+ Trả Lời Ðề Tài
Trang 1/9 123 ... cuốicuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 85

Chủ đề: Các tổ chức tu trì tại Việt Nam

  1. #1
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết

    Red face Các tổ chức tu trì tại Việt Nam

    Các tổ chức tu trì tại Việt Nam


    Nguồn: Website HĐGM Việt Nam

    I. GIỚI THIỆU CÁC TỔ CHỨC TU TRÌ TẠI VIỆT NAM


    Xưa nay, người ta vẫn coi các tổ chức tu trì là một trong những dấu hiệu lớn cho biết Giáo hội Công giáo có mặt và hoạt động tại một địa phương nào đó. Có mặt và hoạt đôïng trước hết như những tổ chức có mục đích tôn giáo: thờ phượng Đấng Tối Cao không những bằng lời kinh và nghi lễ, mà còn bằng cả đời sống có phần khác với đa số đồng bào giáo dân. Đó là các tu sĩ, sống theo những lời khấn hứa (thường được xác định cách chung là độc thân khiết tịnh, khó nghèo, vâng phục, chuyên cần cầu nguyện và liên kết với nhau trong tình huynh đệ). Rồi có mặt và hoạt động như những tổ chức có mục đích nhân đạo: phục vụ đồng bào không những bằng việc hướng dẫn họ thờ phượng Thiên Chúa, mà còn bằng cả những việc nhân bản như giáo dục, chăm lo sức khoẻ, cứu tế… Đây không phải là cách hiểu riêng của những người Công giáo mà còn được chia sẻ bởi đông đảo những đồng bào khác, như ta có thể kiểm chứng được khi mở cuộc điều tra xã hội học về đời tu.


    Bản thân Giáo Hội cũng coi các tổ chức tu trì không phải chỉ là bộ phận dân Chúa, mà còn coi đời tu như một trong các hiện thân chính yếu của Giáo Hội (x. Sắc lệnh của Công đồng Vatican II về Dòng Tu, số 1), đến nỗi sự thịnh suy của đời tu là sự thịnh suy của chính Giáo Hội. Vì Giáo Hội có ơn gọi gì, nếu không phải là ơn gọi tôn giáo và ơn gọi nhân đạo ấy mà các tổ chức tu trì đang tìm cách thực hiện cách đặc biệt hơn (x. Hiến chế của Công đồng Vatican II về Giáo Hội, số 44). Lịch sử đời tu và các hình thức tu trì khác nhau chính là bằng chứng cho thấy sự bền bỉ cũng như sức sống của Giáo Hội trong việc phục vụ Thiên Chúa và con người trong các địa phương qua các thời đại.


    Chính vì tầm quan trọng ấy, Giáo Hội đã có những sự can thiệp chính thức vào việc xác định bản chất, phân loại và phân chia thẩm quyền mà các tổ chức tu trì sẽ thuộc về, đồng thời quyết định chính thức nhìn nhận một tổ chức tu trì đúng là tổ chức của Giáo Hội hay được Giáo Hội cho phép hoạt động tạm thời chờ phê chuẩn dứt khoát. Như thế, tất cả sự phân chia và sắp xếp các tổ chức tu trì như Giáo luật năm 1983 của Giáo hội Công giáo nêu ra trong quyển II, phần III, từ điều khoản 573 đến 746, đều nhằm minh định một lần nữa rằng các tổ chức tu trì ấy hoạt động tốt đẹp hơn trong đường hướng của mình. Nếu vậy, tất cả những phân biệt về loại (các tổ chức thuộc Đời sống Thánh hiến như: các Đan viện, Tu hội Dòng và Tu hội Đời; hay các tổ chức thuộc Đời sống Tông đồ như các Tu đoàn Tông đồ) và về thẩm quyền trực thuộc (thuộc thẩm quyền giáo hoàng hay Toà Thánh hoặc thuộc thẩm quyền giám mục địa phương hay giáo phận), và nhiều sự phân biệt khác nữa, mà độc giả sẽ gặp trong những trang sau đây, không nhằm phân biệt cao thấp về mặt giá trị mà chỉ để giúp tiện theo dõi và hướng dẫn, cũng như để giúp chính các tổ chức ấy thực hiện vai trò của mình tốt hơn trong chương trình hoạt động chung của Giáo Hội.


    Cách riêng với những người trong cuộc, đời tu không chỉ là một sáng kiến thờ phượng Thiên Chúa, phục vụ đồng bào, mà trước hết và trên hết là một quà tặng của chính Chúa Thánh Thần ban cho nhân loại và chính cá nhân người tu sĩ. Đó là lời mời gọi người tu sĩ hiến thân trọn vẹn cho Thiên Chúa để tham gia vào chương trình cứu độ của Ngài cách sâu sát hơn. Chính vì thế, trước khi được coi là một nỗ lực lớn lao của con người, của tổ chức tu trì và của Giáo Hội, đời tu chính là một nghĩa cử thân ái, dịu dàng được Chúa Thánh Thần làm cho tất cả và Ngài sẽ còn làm nhiều hơn nữa trong tương lai. Chính vì thế, những quy định của Giáo Hội về đời tu vẫn luôn mở ngỏ. Ngay trong những trang này, độc giả sẽ thấy có vài tổ chức tu trì không thể được xếp đúng vào loại nào đã có sẵn mà còn mở ngỏ cho những cách sắp xếp trong tương lai. Nhân đây, chúng tôi cũng phải thú nhận chưa thể đưa vào đây tất cả mọi tổ chức tu trì tại Việt Nam, vì nhiều lý do bên ngoài cũng như bên trong. Nhưng như thế, chúng ta càng có dịp thấy ơn Chúa Thánh Thần phong phú tới mức không bộ sách nào có thể khoanh vùng trọn vẹn được, mà chỉ có thể mô tả phần nào trong tâm tình kính trọng và yêu mến.


    Trong khuôn khổ cuốn Niên Giám này, chúng tôi chỉ có thể kể tên, nói qua vài dòng lịch sử, châm ngôn hoạt động hay một vài con số về người và địa chỉ, chứ không thể trình bày nhiều hơn nét sáng tạo, đời sống phong phú và tác động mãnh liệt của Chúa Thánh Thần trong đời tu. Muốn cảm nghiệm được, xin mời độc giả hãy tìm đến một địa chỉ cụ thể để khám phá. Chúng ta sẽ thấy làn gió của Thánh Thần sẽ đưa ta đi thật xa để phát hiện chân trời bao la của Tình yêu Thiên Chúa (x. Ga 3,8).


    Chúng tôi cũng lưu ý độc giả về những tên gọi chưa được thống nhất của mỗi tổ chức tu trì, vì muốn tôn trọng tính cách riêng tư và độc lập của các tổ chức đó. Tuy nhiên, chúng tôi xin tạm liệt kê vài định nghĩa sau đây để giới thiệu với giáo dân và những độc giả ngoài Công giáo:


    - Đan sĩ: người sống trong đan viện. Đan viện: (monasterion, do từ Hy Lạp monazein: sống một mình) là nơi các tu sĩ nam hay nữ sống đời ẩn dật, vừa làm việc, vừa chiêm niệm, hát kinh thần vụ chung.


    - Người mới khởi đầu việc tìm hiểu một dòng tu gọi là dự tu hay thỉnh sinh hoặc đệ tử, có nơi gọi là thanh tuyển sinh. Đây là giai đoạn cần thiết để hiểu biết đôi chút về đời tu qua kinh nghiệm cá nhân và để cho các bề trên biết rõ hơn về người muốn đi tu, trước khi được nhận vào Nhà Tập hay Tập viện. Giai đoạn này dài ngắn tuỳ theo từng dòng.


    - Tập sinh: người được nhận chính thức vào một tu hội để chuẩn bị khấn; trong tu hội đời là người được thử nghiệm. Thời gian tập sinh sống đời tu cách chặt chẽ kéo dài khoảng 1-2 năm và có thể chia thành 2 giai đoạn: tiền tập sinh và tập sinh. Kết thúc giai đoạn này là lễ khấn tạm, sau đó, tập sinh trở thành khấn sinh.


    - Khấn sinh: người cam kết với Chúa sống ba lời khuyên Phúc Âm: khó nghèo, vâng phục và khiết tịnh. Mỗi tu sĩ sẽ khấn tạm một thời gian (tối thiểu 3 năm, tối đa 9 năm, theo Giáo luật) trước khi cam kết vĩnh viễn (vĩnh thệ hay khấn trọn). Trong thời gian khấn tạm, tu sĩ sống trong các học viện hay kinh viện để học các môn thần học, tu đức và truyền thống của dòng hoặc học thêm các chuyên ngành khác.


    Chúng tôi sắp xếp các tổ chức tu trì dành cho nam giới (từ tr. 309 đến 356) trước nữ giới (từ tr. 359 đến 422), các tổ chức tu trì thuộc đời sống thánh hiến trước các tu tổ chức tu trì thuộc đời sống tông đồ, các tu hội dòng trước tu hội đời, dòng giáo hoàng trước dòng giáo phận và theo thứ tự chữ cái của danh xưng quen gọi.

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:


  2. #2
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    II. CÁC TỔ CHỨC TU TRÌ DÀNH CHO NAM GIỚI

    II. A. TỔ CHỨC TU TRÌ THUỘC ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN
    (Institutum Vitae Consecratae)

    1. Tu hội Dòng (Institutum Religiosum, gọi tắt là Dòng)
    a. Dòng thuộc quyền giáo hoàng (dòng giáo hoàng):
    Dòng Biển Đức (O.S.B.) – 4 Đan Viện: Thiên An, Thiên Hoà, Thiên Bình, Thiên Phước (tr. 309).
    Dòng Chúa Cứu Thế (C.Ss.R.) (tr. 311).
    Dòng Đa Minh (Anh Em Thuyết Giáo: O.P.) (tr. 315).
    Dòng La San (Anh Em Trường Kitô: F.S.C.) (tr. 318).
    Dòng Phanxicô (Anh Em Hèn Mọn: O.F.M.) (tr. 320).
    Dòng Salesien Don Bosco (S.D.B.) (tr. 323).
    Dòng Tên (Chúa Giêsu: S.J.) (tr. 325).
    Dòng Thánh Thể (S.S.S.) (tr. 327).
    Dòng Tiểu Đệ Chúa Giêsu (P.F.J.) (tr. 328).
    Dòng Trợ Thế Thánh Gioan Thiên Chúa (O.H.) (tr. 329).
    Dòng Xitô (O.C.) - 6 Đan Viện: Phước Sơn, Châu Sơn, Phước Lý,
    Châu Thuỷ, Phước Vĩnh, Thiên Phước (tr. 330).
    b. Dòng thuộc quyền giáo phận (dòng giáo phận)
    Dòng Anh Em Đức Mẹ Người Nghèo (TP. HCM) (tr. 336).
    Dòng Đồng Công (C.M.C.) - (TP. HCM) (tr. 337).
    Dòng Lời Chúa - Dòng Thừa sai Đức Tin (Phú Cường) (tr. 338).
    Dòng Thánh Gia (Long Xuyên) (tr. 339).
    Dòng Thánh Giuse - Nha Trang (Nha Trang) - Ngôi Lời (tr. 340).
    Dòng Thánh Tâm - Huế (Huế) (tr. 341).

    2. Tu hội Đời (Institutum Saeculare)
    a. Tu hội Đời thuộc quyền giáo hoàng
    Tu hội Prado (tr. 342).
    b. Tu hội Đời thuộc quyền giáo phận
    Tu hội Chúa Giêsu - TP. HCM (tr. 343).
    Tu hội Đắc Lộ - TP. HCM (tr. 344).
    Tu hội Gia Đình Na Gia - TP. HCM (tr. 346).
    Tu hội Nhà Chúa Thánh Gioan Tiền Sứ - TP. HCM (tr. 347).

    II. B. TỔ CHỨC TU TRÌ THUỘC ĐỜI SỐNG TÔNG ĐỒ (TU ĐOÀN TÔNG ĐỒ) (SOCIETAS VITAE APOSTOLICAE)

    1. Tu đoàn Tông đồ thuộc quyền giáo hoàng:
    Hội Thừa sai Paris (M.E.P.)
    Tu đoàn Truyền giáo Thánh Vinh Sơn (C.M.)
    Hội Linh mục Xuân Bích (P.S.S.).
    2. Tu đoàn Tông đồ thuộc quyền giáo phận
    Tu đoàn Giáo sĩ Nhà Chúa - TP. HCM.
    Tu đoàn Nhập Thể-Tận Hiến-Truyền Giáo (I.C.M.) - GP. Đà Lạt.
    Tu đoàn Thừa sai Thánh Mẫu Chúa Cứu Thế .
    Hội Thừa sai Việt Nam.

    DÒNG BIỂN ĐỨC (O.S.B.: ORDO SANCTI BENEDICTI - ORDER OF ST. BENEDICT)
    Lược sử: Dòng Biển Đức do Thánh Bênêdictô sáng lập năm 520, tại Subiaco, Ý. Hiện nay, dòng Biển Đức trên toàn thế giới có 8.694 nam đan sĩ (linh mục và không linh mục) và 18.213 nữ đan sĩ, thuộc 21 tu hội (congrégation). Mỗi tu hội có các tỉnh dòng, và mỗi tỉnh dòng lại có các đan viện. Bề trên Tổng quyền của dòng Biển Đức là cha Thống phụ (Abbé Primat); đứng đầu tu hội là Đan phụ chủ tịch (Abbé Président); đứng đầu tỉnh dòng là Tỉnh phụ (Abbé Visiteur) và đứng đầu đan viện là Đan phụ hoặc Đan trưởng.
    Sau đây là vài nét chính về tỉnh dòng Biển Đức tại Việt Nam:
    Ngày 10-11-1936, cha Maur Massé, đan sĩ thuộc đan viện La Pierre Qui Vivre, Pháp, lập đan viện đầu tiên tại Đà Lạt, sau thành trụ sở cho đến năm 1954.
    Ngày 10-6-1940, hai đan sĩ đan viện La Pierre Qui Vivre là cha Dom Romain Guillaume và Dom Corentin thành lập đan viện Thiên An, Huế. Sau đó, các đan sĩ đan viện Thiên An tiếp tục thành lập thêm 3 đan viện khác nữa. Tất cả đều thuộc tỉnh dòng Pháp.
    Năm 1988, các đan viện ở Việt Nam tách khỏi tỉnh dòng Pháp, lập thành tỉnh dòng Biển Đức Việt Nam, với Bề trên Giám tỉnh tiên khởi là cha Tađêô Phạm Quang Điện, Đan phụ đan viện Thiên Bình.
    Năm 1993, Bề trên Giám tỉnh kế nhiệm là cha Stêphanô Huỳnh Quang Sanh, Đan phụ Đan viện Thiên An. Cha sinh năm 1940, chịu chức linh mục 1972, làm Bề trên đan viện Thiên An năm 1984, Bề trên Giám tỉnh năm 1993, trở thành Đan phụ 1998.
    Châm ngôn: Cầu nguyện và lao động (Ora et Labora).
    Nhân sự: tại Việt Nam: tổng số đan sĩ khấn trọng 52, khấn tạm 80, tập sinh 28 và thỉnh sinh 41.
    Hoạt động:
    - Cử hành kinh Phụng vụ.
    - Cầu nguyện cá nhân, và đọc sách thiêng liêng (lectio divina).
    - Lao động trí óc và chân tay.
    - Tiếp đón khách tĩnh tâm.
    Điều kiện tuyển chọn:
    - Có sức khoẻ.
    - Tốt nghiệp lớp 12 trở lên.
    - Có tinh thần tìm kiếm Chúa trong thinh lặng, cầu nguyện và lao động, được thể hiện trong việc ham thích kinh Phụng vụ, ái mộ vâng phục, vui chịu thử thách (QL 7, 58).
    Địa chỉ Nhà Mẹ:
    - Tại Italy: Via S. Ambrogio 3, 00186 Roma, Italy.
    - Tại Việt Nam: Đan viện Thiên An, hộp thư lưu ký, bưu điện Huế.
    Các đan viện Biển Đức tại VN:
    - Đan viện Thiên An, giáo phận Huế.
    - Đan viện Thiên Hoà, giáo phận Ban Mê Thuột.
    - Đan viện Thiên Bình, giáo phận Xuân Lộc.
    - Đan viện Thiên Phước, giáo phận TP. HCM.

    ĐAN VIỆN THIÊN AN

    Thành lập: Ngày 10-6-1940, do hai đan sĩ thuộc đan viện La Pierre Qui Vivre là cha Dom Romain Guillaume và Dom Corentin.
    Bổn mạng: Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu.
    Nhân sự: Khấn trọng 16, khấn tạm 21, tập sinh 9, thỉnh sinh 12.
    Địa chỉ:
    Thôn Cư Chánh, xã Thuỷ Bằng,
    huyện Hương Thuỷ, Thừa Thiên-Huế.
    Hộp thư lưu ký, Bưu điện Huế.
    Đt: 054 865910
    Email:
    taosb@pmail.vnn.vn
    Bề trên đương nhiệm: Đan phụ Stêphanô Huỳnh Quang Sanh, sinh 1940, chịu chức linh mục 1972, bề trên đan viện 1984, Tỉnh phụ 1993, Đan phụ 1998.
    Số linh mục: André Trông Nguyễn Văn Tâm, sinh 19-6-1945, lm 30-4-1975; Phêrô-cao Dương Đình Thời, sinh 1966, chịu chức 2002; Benoit Trần Văn Phúc, sinh 1961, chịu chức 2001.

    ĐAN VIỆN THIÊN HOÀ
    Thành lập ngày 8-12-1962 tại huyện Krông Păk, Đăklăk, do các đan sĩ đan viện Thiên An.
    Bổn mạng: Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, 8-12.
    Nhân sự: khấn trọng 6, khấn tạm 5, thỉnh sinh 8. Sau năm 1978, chính quyền địa phương thu hồi toàn bộ đất đai và cơ sở của đan viện, nên các đan sĩ tạm thời cư trú tại một họ lẻ của giáo phận Ban Mê Thuột. Năm 2000, chính quyền cấp đất lại và cho phép tái lập đan viện.
    Địa chỉ:
    Hộp thư 44 Krông Păk, Đăklăk.
    Bề trên:
    Đan sĩ Laurent Hoàng Thanh Trương.
    Số linh mục: Phêrô Tuần Cao Kim Động, sinh 8-8-1943, lm 10-7-1985; Ephrem Phạm Huy Tụng, sinh 2-10-1941, lm 30-11-1995.

    ĐAN VIỆN THIÊN BÌNH

    Thành lập: ngày 11-6-1970.
    Bổn mạng: Lễ Chúa Kitô Vua.
    Nhân sự: khấn trọng 14, khấn tạm 29, tập sinh 10, thỉnh sinh 14.
    Địa chỉ:
    Hộp thư 2, Thiên Bình, Tam Phước,
    Long Thành, Đồng Nai. Đt: 061 930470.
    Email:
    Philippetuy@pmail.vnn.vn
    Bề trên đương nhiệm: Louis Marie Trương Sinh, sinh 25-12-1939, lm 25-1-2000.
    Số linh mục:
    1. Jean Lê Chúng, sinh 19-12-1916, lm 22-5-1948.
    2. Christophe Nguyễn Hữu Đức, sinh 4-9-1935, lm 5-6-1965.
    3. Philippe Marie Vũ Ngọc Tuy, sinh 2-1-1953, lm 11-2-1993.

    ĐAN VIỆN THIÊN PHƯỚC
    Thành lập: ngày 13-5-1972.
    Bổn mạng: Lễ Thánh Giuse (19-3).
    Nhân sự: Khấn trọng 16, khấn tạm 25, tập sinh 4, thỉnh sinh 7.
    * Địa chỉ:
    294B, K.P 2, Tam Hải, Tam Bình, Thủ Đức, TP. HCM. Đt: 08 7294971
    Email:
    bedthuyosbvn@hcm.fpt.vn
    Bề trên đương nhiệm:
    Đan phụ Beda Ngô Minh Thuý sinh 1932, lm 1965, Đan trưởng 1988.
    Số linh mục:
    1. Maurice Nguyễn Văn Binh, sinh 9-5-1917, lm 12-6-1954.
    2. Arsène Nguyễn Thanh Long, sinh 26-2-1927, lm 28-5-1961.
    3. Toma-Thiện Lê Thanh Các, sinh 15-9-1933, lm 21-12-1975.
    4. Michel Phạm Văn Khoa, sinh 1-12-1963, lm 21-1-2000.
    5. Phaolô Nguyễn Hữu Thanh, sinh 10-5-1962, lm 22-12-2000.
    6. Gioakim Lê Văn Tấn, sinh 13-9-1962, lm 2002

  3. #3
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    DÒNG CHÚA CỨU THẾ (C.SS.R.: CONGREGATIO SANCTISSIMI REDEMPTORIS - CONGREGATIO OF THE MOST HOLY REDEEMER)

    Lược sử: Ngày 9-11-1732, tại Scala, Thánh Alphonso Maria Ligori đã cùng với các bạn thành lập dòng “Chúa Cứu Chuộc”, về sau (1749) lấy danh hiệu là dòng “Chúa Cứu Thế” chuyên lo rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó.
    Bổn mạng: Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, 8-12.
    Châm ngôn: “Ơn Cứu Chuộc nơi Người chan chứa”.
    Mục đích, tôn chỉ: Tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế noi gương Chúa Giêsu Cứu Thế, rao giảng Lời Chúa cho người nghèo khó như chính Lời Ngài đã tuyên bố: “Người đã sai tôi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó” (Lc 4,8).
    Hoạt động:
    - Truyền giáo.
    - Giảng tĩnh tâm.
    - Mục vụ giáo xứ.
    - Truyền thông lòng sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
    - Truyền thông xã hội.
    - Các lớp cầu nguyện.
    - Mục vụ dành cho những người bị bỏ rơi: bệnh nhân phong, AIDS...
    Cộng đoàn và cơ sở: Ở Việt Nam, có 15 cộng đoàn và 12 cơ sở.
    Nhân sự: Ở Việt Nam, có 216 tu sĩ: khấn trọn 168, khấn tạm 48, tập sinh 12, dự tập 80. Tổng số tu sĩ trên toàn thế giới: 5.500.
    Điều kiện tuyển chọn:
    - Có lòng yêu mến người nghèo và lòng nhiệt thành thừa sai.
    - Có sức khoẻ ổn định, tâm lý quân bình, đức tin và nhân bản trưởng thành.
    - Có khả năng tiếp nhận sự đào tạo và phục vụ theo tinh thần dòng.
    - Đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đang học đại học, cao đẳng.
    Địa chỉ Nhà Mẹ:
    Via Merulana 31. CP 2458
    Roma I-00100 Italy.
    Đt: 00 390 649 490 600.
    Email: ggcss@redemptor.com.br
    Fax: 0039 064 466 012
    Trụ sở Tỉnh Dòng Việt Nam:
    38 Kỳ Đồng, P.9, Q.3, TP. HCM.
    Đt: 08 8438559 - 9316322.
    Fax: 84 08 8438559.
    Email: dcctsg@hcm.vnn.vn
    Bề trên tổng quyền: Cha W. Joseph Tobin, sinh 3-5-1952, khấn dòng 5-8-1973, lm 1-6-1978.
    Bề trên tỉnh dòng (từ 2005): Lm. Giuse Cao Đình Trị, sinh 27-7-1938, lm 18-12-1965 .
    Danh sách linh mục:
    1. Giuse Phan Thiện Ân, sinh 1933, lm 1958; 4 Tô Hiến Thành, Nha Trang.
    2. Giuse Phạm Văn Bảo, sinh 1953, lm 1994; Tu viện Kỳ Đồng: 38 Kỳ Đồng, Q. 3, TP. HCM.
    3. Giuse Đoàn Văn Bảo, sinh 1966, lm 2004; Xuân Lộc.
    4. Giuse Nguyễn Ngọc Bích, sinh 1952, lm 1990; Tu viện Kỳ Đồng.
    5. G.B. Nguyễn Thanh Bích, sinh 1954, lm 1997; Tu viện Kỳ Đồng.
    6. P.X. Lê Thanh Châu, sinh 1938, lm 1963; NT Tân Hoà, 147 ấp Mỹ Thuận, Tân Hoà Bắc, Vĩnh Long.
    7. Phaolô Nguyễn Văn Châu, sinh 1963, lm 2001, 134/13, Trần Phú, C.3, P.5, Vũng Tàu.
    8. Marcô Bùi Duy Chiến, sinh 1965, lm 2002, Tu viện Kỳ Đồng.
    9. Giuse Chu Đình Chuyển, sinh 1941, lm 1996; Tu viện DCCT Nha Trang, 4 Tô Hiến Thành, Nha Trang.
    10. Phaolô Nguyễn Văn Công, sinh 1969, lm 2004; Nha Trang.
    11. Inhaxiô Bùi Quang Diệm, sinh 1921, lm 1950; Tu viện Kỳ Đồng.
    12. Phêrô Nguyễn Quang Diệp, sinh 1924, lm 1954; Tu viện DCCT Huế, 80 Nguyễn Huệ, TP. Huế.
    13. Rôcô Nguyễn Tự Do, sinh 1928, lm 1956; Tu viện Kỳ Đồng.
    14. Anrê Nguyễn Ngọc Dũng, sinh 1964, lm 2001, Tu viện Kỳ Đồng.
    15. Đa Minh Phan Văn Dũng, sinh 1968, lm 2001, Tu viện Kỳ Đồng.
    16. Phaolô Trần Hữu Dũng, sinh 1954, lm 1994; Tu viện DCCT Huế.
    17. Anrê Nguyễn Ngọc Dũng, sinh 1964, khấn trọn 1992, lm 25-9-2001.
    18. Phêrô Nguyễn Quang Duy, sinh 1944, lm 1975; NT Cái Tắc, Thạnh Hưng, Đồng Tháp.
    19. Giuse Trần Quang Đăng, sinh 1934, lm 1959; Tu viện Kỳ Đồng.
    20. Giuse Phạm Kim Điệp, sinh 1946, lm 1975; NT Cần Thạnh, 183/2 ấp Phong Thạnh, TT Cần Giờ.
    21. G.B. Nguyễn Bình Định, sinh 1969, lm 2004; Nha Trang.
    22. Gioakim Nguyễn Định, sinh 1918, lm 1949; NT Phú Dòng, Định Quán, Đồng Nai.
    23. G.B. Nguyễn Văn Đồng, sinh 1957, lm 2001, NT Cần Thạnh, 183/2 ấp Phong Thạnh, TT Cần Giờ.
    24. Marcô Bùi Quang Đức, sinh 1966, lm 1999; 82/116 Lý Chính Thắng, P.8, Q.3, TP. HCM.
    25. G.B. Nguyễn Minh Đức, sinh 1957, lm 1998; 8, tổ 1, thị xã Bảo Lộc, Lâm Đồng.
    26. P.X. Hoàng Minh Đức, sinh 1965, lm 1999; Tu viện Kỳ Đồng.
    27. Phaolô Bùi Thông Giao, sinh 1937, lm 1965; Tu viện Kỳ Đồng.
    28. P.X. Trần Quang Hân, sinh 1958, lm 1997; Hoa Kỳ.
    29. Micae Trương Văn Hành, sinh 1936, lm 1965; NT Lý Sơn, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi.
    30. Phêrô Nguyễn Hữu Hạnh, sinh 1973, lm 2004; Tu viện Kỳ Đồng.
    31. G.B. Trần Quang Hào, sinh 1948, lm 1994; Hoa Kỳ
    32. Giuse Phạm Minh Hảo, sinh 1961, lm 1996; NT Châu Ổ, Bình Sơn, Quảng Ngãi.
    33. Giacôbê Mai Văn Hiền, sinh 1953, lm 1999; Tu viện Kỳ Đồng.
    34. Giuse Trịnh Ngọc Hiên, sinh 1947, lm 1994; Tu viện Thái Hà, 180/2 Nguyễn Lương Bằng, Q. Đống Đa, Hà Nội.
    35. Giuse Nguyễn Thể Hiện, sinh 1970, lm 2000, Tu viện Kỳ Đồng.
    36. Giuse Phan Đức Hiệp, sinh 1949, lm 1990; Tu viện Kỳ Đồng.
    37. Giuse Trần Văn Hội, sinh 1948, lm 1990; NT Phú Lý, Vĩnh An, Đồng Nai.
    38. Giêrađô Lê Văn Hoà, sinh 1948, lm 1993; 23 C1 Chu Mạnh Trinh, Làng Đại Học, Thủ Đức, TP. HCM.
    39. P.X. Nguyễn Hữu Hoà, sinh 1952, lm 1994; NT Đồng Hoà, Long Hoà, Cần Giờ. TP. HCM.
    40. G.B. Hoàng Thanh Huê, sinh 1936, lm 1968; NT Tin Mừng, Tân Thiện, Hàm Tân, Bình Thuận.
    41. Tôma Trần Quốc Hùng, sinh 1947, lm 1976; NT Hàm Luông, Mỏ Cày, Bến Tre.
    42. G.B. Nguyễn Thành Hưng, sinh 1968, lm 2002, Tu viện DCCT Nha Trang, 4 Tô Hiến Thành, Nha Trang.
    43. Giuse Ngô Văn Kha, sinh 1958, lm 1998; 59 đường 1/5, thị xã Bảo Lộc, Lâm Đồng.
    44. Luca Nguyễn Hữu Khanh, sinh 1965, lm 2001, Tu viện Kỳ Đồng.
    45. Giuse Lê Chiếu Khắp, sinh 1946, lm 1997; Tu viện Kỳ Đồng.
    46. Phêrô Đinh Ngọc Lâm, sinh 1961, lm 1996; Tu viện Kỳ Đồng.
    47. G.B. Hồ Quang Lâm, sinh 1970, lm 2004; Buôn Ma Thuột.
    48. Tôma Phạm Huy Lãm, sinh 1933, lm 1960; Tu viện Kỳ Đồng.
    49. Phêrô Nguyễn Thanh Liêm, sinh 1945, lm 1975; NT Thanh Sơn, Mỏ Cày, Bến Tre.
    50. Giuse Nguyễn Văn Lộc, sinh 1943, lm 1972; 146/16 Võ Thị Sáu, P.13, Q.3, TP. HCM.
    51. Tôma Phạm Phú Lộc, sinh 1970, lm 2002, NT Cần Thạnh, TT Cần Giờ, TP. HCM.
    52. Giuse Nguyễn Hưng Lợi, sinh 1946, lm 1975; NT Phú Sơn, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng.
    53. Giuse Nguyễn Bá Long, sinh 1958, lm 1997; Tu viện Kỳ Đồng.
    54. Giuse Ngô Tấn Lực, sinh 1948, lm 2001, Tu viện Kỳ Đôàng.
    55. Gioakim Nguyễn Đức Mầng, sinh 1950, lm 1993; tổ 17, khu 2, 63, đường 1/5, Bảo Lộc, Lâm Đồng.
    56. Gioakim Nguyễn Quang Minh, sinh 1960, lm 1999; NT Phú Sơn, H. Lâm Hà, Lâm Đồng.
    57. Antôn Phạm Văn Nam, sinh 1925, lm 1955; DCCT Nha Trang, 4 Tô Hiến Thành, Nha Trang.
    58. Lêô Lê Trung Nghĩa, sinh 1927, lm 1954; Tu viện Kỳ Đồng.
    59. G.B. Nguyễn Văn Phán, sinh 1936, lm 1963; 149 Trần Hưng Đạo, TT Ayunpa, Gia Lai.
    60. Giuse Huỳnh Lê Pháp, sinh 1970, lm 2004, Nha Trang.
    61. Giuse Ngô Văn Phiên, sinh 1950, lm 1994; Tu viện Kỳ Đồng.
    62. Giuse Hoàng Phúc, sinh 1955, lm 1995, Tu viện Kỳ Đồng.
    63. Antôn Trần Thế Phiệt, sinh 1947, lm 1975; NT Tùng Lâm, P.7, Đà Lạt.
    64. G.B. Lê Đình Phương, sinh 1963, lm 1997; Tu viện Kỳ Đồng.
    65. G.B. Nguyễn Minh Phương, sinh 1967, lm 2004; Xuân Lộc.
    66. Giuse Lê Viết Phục, sinh 1928, lm 1955; 80 Nguyễn Huệ, TP. Huế.
    67. Matthêu Vũ Khởi Phụng, sinh 1940, lm 1970; Tu viện Kỳ Đồng.
    68. Micae Nguyễn Hữu Phú, sinh 1929, lm 1956; 970D XVNT, P.28, Q. BT, TP. HCM.
    69. Gioakim Hà Ngọc Phú, sinh 1973, lm 2004; Tu viện Kỳ Đồng.
    70. Giuse Phạm Thanh Quang, sinh 1926, lm 1958; Tu viện Kỳ Đồng.
    71. Phaolô Trần Văn Quang, sinh 1945, lm 1976; Tu viện Kỳ Đồng.
    72. Giuse Trần Minh Quang, sinh 1958, lm 1996; NT. Phú Dòng, Định Quán, Đồng Nai.
    73. Phêrô Phạm Thanh Quốc, sinh 1927, lm 1960; Tu viện Kỳ Đồng.
    74. G.B. Nguyễn Minh Sang, sinh 1943, lm 1975; NT Cái Tàu Hạ, TT Cái Tàu Hạ, Đồng Tháp.
    75. Giuse Phạm Cao Thanh Sơn, sinh 1965, lm 2001, Tu viện Kỳ Đồng.
    76. Phêrô Nguyễn Thành Tâm, sinh 1940, lm 1970; Tu viện Kỳ Đồng.
    77. Gioakim Hồ Quang Tâm, sinh 1950, lm 1994; 80 Nguyễn Huệ, TP. Huế.
    78. Giuse Hồ Đắc Tâm, sinh 1961, lm 2000; DCCT Nha Trang, 4 Tô Hiến Thành, Nha Trang.
    79. Phaolô Nguyễn Văn Tâm, sinh 1971, lm 2004; Vinh.
    80. Antôn Vương Đình Tài, sinh 1930, lm 1959; NT Thánh Tâm, 2 Quang Trung, Pleiku.
    81. Phêrô Phạm Đức Thanh, sinh 1962, lm 2000; Tu viện Kỳ Đồng.
    82. Giuse Trần Hữu Thanh, sinh 1915, lm 1942; NT Trần Nội, Hải Dương, Hải Hưng.
    83. Antôn Lê Ngọc Thanh, sinh 1969, lm 2005; TV Kỳ Đồng.
    84. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, sinh 1955, lm 1990; Tu viện DCCT Mai Thôn, 970D, XVNT, P.28, Bình Thạnh, TP. HCM.
    85. Giuse Trần Ngọc Thao, sinh 1935, lm 1959; Tu viện Kỳ Đồng.
    86. Phaolô Nguyễn Đình Thi, sinh 1972, lm 2004; Buôn Ma Thuột.
    87. Phêrô Hoàng Văn Thiện, sinh 1931, lm 1957; 46/2bis Trần Xuân Soạn, ấp 5c, Nhà Bè, TP. HCM.
    88. G.B. Nguyễn Thế Thiệp, sinh 1936, lm 1964; NT Châu Ổ, Bình Sơn, Quảng Ngãi.
    89. Bart. Nguyễn Đức Thịnh, sinh 1959, lm 2001; Kontum.
    90. Đa Minh Nguyễn Đức Thông, sinh 1957, lm 1993; Tu viện Kỳ Đồng.
    91. Phaolô Nguyễn Thọ, sinh 1933, lm 1962; NT Châu Ổ, Bình Sơn, Quảng Ngãi.
    92. Gioan Nguyễn Xuân Thu, NT Tùng Lâm, P.4, Đà Lạt.
    93. Đa Minh Đỗ Văn Thừa, sinh 1918, lm 1949; Tu viện Kỳ Đồng.
    94. Alp. Phạm Gia Thuỵ, sinh 1934, lm 1962; Tu viện Kỳ Đồng.
    95. Stanislas Lê Vĩnh Thuỷ, sinh 1944, lm 1976, Tu viện DCCT Mai Thôn, 970D, XVNT, P.28, Bình Thạnh, TP. HCM.
    96. Phaolô Đinh Khắc Tiệu, sinh 1926, lm 1956; Tu viện Kỳ Đồng.
    97. Stêphanô Nguyễn Tín, sinh 1920, lm 1949; Tu viện Kỳ Đồng.
    98. Giuse Trần Sỹ Tín, sinh 1941, lm 1972; Nhơn Hoà, Chư Sê, Gia Lai.
    99. Antôn Phạm Văn Tịnh, sinh 1962, lm 1999; Tu viện Kỳ Đồng.
    100. Anrê Đinh Duy Toàn, sinh 1950, lm 1995; NT Phù Mỹ, TT Phù Mỹ, Bình Định.
    101. Giuse Cao Đình Trị, sinh 1938, lm 1960; Tu viện Kỳ Đồng.
    102. Phêrô Đỗ Minh Trí, sinh 1961, lm 2002, NT Hữu Phước, Suối Nghệ, Châu Thành, Bà Rịa -Vũng Tàu.
    103. G.B. Lê Minh Trí, sinh 1974, lm 2005; TV Kỳ Đồng.
    104. Đa Minh Nguyễn Hữu Trung, sinh 1954, lm 1997; 3/4 ấp Long Toàn, Bà Rịa-Vũng Tàu.
    105. Antôn Nguyễn Văn Trung, sinh 1926, lm 1958; ấp 1, xã Bình Đức, Bến Lức, Long An.
    106. Giuse Lê Quang Tuấn, sinh 1963, lm 2001, Tu viện Kỳ Đồng.
    107. Antôn Nguyễn Trần Tuấn, sinh 1966, lm 2002; 970D XVNT, P.28, Q. BT, TP. HCM.
    108. Hilariô Nguyễn Gia Tước, sinh 1936, lm 1964; 292/11 Bà Hạt, P.9, Q.10, TP. HCM.
    109. Antôn Trần Ứng Tường, sinh 1941, lm 1974; Tu viện Kỳ Đồng.
    110. Giuse Lê Quang Uy, sinh 1959, lm 1998; Tu viện Kỳ Đồng.
    111. Micae Ngô Đình Vãn, sinh 1952, lm 2000, 80 Nguyễn Huệ, TP. Huế.
    112. Giuse Nguyễn Quốc Việt, sinh 1969, Tu viện Kỳ Đôàng.
    113. Giuse Lưu Quang Bảo Vinh, sinh 1972, lm 2001, Tu viện Kỳ Đồng.
    114. Giuse Nguyễn Trường Xuân, sinh 1953, lm 1995; Tu viện Kỳ Đồng.

  4. #4
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    DÒNG ĐA MINH (O.P.: ORDO PRAEDICATORUM - ORDER OF PREACHERS)

    Lược sử: Dòng Đa Minh, danh xưng chính thức là dòng Anh Em Thuyết Giáo, do Thánh Đa Minh sáng lập năm 1216 tại Toulouse, Pháp. Dòng được Đức Giáo hoàng Honorius III châu phê ngày 21-1-1217, và được uỷ nhiệm trách vụ truyền giảng Lời Chúa, cung cấp cho các giám mục một đội ngũ các nhà giảng thuyết được đào tạo cẩn thận để hỗ trợ các ngài trong trách vụ lớn lao ấy. Dòng có trụ sở tại Roma. Bề trên tổng quyền của dòng hiện nay là lm. Timothy Radcliffe. Dòng có mặt tại 88 quốc gia trên thế giới với tổng số linh mục, tu sĩ khoảng 6.600 người.

    Dòng Đa Minh đến Việt Nam từ thế kỷ XVI (1550). Từ năm 1756, dòng phụ trách miền truyền giáo Đa Minh, nay là 5 giáo phận: Hải Phòng, Bùi Chu, Bắc Ninh, Thái Bình và Lạng Sơn. Dòng đã có nhiều tu sĩ lấy máu đào tuyên xưng đức tin của mình. Trong số 117 Thánh Việt Nam, dòng Đa Minh có 38 vị, gồm 6 giám mục, 16 linh mục (11 người Việt Nam), 16 dòng Ba (3 linh mục, 6 thầy giảng, 7 giáo dân). Dòng đã đóng góp cho Giáo hội Việt Nam 2 giám mục: Đức cha Đa Minh Hoàng Văn Đoàn (giáo phận Bắc Ninh, Quy Nhơn) và Đức cha Giuse Trương Cao Đại (giáo phận Hải Phòng).

    Năm 1967, tỉnh dòng Việt Nam được thành lập với tên gọi là Tỉnh Dòng Nữ Vương Các Thánh Việt Nam.
    Bổn mạng: Lễ kính Thánh Tổ phụ, 8-8.

    Châm ngôn: “Chiêm niệm và truyền thông chân lý” (Contemplata aliis tradere).

    Tôn chỉ: Những yếu tố căn bản của đời tu Đa Minh là: sống cộng đoàn, tuân giữ các lời khuyên Phúc Âm, cử hành phụng vụ công cộng, chuyên cần học hỏi chân lý và thi hành tác vụ tông đồ.

    Hoạt động chính: giảng dạy tại các chủng viện, học viện, giảng thuyết lưu động, điều hành giáo xứ.

    Cơ sở: Tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam hiện có:
    4 tu viện:
    - Tu viện Thánh Alberto cả (tu viện Ba Chuông): 190 Lê Văn Sỹ, Q. PN, TP. HCM, ĐT: (08) 8448206.
    - Tu viện Mân Côi: 90 Nguyễn Thái Sơn, Q. Gò Vấp, TP. HCM, ĐT: (08) 8940477.
    - Tu viện Mai Khôi: 44 Tú Xương, P.7, Q.3, TP. HCM. ĐT: (08) 9320360; (08) 9325738.
    - Tu viện Thánh Martin: 1/4 KP. 10, Tân Biên, Biên Hoà, Đồng Nai. ĐT: (061) 881318; 885673.
    2 tu xá:
    - Tu xá Đa Minh: 16 Hà Huy Tập, Đà Lạt, Lâm Đồng, ĐT: (063) 832806.
    - Tu xá Thánh Vinh Sơn Liêm: 116 P.Tam Phú, Thủ Đức, TP. HCM. ĐT: (08) 8961731.
    10 giáo xứ:
    - 5 ở TP. HCM, 3 ở Xuân Lộc, 1 ở Đà Lạt và 1 ở Phú Cường.
    Nhân sự: khấn trọng 55, khấn tạm 75, tập sinh 21, dự tu 60.
    Địa chỉ trụ sở Tỉnh Dòng:
    43 Nguyễn Thông, P.7,Q.3, Tp.HCM.
    Điện thoại: (08) 9321881
    Bề trên giám tỉnh đương nhiệm: Lm. Giuse Nguyễn Cao Luật, sinh 1951, lm. 1991.
    Danh sách linh mục (theo năm lm)
    1. Đa Minh Hoàng Bình Thuận, sinh 1914, lm 1934; Tu viện Thánh Martin.
    2. Giêrônimô Phạm Quang Tự, sinh 1917, lm 1944; Tu viện Thánh Martin.
    3. Giuse Bùi Hiền Triết, sinh 1918, lm 1948; Tu viện Thánh Martin.
    4. G.B. Nguyễn Văn Sâm, sinh 1920, lm 1948; Đt: 061 882804.
    5. Phêrô Nguyễn Quang Hiến, sinh 1919, lm 1948; Đt: 08 8916729.
    6. Gioakim Nguyễn Văn Liêm, sinh 1923, lm 1948; Tu viện Ba Chuông.
    7. Antôn Nguyễn Đức Hiếu, sinh 1923, lm 1952; Nt Tân Hiệp, Long Thành, Đồng Nai. Đt: 061 841572.
    8. Giuse Hoàng Kim Thao, sinh 1922, lm 1953; Nt Lạc Lâm, Đơn Dương, Lâm Đồng. Đt: 063 847213.
    9. Vinh Sơn Bùi Đức Sinh, sinh 1926, lm 1953; Tu viện Ba Chuông.
    10. Inhaxiô Nguyễn Ngọc Rao, sinh 1931, lm 1958; Tu viện Ba Chuông.
    11. Đa Minh Nguyễn Văn Hộ, sinh 1932, lm 1961; Tu viện Thánh Martin.
    12. Stanislaus Hoàng Đắc Ánh, sinh 1928, lm 1961; Tu viện Mai Khôi.
    13. Anrê Đỗ Xuân Quế, sinh 1930, lm 1961; Tu viện Mai Khôi.
    14. Giuse Đinh Châu Trân, sinh 1932, lm 1963, Tu viện Mai Khôi.
    15. Tôma Thiện Trần Minh Cẩm, sinh 1933, lm 1964; Tu viện Mai Khôi.
    16. Giuse Nguyễn Đức Hoà, sinh 1938, lm 1968; Tu viện Ba Chuông.
    17. Tôma Trần Ngọc Tuý, sinh 1939, lm 1969; Tu viện Thánh Martin.
    18. Đa Minh Nguyễn Văn Thái, sinh 1944, lm 1972; Tu xá Thánh Đa Minh.
    19. Giuse Nguyễn Văn Luật, sinh 1945, lm 1972; Gx. Hoà Bình, Gò Vấp, TP. HCM. Đt: 08 8955730.
    20. Raphael Nguyễn Văn Chúc, sinh 1945, lm 1972; Tu viện Thánh Martin.
    21. Phêrô Trần Văn Huấn, sinh 1946, lm 1972; Nt Cao Xá, Châu Thành, Tây Ninh. Đt: 066 878188.
    22. G.B. Nguyễn Đăng Trực, sinh 1947, lm 1973; Tu viện Mân Côi.
    23. Gioakim Nguyễn Đức Văn, sinh 1920, lm 1974; Tu viện Thánh Martin.
    24. Đa Minh Đinh Viết Tiên, sinh 1948, lm 1974; Gx. Ngọc Đồng, Tân Biên, Biên Hoà. Đt: 061 981226.
    25. P.X. Nguyễn Đức Đạt, sinh 1949, lm 1975; Gx. Thánh Tâm, Hố Nai. Đt: 061 881354.
    26. Luy Nguyễn Văn Hạnh, sinh 1949, lm 1975; Tu xá Thánh Vinh Sơn Liêm.
    27. Đa Minh Lê Thanh Liêm, sinh 1949, lm 1975; Tu viện Thánh Martin.
    28. Giacôbê Phạm Văn Phượng, sinh 1949, lm 1975; Tu viện Ba Chuông.
    29. Giuse Đỗ Ngọc Bảo, sinh 1950, lm 1975; Tu xá Thánh Vinh Sơn Liêm.
    30. Giuse Bùi Văn Viễn, sinh 1950, lm 1975; Nt Ngọc Đồng, Tân Biên, Biên Hoà. Đt: 061 981226.
    31. Giuse Lưu Công Chỉnh, sinh 1951, lm 1978; Tu viện Ba Chuông.
    32. Đa Minh Phạm Ngọc Điển, sinh 1948, lm 1988; Tu viện Thánh Martin.
    33. G.B. Phạm Văn Mão, sinh 1952, lm. 1990; Tu viện Mai Khôi.
    34. Antôn Trần Thanh Long, sinh 1954, lm. 1990; Tu viện Mai Khôi.
    35. Giuse Nguyễn Cao Luật, sinh 1951, lm 1991; Tu viện Ba Chuông.
    36. Giuse Phạm Quang Sáng, sinh 1953, lm 1991; Tu viện Mân Côi.
    37. Giuse Phạm Hưng Thịnh, sinh 1951, lm 1993; Tu viện Ba Chuông.
    38. Giuse Đinh Văn Vũ, sinh 1949, lm 1993; Tu viện Mai Khôi.
    39. Giuse Đặng Chí San, sinh 1952, lm 1993; Tu xá Thánh Vinh Sơn Liêm.
    40. Phêrô Nguyễn Bá Ân, sinh 1952, lm 1993; Tu viện Mân Côi.
    41. Giuse Nguyễn Trọng Viễn, sinh 1955, lm 1994; Tu viện Mân Côi.
    42. Giuse Đỗ Văn Chung, sinh 1955, lm 1995; Tu xá Thánh Vinh Sơn Liêm.
    43. Đa Minh Nguyễn Đức Bình, sinh 1957, lm 1995; Tu viện Mân Côi.
    44. Antôn Phan Tự Cường, sinh 1950, lm 1995; Tu viện Thánh Martin.
    45. Đa Minh Nguyễn Ngọc An, sinh 1954, lm 1995; Gx. Tân Hiệp, Long Khánh, Đồng Nai. Đt: 061 841572.
    46. Đa Minh Nguyễn Thế Hiệt, sinh 1958, lm 1995; Tu viện Thánh Martin.
    47. P.X. Đào Trung Hiệu, sinh 1956, lm 1997; Gx. Minh Đức, Thủ Đức. TP. HCM. Đt: 08 8965152.
    48. Giuse Nguyễn Tất Trung, sinh 1955, lm 1997; Tu viện Mân Côi.
    49. Micae Nguyễn Văn Bắc, sinh 1956, lm 1998; Gx. Lạc Lâm, Đơn Dương, Lâm Đồng. Đt: 063 847213.
    50. Giuse Lưu Ngọc Báu, sinh 1958, lm 1999; Tu xá Thánh Vinh Sơn Liêm.
    51. Giuse Đặng Văn Tình, sinh 1962, lm 2000; Gx. Cao Xá, Tây Ninh, Đt: 066 878049
    52. Anphongsô Vũ Đức Trung, sinh 1961, lm 2001; Tu viện Mân Côi.
    53. G.B. Trần Quang Hiển, sinh 1964, lm 2001, Tu viện Mân Côi.
    54. Giuse Nguyễn Đức Trung, sinh 1954, lm 2001, Tu viện Mai Khôi.
    55. Phêrô Nguyễn Thế, sinh 1963, lm 2001, Tu viện Thánh Martin.
    56. Vinh Sơn Phạm Đình Chiến, sinh 1972, lm 2001, Tu viện Mai Khôi.
    57. Anbertô Nguyễn Lộc Thọ, sinh 1963, lm 2002, Tu viện Mai Khôi.
    58. Phêrô Lâm Phước Hùng, sinh 1967, lm 2002, Tu viện Mân Côi.

  5. #5
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    DÒNG LA SAN (F.S.C.: FRATRES SCHOLARUM CHRISTIANARUM - BROTHERS OF THE CHRISTIAN SCHOOLS)

    Lược sử:
    Dòng Anh Em Trường Kitô quen gọi là dòng Sư Huynh La San, được thành lập tại Reims (Pháp) vào năm 1680, do linh mục người Pháp tên là Jean Baptiste De La Salle.
    Dòng đã tới Việt Nam từ năm 1866. Sau ít năm vắng mặt do chính sách chống các dòng tu của Đệ Tam Cộng hoà Pháp, dòng đã trở lại Sài Gòn năm 1890 và đã lãnh nhận trường Taberd, do cha Kerlan (MEP) lập ra. Từ đó, dòng đã phát triển và mở trường ở khắp Việt Nam cũng như ở Cambodia và Thái Lan.
    Bổn mạng: Đấng sáng lập là cha Gioan La San, được tuyên thánh ngày 24-5-1900 và đã được tôn làm bổn mạng các nhà giáo dục Kitô ngày 15-5-1950. Lễ mừng mỗi năm ngày 15-5 trở thành Ngày Truyền thống La San ở Việt Nam. Lịch Phụng vụ của Giáo Hội kính ngày 7-4 hằng năm.
    Châm ngôn: “SIGNUM FIDEI”: Dấu Chỉ Đức Tin.
    Người tu sĩ La San để cho đức tin soi dẫn đời mình. Do đó, tinh thần của dòng là Tinh Thần Đức Tin. Trong đức tin, người tu sĩ La San chiêm ngưỡng ý định của Thiên Chúa muốn cứu rỗi các trẻ em, các thanh thiếu niên, đặc biệt những trẻ nghèo hoặc bị bỏ quên. Tinh thần đức tin nơi các sư huynh được triển nở thành Lòng Nhiệt Thành, cố gắng thực hiện ý định đó cùng với những ai được mời gọi theo cùng một sứ vụ.
    Hoạt động: Hướng hoạt động chủ yếu của dòng thuộc phạm vi giáo dục nhân bản và Kitô, đặc biệt bằng trường học là phương tiện ưu chọn.
    Trước 1975, tại miền Nam Việt Nam, anh em La San hoạt động trong các trường mang tên chung là trường La San, cùng những sinh hoạt bên ngoài học đường như các phong trào thiếu nhi, thanh thiếu niên: Hùng Tâm Dũng Chí, Hiệp Sĩ Chúa Hài Đồng, Thanh Sinh Công, hội Thánh Mẫu, hội Bác Ái Vinh Sơn...
    Sau tháng 4-1975, tất cả các trường La San (23 trường lớn nhỏ, từ tiểu học tới đại học) được Nhà nước quản lý. Một vài Sư Huynh tiếp tục dạy trong các trường công lập cấp 3 và đại học, một số là giáo sư các Học viện Thần học, một số giảng dạy tại các trung tâm tin học, dạy nghề (sửa xe gắn máy, mộc) và thường xuyên tham gia huấn luyện giáo lý viên, linh hoạt viên tại các họ đạo...
    Nhân sự: Số tu sĩ của tỉnh dòng La San Việt Nam hiện nay là 84, gồm 65 sư huynh khấn trọn và 19 khấn tạm, Tại TP. HCM, có 54 Sư Huynh (gồm 6 cộng đoàn). Còn lại rải rác vài cộng đoàn khác tại Đồng Nai, Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Huế...
    Điều kiện tuyển chọn: Muốn gia nhập dòng, phải học hết trung học, và được các linh mục hoặc tu sĩ giới thiệu.
    Bước đầu là nhập nhóm dự tu có thể có tại mỗi cộng đoàn La San. Tại đây, các em tìm hiểu ơn gọi, lo bồi bổ giáo dục nhân bản Kitô giáo, và nếu có khả năng, cố gắng lấy các bằng cấp cần thiết (sư phạm) cho việc dạy học sau này. Thời gian có thể kéo dài 3, 4 năm. Bước hai là được vào thỉnh viện và sống tại đây 1 năm hoặc hơn tuỳ trường hợp. Đây là thời gian củng cố việc giáo dục theo tinh thần Kitô giáo và ơn gọi La San. Bước ba là 1 năm tập viện, tập trung vào việc đặt nền móng cho đời thánh hiến La San.
    Cuối tập viện, nếu mọi sự trôi chảy thì được phép khấn lần đầu và được gửi lên học viện. Trong thời gian 3-4 năm học tại học viện, người tu sĩ trẻ tiếp tục đào sâu đời thánh hiến, củng cố việc huấn luyện thiêng liêng, thần học, sư phạm và tông đồ, trước khi được gửi đến các cộng đoàn.
    Địa chỉ Nhà Trung ương:
    Via Aurelia, 476 - C.P.9099 (Aurelio) 00165 Rome - Italy.
    Văn phòng tỉnh dòng:
    53B Nguyễn Du - P. B.Nghé, Q.1, TP. HCM. Đt: 08 8299134.
    Fax: 84 08 8299134.
    Email: delasalle@hcm.vnn.vn
    Bề trên đương nhiệm tại Việt Nam: Sư huynh Giám tỉnh Grégoire Nguyễn Văn Tân, sinh 1945, khấn dòng 1966.

  6. #6
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    DÒNG PHANXICÔ (OFM: ORDO FRATRUM MINORUM - ORDER OF FRIARS MINOR)

    Lược sử: Dòng Phanxicô danh xưng chính thức là dòng Anh Em Hèn Mọn hay còn gọi là dòng Anh Em Phan Sinh do Thánh Phanxicô Assisi (1181-1226) khởi xướng khoảng năm 1209 tại thành phố Assisi, nước Ý. Lý tưởng sống của Thánh Phanxicô là noi gương Đức Giêsu: sống khó nghèo, khiêm hạ, yêu thương phục vụ mọi người, đặc biệt những người nghèo khổ, yêu quý thiên nhiên.
    Dòng Phan Sinh Việt Nam được các cha Phan Sinh người Pháp, thuộc tỉnh dòng Thánh Phêrô (cũng gọi tỉnh dòng Paris), đến thành lập năm 1929. Người đứng đầu trong các vị lập dòng tiên khởi ở Việt Nam là cha già Maurice Bertin (1870-1968). Năm 1931, cha Maurice Bertin đã xây dựng tu viện Phan Sinh đầu tiên tại Vinh, miền Trung Việt Nam. Năm 1954, sau hiệp định Genève, dòng Phan Sinh tiếp tục hiện diện ở miền Nam cho đến nay. Năm 1969, dòng Phan Sinh Việt Nam trở thành hạt dòng độc lập, không còn là một chi tỉnh, phụ thuộc tỉnh dòng Paris như trước kia.

    Năm 1984, hạt dòng Phan Sinh Việt Nam được nâng lên thành tỉnh dòng.
    Đại gia đình Phan Sinh gồm có:
    - Dòng Nhất: dành cho nam tu sĩ, gọi là dòng Anh Em Hèn Mọn.
    - Dòng Nhì: dành cho nữ chiêm niệm, gọi là dòng Chị Em Thanh Bần (dòng Clara).
    - Dòng Ba: gồm các tu sĩ dòng ba Tại Viện và anh chị em dòng ba Phan Sinh Tại Thế. Ở Việt Nam, hiện có dòng nữ Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ và nhiều huynh đoàn Phan Sinh Tại Thế.

    Bổn mạng: lễ Thánh Phanxicô Assisi, 4-10.

    Hoạt động: Tham gia phục vụ Giáo Hội và xã hội trong mọi lĩnh vực: mục vụ giáo xứ, tông đồ xã hội, giáo dục, chăm lo người phung, các bệnh nhân, đồng bào dân tộc và ưu tiên chọn lựa người nghèo.

    Số cộng đoàn và nhân sự: Hiện nay, tỉnh dòng Phan Sinh Việt Nam có tất cả 17 cộng đoàn lớn, nhỏ tập trung tại các vùng Nha Trang, Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, An Giang.. với tổng số 172 tu sĩ: khấn trọn 103 (trong đó có 64 linh mục), khấn tạm 55, tập sinh 12, hiến sĩ 2.

    Điều kiện tuyển chọn:
    - Tốt nghiệp phổ thông trung học, tuổi từ 18 đến 21, sức khoẻ bình thường, tâm sinh lý ổn định, ước muốn sống ơn gọi Phan Sinh theo lý tưởng khó nghèo, khiêm hạ, phục vụ tha nhân.

    Trụ sở chính:
    Tu viện Phanxicô Đa Kao,
    số 3 Mai Thị Lựu, phường Đa Kao,
    Q. 1, TP. HCM. Đt: 08 8222294.
    Fax: 84 08 8228087
    Email: phi_kv@yahoo.com
    tutin@hcmc.netnam.vn

    Bề trên giám tỉnh đương nhiệm: Tu sĩ Phi Khanh Vương Đình Khởi, sinh 1939, khấn trọn 1965, lm. 1969.

    Danh sách linh mục dòng:

    Cộng đoàn Đakao: 3 Mai Thị Lựu, P. Đakao, Q.1, TP. HCM.
    1. Phi Khanh Vương Đình Khởi, sinh 1939, lm 1969.
    2. Phanxicô Xaviê Vũ Phan Long, sinh 1951, lm 1977.
    3. Anphong Nguyễn Công Minh, sinh 1951, lm 1992.
    4. Augustin Nguyễn Trinh Phượng, sinh 1915, lm 1949.
    5. Gioan Maria Trần Văn Phán, sinh 1919, lm 1949.
    6. Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, sinh 1936, lm 1966.
    7. Savio Nguyễn Chí Chức, sinh 1937, lm 1967.
    8. Irênê Nguyễn Thanh Minh, sinh 1945, lm 1971.
    9. Camilô Trần Văn Phúc, sinh 1945, lm 1971.
    10. Giuse Nguyễn Xuân Thảo, sinh 1947, lm 1975.
    11. Phêrô Tự Nguyễn Tín, sinh 1948, lm 1975.
    12. Đa Minh Nguyễn Ngọc Hiếu, sinh 1949, lm 1990.
    13. Giuse Phạm Văn Bình, sinh 1957, lm 1996.
    14. Ignatiô Nguyễn Duy Lãm, sinh 1957, lm 1997.
    15. Giuse Nguyễn Tiến Dũng, sinh 1959, lm 1999.
    Cộng đoàn Thủ Đức: 2/27 ấp Phong Phú, Tăng Nhơn Phú B, Q.9, TP. HCM. Đt: 8960017
    1. Bosco Nguyễn Văn Đình, sinh 1937, lm 1967.
    2. Ignatiô Ngô Đình Phán, sinh 1935, lm 1971.
    3. Maria Antôn Trần Phổ, sinh 1918, lm 1957.
    4. Daniel Nguyễn Thăng Cao, sinh 1927, lm 1957.
    5. André Trần Hữu Phương, sinh 1936, lm 1964.
    6. Guy-Marie Nguyễn Hồng Giáo, sinh 1937, lm 1968.
    7. Phaolô Nguyễn Đình Vịnh, sinh 1952, lm 1992.
    8. Phêrô Nguyễn Văn Khoan, sinh 1951, lm 1994.
    9.Phêrô Khoa Ngô Công Tân, sinh 1948, lm 1990.
    10. Anselmô Nguyễn Hải Minh, sinh 1965, lm 2002.
    Cộng đoàn Cầu Ông Lãnh: 18 Phan Văn Trường, Q.1, TP. HCM. Đt: 8299810.
    1. Clêmentê Trần Thế Minh, sinh 1928, lm 1957.
    2. Biển Đức Trần Minh Phương, sinh 1918, lm 1948.
    3. Giacôbê Huỳnh Liên Ban, sinh 1941, lm1971.
    4. Luy Nguyễn Kim Hoàng, sinh 1957, lm 2000.
    Cộng đoàn Xuân Sơn: huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đt: 064 881251
    1. Giuse Nguyễn Văn Huân, sinh 1955, lm 1992.
    2. G.B. Nguyễn Gia Thịnh, sinh 1946, lm 1973.
    3. Antôn Vũ Hữu Lệ, sinh 1959, lm 2000.
    Cộng đoàn Bình Giả: xã Bình Giả, huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu. ĐT: 064 882846
    1. Phêrô Đậu Văn Minh, sinh 1950, lm 1977.
    2. Giuse Chu Quang Vượng, sinh 1961, lm 2001.
    Cộng đoàn Xuyên Mộc: ấp Nhân Đức, Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đt: 064 875008
    1. Giuse Lê Thanh, sinh 1946, lm 1974.
    2. Antôn Phan Vũ, sinh 1963, lm 2001.
    Điểm Hoà Hội: xã Hoà Hội, Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu. Đt: 064 875008.
    1. Giuse Trần Trung Phụng, sinh 1957, lm 2001.
    Cộng đoàn Sông Bé: xã Trừ Văn Thố, huyện Bến Cát, Bình Dương. Đt: 0650 552117.
    1. Giuse Đinh Quốc Trụ, sinh 1962, lm 2001.
    Cộng đoàn Cù Lao Giêng: xã Tấn Mỹ, Chợ Mới, An Giang. ĐT: 076 880009
    1. Antôn Nguyễn Văn Chúc, sinh 1947, lm 1975.
    2. Bonaventura Trần Văn Mân, sinh 1916, lm 1945.
    3. Gioan Hoàng Gia Bình, sinh 1945, lm 1977.
    Điểm Cồn Én: xã Tấn Mỹ, Chợ Mới, An Giang. Đt: 067 833733.
    1. Nicôla Vũ Ngọc Hải, sinh 1953, lm 1992.
    Cộng đoàn Du Sinh: 16 Huyền Trân Công Chúa, Đà Lạt. Đt: 063 823664.
    1. Gioan TC Nguyễn Phước, sinh 1953, lm 1990.
    2. Phaolô Nguyễn Văn Hồ, sinh 1925, lm 1953.
    3. Phaolô Đinh Huỳnh Hoa, sinh 1948, lm 1977.
    4. Antôn Nguyễn Ngọc Kính, sinh 1956, lm 1995.
    Cộng đoàn Vĩnh Phước: NT Antôn, Vĩnh Phước, Nha Trang. Đt: 058 831112.
    1. Giuse Nguyễn Xuân Quý, sinh 1945, lm 1971.
    2. Giuse Đặng Minh Tuấn, sinh 1958, lm 1996.
    3. Đa Minh Ngô Đức Thiện, sinh 1960, lm 2001.
    Cộng đoàn Đất Sét: xã Diên Xuân, Diên Khánh, Khánh Hoà. Đt: 058 767314.
    1. Gioakim Nguyễn Văn Có, sinh 1944, lm 1975.
    2. Phanxicô Xaviê Lê Khắc Lâm, sinh 1965, lm 2001.
    Cộng đoàn Đồng Dài: Diên Lâm, Diên Khánh, Khánh Hoà. Đt: 058 785005.
    1. Giuse Cupertinô Nguyễn Đình Ngọc, sinh 1946, lm 1974.
    2. G.B. Nguyễn Kỳ, sinh 1952, lm 1995.
    Cộng đoàn Cư Thịnh: Suối Hiệp, Diên Khánh, Khánh Hoà. Đt: 058 745289 - 740091.
    1. Carôlô Phan Châu Lý, sinh 1942, lm 1970.
    2. Phêrô Nguyễn Quế, sinh 15-6-1957, lm 9-5-1996.
    Điểm Ngọc Thanh: 230 đường 2/4 Vĩnh Phước, Nha Trang. Đt: 058 822549
    1. Phêrô Bapt. Đỗ Long Bộ, sinh 1921, lm 1950.
    2. Matthêô Nguyễn vinh Phúc, sinh 1935, lm 1965.
    Điểm Thanh Hải: 42 Củ Chi, Vĩnh Hải, Nha Trang. Đt: 058 832949
    1. Đamianô Đoàn Văn Lữ, sinh 1943, lm 1967.
    2. Norbertô Nguyễn Văn Khanh, sinh 1941, lm 1970.
    3. Alexis Trần Đức Hải, sinh 1948, lm 1975.
    Roma
    1. Ambrôxiô Nguyễn Văn Sĩ, sinh 1943, lm 1973.

  7. Thành viên đã cảm ơn tom vì bài viết này:

    theresa Nguyen (25-01-2012)

  8. #7
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    DÒNG SALESIEN DON BOSCO (S.D.B.: SOCIETAS SALESIANA SANCTI JOANNES DON BOSCO - SALESIANS OF ST. JOHN BOSCO)

    Lược sử: Linh mục trẻ Gioan Bosco khởi sự hoạt động nguyện xá phục vụ các thanh thiếu niên nghèo từ ngày 8-12-1841. Lễ Phục Sinh năm 1846, cơ sở chính thức được thiết lập tại khu Vadocco, ngoại ô thành phố Torino (Bắc Ý). Ngày 8-12-1859, Don Bosco, cùng với 17 cộng sự viên của ngài (1 linh mục, 15 tư giáo và 1 học sinh), thành lập hội dòng Thánh François de Sales, với mục đích giáo dục giới trẻ nghèo.
    Ngày 23-7-1864, Toà Thánh ban Sắc lệnh Decretum Laudis phê chuẩn hội dòng. Hiến luật của dòng được Toà Thánh châu phê ngày 3-4-1874.
    Bổn mạng: Hội dòng chọn Thánh François de Sales làm bổn mạng. Cảm hứng từ lòng nhân hậu và nhiệt thành tông đồ của vị thánh này, Don Bosco đã đặt tên cho các tu sĩ của ngài là Salesien, và vạch ra cho họ một chương trình sống theo phương châm trên. Lễ thánh bổn mạng mừng ngày 24-1 và thánh lập dòng, Gioan Bosco, ngày 31-1 hằng năm.

    Mục đích và căn tính: Salesien Don Bosco là dòng tu thuộc quyền Giáo Hoàng. Hội viên gồm giáo dân và giáo sĩ, sống hiệp thông huynh đệ để thực hiện cùng một ơn gọi và sứ mệnh là giáo dục giới trẻ trong sự bổ sung huynh đệ.

    Châm ngôn: “Da Mihi Animas, Coetera Tolle”, nghĩa là “Xin cho con các linh hồn, mọi sự khác xin cứ lấy đi” diễn tả lý tưởng sống của người Salesien.

    Hoạt động: Sứ mệnh Salesien được diễn tả một cách cụ thể qua những lĩnh vực hoạt động sau:
    - Rao giảng Tin Mừng cho thanh thiếu niên, cách riêng những em nghèo khổ hơn cả.
    - Chăm sóc ơn gọi tông đồ.
    - Giáo dục đức tin trong các môi trường bình dân, đặc biệt với việc truyền thông xã hội.
    - Loan báo Tin Mừng cho các dân tộc chưa nhận biết.

    Những lĩnh vực này được thể hiện qua nhiều dạng thức hoạt động dành cho các thanh thiếu niên:
    Giáo dục trực tiếp:
    - các nguyện xá và trung tâm trẻ,
    - các đại học, trường học thuộc mọi cấp,
    - các trung tâm huấn nghệ, trường kỹ thuật,
    - các trường nội trú và các nhà mở cho các trẻ em khó khăn, hè phố,
    - các trung tâm huấn giáo và mục vụ.

    Truyền giáo và Phúc Âm hoá
    - Cộng tác với việc mục vụ của Giáo Hội địa phương qua việc đảm nhận các giáo xứ với những sinh hoạt nhấn mạnh tới việc giáo dục nhân bản và kitô hữu.
    - Dấn thân truyền giáo trực tiếp tại các điểm truyền giáo khác nhau trên khắp các châu lục.

    Riêng tại Việt Nam, tu sĩ Saledien hoạt động trong 5 lĩnh vực sau:
    - Mục vụ truyền giáo: dấn thân hoạt động trong các môi trường truyền giáo cho cả người Kinh lẫn dân tộc ít người.
    - Mục vụ ơn gọi: giữa các thanh thiếu niên, nhiều em giàu tiềm năng thiêng liêng và tỏ lộ mầm ơn gọi tông đồ. Các Trung tâm Ơn gọi sẽ giúp các em khám phá, đón nhận và làm trưởng thành ơn gọi giáo dân, thánh hiến, linh mục, vì lợi ích của Giáo Hội và của dòng.
    - Huấn nghiệp: dạy nghề tại các trung tâm huấn nghiệp như Ba Thôn, Tân Hà, Phước Lộc, Xuân Hiệp, Hóc Môn, K’Long, nhắm tới việc làm phát triển thanh thiếu niên qua việc hấp thụ và thăng hoa nền văn hoá với óc phê phán và qua việc giáo dục các em sống đức tin nhằm biến đổi xã hội bằng những giá trị Kitô giáo.
    - Hoạt động nguyện xá: một môi trường giáo dục được mở ra với nhiệt tình truyền giáo để phục vụ cho trẻ em và các thanh thiếu niên, bao gôàm các sinh hoạt tại các trung tâm trẻ, các lớp bình dân học vụ, lớp tình thương, trẻ hè phố.
    Nhân sự: Hiện nay, gia đình Salesien đang hoạt động trên 126 quốc gia với số tu sĩ 16.913 hội viên (2002), bao gôàm:
    - Giám mục và Tôång giám mục 108, linh mục 11.069, phó tế 17, tư giáo 2.911, sư huynh 2.317, tập sinh 419.
    Tại Việt Nam, số tu sĩ Salesien đang làm việc trong 5 giáo phận: Hà Nội, Sài Gòn, Xuân Lộc, Đà Lạt và Vĩnh Long, với 11 cộng đoàn và 7 điểm hiện diện. Tính tới 1-2003 số thành viên bao gôàm: giám mục 1, linh mục 72, tư giáo 98, sư huynh 31, trong đó khấn trọn 125, khấn tạm 76, tập sinh 25, tiền tập 28, đệ tử 371 học sinh TH và 311 sinh viên.
    Ngoài ra, tỉnh dòng cũng trách nhiệm công việc truyền giáo Salesien tại Mông Cổ với một cộng đoàn quốc tế gồm 6 hội viên.

    Địa chỉ: Trụ sở Trung ương:
    Direzione Generale Opere Don Bosco
    Via della Pisana, 1111 - C.P. 18333
    00163 Roma, Italy.
    Phone: (0039) 06 656 121.
    Fax: 0039 06 656 631.
    Email: mstempel@sdb.org

    Trụ sở Giám tỉnh:
    33/9A Bà Giang, K.P 4, P. Linh Xuân,
    Q. Thủ Đức, TP. HCM. HT. 767 TP.HCM
    Đt: 08 7240473 (VP) 7240742 (GT)
    Fax: 84 08 7240647
    Email: giamtinhsdbvn@fptnet.com.vn
    sdbvn@fptnet.com.vn (VP)

    Bề trên đương nhiệm
    - Bề trên cả (2002-2008): Lm. Pascual Chavez, quốc tịch Mêhicô, đấng kế vị thứ 9 của Don Bosco.
    - Giám tỉnh Việt Nam: Lm. G.B. Nguyễn Văn Thêm, sinh 10-3-1947, thụ phong linh mục 7-8-1975.

  9. #8
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    DÒNG TÊN (CHÚA GIÊSU) (S.J.: SOCIETAS JESU - SOCIETY OF JESUS)

    Lược sử: Thánh I-nhã (Ignace de Loyola, 1491-1556) sau khi được ơn hoán cải ở tuổi 30, đã bỏ tất cả để phục vụ Thiên Chúa và Hội Thánh. Hồi học tại đại học Paris, ngài đã quy tụ được một nhóm bạn cùng chí hướng trong đó có Thánh Phanxicô Xaviê. Tại Roma, vào Mùa Chay năm 1539, I-nhã và các bạn đã nhất trí xin lập một dòng tu mới. Đức Thánh Cha Phaolô III đã chính thức phê chuẩn dòng Chúa Giêsu vào năm 1540, với tên gọi “Dòng Chúa Giêsu”. Sau hơn 460 năm thành lập và hoạt động, Dòng Chúa Giêsu được vinh dự cống hiến cho Giáo Hội 49 vị thánh và 135 chân phước, phần lớn là các vị tử đạo.
    Ở Việt Nam, vì kính huý Danh Thánh Chúa, nên dòng này thường được gọi là dòng Tên. Có thể nói các thừa sai Dòng Tên thuộc số những nhà truyền giáo tiên phong đem Tin Mừng đến đất Việt. Thật vậy, vào năm 1615, các thừa sai dòng Tên đã đến Việt Nam tại Hội An, Đà Nẵng. Một khuôn mặt nổi bật trong giai đoạn đầu là cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes, 1593-1660). Cha có công lớn trong việc truyền giáo và hình thành chữ Quốc ngữ mà chúng ta đang sử dụng. Từ năm 1615-1773, có khoảng 176 tu sĩ dòng Tên thuộc 18 quốc tịch hoạt động ở Việt Nam. Trong số đó, có 10 vị đã hiến thân chết vì đạo.
    Tuy được tái lập vào năm 1814, nhưng mãi đến năm 1957 Dòng Tên mới trở lại Việt Nam, tức sau gần hai thế kỷ vắng bóng trên đất Việt. Ngoài việc phụ trách Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X để huấn luyện linh mục cho các giáo phận, dòng còn tham gia đào tạo đội ngũ trí thức, thăng tiến người nghèo,... Hiện nay, dòng lo việc huấn luyện đức tin cho các tín hữu qua việc giảng Linh thao, coi sóc họ đạo, cũng như dấn thân phục vụ những người nghèo khổ, bệnh tật. Ngoài ra, dòng còn tham gia tích cực vào công cuộc truyền giáo và suy tư thần học.

    Bổn mạng:
    Lễ kính Danh Thánh Chúa Giêsu, 3-1.
    Lễ Thánh tổ phụ I-nhã, 31-7.

    Châm ngôn: “Cho vinh danh Thiên Chúa hơn” (Ad Maiorem Dei Gloriam).
    Tôn chỉ hoạt động: Bước theo Chúa Giêsu vác thập giá, sẵn sàng để được Đức Thánh Cha sai đi đến bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì, nhằm tôn vinh Thiên Chúa hơn và giúp ích cho con người hơn, theo tinh thần chiêm niệm trong hoạt động.

    Sứ mạng hiện nay của Dòng: Loan báo Tin Mừng với ba chiều kích thăng tiến công bình, hội nhập văn hoá và đối thoại với các tôn giáo. Nghiên cứu thần học, triết học và các khoa học (từ thiên văn cho đến các ngành khoa học mới), giáo dục (từ mẫu giáo tới đại học), xã hội (các hoạt động phục vụ người nghèo, người di cư, bệnh phong, bệnh AIDS). Luôn quan tâm đến những vấn đề xã hội mới nảy sinh.

    Nhân sự: Hiện nay, theo thống kê ngày 1-1-2004, Dòng Tên trên thế giới có khoảng 20.170 tu sĩ, trong đó có 14.148 linh mục, đang hoạt động tại 127 quốc gia. Riêng tại Việt Nam, con số này còn rất nhỏ (gồm 66 tu sĩ, trong đó có 22 linh mục). Vì thế, Dòng Tên Việt Nam rất mong được đón tiếp các bạn trẻ đến gia nhập Dòng. Các bạn có thể liên hệ với bất kỳ tu sĩ nào của dòng để được hướng dẫn cụ thể, hoặc qua các địa chỉ sau:
    1. Cộng đoàn Anrê Phú Yên
    142 Nguyễn Văn Trỗi, P.8
    Q. Phú Nhuận, TP. HCM
    Đt: (08) 844-6708
    2. Cộng đoàn Hiển Linh
    19 đường 5, P. Linh Trung
    Q. Thủ Đức, TP. HCM
    hoặc HT 10, Thủ Đức, TP. HCM
    Đt: (08) 897-1473
    3. Học viện Thánh Giuse
    19 đường 5, P. Linh Trung
    Q. Thủ Đức, TP. HCM
    hoặc HT 10, Thủ Đức, TP. HCM
    Đt: (08) 896-3908
    4. Tập viện Thánh Tâm
    1109 KP 3, P. Tam Phú, TP. HCM
    5. Cộng đoàn Thiên Thần
    600 xa lộ Hà Nội, KP. 4, P. An Phú,
    Q. 2, TP. HCM. Đt: (08) 899-0766.
    6. Cộng đoàn Đà Lạt
    38/3 Nguyễn Đình Chiểu, P.9,
    Đà Lạt. Đt: (063) 831-844.
    7. Giáo xứ Tạo Tác - Đà Lạt
    3A Nguyễn Đình Chiểu, P. 9,
    Đà Lạt. Đt: (063) 826-419

    Địa chỉ liên lạc
    Trụ sở tại Thành phố:
    142 Nguyễn Văn Trỗi, P.8
    Q. Phú Nhuận, TP. HCM
    Đt: (08) 844-6708

    Văn phòng Giám tỉnh:
    19 đường 5, K.P 2, P. Linh Trung
    Q. Thủ Đức, TP. HCM
    hoặc HT 10, Thủ Đức, TP. HCM
    Đt: (08) 897-9197

    Bề trên đương nhiệm
    Bề trên tổng quyền :
    Lm. Peter-Hans Kolvenbach, S.J.
    Borgo S. Santo 4, C.P. 9139, Roma 00195, Italy.
    Bề trên Giám tỉnh (từ 2003): Lm. Tôma Vũ Quang Trung.

    Danh sách các linh mục:
    1. Giuse Đỗ Quang Chính, sinh 25-11-1929, lm 27-7-1958; Cộng đoàn Hiển Linh.
    2. Giuse Lê Quang Chủng, sinh 9-6-1955, lm 28-10-1995; Học viện Thánh Giuse.
    3. Cosma Hoàng Văn Đạt, sinh 17-6-1948, lm 5-6-1976; Cộng đoàn Hiển Linh.
    4. Giuse Nguyễn Công Đoan, sinh 5-10-1941, lm 11-7-1970; Borgo S. Spirito 4, C.P. 6139, Roma, Italy.
    5. P.X. Nguyễn Thanh Hoài, sinh 9-2-1954, lm. 6-9-1997; 343/71 Nguyễn Trọng Tuyển, P. 3, Phú Nhuận, TP. HCM.
    6. Stêphanô Cổ Tấn Hưng, sinh 15-12-1929, lm 21-12-1974. Cộng đoàn Đà Lạt.
    7. G.B. Nguyễn Trung Kiên, sinh 2-1-1949, lm 8-8-1993; Cộng đoàn Đà Lạt.
    8. Giuse Khuất Duy Linh, sinh 1-12-1938, lm 22-5-1968; 43A Nguyễn Văn Mai, Q.3, TP. HCM. Đt: 08 8292148.
    9. Augustinô Đoàn Cao Lý, sinh 29-3-1929, lm 10-5-1956; Tập viện Thánh Tâm.
    10. Vincent Phạm Văn Mầm, sinh 20-10-1955, lm 6-9-1997; Cộng đoàn Thiên Thần.
    11. Gioan Trần Văn Nam, sinh 13-9-1940, lm 22-12-1973; Cộng đoàn Hiển Linh.
    12. Vincent Đinh Trung Nghĩa, sinh 26-6-1946, lm 21-12-1991; Cộng đoàn Hiển Linh.
    13. Phêrô Trần Văn Nhân, sinh 26-11-1956, lm 18-3-1999; Cộng đoàn Hiển Linh.
    14. Giuse Hoàng Văn Quảng, sinh 17-4-1956, lm 28-10-1995; Cộng đoàn Thiên Thần
    15. Giuse Lê Thanh Quế, sinh 23-6-1933, lm 21-12-1968; Cộng đoàn Hiển Linh.
    16. Giuse Hoàng Sỹ Quý, sinh 15-6-1926, lm 25-6-1965; 69 CMT8, Tân Bình, TP. HCM. ĐT: 08 8491653.
    17. Antôn Nguyễn Cao Siêu, sinh 7-10-1952, lm 26-1-2000; Học viện Thánh Giuse.
    18. G.B. Nguyễn Ngọc Tiến, sinh 13-7-1943, lm 21-12-1974; Gx. Tạo Tác, Đà Lạt.
    19. Giuse Hoàng Văn Tình, sinh 20-8-1947, lm 21-12-1991; Cộng đoàn Thiên Thần.
    20. Tôma Vũ Quang Trung, sinh 20-12-1955, lm 8-12-1994; Học viện Thánh Giuse.
    Email: trungvu@hotmail.com
    21. Giuse Dương Vũ, sinh 23-2-1955, lm 18-3-1999; Cộng đoàn Thiên Thần.
    22. Ant. Ngô Văn Vững, sinh 10-7-1939, lm 21-12-1968; Cộng đoàn Hiển Linh.
    23. Giuse Phạm Tuấn Nghĩa (lm 10-6-2006)
    24. Phêrô Ngô Phan Đình Phục (nt)
    25. Phêrô Nguyễn Đức Trí (nt)
    26. Anrê Phạm Văn Tú (nt)

  10. #9
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    DÒNG THÁNH THỂ (S.S.S.: SOCIETAS SANCTISSIMI SACRAMENTI)

    Congregatio Santissimi Sacra-menti - Congrégation du Très Saint Sacrament - Congregation of the Blessed Sacramenti

    Miền Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

    Lược sử: Thánh tổ phụ Phêrô Giuliano Eymard (1811-1868) lập dòng năm 1856 tại Paris, được Đức Thánh Cha châu phê ngày 3 tháng 6 năm 1863. Hiến pháp Dòng được phê chuẩn ngày 1-8-1984. Dòng được thành lập tại Việt Nam ngày 5-2-1973.

    Bổn mạng:
    - Lễ Đức Mẹ Chúa Giêsu Thánh Thể 13-5.
    - Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô (lễ hiệu của Dòng).

    Tôn chỉ: sống sung mãn Mầu nhiệm Thánh Thể và trình bày ý nghĩa của Mầu nhiệm ấy.

    Hoạt động:
    - Cầu nguyện trước Chúa Giêsu Thánh Thể,
    - Dạy giáo lý và chuẩn bị rước lễ lần đầu cho người lớn,
    - Rao giảng Lời Chúa trong các buổi tĩnh tâm,
    - Tổ chức các đại hội Thánh Thể,
    - Mở các trung tâm cầu nguyện, tĩnh tâm dành cho người lớn, đặc biệt là cho giới trẻ,
    - Đón tiếp các linh mục.

    Nhân sự: Có 4 cộng đoàn, 21 linh mục, (14 ở Việt Nam, 7 nước ngoài); khấn trọn 29, khấn tạm 16, tập sinh 7, thỉnh sinh 50, tìm hiểu 50.

    Điều kiện tuyển chọn:
    - Nam, tuổi tuổi từ 18-22 tốt nghiệp phổ thông.
    - Tuổi từ 22-28 tốt nghiệp đại học.

    Địa chỉ Nhà Mẹ:
    15B/5, KP.6, P. Bình Chiểu,
    Q. Thủ Đức, TP. HCM.
    Đt: 08 7290026 - Fax: 84 08 8975649
    Email: sssvietnam@blessedsacramentph.org

    Bề trên đương nhiệm: Lm. Vinh Sơn Nguyễn Văn Hoà, sinh 1956, khấn dòng 1978, lm 1993.

  11. #10
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    DÒNG TRỢ THẾ THÁNH GIOAN THIÊN CHÚA (O.H.: ORDO HOSPITALIS - BROTHERS OF THE HOSPITALLER ORDER OF ST. JOHN OF GOD)

    Tỉnh dòng Đức Maria Thánh Linh Việt Nam.

    Lược sử: Do Thánh Gioan Thiên Chúa sáng lập tại Tây Ban Nha và được chính thức công nhận qua Sắc chỉ Licet ex Rebito ngày 1-1-1572 của Đức Giáo hoàng Piô V. Hội dòng phát triển nhanh chóng tại Tây Ban Nha và Ý, sau đó lan sang khắp 5 châu lục. Hiện nay, dòng hiện diện tại 45 quốc gia, thông qua 293 công cuộc trợ thế.

    Bổn mạng: Thánh Gioan Thiên Chúa, 8-3.

    Tôn chỉ: Phục vụ bệnh nhân và người nghèo khổ theo gương Chúa Giêsu nhân từ và thương xót.

    Hoạt động chính: phục vụ bệnh nhân và người nghèo khổ.

    Số cộng đoàn tại Việt Nam:
    Tu viện Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành: 70/5 KP. 9, P. Tân Biên, TP. Biên Hoà, Đồng Nai.
    Tu viện Ricardo Pampuri: D/023 Nam Sơn, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, Đồng Nai.

    Nhân sự:
    Số tu sĩ trên thế giới: 1.414
    Số tu sĩ tại Việt Nam: khấn trọng 30, khấn tạm 1, linh mục 1: Saviô Trần Ngọc Tuyên, sinh 1938, lm 23-4-1987.

    Điều kiện gia nhập: Xin liên hệ trực tiếp với Tu huynh phụ trách Thỉnh viện tại:
    70/5 KP.9, Tân Biên, Biên Hoà, Đồng Nai. ĐT: 061. 882413 - 881472.

    Địa chỉ:
    Trụ sở Bề trên Tổng quyền:
    Via della Nocetta, 26300164,
    Roma, Italy.
    Tel: 0039 066604981.
    Fax: 0039 6637102.
    Email: curiafbf@tin.it
    Trụ sở Giám tỉnh Việt Nam:
    70/5 KP. 5, P. Tân Biên,
    TP. Biên Hoà, Đồng Nai.
    Đt và Fax: 84 061 884156.
    Email: gatcvietnam@yahoo.co.uk

    Bề trên đương nhiệm:
    Bề trên Tổng quyền: Tu sĩ Pascal Piles.
    Bề trên Giám tỉnh Việt Nam: Giuse Thợ Trần Văn Thông, sinh 1953, khấn trọng 1983.

+ Trả Lời Ðề Tài
Trang 1/9 123 ... cuốicuối

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình