Hiện kết quả từ 1 tới 2 của 2

Chủ đề: Tại sao phải thương xót người?

Threaded View

  1. #1
    Spiritual Director
    Padre Paolo's Avatar
    Trạng thái :   Padre Paolo đã thoát
    Tham gia : Nov 2010
    Bài gửi : 239
    Tên thật:
    Paolo Trần Toản, CMC
    Cảm ơn
    3,957
    Được cảm ơn 3,052 lần
    trong 412 bài viết

    Tại sao phải thương xót người?

    “Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương.” (Mt 5:7) Có bản khác dịch là “họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.” Trong Bát Phúc, Toản thích phúc này nhất, vì còn gì sung sướng cho kẻ tội lỗi bằng được Thiên Chúa xót thương.

    Chắc các bạn cũng đã đọc tác phẩm Les Miserables (Những Kẻ Khốn Cùng) của Victor Hugo. Victor mở màn với câu truyện của Jean Valjean. Valjean là một cựu tù nhân khổ sai mới được thả tự do sau 19 năm vì tội ăn cắp bánh mì để nuôi các cháu. Trở về với cuộc sống bình thường, xã hội chẳng ai đón tiếp hoặc mướn làm công vì đã từng là tội phạm. Nhưng may mắn Valjean tìm đến nhà của Đức Giám Mục. Valjean rất ngạc nhiên khi vị Giám Mục tiếp đón mình cách nhân từ và hiếu khách. Lợi dụng tình thế, Valjean ăn cắp bộ chén dĩa bằng bạc của Đức Giám Mục và bỏ trốn.

    Phản ứng của Đức Giám Mục về việc này trái ngược với sự suy đoán của người đời. Thay vì tức giận và lên án thì vị Giám Mục dùng cơ hội này để xét mình và nhận thấy mình còn thiếu đức bác ái trong cách cư xử. Ngài tự nhủ, “Lâu nay mình đã tích trữ bộ chén dĩa bạc này cách không chính đáng, vì nó thuộc về kẻ nghèo. Valjean, người này là ai? Chắc hẳn là một người nghèo.” Vì vậy, khi cảnh sát dẫn Valjean, kẻ trộm, với bộ chén dĩa bạc đến, vị Giám Mục bình thản chào kẻ trộm và nói, “Nhưng ta cho con cả những chân đèn nữa…sao con không mang theo với bộ chén dĩa?” Vị cảnh sát ngạc nhiên và bỡ ngỡ rồi thả kẻ trộm đi.

    Như bao nhiêu người đã phạm lỗi, Jean Valjean đứng trước vị Giám Mục trong nỗi sợ hãi chờ đón những lời chỉ trách và lên án vì những hành động đồi bại của mình. Nhưng, Valjean nhận được sự tha thứ và lòng xót thương. Thay vì bị thù ghét thì Valjean đã nhận được tình yêu thương, và ngay lúc đó sự dữ đã được biến đổi thành sự lành.

    Thiết nghĩ trong cuộc sống không nhiều thì ít chúng ta cũng được người khác đối xử với mình như vị Giám Mục đối xử với Valjean. Nhưng ở đây xin mời các bạn đặt mình vào địa vị của vị Giám Mục. Các bạn sẽ cư xử như thế nào? Liệu có thể cư xử như vị Giám Mục?

    Các bạn mến,

    Để có thể cư xử như vị Giám Mục đối với Valjean, thiết nghĩ chúng ta cần phải đặt mình vào địa vị của người khác. Đây cũng chính là ý nghĩa của từ “xót thương” trong tiếng Aramaic mà Chúa Giêsu đã dùng. Theo tiếng Aramaic từ “xót thương” nghĩa là “đi vào dưới làn da của người khác.” Nói cách khác là đặt mình vào địa vị của người khác để có thể nhận xét cuộc sống dưới cái nhìn của người đó. Khi đặt mình vào địa vị của người khác rồi thì ta sẽ không chỉ cảm thông, nhưng sẽ cư xử cách nhân từ vì cảm thấu được tâm trạng của người đó.

    Trong tuần này xin Chúa và Mẹ Maria giúp chúng ta biết cư xử với mọi người, nhất là những người làm phiền lòng ta, với lòng thương xót hầu chính chúng ta cũng được Chúa xót thương. Vì “Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.” (Mt 5:7)

    Padre Paolo

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:

    Thay đổi nội dung bởi: Padre Paolo, 31-01-2011 lúc 07:16 AM

  2. 11 thành viên đã cảm ơn Padre Paolo vì bài viết này:

    allihavetogive (31-01-2011),An Vi (12-10-2012),francisnguyen (31-01-2011),hungrythy (31-01-2011),JB. Sĩ Trọng (17-08-2011),LamPhuong (31-01-2011),Pere Joseph (31-01-2011),Phù thủy nhỏ (30-01-2011),tho ngoc (10-06-2011)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình