LÃNH NHẬN LỜI CHÚA
Lãnh nhận Lời Chúa em ơi xiết bao mừng vui, lãnh nhận Ơn Chúa em ơi gắng ghi trong lòng. Em nhớ rằng Thiên Chúa yêu em, Ngài yêu em không bờ bến, Ngài yêu em đến muôn đời
Lãnh nhận là sự đón lấy và chấp nhận một phần thưởng, một ân huệ, một món quà từ một đơn vị trao cho một đơn vị nào đó một cách trực tiếp mặt đối mặt. vdLãnh nhận bằng tốt nghiệp – Lãnh nhận ý kiến đóng góp – Lãnh nhận hình phạt . . .
Lãnh nhận Lời Chúa là kết quả của việc đọc Kinh Thánh, suy niệm Lời Chúa và “ nghe” được Chúa trực tiếp dạy bảo ta điều gì qua đoạn Kinh Thánh đó, thái độ ta đón nhận như thế nào, tác động tâm trạng ta ra sao và có định hướng sẽ thực hiện điều đó.(làm, sửa đổi . . .)
Khác với chia sẽ Lời Chúa, lãnh nhận Lời Chúa là hình thức lắng nghe và đón nhận cho riêng mỗi cá nhân, mỗi người sẽ có một tâm tình tác động cho mình tuỳ theo bối cảnh, hoàn cảnh, tâm trạng theo sự soi sáng của Chúa, không ai giống ai.
Là một Huynh Trưởng của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể, với tôn chỉ Lời Chúa là nền tảng và là chất liệu cần thiết cho đời sống của một người Huynh Trưởng. Việc lãnh nhận Lời Chúa là điều không thể thiếu .
Để việc lãnh nhận Lời Chúa đem lại hiệu quả thiết thực người Huynh Trưởng phải :
1. Siêng năng đọc và suy gẫm Lời Chúa .
2. Đón nhận và sống trọn vẹn tinh thần Lời Chúa truyền dạy.
3. Phải có tinh thần yêu mến và tuân theo sự hướng dẫn của Giáo Hội về chú giải Lời Chúa.
4. Ap dụng tinh thần của Lời Chúa vào mọi sinh hoạt của Phong-trào (cụ thể trong việc thực hiện 10 điều luật, sống bác ái. . . .).
5. Biết chia sẻ lòng yêu mến Lời Chúa cho các em.

Ap dụng thực tiễn huấn luyện trong giờ Lãnh nhận Lời Chúa
Trong các sa mạc huấn luyện, lãnh nhận Lời Chúa là giờ không thể thiếu và thực hiện trước bửa ăn trưa – Người ta không chỉ no bời bánh – nhưng bởi mọi Lời do Miệng Thiên Chúa phán ra ­– trong bầu không gian riêng biệt của mỗi đội từ 15p đến 30 phút.
Thực hiện qua các giai đoạn :
1. Một người đọc một đoạn Tin Mừng, (hoặc đọc chung, chậm rãi rõ ràng, nghiêm trang ) thường là đội trưởng hoặc Trưởng hiện diện nói ít lời gợi ý.
2. Một ít phút thinh lặng để Lời Chúa thấm vào mỗi tâm hồn.
3. Mỗi người nói lên vài lời có tính cách cầu nguyện.
C Qua đoạn Lời Chúa hôm nay, Lời Chúa đã tác động như thế nào trong tôi ?
C Chúa muốn nói và nhắc nhở tôi điều gì?
C Những điều Chúa vừa nói với tôi khiến tôi cảm thấy thế nào? đúng hay sai? Tôi cảm thấy hổ thẹn? Yếu đuối? Và buồn vì đã nhiều lần làm mất Lòng Chúa?
C Tôi sẽ thực hiện điều Chúa nói với tôi ? nhắc nhở tôi ? tôi có làm được không nếu không có Ơn Chúa giúp?
C Tạ ơn Chúa vì hôm nay Chúa đã nhắc nhở tôi. Xin mọi người hiệp lời cầu nguyện cho tôi được tốt hơn . . .
4. Sau mỗi lời cầu nguyện tất cả hát chung điệp khúc “Lời Ngài là sức sống của con . . . ) sau đó tiếp lời cầu nguyện của người khác, lần lượt cho đến người cuối cùng.
5. Trước khi kết thúc, một vài người nói lên lời cầu nguyện tự phát hoặc Huynh trưởng hiện diện, hoặc đội trưởng sẽ cho một lời nguyện chung.
C Các đoạn Tin Mừng nên chọn hợp với ý lực sống mỗi ngày.
C Nếu đông trại sinh, có thể chỉ cho các đại diện được phát biểu lời nguyện thay cho đội.
C Nên mở đầu và kết thúc bằng một vài bài ca phù hợp với đề tài.




BÓ HOA THIÊNG & CHIẾN DỊCH

I. BÓ HOA THIÊNG

1. Bó Hoa Thiêng là một trong những phương pháp giáo dục độc đáo của Phong Trào để giúp Thiếu Nhi sống bốn khẩu hiệu: cầu Nguyện, rước Lễ, Hy Sinh, Làm Việc Tông Đồ

2. Bó Hoa Thiêng là một phương pháp giáo dục siêu nhiên giúp Thiếu Nhi sống Ngày Thánh Thể, sống kết hiệp với Chúa Giêsu qua tác động Dâng Ngày, Dâng Đêm và các việc lành như Đọc Kinh Thánh, Cầu Nguyện, Lần Hạt, Rước Lễ Thiêng Liêng, v…v… đến giờ phút cao điểm nhất là Thánh Lễ và Rước Lễ.

3. Ba việc làm của người Thiếu Nhi Thánh Thể mỗi ngày không thể thiếu xót là: Dâng Ngày, Rước Lễ Thiêng Liêng và Dâng Đêm.

4. Bó Hoa Thiêng là một phương thế kiểm điểm đời sống, một lối tu đức khi nhìn lại đời sống của mình. Thực hiện Bó Hoa Thiêng giúp ta xét mình, ăn năn tội, dâng tất cả mọi việc tốt lành lên Chúa và tất cả những khuyết điểm, thiếu xót để xin Chúa tha thứ và bổ sức.

5. Bó hoa thiêng là một phương pháp nên thánh của người Thiếu Nhi Thánh Thể.

II. CHIẾN DỊCH BÓ HOA THIÊNG

A. Phát Động Chiến Dịch Bó Hoa Thiêng

1. Chiến Dịch Bó Hoa Thiêng là một phương thế giúp cho Thiếu Nhi tập các đức tính tốt, giúp cho Đoàn Thiếu Nhi thăng tiến về mặt đạo đức.

2. Khi phát động chiến dịch Bó Hoa Thiêng, nên đặt tên cho mỗi chiến dịch:

- Chiến Dịch Chuỗi Mân Côi
- Chiến Dịch Cầu Cho Các Đẳng Linh Hồn
- Chiến Dịch Một Món Quà Cho Chúa Hài Đồng
- Chiến Dịch Một Bông Hoa Cho Mẹ…
3. Khi phát động chiến dịch, đừng bắt các em phải làm nhiều việc một lúc nhưng phải biết phân chia, chọn lọc cụ thể tùy theo mùa phụng vụ và mục đích của chiến dịch bó hoa thiêng.

B. Thời Gian Phát Động Chiến Dịch Bó Hoa Thiêng

Nên phát động bó hoa thiêng trong:
1. Các dịp lễ lớn

- Lễ Mình Máu Thánh Chúa (Rước Lễ)
- Lễ Giáng Sinh (Viếng Chúa)
- Lễ Phục sinh (Hy Sinh)
2. Các biến cố quan trọng:

- Bổn Mạng Cha Tuyên Úy
- Bổn Mạng Đoàn
3. Theo Mùa Phụng Vụ

- Mùa chay (Hy Sinh)
- Mùa Giáng Sinh (Việc Lành)
4. Theo tháng của Chương Trình Sinh Hoạt

- Tháng 9: Ghi danh Dâng Ngày, Rước Lễ Thiêng Liêng, Dâng Đêm
- Tháng 10: Tháng Mân Côi Lần Hạt
- Tháng 11: Tháng các Linh Hồn Cầu cho các Linh Hồn
- Tháng 12: Giáng Sinh Việc Lành
- Tháng 1: Đầu năm Cầu Nguyện
- Tháng 2: Rước Lễ
- Tháng 3: Mùa Chay Hy Sinh
- Tháng 4: Mùa Phục Sinh Làm Việc Tông Đồ
- Tháng 5: Tháng Hoa Lần Hạt
- Tháng 6: Thánh Tâm Rước Lễ
- Tháng 7: Nghỉ hè Tham dự Thánh Lễ
- Tháng 8: Nghỉ hè Tham dự Thánh Lễ
C. Tổng Kết Chiến dịch Bó Hoa Thiêng

Điểm quan trọng mỗi khi phát động chiến dịch Bó Hoa Thiêng là phải:

1. Theo dõi

2. Thúc đẩy

3. Đúc kết

4. Khen thưởng


D. CỦA LỄ BÓ HOA THIÊNG

1. Cuối mỗi chiến Dịch Bó Hoa Thiêng, Thủ Quỹ nên tổng kết Quỹ Hoa Thiêng đã thực hiện được trong chiến dịch vừa qua và ghi vào mẫu Bó Hoa Thiêng Đoàn.

2. Trong Thánh Lễ của tuần kết thúc chiến dịch Bó Hoa Thiêng, một em Thiếu Nhi sẽ dâng Bó Hoa Thiêng Đoàn trong lúc dâng của lễ.

3. Bó Hoa Thiêng của Đoàn được dâng trong Thánh Lễ như một Của Lễ Thiêng Liêng góp phần vào Hiến Tế Hy Sinh của Anh Cả Giêsu tiến dâng lên cho Chúa Cha.

III. BÓ HOA THIÊNG THEO PHƯƠNG PHÁP HÀNG ĐỘI

Các mẫu Hoa thiêng dưới đây được soạn thảo với chiều hướng áp dụng Phương Pháp Hàng Đội cho cả Đoàn và có thể biến hoá để dùng cho Liên Đoàn, Miền và lên tới Trung Ương.
A. Để đạt được mục đích, mỗi thành viên – Đoàn Sinh, Đội Trưởng, Chi Đoàn Trưởng, Ngành Trưởng và Thủ Quỹ – phải làm đúng và tròn trách nhiệm của mình khi tổng kết Bó Hoa Thiêng mỗi tuần.



B. Mẫu Hoa Thiêng Đoàn Sinh

1. Mỗi Đoàn Sinh sẽ dùng mẫu Bó Hoa thiêng Đoàn Sinh để điền “Hoa thiêng” của mình mỗi ngày.

2. Khi kết thúc một tuần, Đoàn Sinh có trách nhiệm tổng cộng mỗi mục bảy ngày và điền vào cột “Tổng Cộng” trước khi nộp lên cho Đội trưởng.



C. Mẫu Hoa Thiêng Đội Trưởng

1. Đội Trưởng điền tên và tổng số “Hoa Thiêng” của từng Đội Viên vào mỗi cột của mẫu Hoa Thiêng Đội.

2. Tổng cộng cho từng mục và điền vào cột “Tổng Cộng” trước khi nộp lên cho Chi Đoàn Trưởng.

D. Mẫu Hoa Thiêng Chi Đoàn

1. Chi Đoàn Trưởng điền tên và tổng số “Hoa Thiêng” của từng Đội vào mỗi cột của mẫu Hoa Thiêng Chi Đoàn.

2. Tổng cộng cho từng mục và điền vào cột “Tổng Cộng” trước khi nộp lên cho Ngành Trưởng.


E. Mẫu Hoa Thiêng Ngành

1. Ngành Trưởng điền tên và tổng số “Hoa Thiêng” của từng Chi Đoàn vào mỗi cột của mẫu Hoa Thiêng Ngành.

2. Tổng cộng cho từng mục và điền vào cột “Tổng Cộng” trước khi nộp lên cho Thủ Quỹ.

F. Mẫu Hoa Thiêng Đoàn

1. Thủ Quỹ Đoàn điền tên và tổng số “Hoa Thiêng” của từng Ngành vào mỗi cột của mẫu Hoa Thiêng Đoàn.

2. Tổng cộng cho từng mục và điền vào cột “Tổng Cộng” trước khi dâng trong Thánh Lễ hay nộp lên cho Liên Đoàn.

IV. TÂM HỒN NHẬT KÝ

1. Tâm Hồn Nhật Ký có thể thay thế cho việc làm Bó Hoa Thiêng.

2. Tâm Hồn Nhật Ký thích hợp cho ngành Nghĩa, Hiệp Sĩ, Huynh Trưởng và Trợ Tá.

3. Tâm Hồn Nhật Ký viết lại những gì xẩy ra trong ngày.

B. ĐẶC TÍNH

1. Liên tục

2. Trung thực


3. Riêng tư

4. Viết dưới ánh sáng Phúc Âm




C. CÁCH GHI

1. Ghi việc xẩy ra trong ngày với nhận xét bằng cái nhìn Đức Tin

2. Kiểm điểm việc đạo đức trong ngày

3. Ghi lại một đoạn sách, thư

4. Lời cầu nguyện đơn sơ

D. LỢI ÍCH:

1. Khách quan:

- Giúp biết cuộc sống của con người
2. Chủ quan:

- Giúp kiểm điểm đời sống
- Giúp ghi nhớ việc xẩy ra
- Phương pháp hóa đời sống tâm hồn qua việc góp nhặt hoa thơm cỏ lạ
- Giúp thấy sự hiện diện đầy yêu thương của Chúa trong đời
- Giúp viết văn giỏi, diễn tả tư tưởng lưu loát
- Giúp cập nhật hóa Đức Kitô nơi ta
-
Giúp trung thành với quyết tâm

Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này: