 21 tuổi, có chứng chỉ khả năng Huynh Trưởng Cấp II trở lên. Các Trưởng này phải phục vụ trong Phong Trào ít nhất 1 năm với tư cách Huynh Trưởng. Các HT này phải được Cha Tuyên Úy Xứ Đoàn chứng nhận có đủ khả năng xứng hợp, có đủ tư cách và đạo đức và có giấy bổ nhiệm của Cha Tuyên Úy Hiệp Đoàn.
    Các Phân Đoàn Trưởng các Ngành có nhiệm vụ :
    + Giúp đỡ và huấn luyện bổ túc cho các Huynh Trưởng các Chi Đoàn;
    + Phối hợp với Chi Đoàn Trưởng để soạn chương trình dài hạn cho Ngành;
    + Kiểm soát sự tiến bộ của các đoàn sinh và các hoạt động của các Chi Đoàn trong Ngành.
    + Chịu trách nhiệm về hành chánh với cấp trên.
    Các Phân Đoàn Phó có nhiệm vụ trợ giúp và thay thế Phân Đoàn Trưởng khi cần.


    1.3- Huynh Trưởng cấp Chi Đoàn :

    Trong các Chi Đoàn ngành Ấu và ngành Thiếu, các Chi Đoàn Trưởng phải đủ 16 tuổi; còn với ngành Nghĩa, các Chi Đoàn Trưởng phải đủ 18 tuổi và có chứng chỉ khả năng Huynh Trưởng Cấp I trở lên. Các Huynh Trưởng này đã tập sự ít là 6 tháng và được Cha Tuyên Úy Xứ Đoàn chứng nhận có đủ tư cách, đạo đức và bổ nhiệm. Chi Đoàn Trưởng được quyền điều khiển và huấn luyện đơn vị mình theo đúng Nội Quy, Nghi Thức, Thủ Bản, các mệnh lệnh cấp trên và các tài liệu chính thức của Phong Trào. Ngoài ra còn có Chi Đoàn Phó và các huynh trưởng tập sự có nhiệm vụ trợ giúp và thay thế khi Chi Đoàn Trưởng vắng mặt.

    2- NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN BAN QUẢN TRỊ

    Ban Quản Trị Đoàn chịu trách nhiệm với Cha Tuyên Úy về việc tổ chức và các sinh hoạt trong Đoàn như sau :
    + Thực thi các quyết định của cấp trên liên quan đến Phong Trào;
    + Điều hành về chuyên môn, quản trị, hành chánh và tài chánh của Đoàn;
    + Theo dõi và thực thi Chương Trình Thăng Tiến trong việc huấn luyện đoàn sinh;
    + Nghiên cứu các tài liệu học hỏi và huấn luyện, cũng như đề nghị lên cấp trên những vấn đề cần cập nhật hóa.
    + Liên lạc chặt chẽ với cấp trên theo thủ tục hành chánh hằng năm : làm bản phúc trình về tình trạng Đoàn; hợp thức hóa Ban Quản Trị qua mỗi nhiệm kỳ hoặc xin thăng cấp cho Huynh Trưởng….
    + Phối hợp các sinh hoạt và các chương trình huấn luyện cho các Ngành.
    + Đại diện Đoàn trong việc giao tiếp với các đoàn thể bạn, với phụ huynh và với Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ…
    + Phối hợp với các Đoàn trong Giáo Hạt để cùng chung huấn luyện các Huynh Trưởng tập sự (dự trưởng)
    + Gởi Huynh Trưởng tham dự các sa mạc huấn luyện do Hiệp Đoàn, Liên Đoàn hay Trung Ương tổ chức.

    2.1- Đoàn Trưởng :

    a) Vai trò của Đoàn Trưởng :
    + Đoàn Trưởng là thành viên quan trọng nhất trong Ban Quản Trị Đoàn. Là người chịu trách nhiệm và trực tiếp điều khiển Đoàn dưới sự hướng dẫn của Cha Tuyên Úy. Ngài sẽ dành cho Đoàn Trưởng nhiều quyền hành nếu Đoàn Trưởng tạo cho ngài niềm tin tưởng trong nghề Trưởng; biết cách cộng tác với ngài trong công việc…
    + Đoàn Trưởng cũng được Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ coi là thành viên thuộc Giới Trẻ. HĐMV Giáo Xứ nên yểm trợ cho việc hoạt động của Đoàn, nhất là những khi Đoàn tổ chức chiến dịch thi đua, tổ chức cho các em lãnh nhận các bí tích, tổ chức thăng cấp đoàn sinh, tổ chức các sa mạc huấn luyện…
    + Đoàn Trưởng cũng được các Phụ huynh tin tưởng, cậy nhờ trong việc huấn luyện con em họ nên người và nên thánh. Vì thế Đoàn Trưởng cũng như các Huynh Trưởng trong Đoàn cần có những liên hệ thiện cảm với Phụ huynh.
    + Nếu Đoàn không có các Thầy, các Soeur Trợ Úy thì Đoàn Trưởng đảm nhiệm thêm trách nhiệm hướng dẫn đời sống thiêng liêng, đến cách sống đạo của Đoàn sinh phụ với Cha Tuyên úy.
    + Để Đoàn Trưởng có thể chu toàn nhiệm vụ được giao, Đoàn Trưởng còn có các Huynh Trưởng trong Đoàn cộng tác. Vì thế Đoàn Trưởng phải là người có khả năng lãnh đạo, có tư cách xứng đáng và có nhiều uy tín. Như vậy Đoàn Trưởng phải từ 21 tuổi trở lên, đã tham dự Sa mạc Huấn luyện Cấp II trở lên, đã phục vụ với tư cách Huynh Trưởng trong Đoàn ít là một năm. Đoàn Trưởng nên từ nhiệm sau 2 nhiệm kỳ dù vẫn được các Huynh Trưởng trong Đoàn tín nhiệm.
    b) Nhiệm vụ của Đoàn Trưởng :

    + Đoàn Trưởng có nhiệm vụ duy trì và phát triển tinh thần đoàn kết, yêu thương trong Đoàn và giữa các Huynh Trưởng với nhau.
    + Đoàn Trưởng có nhiệm vụ triệu tập và chủ tọa các phiên họp định kỳ và bất thường của Ban Quản Trị để phổ biến, duyệt xét các sinh hoạt của Đoàn, hoán chuyển Huynh Trưởng và lên kế hoạch hoạt động cho Đoàn luôn thăng tiến.
    + Đoàn Trưởng cùng với các Đoàn Phó phối hợp lên chương trình hoạt động ngắn hạn hay dài hơi cho Đoàn. Huấn luyện Đội Trưởng và Dự Trưởng, cũng như huấn luyện bổ túc cho các Trưởng mới đi sa mạc huấn luyện trở về.
    + Đoàn Trưởng có trách nhiệm ký các văn thư gửi đi có liên hệ đến Đoàn.

    2.2- Đoàn Phó Nội Vụ :
    + Đoàn Phó Nội vụ là người cộng tác với Đoàn Trưởng để điều hành các sinh hoạt nội bộ của Đoàn. Vì thế Đoàn Phó cũng phải có chứng chỉ Huynh Trưởng Cấp II trở lên.
    + Đoàn Phó Nội vụ là người có quyền Đoàn Trưởng, điều hành Đoàn khi Đoàn Trưởng vắng mặt hay từ nhiệm cho tới khi bầu được Ban Quản Trị mới.
    + Đoàn Phó Nội vụ kiêm luôn vai trò Nghiên Huấn : lo phân phối, sắp xếp các chương trình huấn luyện Đội Trưởng, Dự Trưởng và đoàn sinh.
    + Là người sát cánh với Đoàn Trưởng, là người đồng hành với các Trưởng Ngành (Phân Đoàn) trong việc huấn luyện và sinh hoạt học hỏi hàng tuần….
    + Là người phối hợp với Thủ quỹ để có kế hoạch gây quỹ cho Đoàn, phổ biến và điều động cho các sinh hoạt này được kết quả tốt đẹp.


    2.3- Đoàn Phó Ngoại Vụ :

    + Đoàn Phó Ngoại vụ chịu trách nhiệm hoạt động đối ngoại, giao tế với các đoàn thể bạn, với các thành phần trong giáo xứ, với các phụ huynh… nên cũng phải có chứng chỉ khả năng Cấp II trở lên.
    + Đoàn Phó Ngoại vụ được thay quyền Đoàn Trưởng sau Đoàn Phó Nội vụ trong trường hợp cả hai vắng mặt.
    + Đoàn Phó ngoại vụ đại diện Ban Quản Trị Đoàn tham dự các cuộc lễ, các buổi họp do các Đoàn thể bạn mời; hoặc đi thăm viếng, ủy lạo trong các việc hiếu hỷ…

    2.4- Việc Nghiên Huấn Trong Đoàn :

    Ban Nghiên Huấn Đoàn gồm có :
    + Trưởng Ban : Cha Tuyên Úy Đoàn .
    + Phó Ban : Đoàn phó Nội vụ .
    +Các thành viên khác : Đoàn Trưởng, các Trưởng Ngành
    Ban Nghiên Huấn Đoàn có nhiệm vụ :
    - Tổ chức và soạn thảo chương trình huấn luyện tông đồ đội trưởng, đội phó, dự trưởng.
    - Tổ chức các sa mạc huấn luyện trong Đoàn, các cuộc trắc nghiệm thăng cấp đoàn sinh, cho đoàn sinh lấy chuyên hiệu … Đồng thời phối hợp với Giáo Hạt, với Liên Đoàn trong việc huấn luyện Dự Trưởng và Huynh Trưởng Cấp 1 và 2.
    - Đoàn Phó nghiên huấn có nhiệm vụ cập nhật hoá và lưu giữ danh sách các em lên cấp, các em lấy chuyên hiệu, các dự trưởng, Huynh Trưởng trong Đoàn cũng như kết quả đạt được để bá cáo lên cấp trên theo luật định hàng năm.
    - Thực hiện và lưu giữ các sổ sách của Đoàn.

    2.5- Thư Ký Ban Quản Trị Đoàn :

    Nhiệm vụ của Thư ký Đoàn gồm :
    + Cập nhật hoá và lưu giữ danh sách hồ sơ cá nhân với đầy đủ chi tiết (địa chỉ, số điện thoại…) của các vị Tuyên úy, Hộ uý, Trợ úy, Cố Vấn, Ân nhân, Ban Quản Trị, các Huynh Trưởng và Đoàn sinh… trong sổ Đoàn để tiện dụng và báo cáo khi cần.
    + Lập và lưu giữ hồ sơ các văn thư đi, đến, các tài liệu tổ chức, huấn luyện, các bản phúc trình và báo cáo của các đơn vị liên hệ…
    + Gửi các văn thư : xin cấp chứng chỉ Huynh Trưởng, xin Bổ nhiệm Huynh Trưởng… hoặc thông báo của Ban Quản Trị.
    + Nhắc Ban Quản Trị các ngày lễ kỷ niệm như : bổn mạng Đoàn, Cha Tuyên úy, Hộ úy… để kịp sửa soạn và tổ chức.
    + Phối hợp với các Đoàn Phó để làm biên bản phúc trình thường niên gửi lên cấp trên liên hệ.
    + Giúp thủ quỹ trông coi, bảo quản các tài sản của Đoàn.

    2.6- Thủ Quỹ Ban Quản Trị Đoàn :

    Thủ Quỹ Đoàn có nhiệm vụ :

    + Giữ hồ sơ thu, chi chung của Đoàn.
    + Gìn giữ, bổ túc và sắm thêm các vật dụng dùng chung cho Đoàn.
    + Lên kế hoạch và đề nghị lên Ban Quản Trị Đoàn thực hiện việc gây quỹ cho Đoàn vào các dịp Lễ Tết…
    + Cộng tác với Phó Nghiên Huấn để phát hành sách báo, tài liệu sinh hoạt cho Đoàn để thêm ngân qũy sinh hoạt.
    + Cộng tác với Phó Ngoại vụ tìm các vị Ân Nhân, các vị Bảo trợ Đoàn…


    2.7- Trưởng Ngành (Phân Đoàn Trưởng) :

    Có nhiệm vụ :
    + Theo dõi và thi hành những quyết định chung của cấp trên liên hệ. Đồng thời cũng có thể đề nghị lên cấp trên cứu xét những phương án, chương trình hoạt động thích hợp có lợi hơn cho các em.
    + Lo các thủ tục hành chánh như : lập danh sách Đoàn viên trong Ngành, điều hành các sinh hoạt của Ngành, sửa soạn các chương trình hội họp, làm bản bá cáo phúc trình lên Ban Quản Trị theo định kỳ.
    + Tìm cách phát triển ngân qũy Ngành, xúc tiến việc đóng góp nguyệt liễm tại Ngành.
    + Phối hợp với các Chi Đoàn Trưởng ấn định các chương trình học hỏi, huấn luyện trong năm để giúp các em luôn thăng tiến.
    + Hỗ trợ các Chi Đoàn Trưởng và Chi Đoàn Phó chu toàn nhiệm vụ.
    + Phân chia công tác cho các Huynh Trưởng tập sự trong Ngành và giúp họ thực tập nghề Trưởng.
    + Huấn luyện thực hành cho các Tông Đồ Đội Trưởng.
    + Kiểm soát việc học hỏi giáo lý, hiểu biết về đời sống tôn giáo, hiểu biết về Phong Trào và chuyên môn của các Chi Đoàn để đánh giá mức tiến lùi trong Ngành.
    + Phân Đoàn Phó (Phó Ngành) là người cộng tác với Trưởng Ngành để lo mọi việc trong Ngành và thay thế khi Trưởng Ngành vắng mặt.
    + Các Phân Đoàn Trưởng, Phân Đoàn Phó cần có chứng chỉ Huynh Trưởng Cấp II và trên 20 tuổi, đã phục vụ với tư cách Huynh Trưởng trong Đoàn ít là 1 năm và được Cha Tuyên úy bổ nhiệm do sự đề nghị của Ban Quản Trị.

    2.8- Chi Đoàn Trưởng - Chi Đoàn Phó :

    Chi Đoàn Trưởng cần có chứng chỉ khả năng Cấp I trở lên và đã tập sự ít là 6 tháng, được Cha Tuyên úy Xứ Đoàn chứng nhận có đủ tư cách, đạo đức xứng hợp và bổ nhiệm. Có nhiệm vụ :
    + Điều hành mọi hoạt động của Chi Đoàn gồm một nhóm các em khá đông từ 3 đến 5 đội: cùng tuổi, cùng phái tính, cùng ngành được tập họp lại.
    + Là người sống gần các em nhiều nhất, tiếp xúc với các em thường xuyên, có ảnh hưởng rất lớn vì sinh hoạt chung Chi Đoàn nhiều hơn các sinh hoạt khác.
    + Để chu toàn nhiệm vụ, Chi Đoàn Trưởng còn có Chi Đoàn Phó và các Huynh Trưởng Phụ tá cộng tác.

    2.9- Các Huynh Trưởng Phụ Tá :

    Là những Huynh Trưởng trong Đoàn, đã từng tham dự các sa mạc huấn luyện Cấp I trở lên. Đoàn Trưởng phân chia các Huynh Trưởng này vào các Ngành để phục vụ các em, đồng thời cũng là dịp để các Trưởng Ngành giúp các Trưởng thực hành những gì đã được huấn luyện trong sa mạc. Ngoài ra, tại Chi Đoàn còn có các dự trưởng được Đoàn Trưởng phái đến để thực tập nghề Trưởng trong các giờ sinh hoạt Chi Đoàn.

    2.10- Đội Trưởng - Đội Phó :

    Chi Đoàn chia các em thành nhiều Đội do Đội Trưởng và Đội Phó điều khiển.
    Đội Trưởng và Đội Phó trong Phong Trào là những cán bộ cộng tác với Huynh Trưởng các Cấp, là những cánh tay vươn dài của Huynh Trưởng để giáo dục và chăm sóc từng đoàn sinh. Huynh Trưởng phải huấn luyện Đội Trưởng thật chu đáo thì các đoàn sinh cũng sẽ được huấn luyện đầy đủ.

    Phong Trào rất chú trọng đến việc huấn luyện các TÔNG ĐỒ ĐỘI TRƯỞNG. Một Đoàn có những Tông Đồ Đội Trưởng thấm nhuần tinh thần và lý tưởng của Phong Trào, có chí hướng và nhiệt tình phục vụ, Đoàn đó sẽ vững mạnh. Vì thế các Đoàn hãy quan tâm huấn luyện các Đội Trưởng-Đội Phó của mình theo qui định sau đây :

    1- Điều kiện tham dự :

    + Là đoàn viên ngành Ấu, Thiếu hoặc Nghĩa sỹ được Ngành Trưởng tuyển chọn.
    + Trải qua 1 khoá huấn luyện (chuẩn bị sa mạc) : 2 tháng và kết thúc bằng 1 ngày sa mạc.

    2- Tổ chức :

    + Với sự chấp thuận của Cha Tuyên Úy, Ban Quản Trị Đoàn sẽ tổ chức khoá huấn luyện.
    + Sau sa mạc sẽ cấp bằng tốt nghiệp (có chữ ký của sa mạc trưởng và Linh mục Tuyên úy Đoàn), khăn quàng, cờ đội và trao quyền chỉ huy đội trong một buổi lễ Tuyên hứa.

    3- Nội dung huấn luyện :

    + Khung cảnh Thánh Kinh (sách Giôsuê đoạn 3-6)
    + Nội quy (chương 1), sơ đồ Đoàn, Tổ chức Đội, 10 điều Luật.
    + Nghi thức - Nghiêm tập căn bản, đội hình căn bản.
    + Chuyên môn tùy theo Ngành gồm : nút dây, dấu đường, mật thư, phương hướng, morse, sémaphore…
    + Sinh hoạt : hội họp, các bài ca chính thức, ca hát, vũ điệu, băng reo, trò chơi… theo Ngành.
    + Giáo dục nhân bản.
    + Đức tính và vai trò của người tông đồ đội trưởng.


    + Hành chánh Đội, Hoa thiêng, Phương pháp hàng đội.

    Trưởng HLV Micae Ngô Lưu
    *.* ...Còn chờ chi nữa chưa cùng song hành
    Dẹp mọi chuyện xung khắc rồi gánh vác nhau
    Vì đời đen tối nay đã không còn
    Vì Chúa đến nơi rồi...!!
    *.*





+ Trả Lời Ðề Tài

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình