ƠN GỌI VÀ ĐẠO ĐỨC
CỦA NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG

Bí tích Thánh Tẩy, Thêm Sức và Thánh Thể đặt nền tảng cho ơn gọi chung của người môn đệ Đức Kitô : ƠN GỌI nên thánh và lãnh nhận SỨ MẠNG rao giảng Tin Mừng cho thế giới.

A- ƠN GỌI LÀ GÌ ?
Hình ảnh chúng hoặc được cấp trên trao phó.
I- ƠN GỌI CỦA HT-TNTT LÀ GÌ ?
Người Huynh Trưởng cũng là một giáo dân, đã được tháp nhập vào thân thể của Chúa Kitô qua bí tích Thánh Tẩy, trở nên dân Thiên Chúa, được tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương đế của Chúa Kitô theo cách thức của mình” (Lumen Gentium, số 31)
Ơn gọi và sứ mạng của họ là tìm kiếm Nước Thiên Chúa bằng cách chu toàn những bổn phận trần thế và hướng dẫn, sắp xếp sao cho những việc trần gian liên quan đến họ được thực hiện theo thánh ý Chúa.
Như thế, người Huynh Trưởng, ngoài cương vị giáo dân, Anh Chị còn là người hướng dẫn, phải biết sắp đặt sao cho những việc bổn phận thường ngày được thực hiện theo ý Chúa. Đó chính là nhận ra công việc mình tự nhận lãnh là giáo dục các thiếu nhi theo lý tưởng mà Phong Trào TNTT đã vạch ra.

Làm sao biết mình có ơn gọi phục vụ thiếu nhi ?
Để trả lời câu hỏi này quả cũng không dễ dàng. Chúng ta nhớ lại hình ảnh sứ thần Thiên Chúa đến truyền tin cho Mẹ Maria. Khi được sứ thần loan báo:”Bà sẽ sinh hạ một con trai” thì Mẹ đã thắc mắc “việc ấy xảy ra thế nào được?…”. Và sau khi được sứ thần trình bày ý định của Thiên Chúa, Mẹ đã thưa:”Này tôi là tôi tớ Thiên Chúa, xin Thiên Chúa thực hiện nơi tôi điều Ngài muốn”.
Với mỗi người Huynh Trưởng hôm nay, chúng ta được mời gọi phục vụ cho thiếu nhi, đôi khi chúng ta phân vân không biết mình có ơn gọi đó không ? Hãy cầu nguyện và tự trả lời những câu hỏi sau :
+ Tôi có thực sự yêu mến Chúa Giêsu không ?
+ Tôi có thực lòng yêu mến các em thiếu nhi không ?
+ Tôi có sẵn lòng hy sinh để phục vụ các em không ? + Tôi có muốn giúp các em mỗi ngày nên tốt hơn không ?
Chân thành trả lời những câu hỏi ấy và nếu có những phản ánh tích cực cho những câu hỏi như thế, thì đó là tín hiệu để nhận ra tôi có “ơn gọi”.

II- VẬY SỨ MẠNG CỦA NGƯỜI HT LÀ GÌ ?
1) Tìm kiếm nước Thiên Chúa
“Nước tôi không thuộc về thế gian này” (Ga 18,36) Đức Giêsu đã tuyên bố trước toà Philatô. Vậy tìm kiếm nước Ngài ở đâu ? Người Huynh Trưởng hôm nay hãy tham gia vào chức tư tế, ngôn sứ, vương đế của Chúa Kitô với lòng mến, hiến dâng cuộc sống hằng ngày với những hoạt động của họ với sự cầu nguyện, cả những thử thách trong đời sống dâng lên Thiên Chúa như của lễ đẹp lòng Người. Người Huynh Trưởng tìm kiếm nước Thiên Chúa qua sự chăm sóc, nâng đỡ các em thiếu nhi mà mình được giao phó.

2) Chu toàn bổn phận theo thánh ý Thiên Chúa
Hãy chu toàn bổn phận với tất cả lòng hăng hái nhiệt thành như Chúa Giêsu nói:”Ai muốn làm đầu hãy trở nên rốt hết”. “Ai không trở nên như trẻ nhỏ thì không thể vào Nước Trời”. Phục vụ với tinh thần đơn sơ, phó thác như trẻ thơ, đặt mọi niềm tin, lòng trông cậy, lòng kính mến vào người mẹ, người cha của mình.
Phục vụ cho thiếu nhi còn là một cách gieo mầm Lời Chúa bằng chính chứng tá sống động và gương mẫu của người Huynh Trưởng, sẽ tác động mạnh mẽ đến đời sống và suy nghĩ của các em. Ngày nay, người ta tin vào những người chứng hơn là những lời rao giảng. Người Huynh Trưởng hôm nay phải có một nền linh đạo vững chắc và một vốn giáo lý phong phú, đồng thời phải sống đạo cách cụ thể trong cuộc sống.
ta gặp rất nhiều trong Kinh Thánh minh họa rõ nét về Ơn Gọi. Có thể đan cử vài ví dụ:
Khoảng năm 1800 TCN, Chúa gọi Abraham với vợ là Sara, hai ông bà rời bỏ quê hương lên đường từ Haran đi xuống Canaan sống đời du mục nay đây mai đó. Họ không có con cái và ông bà cũng đã cao niên. Chúa gọi và ông đã đáp lời. Ông đã được chúc phúc là Tổ phụ của dân Israel, và là tổ phụ của những người tin.
Một ví dụ khác: đó là việc Chúa gọi Samuel. Không phải một lần mà tới ba lần.
Và gần chúng ta hơn hết, trong Tân Ước, Chúa Giêsu đã gọi 12 tông đồ và Ngài còn tiếp tục mời gọi những người nam nữ dâng mình cho Ngài để phục vụ trong cánh đồng truyền giáo.

B- SỨ MẠNG LÀ GÌ ?
Là một trách vụ mà mỗi người đảm nhiệm cách tự nguyện hay lãnh nhận từ một lý tưởng
3) Làm tông đồ trong giới thiếu nhi
Điều 5, Nội Quy Phong Trào TNTT đã nêu rõ tôn chỉ của Phong Trào là sống Lời Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể trong sự cầu nguyện, rước lễ, hy sinh và làm tông đồ, nhất là tông đồ cho giới trẻ như sắc lệnh “Tông Đồ Giáo Dân” đã nhấn mạnh:”Giới trẻ phải làm tông đồ trước tiên và trực tiếp cho giới trẻ”. Để làm tông đồ trong giới trẻ, người Huynh Trưởng hôm nay cần phấn đấu học hỏi qua các giai đoạn như :
a) Trở thành người công dân tốt, người tín hữu trưởng thành.
b) Trở thành người môn đệ Chúa Giêsu
c) Trở nên tông đồ của Chúa Giêsu
d) Làm tông đồ trong giới trẻ và cho giới trẻ.
Ơn gọi và Sứ mạng của người Huynh Trưởng quả là cao cả và lớn lao. Chỉ vận dụng tài năng, kiến thức, lòng nhiệt thành của bản thân thôi chưa đủ, cần đến đời sống đạo đức nội tâm vững vàng qua việc cầu nguyện liên lỉ và luôn kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể. Người Huynh Trưởng sẽ được Chúa nâng đỡ, soi sáng như Ngài đã hứa :”Hãy đến với Ta, hỡi những ai lao nhọc và gánh nặng, Ta sẽ bổ sức cho” và “Hãy học nơi Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường thật trong lòng”.

III- ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA TRƯỞNG :

Lãnh sứ mệnh Huynh Trưởng, chúng ta cần huấn luyện cho mình một đời sống đạo chân chính và trưởng thành, nghĩa là không phải giữ đạo đủ để lên thiên đàng, giữ đạo tình cảm, hay chỉ lo thực hiện các việc đạo đức bề ngoài cách máy móc, nặng tính hình thức mà thiếu ý thức bên trong. Đời sống đạo của Trưởng phải toát lên một đức tin sống động, một niềm cậy trông vững chắc; một đời cầu nguyện liên lỉ; một đức ái chân thành, xả kỷ và khoan dung.
Nhưng sống đạo là gì ? Vì sao ta phải sống đạo ? Sống đạo thế nào ? Đó là 3 câu hỏi phải trả lời để làm mẫu mực cho đời sống đạo của người Trưởng.
1- Sống đạo là gì ?
Sống đạo là thể hiện lòng tin của mình bằng đời sống. Vì đạo không phải là pháo đài mà là con đường. Trên con đường đó, chúng ta hành trình. Chúng ta phải nỗ lực thực hành Lời Chúa dạy trong đời sống hằng ngày một cách đầy đủ hầu trở thành một Kitô hữu hoàn hảo.
2- Vì sao ta phải sống đạo ?
٭ Vì đạo không chỉ là lý thuyết, không chỉ hứa hẹn
٭ Ta phải sống đạo để mưu cầu hạnh phúc cho chính mình và cho những người thân yêu của mình. Là người công giáo, ta phải biết bởi đâu mà ta có ? Sống ở đời để làm gì ? Sau khi chết sẽ đi đâu ? Và phải sống thế nào để bảo đảm sự rỗi linh hồn ? Chính đời sống thể hiện những chọn lựa và niềm tin của ta.
٭ Là một thiếu nhi công giáo, nên phải thể hiện nơi mình đời sống Chúa Kitô.
٭ Sống đạo không phải là sống cho riêng mình. Nhưng sống đạo VÌ, VỚI và CHO người khác, nên ta phải giới thiệu Chúa Kitô cho mọi người bằng chính đời sống của ta.
٭ Sau cùng, vì là Huynh Trưởng, tức là người chỉ huy đoàn quân tí hon, nên phải :
· Sống đạo để điều khiển đoàn viên: “Chúng con là ánh sáng thế gian”, “Không ai có thể cho cái mà mình không có”. Là một trưởng, là chỉ huy, là người đứng đầu, là người Anh, người Chị, ta không thể hướng dẫn các em bằng lời nói suông, nhưng phải bằng chính gương sáng của mình.
· Sống đạo làm sao để ta có sức thu hút các em. Nhờ đó, mỗi việc làm, lời nói, cử chỉ của ta đều có thể lôi cuốn các em đến với Chúa.
3- Sống đạo thế nào ?
Trọng tâm đạo đức của Trưởng là Chúa Kitô, vì Ngài là bạn tâm phúc của ta. Vậy hãy tìm gặp Ngài nơi Lời Chúa và Thánh Thể. Đồng thời nhận biết Chúa nơi anh chị em. Huynh Trưởng thể hiện một đời sống lạc quan, quảng đại bao dung và biết quan tâm đến người khác. Vì thế :
+ Chúa Giêsu phải là người Bạn của Huynh Trưởng:
Như thánh Phaolô đã nói :”Tôi sống nhưng không phải tôi sống, mà chính Chúa Kitô sống trong tôi”. Đối với ngài, Chúa Kitô là tất cả, là thần tượng và là lẽ sống của cuộc đời. Người Huynh Trưởng cũng phải gắn bó mật thiết với Chúa Kitô, vì Ngài là Thầy, là Huynh Trưởng Tối Cao, là Bạn mà ta phải bám vào để ta cũng có thể nói như thánh Phaolô : Chúa Kitô là lẽ sống của đời tôi.
+ Huynh Trưởng gặp gỡ Chúa Giêsu qua Lời Chúa :
Huynh Trưởng phải học hỏi Lời Chúa vì chính ta đã tự nguyện hiến thân phục vụ cho Chúa, là chứng nhân, là dấu chỉ của Chúa Kitô và là tông đồ của Ngài. Lời Chúa là những bài học cụ thể, việc Chúa làm là nền tảng cho hành động và sứ mệnh tông đồ của người Huynh Trưởng.
+ Huynh Trưởng gặp gỡ Chúa Giêsu nơi Thánh Thể :
Thánh Thể chính là nguồn sinh lực, là nguồn sống thiêng liêng, là động lực và là trung tâm mọi hoạt động tông đồ của người Kitô hữu nói chung, và của người Huynh Trưởng nói riêng. Vì thế Huynh Trưởng phải siêng năng :
* Tham dự Thánh Lễ
* Dự tiệc Thánh Thể
* Năng Viếng Chúa luôn
Khi kết hợp với Thánh Thể, đời sống thường ngày của người Huynh Trưởng sẽ được thánh hoá. Hoạt động tông đồ sẽ có hồn. Huynh Trưởng sẽ hăng hái chu toàn trách nhiệm.


Trưởng HLV Micae Ngô Lưu

Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này: