Miền Trung trước nay vẫn được coi là "khúc ruột" của tổ quốc, không hẳn chỉ vì miền Trung có vị trí địa lý chính giữa miền Bắc và miền Nam, mà có lẽ còn vì miền Trung là nơi mà đồng bào cả nước luôn hướng về với bao yêu thương: một vùng đất nghèo nàn với thời tiết khắc nghiệt, và là nơi hứng chịu thiên tai hạn hán lũ lụt nhiều nhất nước.


Người dân ở xã Hà Linh và Hương Thuỷ phải dùng thuyền để di chuyển trên những ngôi nhà bị ngập

Mấy ngày nay, "khúc ruột" ấy lại quặn lên đau đớn, khi cơn lũ dữ dội đang càn quét và tàn phá miền Trung. Theo thống kê sơ bộ, lũ đã cướp đi hàng chục sinh mạng, hàng trăm người mất tích, hàng chục nghìn căn nhà ngập sâu trong nước, thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng. Chịu thiệt hại nặng nhất là tỉnh Quảng Bình, sau đó là Hà Tĩnh, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế... Hiện tại, mưa đã ngớt, nhưng nước chưa rút, công tác cứu hộ đang được gấp rút triển khai, rất nhiều người dân còn kẹt trong các ngôi nhà ngập lụt, và miền Trung đang cạn dần thực phẩm.


Vùng rốn lũ Quảng Bình do PV TTO ghi nhận từ máy bay trực thăng

Tình hình cấp bách là thế, vậy mà mấy bữa nay đi đến đâu allihavetogive cũng nghe người ta bàn luận về đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, về sự kiện khánh thành tòa nhà BITEXCO cao nhất nước, chả mấy ai quan tâm đến chuyện lũ lụt miền Trung. Thật đáng thương! Có lẽ do lũ lụt năm nay vô tình trùng khớp với một Đại Lễ quá lớn cho nên người ta không có nhiều thời gian để nghĩ về nó chăng? Thiết nghĩ, sự kiện 1000 năm Thăng Long Hà Nội là một sự kiện lớn, là niềm tự hào của cả nước, chúng ta không thể bỏ qua, nhưng cơn đau của "khúc ruột tổ quốc" lại càng đáng quan tâm hơn bao giờ hết. Chúng ta có nghìn năn văn hiến, với nhiều truyền thống tốt đẹp, với một kho tàng ca dao tục ngữ tuyệt vời; "lá lành đùm lá rách" hay "bầu ơi thương lấy bí cùng - tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" là những câu có thể gọi là "cửa miệng", con nít lớp 3 cũng biết; nhưng liệu những câu nói ấy có đúng là truyền thống của chúng ta, khi mà mọi người cứ chăm chút cho Đại Lễ, còn bàng quan với những đau thương của anh chị em miền Trung???

Người dân huyện Quảng Ninh nhận mì tôm cứu trợ - Ảnh: Lam Giang

Nhà dân ở xã Hàm Ninh bị ngập - Ảnh: Lam Giang

Nhà dân bên quốc lộ 1A bị ngập - Ảnh: Lam Giang

Là một người dân Việt, và là Giới trẻ Công giáo, chúng ta càng không thể làm ngơ trước những khó khăn của đồng bào miền Trung. Vì đường xá xa xôi, và tình hình hiện nay thì chỉ có trực thăng mới vào được vùng rốn lũ, với sức mình, nhóm chúng ta không thể tổ chức một đợt cứu trợ, nhưng allihavetogive kêu gọi mọi người chung tay, trước là dâng lời cầu nguyện, sau là có thể đóng góp một bữa ăn sáng (hoặc nhiều hơn, tùy sức mình) để chuyển cho các tổ chức đoàn thể (hội chữ thập đỏ, hay báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên…) đang có kế hoạch cứu trợ đồng bào miền Trung. Thiết nghĩ đây là hành động thiết thực để khẳng định truyền thống văn hóa yêu nước thương nòi của người Việt Nam ta, và còn là một hành động biểu trưng cho lòng bác ái vốn có của người Công giáo.

Những chuyến hàng cứu trợ của chính quyền huyện Tuyên Hóa đến với bà con đang bị lũ cô lập - Ảnh: Nguyễn Sơn

Hôm trước hậu Ra Khơi 7 allihavetogive nhớ là nhóm chúng mình còn dư một số mì gói và bánh, allihavetogive đề nghị chúng ta ủng hộ số quà này cho miền Trung. Các bạn muốn đóng góp thêm vào thì liên hệ chị Hồ 0982290058 nhé. Thân mến!

_________________________
Lạy Chúa, xin thương xót đến những anh em chúng con
đang quặn mình trong cơn lũ dữ.
Xin Chúa cho các linh hồn vừa mới qua đời được sớm lên chốn nghỉ ngơi
hưởng Nhan Thánh Chúa.
Xin Chúa nâng đỡ thân nhân những người đã mất trong cơn lũ,

ban thêm sức mạnh cho họ có thể vượt qua nỗi đau này.
Xin Chúa cho những người còn kẹt lại trong vùng lũ mau chóng được cứu thoát.

Xin Chúa cho các cấp lãnh đạo đủ quan tâm

để người dân miền Trung có đủ chỗ ở và lương thực.
Xin Chúa cho mọi người chúng con biết yêu thương

nâng đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn, thực thi bác ái như lời Chúa dạy.
Amen.

Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này: